trích KH TSCĐ

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
Ðề: trích KH TSCĐ

Máy móc ngừng hoạt động không trích khấu hao vào giá thành được bác à.
Đúng về lý nhất là nếu ngừng sản xuất trong kế hoạch thì DN trích trước thiệt hại này vào giá thành khi SX, khi ngừng sản xuất thì trừ vào chi phí trích trước (335).
Như bác phân tích thì TS ngừng SX thuộc hoạt động KD, nếu không trích trước thiệt hại này thì đưa khấu hao vào 632 là hợp lý hơn, tuy nhiên BTC quy định hạch toán vào CP khác cũng hợp lý.
Theo em thì vì Luật thuế không cho phép trích khấu hao thì khi quyết toán bỏ phần CP khấu hao đó ra (nếu mà ỉm được luôn, thuế không biết thì tốt!!!). Còn về phương diện kế toán vẫn trích khấu hao (N811, 632, 335).
Về mặt kế toán thì đúng vậy. Nhưng các công văn của Tổng cục thuế không cho trích thì khi tính thuế không được xác định đó là CP hợp lý.
Công văn nào?
Lưu ý nghĩa của chữ "ngừng sản xuất".
Nếu ngừng do mùa vụ (hàng năm đều có khoảng thời gian ngừng này) thì vẫn trích vì mức trích KH.TSCĐ là tính theo năm.
Nếu ngừng do sự cố - mà khi TSCĐ mới mua về ta xác định thời gian sử dụng của nó đã không tính đến sự cố này - thì không trích.

Thực ra là do bạn khó khăn trong tính giá thành đơn vị sản phẩm chứ không phải do lý luận hay quy định của pháp luật.
Khoản trích trong thời gian ngừng SX bạn có thể ghi nó vào 335 hoặc 142 hoặc 627 và khi tính giá thành đơn vị thì phân bổ. Đó chỉ là kỹ thuật ghi sổ thôi.

Trích khấu hao theo kế toán (nhằm thể hiện đúng thực tế) và khấu hao được tính chi phí hợp lý theo luật Thuế thì vẫn phù hợp nhau, mặc dù hàng năm số ghi Có 214 trên sổ kế toán và số ghi vào mục KH.TSCĐ trên báo cáo quyết toán Thuế có thể khác nhau nhưng sự khác nhau đó là theo đúng luật ở những điều kiện mà luật về Thuế cho phép.
Mà trích đúng luật và tính vào chi phí đúng luật thì cần gì phải ghi 811 và bỏ ra khi quyết toán thuế chứ.

Kế toán và thuế cuối cùng cũng đi đến điểm giống nhau là: Khi khấu hao lũy kế bằng với nguyên giá thì không trích nữa. Không ít hơn và cũng không nhiều hơn.
Thường thuế chỉ kiểm tra TSCĐ có khấu hao lũy kế vượt quá nguyên giá không thôi.
Không cho tính chi phí năm nay thi tính vào năm sau -> cũng vậy à -> kiểm sơ sơ được rồi, không ai kiểm hợp lý hay không đâu.
 
Ðề: trích KH TSCĐ

Lưu ý nghĩa của chữ "ngừng sản xuất".
Nếu ngừng do mùa vụ (hàng năm đều có khoảng thời gian ngừng này) thì vẫn trích vì mức trích KH.TSCĐ là tính theo năm.
OK. Chỗ này em đồng ý là vẫn trích khấu hao và trừ vào chi phí trích trước.
Nếu ngừng do sự cố - mà khi TSCĐ mới mua về ta xác định thời gian sử dụng của nó đã không tính đến sự cố này - thì không trích.
Chỗ này theo em xét về mặt kế toán vẫn có sự giảm sút về giá trị tài sản, cần ghi giảm tài sản qua việc trích khấu hao. Tuy nhiên không thể trích vào giá thành được vì đây là cá chi phí không bình thường trong hoạt động kinh doanh. Luật thuế không cho phép trích khấu hao (Công văn số 817/TCT-CS ngày 15/2/2008), chế độ kế toán cho phép trích khấu hao.
Trích khấu hao theo kế toán (nhằm thể hiện đúng thực tế) và khấu hao được tính chi phí hợp lý theo luật Thuế thì vẫn phù hợp nhau, mặc dù hàng năm số ghi Có 214 trên sổ kế toán và số ghi vào mục KH.TSCĐ trên báo cáo quyết toán Thuế có thể khác nhau nhưng sự khác nhau đó là theo đúng luật ở những điều kiện mà luật về Thuế cho phép.
Mà trích đúng luật và tính vào chi phí đúng luật thì cần gì phải ghi 811 và bỏ ra khi quyết toán thuế chứ.
Chỗ này em không đồng ý vì như em nói, nếu TS ngừng SX do thiếu nguyên liệu, hư hỏng thì vẫn trích khấu hao theo kế toán nhưng không trích khấu hao theo thuế.
Kế toán và thuế cuối cùng cũng đi đến điểm giống nhau là: Khi khấu hao lũy kế bằng với nguyên giá thì không trích nữa. Không ít hơn và cũng không nhiều hơn.
Cái này bác lại chưa đúng rồi.
Thuế khấu hao trên nguyên giá, còn chuẩn mực kế toán quy định khấu hao trên giá trị phải khấu hao. (tất nhiên các DN nhỏ và vừa thì vẫn tính khấu hao theo quy định của luật thuế cho mục đích kế toán).
Trong đó giá trị phải khấu hao = Nguyên giá - giá trị thanh lý ước tính.
 
Ðề: trích KH TSCĐ

Mọi TSCĐ của DN có liên quan đến hoạt đông SXKD đều được trích KH (kể cả TS ngừng sử dụng 1, 2 tháng hoặc TS chưa dùng đang nằm trong kho)
[you] có ý kiến gì hok?

:iagree: đối với TSCĐ ngừng sử dụng 1,2 tháng, nếu vì lý do ko sử dụng được nữa (hư hỏng, hao mòn ko thể khôi phục được) thì ko trích khấu hao nữa, đ/v TSCĐ ngừng sử dụng do ko phù hợp nữa với hoạt động của DN thì vẩn phải được trích khấu hao TSCĐ. đ/v TS chưa sử dụng cũng vẫn phải trích khấu hao như TS đang sử dụng.
 
Ðề: trích KH TSCĐ

Cái này bác lại chưa đúng rồi.
Thuế khấu hao trên nguyên giá, còn chuẩn mực kế toán quy định khấu hao trên giá trị phải khấu hao. (tất nhiên các DN nhỏ và vừa thì vẫn tính khấu hao theo quy định của luật thuế cho mục đích kế toán).
Trong đó giá trị phải khấu hao = Nguyên giá - giá trị thanh lý ước tính.
Cái này là bắt ne bắt nẹt đây.
Thì dĩ nhiên nói ở dạng tổng quát là Kế toán và Thuế đều tính vào chi phí theo giá vốn, không tính giá trị dòng tiền thay đổi theo thời gian.
Nếu bạn nói tổng số tiền được tính vào chi phí dưới dạng khấu hao của TSCĐ ấy theo Thuế và theo Kế toán khác nhau thì bạn sai rồi. Chắc chắn.
Kể cả trường hợp Nhà nước cho đánh giá lại.
Công thức ở trên của bạn thấy chi phí KH tính Thuế lớn hơn số khấu hao của Kế toán. Chỉ đúng trong trường hợp gian lận khi thanh lý TSCĐ mà không khai thuế thôi.
Thuế hoàn toàn dựa vào các quy định đã có của Kế toán mà tính chi phí thôi. Bởi vì với TSCĐ thì lượng phát sinh ít, dễ kiểm tra nên Thuế không cần đặt thêm quy định, khái niệm ...
 
Ðề: trích KH TSCĐ

Mọi TSCĐ của DN có liên quan đến hoạt đông SXKD đều được trích KH (kể cả TS ngừng sử dụng 1, 2 tháng hoặc TS chưa dùng đang nằm trong kho)
[you] có ý kiến gì hok?

Theo quy định hạch toán TK 214: "1. Về nguyên tắc mọi TSCĐ, BĐS đầu tư hiện có của doanh nghiệp có liên quan đến sản xuất, kinh doanh (gồm cả tài sản chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý) đều phải trích khấu hao theo quy định hiện hành... khấu hao TSCĐ chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý hạch toán vào chi phí khác... Đối với TSCĐ dung cho hoạt động sự nghiệp, dự án, hoạt động phúc lợi... mà chỉ tính hao mòn TSCĐ."
Túm lại, tạm ngừng 1,2 tháng hay lâu hơn thì vẫn phải trích KH.
 
Ðề: trích KH TSCĐ

Mọi TSCĐ của DN có liên quan đến hoạt đông SXKD đều được trích KH (kể cả TS ngừng sử dụng 1, 2 tháng hoặc TS chưa dùng đang nằm trong kho)
[you] có ý kiến gì hok?

Theo mình vẫn trích là đúng. Diễn đàn hay thật
 
Ðề: trích KH TSCĐ

Mình cũng nghĩ vậy đây là tài sản chỉ tạm ngưng sử dụng thôi chứ đâu phải là chưa sử dụng nên mình phải trích kháu hao bình chứ

Trường hợp thế này các bạn nghĩ sao?
Cty Mình có 02 máy đào để cho thuê nhưng trong năm 2007 chỉ hoạt động 03 tháng còn 09 tháng không có việc phải nằm chờ nếu trích khấu hao đủ 12 tháng thì lỗ to (Chưa chắt các pác thuế đã chịu) còn nếu trích KH 03 tháng thì có lãi chút đỉnh để nộp thuế TNDN.
 
Ðề: trích KH TSCĐ

Cái này là bắt ne bắt nẹt đây.
Thì dĩ nhiên nói ở dạng tổng quát là Kế toán và Thuế đều tính vào chi phí theo giá vốn, không tính giá trị dòng tiền thay đổi theo thời gian.
Nếu bạn nói tổng số tiền được tính vào chi phí dưới dạng khấu hao của TSCĐ ấy theo Thuế và theo Kế toán khác nhau thì bạn sai rồi. Chắc chắn.
Kể cả trường hợp Nhà nước cho đánh giá lại.
Công thức ở trên của bạn thấy chi phí KH tính Thuế lớn hơn số khấu hao của Kế toán. Chỉ đúng trong trường hợp gian lận khi thanh lý TSCĐ mà không khai thuế thôi.
Thuế hoàn toàn dựa vào các quy định đã có của Kế toán mà tính chi phí thôi. Bởi vì với TSCĐ thì lượng phát sinh ít, dễ kiểm tra nên Thuế không cần đặt thêm quy định, khái niệm ...
Chỗ này em chưa đồng ý với Bác.
Đành rằng tất cả chi phí mà DN bỏ ra để mua tài sản sau này đều được tính vào chi phí thuế hết.
Tuy nhiên chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán cho phép khấu hao theo kế toán khác khấu hao theo thuế.
Đây là phạm vi áp dụng của QD 206:
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này bản: "Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định".
Chế độ này áp dụng cho công ty nhà nước; công ty cổ phần nhà nước; công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên; công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có 2 thành viên trở lên; doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của nhà nước.
Các doanh nghiệp khác chỉ bắt buộc áp dụng các quy định có liên quan tới việc xác định chi phí khấu hao tài sản cố định để tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Đây là khái niệm khấu hao theo 206:
Khấu hao tài sản cố định: là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian sử dụng của tài sản cố định.
Còn đây là khái niệm khấu hao theo VAS 03
Khấu hao: Là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ hữu hình trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó.
Giá trị phải khấu hao: Là nguyên giá của TSCĐ hữu hình ghi trên báo cáo tài chính, trừ (-) giá trị thanh lý ước tính của tài sản đó.
Thời gian sử dụng hữu ích: Là thời gian mà TSCĐ hữu hình phát huy được tác dụng cho sản xuất, kinh doanh, được tính bằng:
(a) Thời gian mà doanh nghiệp dự tính sử dụng TSCĐ hữu hình, hoặc:
(b) Số lượng sản phẩm, hoặc các đơn vị tính tương tự mà doanh nghiệp dự tính thu được từ việc sử dụng tài sản.
Giá trị thanh lý: Là giá trị ước tính thu được khi hết thời gian sử dụng hữu ích của tài sản, sau khi trừ (-) chi phí thanh lý ước tính.
Chính vì có sự khác nhau giữa khấu hao theo kế toán và khấu hao theo luật thuế thì mới có đất để sử dụng tài khoản 8212, 243, 347 chứ Bác.
Em gửi kèm theo 1 file minh họa vấn đề này.
Em gỡ tạm File minh họa về kế toán thuế TNDN vì hạn ngạch của em có giới hạn. Bác nào cần thì mail cho em.
 
Sửa lần cuối:
Trường hợp thế này các bạn nghĩ sao?
Cty Mình có 02 máy đào để cho thuê nhưng trong năm 2007 chỉ hoạt động 03 tháng còn 09 tháng không có việc phải nằm chờ nếu trích khấu hao đủ 12 tháng thì lỗ to (Chưa chắt các pác thuế đã chịu) còn nếu trích KH 03 tháng thì có lãi chút đỉnh để nộp thuế TNDN.
Tùy theo DN thôi. Muốn trích đủ y như các năm trước hay trích ít hơn đều được.
Thuế vẫn sẽ đồng ý nếu thuyết minh hợp lý. Thông thường DN xem Khấu hao là chi phí cố định, chi phí thời kỳ.
Vì khi xác định thời gian sử dụng của TSCĐ không chệch khỏi khuôn của QĐ206 thì thôi. Ngoài ra Nhà nước còn cho phép khấu hao nhanh để DN thuận tiện tái đầu tư. Mua sắm TSCĐ phục vụ SX là cái Nhà nước khuyến khích.

Chính vì có sự khác nhau giữa khấu hao theo kế toán và khấu hao theo luật thuế thì mới có đất để sử dụng tài khoản 8212, 243, 347 chứ Bác.
Thì các TK đó là việc kế toán chứ đâu phải việc thuế. Thuế dựa theo kế toán mà tính thuế thôi.
Cái tài liệu kèm theo đó cũng chỉ tính trong phạm vi yếu tố chi phí thôi.

Đối với thuế, khi đã tính hết giá trị vào chi phí hợp lý thì lúc thanh lý sẽ không được tính nữa. Và do đó thu nhập do thanh lý TSCĐ sẽ lớn hơn theo kế toán đúng bằng khoản chênh lệch do khấu hao của hoạt động SXKD.
Kết quả tiền thuế phải nộp là như nhau vì lãi do hoạt động thanh lý cũng nộp thuế 28%.

Theo Kế toán (Số KH tính vào SXKD + GTCL khi thanh lý ) = Theo Thuế (Số KH tính vào SXKD + GTCL khi thanh lý )

(Số KH tính vào SXKD + GTCL khi thanh lý ) = Nguyên giá (ghi theo PP giá vốn)
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Ðề: trích KH TSCĐ

Đối với thuế, khi đã tính hết giá trị vào chi phí hợp lý thì lúc thanh lý sẽ không được tính nữa. Và do đó thu nhập do thanh lý TSCĐ sẽ lớn hơn theo kế toán đúng bằng khoản chênh lệch do khấu hao của hoạt động SXKD.
Kết quả tiền thuế phải nộp là như nhau vì lãi do hoạt động thanh lý cũng nộp thuế 28%.

Theo Kế toán (Số KH tính vào SXKD + GTCL khi thanh lý ) = Theo Thuế (Số KH tính vào SXKD + GTCL khi thanh lý )

(Số KH tính vào SXKD + GTCL khi thanh lý ) = Nguyên giá (ghi theo PP giá vốn)
OK.
Nhưng em không đồng ý với Bác ở chỗ này:
Thì các TK đó là việc kế toán chứ đâu phải việc thuế. Thuế dựa theo kế toán mà tính thuế thôi.
Số liệu tính thuế có thể dựa vào số liệu của kế toán tài chính, nhưng cũng có lúc cần điều chỉnh từ doanh thu, chi phí của kế toán về doanh thu, chi phí theo luật thuế. (Ngay trên tờ khai quyết toán thuế TNDN cũng thể hiện điều này).

Công thức ở trên của bạn thấy chi phí KH tính Thuế lớn hơn số khấu hao của Kế toán. Chỉ đúng trong trường hợp gian lận khi thanh lý TSCĐ mà không khai thuế thôi.
Thuế hoàn toàn dựa vào các quy định đã có của Kế toán mà tính chi phí thôi. Bởi vì với TSCĐ thì lượng phát sinh ít, dễ kiểm tra nên Thuế không cần đặt thêm quy định, khái niệm ...
Và chỗ này nữa:
Kế toán và thuế cuối cùng cũng đi đến điểm giống nhau là: Khi khấu hao lũy kế bằng với nguyên giá thì không trích nữa. Không ít hơn và cũng không nhiều hơn.
Xin lỗi Bác nếu việc tranh cãi với Bác làm Bác ghét em.....
 
Sửa lần cuối:
Ðề: trích KH TSCĐ

Xin lỗi Bác nếu việc tranh cãi với Bác làm Bác ghét em.....
Tranh thì tranh, cãi thì cãi, việc gì phải ghét.
Mà có ghét thì cho ghét luôn, việc gì phải xin lỗi.:ibbanana:
Bồ khách sáo quá.
------------------
Số liệu tính thuế có thể dựa vào số liệu của kế toán tài chính, nhưng cũng có lúc cần điều chỉnh từ doanh thu, chi phí của kế toán về doanh thu, chi phí theo luật thuế. (Ngay trên tờ khai quyết toán thuế TNDN cũng thể hiện điều này).
Và tất cả chúng đều có thể hiện trên sổ kế toán cả. Cái phần chênh lệch tạm thời ấy đó.
Như vậy ta có thể hiểu: nếu luật kế toán chặt chẽ và việc ghi sổ kế toán là đúng, có kiểm toán đàng hoàng thì cơ quan thuế cần gì kiểm tra nữa cho tốn công. Lật sổ ra là biết thuế phải nộp là bao nhiêu rồi.

Chẳng qua ở VN kế toán gian lận dữ quá buộc lòng cơ quan thuế không tin nổi nên phải kiểm tra thôi.:confuse1:
 
Sửa lần cuối:
Ðề: trích KH TSCĐ

Mọi TSCĐ của DN có liên quan đến hoạt đông SXKD đều được trích KH (kể cả TS ngừng sử dụng 1, 2 tháng hoặc TS chưa dùng đang nằm trong kho)
[you] có ý kiến gì hok?

Toàn bộ tài sản của doanh nghiệp liên quan đến hoạt động kinh doanh thì đều phải trích khấu hao và tính váo chi phí SXKD trong kỳ.Khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh hạch toán vào chi phí kinh doanh. KH tài sản cố định chưa dùng, không cần dùng hoặc chờ thanh lý hạch toán vào chi phí khác.
 
Ðề: trích KH TSCĐ

Cho mình hỏi ở cty mình TSCĐ ngừng sử dụng 1, 2 tháng thì có trích KH hay ko trích
:happy3:Em nghĩ ở đây có 2 trường hợp
1> Cty ngừng sử dụng trong 1,2 tháng rồi lai tiếp tục đưa vào sản xuất, kinh doanh ==>theo em vẫn trích khấu hao bình thường
2> Cty ngừng sử dụng luôn thì không trích khấu hao mà DN sẽ tính hao mòn của TSCĐ (cho vào 811) và theo dõi trên sổ sách kế toán như các TS khác trong trường hợp tài sản còn thời gian sử dụng.
Đó là ý kiến của em, các pác bổ sung cho em nhé
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Ðề: trích KH TSCĐ

Theo hien82 thì tài sản có còn sử dụng được không, hả bị hỏng rồi Chứ tài sản thì phải khấo hao chứ mặt dù không sử dụng. Néu có nhu cầu thì mình thanh lý nó đi dể làm gì cho phí.
 
Ðề: trích KH TSCĐ

nhưng những TSCĐ được tài trợ lại không có đơn giá tì khấu hao thế nào?
 
Ðề: trích KH TSCĐ

nhưng những TSCĐ được tài trợ lại không có đơn giá tì khấu hao thế nào?

Ko có đơn giá nhưng có thành tiền mà,, thế thì khấu hao như bình thường.... Có gì mà ko khấu hao được nhở? :sweatdrop::sweatdrop:
 
Ðề: trích KH TSCĐ

TSCD chưa dùng thì nó ở trong kho và không hoạt động, KH gì hả các bạn???hay KH tiền hoen gỉ? CF cho việc lau chùi?hu hu...­
 
Ðề: trích KH TSCĐ

warm_heart thân mến, mìn là Thảo(valeriedoan), mìn chỉ mới học kt thui. Theo mìn bít thì những TSCĐ ko tham gia vào HDKD thì ko pải trích KH đâu bạn.
 
Ðề: trích KH TSCĐ

Theo mình nghĩ TSCĐ khi ngừng hoạt động thì không cần phải trích KH mà nếu có tính thì tính vào khoản khác thôi
 
Ðề: trích KH TSCĐ

theo TT206 thì mọi tài sản đề phải trích khấu hao kể cả TSCĐ mua về chưa sử dụng hay ngừng sử dụng
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top