trích KH TSCĐ

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
Ðề: trích KH TSCĐ

Mình thấy tài sản không sử dụng vẫn bị hao mòn mà (như chi phí bảo quản, kho bãi chẳng hạng, và nhiều lý do khác..) vậy những khoản hao hụt đó mình bỏ vào đâu. Nguyên tắc là như thế, nhưng mình vẫn thấy người ta khấu hao, thường đưa vào chi phí khác.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Mình thấy tài sản không sử dụng thì vẫn bị hao mòn mà. Như chi phí kho bãi, bảo quản,v..vv. vậy khoản hao hụt của tài sản đó ta giải quyết thế nào, chẳng lẽ bỏ không à. Vậy có khấu hao không nhỉ!:dapghe:
 
Sửa lần cuối:
Ðề: trích KH TSCĐ

Mọi TSCĐ của DN có liên quan đến hoạt đông SXKD đều được trích KH (kể cả TS ngừng sử dụng 1, 2 tháng hoặc TS chưa dùng đang nằm trong kho)
[you] có ý kiến gì hok?

Okê Okê bữa nay Tscđ có thể trích theo ngày đó <tính từ ngày đưa TSCĐ vào hoạt động>:cheers1: Tài sản tạm ngưng sữ dụng để trong kho cũng trích KH nốt .Các bạn có nhớ Hao mòn Hữu Hình và Hao mòn Vô hình ko?:book:
 
Sửa lần cuối:
Ðề: trích KH TSCĐ

Đọc đến đoạn này lại nhớ tới bài con đường do DN tự xây dựng của pác nào đó!
Con đường đó là do DN bỏ tiền ra làm, con đường ở đoạn trên trong QĐ 206 là con đường "do Nhà nước giao quản lý", tức là đường Nhà nước làm.
 
Ðề: trích KH TSCĐ

Con đường đó là do DN bỏ tiền ra làm, con đường ở đoạn trên trong QĐ 206 là con đường "do Nhà nước giao quản lý", tức là đường Nhà nước làm.

Chính xác. Con đường do DN tự làm trên phần đất đi thuê để hoạt động của DN thì không phài là TSCD của DN, Nhưng nếu là con đường do Nhà Nước làm giao cho DN quản lý thì là TSCĐ của DN được giao để quản lý. 2 cái này khác nhau hoàn toàn về bản chất. Chúng ta cần phân biệt rõ ràng cái của nhà nước giao cho DN quản lý và cái của DN.
 
Ðề: trích KH TSCĐ

vấn được trích bạn ah. Trừ khi thanh lý tài sản đó roi
 
Ðề: trích KH TSCĐ

Mình cũng nghĩ vậy đây là tài sản chỉ tạm ngưng sử dụng thôi chứ đâu phải là chưa sử dụng nên mình phải trích kháu hao bình chứ
 
Ðề: trích KH TSCĐ

Mình đồng ý là dù tài sản không sử dụng nhưng vẫn tính khấu hao.
 
Ðề: trích KH TSCĐ

Theo em thì mình không đưa vào tính khấu hao. Vì nó không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Giả sử nguyên giá TSCD của bạn là 600, thời gian sử dụng TSCD là 10 năm. Vậy mỗi năm theo PPKH đường thẳng bạn trích vào chi phí là 60. Nếu TSCD tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ có 10 tháng thì năm nay bạn chỉ được trich khấu hao la 60/12*10= 50.
 
Ðề: trích KH TSCĐ

Mọi TSCĐ của DN có liên quan đến hoạt đông SXKD đều được trích KH (kể cả TS ngừng sử dụng 1, 2 tháng hoặc TS chưa dùng đang nằm trong kho)
[you] có ý kiến gì hok?
Theo QĐ 206 DN trích khấu hao theo nguyên tắc ngày, nghĩa là TSCĐ tăng giảm từ ngày naò thì bắt đầu hoặc ngừng trích khấu hao từ ngày đó.
 
Ðề: trích KH TSCĐ

Khi TSCĐ ngừng sử dụng thì đơn vị có thể dừng trích khấu hao cho dến khi có TSCĐ thay thế hoặc thanh lý
 
Ðề: trích KH TSCĐ

Đúng đấy bạn à.Tạm ngừng sử dụng vẫn phải trích khấu hao ầm ầm.Đến khi nào mà không còn sử dụng được nữa đó thì thôi không trích nữa.Dù sao nó vẫn còn hao mòn mà.Ví dụ như nghỉ hè thì bàn ghế không ai học nhà trường vẫn phải khấu hao nó đi chứ.Mạnh dạn lên.hihi
Mình ủng hộ quyết định của bạn nhưng lưu ý là trích khấu hao ko tính vào CPSXKD mà tính vào chi phí khác
Như vậy nếu làm đúng chế độ kế toán và công văn của thuế thì vẫn tính khấu hao theo kế toán, không tính khấu hao theo thuế. Hạch toán vào chi phí khác số khấu hao đó và sau này khi quyết toán thuế loại ra.
Có cách để những chi phí khác kiểu như thế này vẫn được tính nhưng hơi nan giải. Bạn cứ trích khấu hao và cứ để cơ quan thuế lọai ra khi quyết toán thuế. Và mình bù vào chỗ khác, cụ thể như sau: Khi thành lập cty, DN khai vốn điều lệ thấp thôi (điều này lại ít gặp, thường thì các DN cứ thích khai vống lên cho oai, vốn điều lệ có 2 tỷ cứ khai thành 4,5 tỷ). Chẳng hạn cty có 10 tỷ nhưng mình khai vốn có 7 tỷ thôi, còn 3 tỷ kia mình coi như đi vay (làm khế ước vay tiền với ng` tin cậy, ng` thân của giám đốc chẳng hạn) như vậy khoản tiền lãi của 3 tỷ kia được tính vào chi phí khác rồi, ai dám loại ra. He he he....:cheers1:
 
Sửa lần cuối:
Con đường đó là do DN bỏ tiền ra làm, con đường ở đoạn trên trong QĐ 206 là con đường "do Nhà nước giao quản lý", tức là đường Nhà nước làm.
Không phải vậy.
Con đường do DN bỏ tiền làm là con đường được Nhà nước "giao làm".
Sau khi làm xong con đường mới tới chuyện "do Nhà nước giao quản lý".
Đường "do Nhà nước giao quản lý" thì chuyện ai làm không thành vấn đề. Trong QĐ206 không đề cập chuyện ai làm.

Mình ủng hộ quyết định của bạn nhưng lưu ý là trích khấu hao ko tính vào CPSXKD mà tính vào chi phí khác
Trích là trich, không thì thôi, năm sau trích. (Mà ai cấm trích?)
Sao trích rồi lại tính vào chi phí khác? Bộ TSCĐ đó phục vụ cho SXKD phụ sao?
Có cách để những chi phí khác kiểu như thế này vẫn được tính nhưng hơi nan giải. Bạn cứ trích khấu hao và cứ để cơ quan thuế lọai ra khi quyết toán thuế. Và mình bù vào chỗ khác, cụ thể như sau: Khi thành lập cty, DN khai vốn điều lệ thấp thôi (điều này lại ít gặp, thường thì các DN cứ thích khai vống lên cho oai, vốn điều lệ có 2 tỷ cứ khai thành 4,5 tỷ). Chẳng hạn cty có 10 tỷ nhưng mình khai vốn có 7 tỷ thôi, còn 3 tỷ kia mình coi như đi vay (làm khế ước vay tiền với ng` tin cậy, ng` thân của giám đốc chẳng hạn) như vậy khoản tiền lãi của 3 tỷ kia được tính vào chi phí khác rồi, ai dám loại ra. He he he....:cheers1:
Sao không khai 1 đ thôi, khai chi tới 7 tỷ lận?
Khoản lãi của 10 tỷ vay ước chừng 12%/năm là 1,2 tỷ.
Số này được tính vào chi phí hợp lý.=> Giảm thuế TNDN 1,2 tỷ x 28% = 0,336 tỷ.
Nhưng theo bạn thu nhập 1,2 tỷ thì nộp thuế TNCN là bao nhiêu? Gấp mấy lần số ăn gian được.

Xúi dại không hà.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Ðề: trích KH TSCĐ

Chắc chắn là phải trích khấu hao rùi. Vì:
- Thứ nhất: TSCĐ này đã tham gia vào SXKD rùi chứ không thuộc loại k tham gia vào SXKD.
- Thứ hai: Giả sử k phải KH khi ngừng sử dụng thì phải chứng minh được thời jan ngừng sử dụng của TSCĐ, đúng k???
 
Ðề: trích KH TSCĐ

- Thứ hai: Giả sử k phải KH khi ngừng sử dụng thì phải chứng minh được thời jan ngừng sử dụng của TSCĐ, đúng k???
Thuế không bắt chứng minh đâu.
Nhưng chủ cty thì có thể. Tự dưng làm ổng phải nộp thêm thuế thì ổng quạu là phải.
 
Ðề: trích KH TSCĐ

Trích là trich, không thì thôi, năm sau trích. (Mà ai cấm trích?)
Sao trích rồi lại tính vào chi phí khác? Bộ TSCĐ đó phục vụ cho SXKD phụ sao?

Sao không khai 1 đ thôi, khai chi tới 7 tỷ lận?
Khoản lãi của 10 tỷ vay ước chừng 12%/năm là 1,2 tỷ.
Số này được tính vào chi phí hợp lý.=> Giảm thuế TNDN 1,2 tỷ x 28% = 0,336 tỷ.
Nhưng theo bạn thu nhập 1,2 tỷ thì nộp thuế TNCN là bao nhiêu? Gấp mấy lần số ăn gian được.

Xúi dại không hà.

Thứ nhất: mình lấy VD cty chỉ vay có 3 tỷ, khoản lãi vay tính vào chi phí 3 x 12% = 0,36 tỷ
thuế TNDN được giảm 0,36 x 28% = 0,1008 tỷ
như vậy thuế TNDN được giảm là 100,8 triệu
Thứ 2: Xin bạn chú ý cho chỗ mực đỏ mình đánh dấu vay tiền thỏa thuận giữa 2 bên ==> ko có chuyện phải nộp thuế TNCN
 
Ðề: trích KH TSCĐ

Không phải vậy.
Con đường do DN bỏ tiền làm là con đường được Nhà nước "giao làm".
Sau khi làm xong con đường mới tới chuyện "do Nhà nước giao quản lý".
Đường "do Nhà nước giao quản lý" thì chuyện ai làm không thành vấn đề. Trong QĐ206 không đề cập chuyện ai làm.
Không phải thế đâu Bác à.
Con đường mà trong một Topic khác em tham gia tranh luận là con đường DN bỏ tiền ra làm (đường vào DN, được phép làm), con đường đó theo em hạch toán vào tài sản cố định.
Còn ý Bác ở đây là con đường mà mình là nhà thấu của Nhà nước, tất nhiên hạch toán vào 154 (62x).
 
Ðề: trích KH TSCĐ

Mọi TSCĐ của DN có liên quan đến hoạt đông SXKD đều được trích KH (kể cả TS ngừng sử dụng 1, 2 tháng hoặc TS chưa dùng đang nằm trong kho)
[you] có ý kiến gì hok?

Mình cũng đồng ý với bạn, nếu là TS dùng cho SXKD thì đều phải trích khấu hao.
 
Ðề: trích KH TSCĐ

Trích là trich, không thì thôi, năm sau trích. (Mà ai cấm trích?)
Sao trích rồi lại tính vào chi phí khác? Bộ TSCĐ đó phục vụ cho SXKD phụ sao?
Máy móc ngừng hoạt động không trích khấu hao vào giá thành được bác à.
Đúng về lý nhất là nếu ngừng sản xuất trong kế hoạch thì DN trích trước thiệt hại này vào giá thành khi SX, khi ngừng sản xuất thì trừ vào chi phí trích trước (335).
Như bác phân tích thì TS ngừng SX thuộc hoạt động KD, nếu không trích trước thiệt hại này thì đưa khấu hao vào 632 là hợp lý hơn, tuy nhiên BTC quy định hạch toán vào CP khác cũng hợp lý.
Theo em thì vì Luật thuế không cho phép trích khấu hao thì khi quyết toán bỏ phần CP khấu hao đó ra (nếu mà ỉm được luôn, thuế không biết thì tốt!!!). Còn về phương diện kế toán vẫn trích khấu hao (N811, 632, 335).
-----------------------------------------------------------------------------------------
Mình cũng đồng ý với bạn, nếu là TS dùng cho SXKD thì đều phải trích khấu hao.
Về mặt kế toán thì đúng vậy. Nhưng các công văn của Tổng cục thuế không cho trích thì khi tính thuế không được xác định đó là CP hợp lý.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: trích KH TSCĐ

Theo mình nghỉ nếu tạm ngừng hoạt động trong khoản thời gian ngắn hạn thì vẫn trích khấu hao bình thường, trường hợp không sử dụng nửa thì mới không trích khấu hao thôi.
Vì TSCĐ ngoài hao mòn hữu hình, nó còn bị hao mòn vô hình nửa, vì vậy bạn phải trích khấu hao khi TSCĐ tạm ngừng hoạt động.:ibbanana::ibbanana:
 
Ðề: trích KH TSCĐ

Máy móc ngừng hoạt động không trích khấu hao vào giá thành được bác à.
Đúng về lý nhất là nếu ngừng sản xuất trong kế hoạch thì DN trích trước thiệt hại này vào giá thành khi SX, khi ngừng sản xuất thì trừ vào chi phí trích trước (335).
Như bác phân tích thì TS ngừng SX thuộc hoạt động KD, nếu không trích trước thiệt hại này thì đưa khấu hao vào 632 là hợp lý hơn, tuy nhiên BTC quy định hạch toán vào CP khác cũng hợp lý.
Theo em thì vì Luật thuế không cho phép trích khấu hao thì khi quyết toán bỏ phần CP khấu hao đó ra (nếu mà ỉm được luôn, thuế không biết thì tốt!!!). Còn về phương diện kế toán vẫn trích khấu hao (N811, 632, 335).
Về mặt kế toán thì đúng vậy. Nhưng các công văn của Tổng cục thuế không cho trích thì khi tính thuế không được xác định đó là CP hợp lý.
Công văn nào?
Lưu ý nghĩa của chữ "ngừng sản xuất".
Nếu ngừng do mùa vụ (hàng năm đều có khoảng thời gian ngừng này) thì vẫn trích vì mức trích KH.TSCĐ là tính theo năm.
Nếu ngừng do sự cố - mà khi TSCĐ mới mua về ta xác định thời gian sử dụng của nó đã không tính đến sự cố này - thì không trích.

Thực ra là do bạn khó khăn trong tính giá thành đơn vị sản phẩm chứ không phải do lý luận hay quy định của pháp luật.
Khoản trích trong thời gian ngừng SX bạn có thể ghi nó vào 335 hoặc 142 hoặc 627 và khi tính giá thành đơn vị thì phân bổ. Đó chỉ là kỹ thuật ghi sổ thôi.

Trích khấu hao theo kế toán (nhằm thể hiện đúng thực tế) và khấu hao được tính chi phí hợp lý theo luật Thuế thì vẫn phù hợp nhau, mặc dù hàng năm số ghi Có 214 trên sổ kế toán và số ghi vào mục KH.TSCĐ trên báo cáo quyết toán Thuế có thể khác nhau nhưng sự khác nhau đó là theo đúng luật ở những điều kiện mà luật về Thuế cho phép.
Mà trích đúng luật và tính vào chi phí đúng luật thì cần gì phải ghi 811 và bỏ ra khi quyết toán thuế chứ.

Kế toán và thuế cuối cùng cũng đi đến điểm giống nhau là: Khi khấu hao lũy kế bằng với nguyên giá thì không trích nữa. Không ít hơn và cũng không nhiều hơn.
Thường thuế chỉ kiểm tra TSCĐ có khấu hao lũy kế vượt quá nguyên giá không thôi.
Không cho tính chi phí năm nay thi tính vào năm sau -> cũng vậy à -> kiểm sơ sơ được rồi, không ai kiểm hợp lý hay không đâu.
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top