Tin tức công nghệ hay

Làm gì để không mắc phải những vi phạm về hóa đơn?​


Người nộp thuế cần thường xuyên truy cập ************.gdt.gov.vn và ứng dụng “Hóa Đơn Điện Tử TCT” kiểm tra tính hợp lệ, kịp thời phát hiện các hóa đơn không hợp pháp.
Để tránh bị xử phạt hành vi vi phạm trong lĩnh vực hóa đơn, Cục Thuế TP HCM khuyến cáo người nộp thuế thường xuyên truy cập vào Hệ thống hóa đơn điện tử trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế (************.gdt.gov.vn) và ứng dụng “Hóa Đơn Điện Tử TCT” tại App Store (hệ điều hành iOS), tại CH Play (hệ điều hành Android) để tra cứu, đối soát hóa đơn hàng hóa dịch vụ mua vào, bán ra để kiểm tra tính hợp lệ của hóa đơn, kịp thời phát hiện các hóa đơn không hợp pháp.
Trường hợp bị chiếm đoạt quyền sử dụng, phát hành hóa đơn điện tử, người nộp thuế liên hệ ngay với Cục Thuế TP HCM (Phòng Công nghệ thông tin) theo số điện thoại 028 3770 77 88 (bấm phím số 05 ) để được hỗ trợ kịp thời.
Trường hợp phát hiện nhận được hóa đơn điện tử khi thực hiện rà soát thường xuyên trên Hệ thống hóa đơn điện tử nhưng thực tế không có giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ (người bán lập hóa đơn khống), người nộp thuế cần liên hệ đường dây nóng của Cục Thuế TP HCM theo số điện thoại 028 3770 22 88 (bấm phím số 06) để được hỗ trợ.
Người nộp thuế có thể tra cứu hóa đơn điện tử bằng 2 cách:
Cách 1: Tra cứu hóa đơn điện tử trên website Hệ thống hóa đơn điện tử
website Hệ thống hóa đơn điện tử

– Bước 1: Truy cập website Hệ thống hóa đơn điện tử tại địa chỉ: https://************.gdt.gov.vn/
– Bước 2: Nhập đầy đủ các thông tin có đánh dấu * (màu đỏ), bao gồm: Mã số thuế người bán, Loại hóa đơn, Ký hiệu hóa đơn, Số hóa đơn.
– Bước 3: Nhập mã captcha và nhấn “Tìm kiếm”.
– Bước 4: Kiểm tra kết quả thông tin về hóa đơn tra cứu.
+ Nếu hóa đơn điện tử hợp lệ: Hệ thống sẽ hiển thị là đã cấp mã hóa đơn.
+ Nếu hóa đơn điện tử không hợp lệ: Hệ thống sẽ hiển thị “Không tồn tại hóa đơn có thông tin trùng khớp với các thông tin tổ chức, cá nhân tìm kiếm”.
Cách 2: Tra cứu hóa đơn điện tử bằng ứng dụng trên điện thoại di động
Ứng dụng hóa đơn điện tử TCT

Người nộp thuế truy cập trực tiếp vào kho ứng dụng của Google Play hoặc App Store tra cứu ứng dụng có tên là “Hóa Đơn Điện Tử TCT”, chọn và nhấn cài đặt theo hình ảnh dưới đây.
Trên đây là những lưu ý quan trọng về cổng thông tin tra cứu hóa đơn điện tử mà mọi tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh cần quan tâm. Trước hết là để nắm được địa chỉ tra cứu thông tin hóa đơn chính thống. Sau đó là nắm bắt được cách tra cứu thông tin hóa đơn điện tử dễ dàng, nhanh chóng để kịp thời kiểm tra và xác thực thông tin của hóa đơn theo quy định pháp luật.

Xem thêm: Phần mềm ERP của BRAVO.
 

Từ 1-7, mống mắt sẽ được thu nhận khi người dân làm căn cước mới​


Theo đại diện Cục C06 (Bộ Công an), kể từ 1/7/2024, việc thu nhận thông tin sinh trắc học sẽ được cơ quan quản lý căn cước tiến hành thu thập khi công dân làm thủ tục đề nghị cấp thẻ căn cước…
Thang5_9_sinh-trac-hoc-mong-mat-cccd-2024.jpg

Ngày 8-5, đại diện Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an) đã có thông tin thêm về việc chuẩn bị thu nhận mống mắt khi làm căn cước mới.
Mống mắt được thu nhận khi nào?
Theo đó, Luật Căn cước được Quốc hội khóa XV, Kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 27/11/2023, có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024. Luật Căn cước có 7 chương và 46 điều. Trong đó, về thông tin sinh trắc học mống mắt quy định tại Điểm b, khoản 1 Điều 23 Luật Căn cước quy định về trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước nêu rõ: “Người tiếp nhận thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của người cần cấp thẻ căn cước”.
Liên quan thu nhận thông tin sinh trắc học về mống mắt, đại diện Cục C06 cho hay tại Luật Căn cước đã quy định cụ thể.
Như vậy việc thu nhận thông tin sinh trắc học sẽ được cơ quan quản lý căn cước tiến hành thu thập khi người dân làm thủ tục đề nghị cấp căn cước.
Đối với ADN, giọng nói, đại diện cục cho hay Luật Căn cước quy định thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói được thu thập khi người dân tự nguyện cung cấp.
Hoặc cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong quá trình giải quyết vụ việc theo chức năng, nhiệm vụ có thực hiện trưng cầu giám định hoặc thu thập được thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói của người dân sẽ chia sẻ cho cơ quan quản lý căn cước để cập nhật, điều chỉnh vào cơ sở dữ liệu căn cước.
Việc cập nhật thông tin, dữ liệu sinh trắc học về ADN, giọng nói vào cơ sở dữ liệu căn cước được thực hiện thông qua việc các cơ quan có chức năng kết nối, chia sẻ thông tin cho cơ quan quản lý căn cước.
Mống mắt có khả năng chính xác cao, rất phù hợp xu hướng chuyển đổi số
Đại diện Cục C06 cho biết việc thu thập thông tin sinh trắc học mống mắt để làm cơ sở đối soát, xác thực thông tin của mỗi cá nhân. Cùng với đó, hỗ trợ trong những trường hợp không thu nhận được vân tay của một người (trong các trường hợp khuyết tật, vân tay bị biến dạng…).
Dữ liệu về mống mắt có khả năng chính xác cao, rất phù hợp với xu hướng chuyển đổi số trên thế giới và Việt Nam hiện nay khi các giao dịch điện tử được mở rộng.
Đây là lĩnh vực chủ yếu cho thiết bị thông minh như di động, app điện tử đều được trang bị các camera thông minh tránh các trường hợp giả mạo khuôn mặt, video giả mạo khi định danh, xác thực cho giao dịch.
Đại diện cục nêu rõ việc kết hợp với các yếu tố sinh trắc học như khuôn mặt (đảm bảo xác thực 2 yếu tố) là cơ sở triển khai hiệu quả Luật Giao dịch điện tử (với các thiết bị di động hiện nay rất ít được trang bị module về đọc, xác thực vân tay); nên việc thu thập thông tin sinh trắc học bắt buộc rất cần thiết.
Sinh trắc học mống mắt sẽ được thu thập tại cơ quan công an cùng với vân tay và ảnh khuôn mặt.
Người dân cung cấp dữ liệu mống mắt khi làm thủ tục cấp căn cước tại cơ quan công an như Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, cơ quan công an cấp tỉnh, thành phố, công an cấp quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh.
Trước đó, Bộ Công an nhấn mạnh việc cập nhập mống mắt của người dân vào cơ sở dữ liệu căn cước sẽ được thực hiện dựa trên các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế ở mức bảo mật, mã hóa cao nhất về an toàn thông tin. Vì vậy, hoàn toàn có thể yên tâm, không bị lộ, lọt dữ liệu.

Xem thêm: Phần mềm quản trị doanh nghiệp của BRAVO.
 


Cách giảm thiểu rủi ro an ninh mạng khi chuyển đổi số​


Chuyển đổi số hứa hẹn nâng cao hiệu quả kinh doanh thông qua nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm tự động hóa các tác vụ thường ngày, cung cấp thông tin chi tiết về dữ liệu và nâng cao trải nghiệm của khách hàng thông qua các tương tác được cá nhân hóa…
Tuy nhiên, khi các tổ chức ngày càng kết nối với nhau và phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, họ sẽ phải đối mặt với các rủi ro an ninh mạng như vi phạm dữ liệu, tấn công ******* và lỗ hổng trong thiết bị IoT. Việc điều hướng những rủi ro này là rất quan trọng đối với bất kỳ công ty nào đang tìm cách tận dụng lợi ích của chuyển đổi kỹ thuật số.
Khi các thương hiệu bắt tay vào hành trình chuyển đổi kỹ thuật số, họ phải đối mặt với các thách thức an ninh mạng ngày càng phức tạp. Việc xác định và hiểu rõ những rủi ro phổ biến nhất là rất quan trọng để bảo vệ dữ liệu có giá trị và đảm bảo hoạt động kỹ thuật số liền mạch.
Thang5_17_rui-ro-an-ninh-mang.jpg

Sự gia tăng tấn công mạng
Sự gia tăng nhanh chóng của các thiết bị và nền tảng trong kỷ nguyên chuyển đổi kỹ thuật số làm mở rộng bề mặt tấn công, cung cấp cho tin tặc nhiều điểm xâm nhập tiềm năng hơn vào mạng công ty. Khi áp dụng các công nghệ mới như thiết bị IoT, hệ thống dựa trên đám mây và ứng dụng di động, họ thường gặp khó khăn trong việc bảo mật từng kết nối một cách đầy đủ.
Điều này cảnh báo rằng các doanh nghiệp có nguy cơ cao bị vi phạm dữ liệu và các mối đe dọa mạng khác nếu không có chiến lược bảo mật toàn diện.
Lỗ hổng IoT
Tội phạm mạng thường nhắm mục tiêu vào các thiết bị IoT do các biện pháp bảo mật không đầy đủ, chẳng hạn như mật khẩu mặc định yếu, chương trình cơ sở lỗi thời và truyền dữ liệu không được mã hóa.
Sự phụ thuộc vào IoT tạo ra các lỗ hổng mà tin tặc có thể khai thác, đặc biệt là khi công nghệ thiếu các giao thức bảo mật thích hợp. Những kẻ tấn công có thể xâm nhập vào mạng thông qua các mục không bảo mật này để truy cập thông tin nhạy cảm hoặc làm gián đoạn các hoạt động thiết yếu. Điều này nhấn mạnh sự cần thiết của các biện pháp bảo mật IoT toàn diện như cập nhật chương trình cơ sở và thực hành xác thực an toàn.
Mối đe dọa nội bộ
Truy cập trái phép hoặc các lỗi vô ý có thể làm tổn hại đến dữ liệu nhạy cảm và dẫn đến các vi phạm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tình hình bảo mật của tổ chức. Khi nhân viên sử dụng sai đặc quyền truy cập của mình một cách cố ý hoặc vô tình, họ có thể làm lộ thông tin bí mật hoặc làm gián đoạn các hệ thống quan trọng, gây ra rủi ro đáng kể đối với tính toàn vẹn dữ liệu.
Các lỗi vô ý cũng có thể tạo cơ hội cho tội phạm mạng khai thác các lỗ hổng, chẳng hạn như gửi nhầm email đến sai người nhận hoặc định cấu hình sai cài đặt bảo mật. Trên thực tế, 30% giám đốc an ninh thông tin xác định các mối đe dọa nội bộ là một trong những rủi ro an ninh mạng nghiêm trọng nhất trong doanh nghiệp của họ. Do đó, việc kiểm soát truy cập nghiêm ngặt, đào tạo nhân viên toàn diện và kiểm tra thường xuyên để giảm thiểu các lỗ hổng nội bộ này là điều rất quan trọng.
Nhận thức được các rủi ro an ninh mạng đa dạng liên quan đến chuyển đổi kỹ thuật số là bước đầu tiên để bảo vệ thương hiệu.
Dưới đây là các chiến lược chủ động giúp các tổ chức tự bảo vệ mình và dữ liệu nhạy cảm của mình trước các mối đe dọa ngày càng gia tăng:
Thực hiện kiểm soát truy cập mạnh mẽ
Giới hạn quyền truy cập dựa trên vai trò của người dùng là rất quan trọng để giảm thiểu các mối đe dọa nội bộ. Điều này đảm bảo người lao động chỉ có thể truy cập dữ liệu và hệ thống cần thiết cho trách nhiệm của họ. Chiến lược này giúp giảm khả năng truy cập trái phép và các lỗi vô ý vì nhân viên sẽ không nhìn thấy được thông tin nhạy cảm không liên quan đến vai trò của họ.
Việc thực hiện biện pháp này cùng với các chương trình đào tạo kỹ lưỡng có thể củng cố tình hình an ninh nội bộ của doanh nghiệp và tổ chức và giảm nguy cơ dữ liệu nhạy cảm bị xâm phạm.
Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố
Việc đảm bảo các nhóm sẵn sàng ứng phó nhanh chóng với các vi phạm sẽ giảm thiểu thiệt hại tiềm tàng từ các sự cố an ninh mạng. Khi nhân viên hiểu được vai trò và trách nhiệm của mình trong một cuộc tấn công, họ có thể thực hiện ngay kế hoạch ứng phó sự cố để ngăn chặn hành vi vi phạm và ngăn ngừa mất thêm dữ liệu.
Các hành động kịp thời, như cách ly các hệ thống bị ảnh hưởng, cảnh báo các bên liên quan và bảo mật dữ liệu sao lưu, hạn chế tác động và hoạt động khôi phục. Việc thường xuyên cập nhật và diễn tập kế hoạch này sẽ đảm bảo tất cả các thành viên trong nhóm vẫn thành thạo các giao thức khẩn cấp, giúp doanh nghiệp xử lý các vi phạm một cách nhanh chóng và chính xác.
Sử dụng phân đoạn mạng
Cô lập dữ liệu quan trọng khỏi các mạng kém an toàn hơn là biện pháp bảo mật cơ bản nhằm ngăn chặn việc truy cập trái phép vào thông tin nhạy cảm. Bằng cách phân đoạn mạng, các công ty có thể ngăn chặn các vi phạm tiềm ẩn và hạn chế chuyển động ngang của những kẻ tấn công. Việc này có thể bảo vệ dữ liệu có giá trị cao và giảm nguy cơ bị tấn công trên diện rộng.
Bảo mật thiết bị IoT
Việc thay đổi mật khẩu mặc định và cập nhật chương trình cơ sở trên tất cả các thiết bị được kết nối sẽ tăng cường khả năng phòng vệ an ninh mạng của thương hiệu.
Khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng chiến lược an ninh mạng chủ động là điều cần thiết để tránh các mối đe dọa mới nổi và đảm bảo bảo vệ dữ liệu. An ninh mạng đòi hỏi phải cảnh giác liên tục và cập nhật thường xuyên các chính sách và hệ thống.

Xem thêm: Phần mềm quản trị doanh nghiệp của BRAVO.
 

Từ 1/7: Phải xác thực khuôn mặt khi chuyển khoản trên 10 triệu đồng​


Để ngăn tội phạm đánh cắp tiền trong tài khoản, từ 01/07/2024 chuyển khoản trên 10 triệu đồng/lần hoặc trên 20 triệu đồng/ngày phải xác thực khuôn mặt…
Trước thực trạng rất nhiều vụ ******* trên mạng được ghi nhận, gây nhiều thiệt hại về tài sản cho người dân, để ngăn tội phạm đánh cắp tiền trong tài khoản, các ngân hàng thương mại đang gấp rút hoàn thiện hệ thống để triển khai quy trình xác thực khuôn mặt khi chuyển tiền trực tuyến theo quyết định 2345/QĐ-NHNN về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng.
Theo đó, từ 01/07/2024, chuyển khoản trực tuyến trên 10 triệu đồng/lần hoặc hoặc trên 20 triệu đồng/ngày phải xác thực khuôn mặt. Đây là nội dung được Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước chia sẻ tại cuộc họp báo “Ngày không tiền mặt” 2024 vừa diễn vào chiều 28/05 tại TP.HCM.
Thang5_19_xac-thuc-khuon-mat-chuyen-khoan.jpg

Phòng chống ******* mạng qua xác thực khuôn mặt
Theo ông Lê Anh Dũng, Phó vụ trưởng Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước, sau nhiều năm chờ đợi, Chính phủ vừa có quyết định 1813 phê duyệt đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025, khẳng định vai trò, giá trị tăng thêm mà hoạt động thanh toán không tiền mặt đã tạo được cho người dân, doanh nghiệp.
Sau quyết định này sẽ có những thông tư hướng dẫn để có tính đồng bộ, cơ sở pháp lý cho nghị định số 52/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán không dùng tiền mặt, có hiệu lực từ ngày 01/07/2024.
Trước băn khoăn của người dùng về yêu cầu từ 01/07 chuyển khoản trên 10 triệu đồng/lần hoặc trên 20 triệu đồng/ngày là phải xác thực khuôn mặt để ngăn tội phạm đánh cắp tiền trong tài khoản theo quyết định 2345 của Ngân hàng Nhà nước, ông Lê Anh Dũng cho biết Ngân hàng Nhà nước đã nghiên cứu rất kỹ trước khi đưa ra mức 10 triệu đồng/giao dịch.
Theo thống kê, có đến 70% giao dịch chuyển tiền dưới 10 triệu đồng. Do vậy, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra mức này với mục tiêu là cân đối xác thực giao dịch mạnh nhưng cũng phải đảm bảo trải nghiệm của người dùng.
“Ngân hàng Nhà nước cũng đưa ra ngưỡng 20 triệu đồng/ngày để tránh trường hợp tội phạm lợi dụng kẽ hở để thực hiện nhiều giao dịch dưới ngưỡng 10 triệu đồng/lần, chẳng hạn chuyển 9,9 triệu đồng/lần. Giới hạn này để phòng chống *******, tránh kẻ gian lợi dụng, mục đích hướng tới là nhằm bảo vệ, chứ không gây khó cho người dùng”, ông Dũng nhấn mạnh.
Đẩy mạnh tuyên truyền cảnh giác với tội phạm mạng
Ông Lê Anh Dũng, Phó vụ trưởng Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước, cho biết từ cuối năm 2023 đến nay, tình trạng ******* hoành hành, kẻ ******* đánh vào điểm yếu nhất trong chuỗi giá trị thanh toán là người dùng.
Trước thực trạng trên, nhiều bộ, ban ngành với nhiều giải pháp mạnh giúp bảo vệ khách hàng đã vào cuộc, củng cố lòng tin vào phương thức thanh toán điện tử. Các phương pháp như xác thực mạnh còn giải quyết được tình trạng căn cơ là ******* từ những tài khoản không chính chủ, giúp ngăn ngừa *******, và khắc phục được rủi ro khi sự cố xảy ra.
Ông Nguyễn Hoàng Long, Phó tổng giám đốc NAPAS, cũng chỉ ra “chiêu” ******* phổ biến hiện nay là kẻ gian thường đánh vào tâm lý, lòng tham hay nỗi sợ hãi để người dân thực hiện các giao dịch thanh toán thật nhanh và chuyển tiền cho kẻ gian.
Do đó, để giải quyết thì bước đầu tiên phối hợp truyền thông, tuyên truyền để nêu sự cảnh giác.
“NAPAS hợp tác với các ngân hàng thương mại ra mắt dịch vụ chuyển nhanh Napas247 thì thời gian xử lý giao dịch theo thời gian thực nên giao dịch chuyển rất nhanh. Do đó, người dùng đôi lúc phải quyết định chậm một chút trước khi thực hiện thao tác chuyển tiền”, ông Nguyễn Hoàng Long lưu ý.
Liên quan đến giải pháp phối hợp ngăn chặn các giao dịch gian lận, giả mạo, ông Long, cho biết: Thời gian qua, NAPAS đã phối hợp Tiểu ban quản lý rủi ro – Hiệp hội Ngân hàng và các ngân hàng thành viên để đưa ra các giải pháp, trong đó NAPAS đang soạn thảo bộ quy trình phối hợp giữa NAPAS và các ngân hàng dựa trên nền tảng quy định pháp lý hiện nay.
Đó là khi một ngân hàng phát hiện ra giao dịch mang tính chất gian lận, ******* thì thông qua quy trình mà NAPAS và các ngân hàng thống nhất có thể thông tin ngay đến các ngân hàng được nhận tiền, từ đó các ngân hàng có hành vi tương ứng phù hợp với quy định của Ngân hàng nhận tiền.

Xem thêm: Phần mềm quản lý Nhân sự - Tiền lương của BRAVO.
 

Tốc độ Internet cố định và di động của nhà mạng nào tốt nhất Việt Nam?​


Theo báo cáo Speedtest.vn tháng 4, Internet di động tại Việt Nam có tốc độ download trung bình là 41.58 Mbps, upload 18.28 Mbps, độ trễ 34.23 ms và VNPT là nhà mạng di động có tốc độ tải cao nhất…
Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố tốc độ truy nhập Internet tại các tỉnh, thành phố trên cả nước. Đây là lần đầu tiên Bộ Thông tin và Truyền thông tiến hành công bố chất lượng dịch vụ của từng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, nhằm nâng cao tính công khai minh bạch, lợi ích công cộng trong việc cung cấp dịch vụ truy nhập Internet cũng như tạo điều kiện cho người dân/tổ chức/doanh nghiệp được lựa chọn dịch vụ, nhà mạng theo nhu cầu, điều kiện thực tế; có ý kiến về chất lượng dịch vụ trên cơ sở kết quả đo từ công cụ i-Speed, Bộ đã công bố tốc độ truy nhập Internet tại các tỉnh, thành phố trên cả nước.
toc-do-do-tre-bang-rong-co-dinh-ca-nuoc.png

Tốc độ, độ trễ băng rộng cố định cả nước.
Đồng thời, việc công bố công khai về tốc độ truy nhập Internet tại các tỉnh, thành phố của Bộ Thông tin và Truyền thông giúp nâng cao hiệu quả quản lý theo số liệu thực tế về chất lượng truy nhập Internet; Góp phần thúc đẩy phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ truy nhập Internet tại Việt Nam.
toc-do-do-tre-bang-rong-di-dong-ca-nuoc.png

Tốc độ, độ trễ băng rộng di động cả nước.
Cụ thể, tốc độ download trung bình băng rộng cố định trong tháng 4/2024 được ghi nhận ở mức 106.43 Mbps, tốc độ upload trung bình băng rộng cố định đạt 103.28 Mbps.
Đối với chất lượng Internet băng rộng di động, trong tháng 4/2024, tốc độ download trung bình của Việt Nam được ghi nhận ở mức 41.58 Mbps, tốc độ upload trung bình là 18.28 Mbps.
Đáng chú ý, trong tháng 4/2024, CMC Telecom là doanh nghiệp viễn thông có tốc độ băng rộng cố định cao nhất. Tốc độ download và upload trung bình băng rộng cố định của CMC Telecom lần lượt là 254.88 Mbps và 176.97 Mbps.
Xếp ở vị trí ngay sau CMC Telecom về chất lượng băng rộng cố định là VNPT với tốc độ download và upload trung bình lần lượt là 99.45 Mbps và 100.62 Mbps. Tiếp đến là FPT Telecom với tốc độ download 96.88 Mbps và tốc độ upload 95.87 Mbps. Các vị trí tiếp theo lần lượt thuộc về Viettel, Netnam, SCTV và SPT.
VNPT là nhà mạng có chất lượng Internet băng rộng di động tốt nhất tháng 4/2024. Thống kê cho thấy, tốc độ Internet băng rộng di động đường xuống (download) của VNPT đạt 44.88 Mbps, tốc độ Internet băng rộng di động đường lên (upload) đạt 20.66 Mbps.
Trong khi đó, Viettel đứng ở vị trí thứ 2 về Internet di động với tốc độ download 43.9 Mbps và tốc độ upload 14.82 Mbps. MobiFone là nhà mạng xếp thứ 3 với tốc độ download 30.99 Mbps và tốc độ upload 18.66 Mbps. Xếp ở vị trí thứ 4 là Vietnamobile với tốc độ download 7.15 Mbps và tốc độ upload 3 Mbps.
Để đánh giá đúng chất lượng tốc độ Internet, Bộ Thông tin và Truyền thông khuyến khích người dân/tổ chức/doanh nghiệp sử dụng ứng dụng miễn phí i-Speed để đo tốc độ truy nhập Internet.
Xem thêm: Phần mềm kế toán phù hợp với các doanh nghiệp của BRAVO.
 

Thời kỳ vàng của thị trường công nghệ châu Á: Các tập đoàn lớn tiến vào Việt Nam​


Những năm gần đây, châu Á đã trở thành ngôi sao sáng trong lĩnh vực công nghệ nhờ sự xuất hiện của hàng loạt các doanh nghiệp năng động, nhờ đó thu hút các tập đoàn công nghệ lớn đến thiết lập quan hệ hợp tác và đầu tư…
Theo Forbes, những doanh nghiệp đã lớn mạnh hiện có xu hướng muốn mở rộng kết nối với các công ty mới thành lập. Họ hợp tác với các công ty khởi nghiệp với mục tiêu tìm ra những triển vọng mới từ những ý tưởng đổi mới và sáng tạo.
Bên cạnh đó, các công ty công nghệ lớn cũng sẽ chuyển giao công nghệ của họ cho các doanh nghiệp nhỏ thông qua tài nguyên doanh nghiệp, quỹ đầu tư mạo hiểm của doanh nghiệp hay các cuộc thi.
Đông Nam Á trở thành điểm đến của các tập đoàn công nghệ
Báo cáo của IESE chỉ ra 40% khoản đầu tư vốn mạo hiểm của doanh nghiệp toàn cầu vào năm 2019 đến từ châu Á. 9 quốc gia ở Đông và Đông Nam Á thu hút phần lớn nguồn vốn mạo hiểm bao gồm: Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam, Hồng Kông, Indonesia, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc và Trung Quốc đại lục. Rõ ràng, sau nhiều thập kỷ đầu tư chủ yếu vào Trung Quốc, Nhật Bản hay Đài Loan, các công ty công nghệ hàng đầu đang mở rộng danh mục hợp tác sang các nước Đông Nam Á non trẻ và năng động.
Theo Forbes, một ví dụ về sự bùng nổ của doanh nghiệp công nghệ ở châu Á là sự trỗi dậy đầy bất ngờ của thị trường Việt Nam. Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông (MIC) tháng 5/2024, hơn 1.500 công ty công nghệ Việt Nam đang mở rộng ra nước ngoài với doanh thu xấp xỉ 7,5 tỷ USD, tương đương 80% thu nhập của tất cả các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Việt Nam là thị trường chiến lược của nhiều Tập đoàn muốn mở rộng tại Châu Á
Thang6_6_thi-truong-cong-nghe-viet-nam-2024-1.jpg

Việt Nam đã ghi nhận nhiều dòng vốn mới cùng các cam kết hợp tác phát triển từ doanh nghiệp công nghệ nổi tiếng của Mỹ

Các CEO của Apple, Microsoft và Nvidia đã đi khắp khu vực trong những tháng qua, và thực hiện cam kết đầu tư hàng tỷ USD vào nhiều quốc gia khu vực. Trong đó, Việt Nam đã ghi nhận nhiều dòng vốn mới cùng các cam kết hợp tác phát triển từ doanh nghiệp công nghệ nổi tiếng của Mỹ.
Tháng 4 năm nay, Trong cuộc gặp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, CEO Apple – Tim Cook cam kết sẽ mua nhiều hơn các linh phụ kiện từ các đối tác sản xuất tại Việt Nam, đồng thời tăng cường đầu tư và hỗ trợ Việt Nam đổi mới sáng tạo… Từ năm 2019 tới nay, Apple đã chi khoảng 400.000 tỷ đồng (tương đương 16 tỷ USD) cho khoảng 150 nhà cung cấp tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, nhà phát triển bán dẫn hàng đầu thế giới hiện nay là Nvidia cũng đang đẩy mạnh kết nối với các công ty công nghệ Việt Nam. Chẳng hạn mới đây, “kỳ lân công nghệ” Việt Nam VNG đã trở thành đối tác điện toán đám mây (Cloud) của Nvidia. Nvidia cũng đang hợp tác với công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam là FPT về nhà máy AI trị giá 200 triệu USD. Nvidia dự kiến sẽ tiếp tục kinh doanh tại Việt Nam khi nước này phát triển ngành bán dẫn.
Hay trước đó, thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và tăng năng lực sản xuất tại Việt Nam, Foxconn của Đài Loan, đối tác lắp ráp iPhone lớn nhất của Apple, đã đầu tư hơn 270 triệu USD để thúc đẩy sản xuất tại Việt Nam.
Tiềm năng của Việt Nam
Theo Jamie Nguyễn, Giám đốc điều hành của VMO Global, cơ chế chính sách của Chính phủ là một trong những động lực thu hút các công ty công nghệ quốc tế đến Việt Nam, giúp tạo ra những cơ hội mới cho thị trường trong nước, từ đó mở ra những quan hệ hợp tác để phát triển hoạt động và mở rộng kinh doanh.
Ngoài ra, tài nguyên nhân lực cũng là yếu tố giúp Việt Nam hấp dẫn bất kỳ công ty công nghệ nào. Việt Nam hiện đang tiếp nhận một lượng lớn sinh viên công nghệ thông tin tốt nghiệp, với khoảng hơn 57.000 người tham gia thị trường việc làm hàng năm và hơn 400 trường đại học cung cấp các khóa học liên quan đến khoa học và công nghệ, bao gồm trí tuệ nhân tạo, đám mây và dữ liệu lớn.
Việt Nam được dự báo sẽ chứng kiến sự gia tăng lớn nhất của khu vực cả về quy mô của nền kinh tế Internet vào năm 2025 và trong các giao dịch đầu tư từ năm 2025 đến năm 2030, theo báo cáo kinh tế SEA 2023.

Xem thêm: Phần mềm ERP của BRAVO.
 

Google Sheets ra mắt tính năng định dạng bảng tự động​


Google Sheets vừa giới thiệu tính năng tạo bảng chỉ với một cú nhấp chuột. Tin tức này đang khiến cộng đồng người dùng, đặc biệt là những người chuyển từ Excel sang cảm thấy vô cùng phấn khích.
Google đã chính thức thêm vào Sheets tính năng tạo bảng được định dạng chỉ với một cú nhấp chuột, một tính năng đã có mặt trên Excel từ lâu. Giờ đây, người dùng có thể dễ dàng chuyển đổi một khối dữ liệu thành một bảng riêng biệt với bộ lọc và quy tắc sắp xếp riêng.
createatable-1715829204063-1715829204289764118813.gif

Với tính năng mới, người dùng có thể chọn một khối dữ liệu và nhấp vào Format > Convert to table. Sheets sẽ tự động tạo bộ lọc cho mỗi cột, thêm dấu phân cách trực quan cho các hàng, tự động định dạng loại cột, bộ lọc và tạo menu drop-down dễ dàng hơn. Người dùng không cần phải lựa chọn thủ công từng hàng và tô màu xám nữa.
googlesheetstablesfeature-1715829243288-17158292434671066170220.gif

Tính năng mới này gợi nhớ đến bảng được tạo tự động bằng AI từ hội nghị nhà phát triển I/O của Google trong tuần này, nhưng có lẽ tập trung hơn vào người dùng am hiểu công nghệ.
Ngoài ra, tính năng này không yêu cầu tích hợp Gemini. Bản cập nhật cũng đi kèm một menu bảng để người dùng có thể tạo các kết hợp bộ lọc cụ thể cho toàn bộ bảng hoặc điều chỉnh phạm vi dữ liệu. Google cho biết bản cập nhật này cũng bao gồm một tùy chọn chế độ xem mới có nhãn “Create group by view”, cho phép người dùng nhóm dữ liệu theo bộ lọc cột. Ví dụ: nếu có bộ lọc cho mức độ ưu tiên, người dùng có thể nhóm các bản ghi theo ưu tiên một, ưu tiên hai, ưu tiên ba, v.v.. Chưa kể đến, còn có các mẫu bảng được điều chỉnh cho “các tác vụ hàng ngày như quản lý dự án, quản lý hàng tồn kho, lập kế hoạch sự kiện và hơn thế nữa”.
Tuy nhiên, tính năng bảng mới này chưa được triển khai cho tất cả mọi người. Google cho biết tính năng này sẽ được triển khai dần dần cho đến ngày 6 tháng 6. Một số người dùng có thể sử dụng tính năng này từ ngày 30 tháng 5.

Xem thêm: Phần mềm ERP của BRAVO.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top