Tin tức công nghệ hay

Apple Pay chính thức có mặt tại Việt Nam: Giảm thiểu rủi ro lộ thông tin thẻ​


Ngày 8/8/2023 vừa qua, Apple Pay chính thức ra mắt tại thị trường Việt Nam. Một trong những ưu điểm lớn nhất của Apple Pay cũng như các dịch vụ thanh toán di động khác là việc hạn chế những rủi ro lộ thông tin thẻ của người dùng.
Ngày 8/8, dịch vụ thanh toán di động Apple Pay chính thức được hỗ trợ tại thị trường Việt Nam. Trước đó, Apple đã nhiều lần thử nghiệm dịch vụ thanh toán của mình một cách âm thầm, tuy nhiên chỉ một số người dùng giới hạn được trải nghiệm. Được biết, ở lần hỗ trợ chính thức này, người dùng có thể thêm được nhiều thẻ ghi nợ hoặc tín dụng của các ngân hàng phổ biến tại Việt Nam như Techcombank, VietcomBank, VPBank, TPBank… Định dạng thẻ hỗ trợ là Visa, MasterCard, JCB và American Express.
Để sử dụng Apple Pay, người dùng cần tìm kiếm ứng dụng “Ví” (hay “Wallet”) trên iPhone, sau đó tiến hành ấn vào dấu “+” ở góc phải phía trên của màn hình ứng dụng, một tuỳ chọn thêm thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng sẽ xuất hiện.
Lúc này người dùng có thể quét thông tin thẻ bằng camera của iPhone, hoặc nhập số thẻ và các thông tin cần thiết. Sau đó, Apple Pay sẽ tiến hành xác minh chủ thẻ bằng cách gửi mã OTP về số điện thoại/email đăng ký, hoặc gọi lên tổng đài của ngân hàng để được hỗ trợ (tuỳ ngân hàng).
Apple Pay Việt Nam

Apple sẽ xác minh chủ thẻ bằng cách gửi OTP về số điện thoại hoặc email đăng kí
Ngay sau khi thẻ đã thêm thành công, người dùng có thể sử dụng thẻ ngay lập tức bằng cách chạm iPhone hoặc Apple Watch vào các máy chấp nhận thẻ (hay còn gọi là máy POS). Cơ chế hoạt động của Apple Pay và các dịch vụ tương tự là sử dụng kết nối trường gần NFC trao đổi thông tin với máy POS.
Giảm thiểu nguy cơ lộ thông tin thẻ
Như đã đề cập, do sử dụng cơ chế NFC để giao tiếp với máy POS, và chỉ được kích hoạt khi người dùng thao tác mở ứng dụng “Ví” và lựa chọn thẻ thanh toán, do đó Apple Pay và các dịch vụ thanh toán di động tương tự sẽ giúp người dùng hạn chế việc rò rỉ thông tin cũng như tránh việc bị tin tặc lợi dụng NFC lấy tiền từ thẻ. Bản thân ứng dụng “Ví” cũng sẽ không hiển thị chi tiết số thẻ, mà sẽ chỉ hiển thị 4 số cuối của thẻ để người dùng dễ nhận biết.
Đã có rất nhiều trường hợp dù người dùng bị mất tiền từ thẻ ghi nợ và tín dụng do vô tình làm lộ thông tin thẻ khi thực hiện thanh toán trực tiếp, ví dụ như khi thanh toán tại nhà hàng, siêu thị, quán cafe,… thói quen của nhiều người là đưa thẻ cho nhân viên để thực hiện thanh toán, điều này vô tình có thể khiến thông tin thẻ bị lộ, lúc này kẻ gian hoàn toàn có thể thực hiện lấy tiền mà không cần sự đồng ý của chủ thẻ.
Thanh toán bằng Apple Pay

Nhìn chung, Apple Pay hiện đang được đánh giá cao bởi sự tiện lợi, tích hợp thông minh và mức độ an toàn cao mà nó mang đến cho việc thanh toán hàng hóa và dịch vụ. Với Apple Pay, người dùng có khả năng lưu trữ thông tin thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ trên các thiết bị của họ, từ iPhone tới Apple Watch, giúp họ tiến hành thanh toán một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Không chỉ dừng lại ở tính năng tiện lợi, Apple Pay còn chú trọng đến bảo mật thông tin cá nhân và tài khoản của người dùng. Thay vì sử dụng số thẻ thật, Apple Pay sử dụng mã thông tin một lần (token) và xác thực bằng dấu vân tay, nhận dạng khuôn mặt, hoặc mã PIN, giúp tránh rủi ro mất thông tin thẻ tín dụng và gian lận tài khoản.
Trước Apple Pay, một số dịch vụ thanh toán với công nghệ tương tự cũng đã được triển khai ở Việt Nam như Samsung Pay (từ tháng 9/2017) hay Google Wallet (từ tháng 11/2022).

Xem thêm: Phần mềm ERP của BRAVO
 

Việt Nam sẽ có “ChatGPT phiên bản Việt"​


Dự kiến một “ChatGPT phiên bản Việt” sẽ được mở cho cộng đồng truy cập, thử nghiệm. Người dùng có thể hỏi đáp các thông tin đặc thù của Việt Nam (quy định, văn bản pháp luật), hoặc các thông tin mang tính bản địa…
Ngày 21/8/2023, Công ty CP VinBigdata (Tập đoàn VinGroup) công bố xây dựng thành công mô hình ngôn ngữ lớn tiếng Việt, đặt nền móng cho việc xây dựng các giải pháp tích hợp AI tạo sinh. Với thành công này, VinBigdata trở thành đơn vị đầu tiên tại Việt Nam làm chủ công nghệ AI tạo sinh, đánh dấu bước phát triển đầu tiên của một “ChatGPT phiên bản Việt”.
AI tạo sinh (Generative AI) là một dạng trí tuệ nhân tạo có khả năng tạo ra nội dung và ý tưởng mới ở nhiều hình thái khác nhau (văn bản, hình ảnh, âm thanh…). Những sản phẩm ứng dụng AI tạo sinh có thể trả ra kết quả tương đương như khi được tạo ra bởi con người. Ngoài khả năng sáng tạo nội dung, AI tạo sinh cũng được sử dụng để cải thiện chất lượng hình ảnh kỹ thuật số, xây dựng các nguyên mẫu cho quá trình sản xuất và nhiều khả năng khác.
Mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) là mô hình được đào tạo bằng cách sử dụng các kỹ thuật học sâu trên tập dữ liệu văn bản hoặc hình ảnh khổng lồ. Mô hình này có khả năng hiểu tri thức, tự tạo văn bản và thực hiện các tác vụ xử lý ngôn ngữ tự nhiên khác nhau. Đây được xem như chìa khóa để phát triển công nghệ AI tạo sinh – công nghệ đứng sau sự thành công của các giải pháp đột phá như ChatGPT.
Sắp ra mắt Chat GPT phiên bản Việt

Nền tảng AI đa nhận thức toàn diện VinBase trở thành nền tảng AI tạo sinh đầu tiên tại Việt Nam.
Việc làm chủ hoàn toàn về mặt công nghệ, tự phát triển từ những bước đầu tiên, xây dựng thành công mô hình ngôn ngữ lớn tiếng Việt, được xem như một bước tiến quan trọng giúp VinBigdata đưa công nghệ AI tạo sinh vào hệ sinh thái các sản phẩm, dịch vụ đã và đang cung cấp ra thị trường.
Theo đó, đơn vị này sẽ tích hợp công nghệ để đưa nền tảng trí tuệ nhân tạo đa nhận thức toàn diện VinBase thành nền tảng AI tạo sinh đầu tiên tại Việt Nam, đồng thời cung cấp các giải pháp phát triển trên nền công nghệ AI tạo sinh như Generative AI chatbot, callbot, Trợ lý ảo ViVi thế hệ mới… Công nghệ này giúp tăng tính tự nhiên trong giao tiếp của máy, đồng thời hỗ trợ người dùng tìm kiếm, tổng hợp thông tin một cách nhanh chóng và đơn giản hơn nhiều so với trước đây.
Nằm trong lộ trình xây dựng hệ sinh thái các sản phẩm ứng dụng AI tạo sinh quy mô lớn, dự kiến trong tháng 12/2023, đơn vị này sẽ công bố ra cộng đồng nền tảng AI tạo sinh đa nhận thức VinBase 2.0 với các giải pháp phục vụ doanh nghiệp, cơ quan chính phủ và ứng dụng ViGPT- “ChatGPT phiên bản Việt”. Ứng dụng sẽ được mở cho cộng đồng truy cập, thử nghiệm. Người dùng có thể hỏi đáp các thông tin đặc thù của Việt Nam (quy định, văn bản pháp luật), hoặc các thông tin mang tính bản địa (lịch sử, văn học, danh lam thắng cảnh, đặc sản địa phương…).
Theo GS.Vũ Hà Văn, Giám đốc Khoa học Công ty VinBigdata, trên thế giới có một số tập đoàn lớn đã nghiên cứu thành công và công bố các sản phẩm dựa trên mô hình ngôn ngữ lớn như OpenAI với ChatGPT hay Google với Bard. Tại Việt Nam, việc xây dựng thành công mô hình ngôn ngữ lớn tiếng Việt tập trung giải quyết ba vấn đề cốt lõi: cải thiện tính chính xác, giảm chi phí hạ tầng tính toán một cách tối đa và đảm bảo tính bảo mật.
Thay vì cần tới khoảng 175 tỷ tham số như ChatGPT, VinBigdata có thể tạo ra mô hình ngôn ngữ lớn với vài tỷ tham số nhưng vẫn có khả năng sinh ra các văn bản có tính xác thực cao, tập trung vào dữ liệu và tri thức của người Việt.

Xem thêm: Phần mềm quản trị doanh nghiệp của BRAVO.
 

Big Data là gì? Ứng dụng của Big Data trong kinh doanh​


Dưới sự phát triển bùng nổ của thời đại công nghệ 4.0, ứng dụng của Big Data đã mang lại nhiều bước phát triển trong việc kinh doanh cho doanh nghiệp. Nên việc chú trọng ứng dụng Big Data cũng được các doanh nghiệp ưu tiên hàng đầu. Vậy Big Data là gì? Hay việc ứng dụng nó trong kinh doanh như thế nào? Xin mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc ở trên nhé!
Big Data

1. Khái niệm Big Data là gì?

Big Data là thuật ngữ để mô tả cho các tập dữ liệu có khối lượng lớn – phức tạp. Các tập dữ liệu này có độ lớn khó xử lý đến mức các phần mềm truyền thống cũng không có khả năng thu thập, quản lý và xử lý dữ liệu ở một thời gian hợp lý.
Tập dữ liệu lớn này sẽ bao gồm cả dữ liệu có cấu trúc, không có cấu trúc hoặc bán cấu trúc. Mỗi tập dữ liệu có thể sẽ được doanh nghiệp dùng để khai thác và tìm hiểu insights.

2. Đặc điểm nổi bật của Big Data

Đặc điểm nổi bật của việc ứng dụng Big Data vào mô hình kinh doanh gồm 3 “V” đặc trưng như sau:
– Volume (khối lượng dữ liệu): Doanh nghiệp sẽ thu thập dữ liệu cho Big Data từ các nguồn khác nhau. Một số nguồn cụ thể như: thiết bị thông minh, phương tiện truyền thông, các giao dịch, thiết bị công nghiệp, hình ảnh, âm thanh, video,… Giờ đây doanh nghiệp có thể lưu trữ tất cả dữ liệu nhanh chóng, chi phí rẻ hơn nhờ sử dụng các hồ sơ dữ liệu và lưu trữ đám mây để giảm tải gánh nặng.
– Velocity (tốc độ xử lý): Trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của Internet of Things, đòi hỏi tốc độ truyền dữ liệu phải thật nhanh chóng và được xử lý kịp thời. Và thẻ RFID, cảm biến và đồng hồ thông minh đang hỗ trợ các doanh nghiệp thúc đẩy các yêu cầu về việc xử lý các luồng dữ liệu này trong thời gian gần thực.
– Variety (dữ liệu đa dạng): Tất cả dữ liệu được thu thập từ nhiều định dạng khác nhau. Bao gồm từ dữ liệu số, dữ liệu có cấu trúc, tài liệu văn bản phi cấu trúc, dữ liệu mã chứng khoán, các giao dịch tài chính, video, email, âm thanh.

3. Công nghệ Big Data

Một số công nghệ có thể giải quyết được các vấn đề liên quan đến việc lưu trữ và xử lý Data gồm: Data lakes, Apache Hadoop, Apache Spark,…

3.1. Data lakes

Công nghệ Data lakes là một kho dữ liệu chứa các khối lượng dữ liệu thô lớn, thuộc định dạng gốc đến kho người sử dụng cần sử dụng dữ liệu. Các yếu tố này giúp cho công nghệ Data lakes có thể tăng trưởng sự phát triển của IoT. Và phát triển thêm các phong trào kỹ thuật số khác.

3.2. Hệ sinh thái Apache Hadoop

Apache Hadoop là một trong những công nghệ được sử dụng phổ biến nhất và có mối quan hệ mật thiết với Big Data. Hadoop là một dự án được phát triển phần mềm dạng mã nguồn mở dành cho máy tính (PC). Công nghệ này được phát triển và sở hữu khả năng mở rộng tốt cũng như phân tán dễ dàng.
Có thể nói, thư viện phần mềm Apache Hadoop là khuôn mẫu nhất định, giúp người dùng dễ dàng xử lý và phân tác các bộ dữ liệu lớn trong nhóm máy tính bằng những mô hình lập trình vô cùng đơn giản. Giờ đây, công nghệ này được thiết kế mở rộng dễ dàng hơn từ một máy chủ sang hàng ngàn máy chủ khác. Và mỗi máy thường được lưu trữ cục bộ và cung cấp các tính toán.

3.3 Hệ sinh thái Apache Spark

Đây được xem là công nghệ có thành phần quan trọng nằm trong hệ sinh thái Hadoop với các khuôn mẫu tính toán được sử dụng để hỗ trợ xử lý Big Data trong Hadoop. Một hệ thống nhắn tin phân tán lượng thông tin cao và thường được sử dụng với Hadoop.

3.4. NoSQL Databases

Các cơ sở dữ liệu NoSQL đưa ra được các hạn chế, lưu trữ và quản lý dữ liệu theo cách cho phép tốc độ hoạt động cao. Cùng với đó là sự linh hoạt vô cùng tuyệt vời và nhanh chóng. Bên cạnh đó, nhiều cơ sở dữ liệu NoSQL còn có thể mở rộng theo chiều ngang trên hàng trăm hoặc hàng ngàn máy chủ.

3.5. In-memory Databases

Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu trong bộ nhớ IMDB chủ yếu dựa vào bộ nhớ chính là Ram, thay vì HDD. Đặc biệt, cơ sở dữ liệu trong bộ nhớ sẽ có tốc độ nhanh hơn so với các cơ sở dữ liệu được tối ưu hóa trong đĩa. Đây cũng là một trong những điểm quan trọng để sử dụng phân tích Big Data. Và tạo ra các kho dữ liệu cùng các siêu dữ liệu.

4. Vai trò của Big Data

Big Data đóng vai trò quan trọng trong mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay. Một số vai trò đáng nổi bật nhất bao gồm:

4.1. Xác định đúng khách hàng mục tiêu

Dựa vào việc phân tích Big Data được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như: lịch sử trình duyệt, mạng xã hội,… doanh nghiệp có thể khai thác được nhân khẩu học của tệp khách hàng mục tiêu. Bao gồm các thông tin, hành vi, sở thích và nhu cầu hiện thời của khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có các phương án triển khai mục tiêu kinh doanh theo tệp khách hàng mục tiêu đó.

4.2. Đảm bảo an ninh mạng, giảm thiểu rủi ro

Big Data giúp doanh nghiệp bảo toàn các thông tin, phòng tránh việc đánh cắp thông tin mật hoặc xâm nhập hệ thống.

4.3. Nắm bắt các giao dịch tài chính

Ngành thương mại điện tử đang phát triển vô cùng mạnh mẽ trên toàn thế giới. Vì cậy, các giao dịch tài chính trên app thương mại điện tử và website ngày càng tăng cao. Và được thể hiện rõ nhất qua các hành vi mua sắm của khách hàng. Thuật toán Big Data đưa ra gợi ý và quyết định giao dịch của khách hàng. Từ đó giúp doanh nghiệp gia tăng tỷ lệ chốt đơn nhiều hơn.

4.4. Tối ưu hóa chi phí

Thông qua các dữ liệu được thu thập từ Big Data, doanh nghiệp có thể nắm rõ định mức giá trên thị trường cũng như mức giá mong muốn của người tiêu dùng hiện nay. Từ đó đưa các mức giá phù hợp để tăng tính cạnh tranh hiệu quả hơn.

5. Ứng dụng của Big Data trong kinh doanh

Giờ đây, Big Data đang được ứng dụng ngày càng phổ biến trong nhiều lĩnh vực đáng kể như:

5.1. Big Data ứng dụng trong Digital Marketing

Ứng dụng Big Data vào Digital Marketing, doanh nghiệp sẽ xác định được chính xác đối tượng mục tiêu trên mạng xã hội là ai. Dựa vào các thông tin nhân khẩu học như giới tính, tuổi tác, sở thích,… Ngoài ra, Big Data giúp cá nhân hóa các hoạt động tìm kiếm trên Google, Email Marketing. Thậm chí là đề xuất hiển thị quảng cáo phù hợp theo các chiến dịch quảng cáo.

5.2. Lĩnh vực tài chính – ngân hàng

Đối với ngành tài chính ngân hàng, Big Data giúp xác định các vị trí có nhiều khách hàng tiềm năng nhất. Từ đó doanh nghiệp có thể nghiên cứu và đưa ra phương hướng xây dựng chi nhánh mới. Hoặc kết hợp ứng dụng phần mềm quản lý khách hàng CRM nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng và tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, Big Data còn giúp phát hiện ra các hoạt động gian lận, báo cáo tài chính của các chuyên viên. Nhằm mang lại các giao dịch tài chính bảo mật và an toàn nhất cho ngân hàng.

5.3. Lĩnh vực thương mại điện tử

Trong lĩnh vực thương mại điện tử, doanh nghiệp đưa ra phương hướng ứng dụng tốt Big Data thì sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Ngoài việc phân tích các hành vi, sở thích, nhu cầu của khách hàng,… Big Data giúp doanh nghiệp xác định được mặt hàng sản phẩm đang được quan tâm nhiều nhất. Từ đó tối ưu hóa thời gian hiển thị hoặc tự gửi mã ưu đãi sản phẩm đó cho khách hàng trong giỏ hàng.
Bài viết trên đây đã phần nào giải đáp cho bạn đọc về khái niệm của Big Data. Các ứng dụng của Big Data trong kinh doanh như thế nào? Cuối cùng, dù là doanh nghiệp nhỏ hay lớn thì cũng nên xem xét ứng dụng công nghệ Big Data vào việc quản lý doanh nghiệp hiệu quả. Nhằm mang lại nhiều hiệu quả kinh doanh cũng như giảm thiểu các rủi ro không đáng có.

Xem thêm: Phần mềm kế toán phù hợp với các doanh nghiệp của BRAVO.
 

Sẽ khóa các máy điện thoại thuần 2G và 3G vào tháng 12/2023​


Nhằm tiến tới tắt sóng 2G, thúc đẩy phổ cập smartphone, thúc đẩy chuyển đổi số, đưa hoạt động của người dân lên môi trường số, theo kế hoạch các nhà mạng sẽ khoá máy điện thoại thuần (only) 2G, 3G từ tháng 12/2023, để đảm bảo đến thời điểm tháng 9/2024 sẽ không còn máy 2G…
Liên quan đến vấn đề này, tại buổi họp báo thường kỳ diễn ra chiều ngày 6/9, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long, cho biết giấy phép tần số cấp cho mạng 2G, 3G sẽ hết hạn vào tháng 9/2024. Vì vậy, Bộ sẽ triển khai quy hoạch lại và tần số này sẽ không phục vụ cho máy 2G Only.
Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Thông tư quy định không cho phép nhập khẩu máy 2G only vào Việt Nam. Cùng với đó triển khai thanh tra ở các địa phương về tình trạng nhập thiết bị máy điện thoại 2G không chính thức trên thị trường, có giải pháp xử lý để đảm bảo đến thời điểm tháng 9/2024 sẽ không còn máy 2G. Mục tiêu của việc này nhằm thúc đẩy chuyển đổi số, đưa hoạt động của người dân lên môi trường số.
Mặc dù đến thời điểm đó không còn máy 2G nhưng theo Bộ Thông tin và Truyền thông, có thể sẽ phải tiếp tục duy trì sóng 2G thêm một thời gian nữa để phục vụ cho các máy 4G nhưng không sử dụng thoại và tin nhắn trên mạng 4G mà trên mạng 2G và 3G.
Để chuyển đổi máy 2G lên 4G, các nhà mạng đang xây dựng các chính sách hỗ trợ thiết bị đầu cuối và hỗ trợ cước để khách hàng chuyển đổi sang điện thoại thông minh. Các nhà mạng sẽ có chính sách chuyển đổi để không người dùng nào bị mất liên lạc.
Thông tin báo chí trước đó, Cục Viễn thông cho biết đã làm việc với các nhà mạng và các nhà mạng đã cam kết sẽ thực hiện việc khoá các thiết bị 2G only từ tháng 12/2023. Theo đó, thời gian qua, các nhà mạng phát triển giải pháp kỹ thuật để có thể loại các thiết bị thuần 2G, 3G ra khỏi mạng.
Thang9_7_tat-song-2G-va-3G-nam-2023.jpg

Bắt đầu từ tháng 12/2023 điện thoại 2G sẽ không truy cập được mạng
Cục Viễn thông cũng đã yêu cầu nhà mạng báo cáo số lượng thuê bao sử dụng máy thuần 2G không hợp pháp có thể khoá máy. Dự kiến tháng 9/2023 sẽ có số liệu để công bố, truyền thông cho người dân đang sử dụng thiết bị 2G only không hợp chuẩn, hợp quy sẽ bị ngắt ra khỏi mạng và có phương án chuyển đổi phù hợp. Biện pháp này sẽ bắt đầu vào tháng 12/2023.
Bên cạnh đó, việc thanh tra, kiểm tra nhập khẩu, phân phối, lưu thông máy thuần 2G, 3G cũng sẽ được triển khai. Bộ Thông tin và Truyền thông đã văn bản gửi các Sở Thông tin và Truyền thông, trong đó đề nghị các sở phải kiểm tra các chi nhánh của doanh nghiệp kinh doanh mô hình chuỗi, các hộ kinh doanh đơn lẻ để đảm bảo không còn máy điện thoại di động 2G, 3G only lưu thông trên địa bàn. Đồng thời phải phối hợp với quản lý thị trường, hải quan, công an, kiểm tra ngăn chặn việc mua bán lưu thông thiết bị điện thoại 2G, 3G only vi phạm quy định và kết quả gửi về Bộ Thông tin và Truyền thông trước ngày 30/11/2023.
Theo kế hoạch của Uỷ ban Chuyển đổi số Quốc gia, trong năm 2023 số người dùng smartphone trên cả nước phải đạt được 80% số người dùng điện thoại di động.
Trong khi đó, tại Thông tư số 04/2023/TT-BTTTT quy định danh mục sản phẩm, hàng hoá có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông và Thông tư số 43/2020/TT-BTTTT ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị đầu cuối thông tin di động mặt đất – Phần truy nhập vô tuyến” đã quy định máy điện thoại di động mặt đất bắt buộc phải hỗ trợ công nghệ E- UTRA FDD (4G) từ ngày 01/7/2021, đồng nghĩa những thiết bị only 2G, 3G là không hợp pháp.
Cục Viễn thông đã đưa ra danh sách các chủng loại máy điện thoại thuần 2G đã được chứng nhận hợp quy trước ngày 1/7/2021 và đã công bố cho các nhà mạng để có căn cứ dừng các thiết bị thuần 2G không hợp pháp.
Như vậy, đến tháng 12/2023 với các giải pháp mạnh, tỷ lệ máy 2G và 3G only không tuân thủ quy định pháp luật sẽ bị loại ra khỏi hệ thống mạng.

Xem thêm: Phần mềm ERP của BRAVO
 

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Giải pháp mang lại nhiều lợi ích thiết thực​


Cục Thuế đang đẩy mạnh triển khai chương trình hóa đơn điện tử (HĐĐT) khởi tạo từ máy tính tiền đối với các doanh nghiệp (DN) và hộ kinh doanh (HKD), nhất là các nhóm hàng hóa dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng.
Đây là bước nhằm tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa quản lý thuế, tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp và người dân, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng; đồng thời minh bạch thông tin quản lý thuế, góp phần vào việc thu thuế đúng, đủ, chống thất thu ngân sách nhà nước (NSNN) và đáp ứng yêu cầu của chương trình chuyển đổi số của thành phố.
Phó trưởng Phòng Tuyên truyền hỗ trợ – Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh Hà Thái Hạnh cho biết, qua thực tế triển khai thực hiện HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền đã cho thấy giải pháp này mang lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp, người tiêu dùng và cơ quan quản lý thuế.
Đối với doanh nghiệp, có 3 lợi ích đó là: Có thể xuất HĐĐT ngay cho khách hàng kể cả ngoài giờ hay đêm khuya do hóa đơn in ra từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế chính là HĐĐT có mã của cơ quan thuế theo quy định; chủ động hơn trong việc điều chỉnh sai sót cho HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền được gửi vào cuối ngày, chứ không phải gửi từng hóa đơn như loại hóa đơn có mã thông thường; tại một điểm bán hàng, doanh nghiệp có thể thiết lập nhiều máy tính tiền theo quy định để xuất HĐĐT cho khách hàng một cách nhanh chóng, thuận lợi.
Đối với người tiêu dùng, HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền sẽ đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng cần hóa đơn để tham dự thưởng do thông tin trên HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền có thêm trường thông tin về CMND/CCCD trong trường hợp người mua hàng chưa có mã số thuế hoặc không nhớ mã số thuế; tạo lập thói quen mua hàng lấy hóa đơn, góp phần minh bạch hóa các giao dịch kinh tế của các chủ thể tham gia.
Hóa đơn điện tử (HĐĐT) khởi tạo từ máy tính tiền

Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền – giải pháp mang lại những lợi ích thiết thực cho cả người bán và người mua khi thực hiện giao dịch kinh doanh.
Trong thời gian qua, Cục Thuế thành phố đã tập trung hướng dẫn 4 nhóm đối tượng triển khai HĐĐT có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền gồm các doanh nghiệp, hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai trên địa bàn thành phố HCM có hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo mô hình kinh doanh trực tiếp đến người tiêu dùng và có sử dụng máy tính tiền.
4 nhóm đối tượng cụ thể là: Kinh doanh ăn uống, nhà hàng, khách sạn; bán lẻ hàng hóa (trung tâm thương mại, siêu thị, bán lẻ hàng tiêu dùng); bán lẻ thuốc tân dược; và dịch vụ khác (dịch vụ vui chơi giải trí, vé cầu đường, vé xe buýt, vé tham quan, du lịch…). Tiếp sau đó, Tổng cục Thuế đã có hướng dẫn thêm nhóm đối tượng kinh doanh vàng cũng thuộc đối tượng triển khai HĐĐT có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền.
Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Cục trưởng Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh cho biết, việc triển khai hóa đơn điện tử nói chung và hóa đơn điện tử có mã từ máy tính tiền nói riêng đã đạt được những kết quả hết sức tích cực trong hành trình chuyển đổi số, số hóa việc quản lý thuế. Điều này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước mà còn tạo sự minh bạch, bình đẳng, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Trước đó, trên cơ sở chỉ đạo của Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế về công cuộc hiện đại hóa công tác quản lý thuế, hiện thực hóa “Chiến lược chuyển đổi số quốc gia” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cuối năm 2022, Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh đã xác định nội dung triển khai HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền là nhiệm vụ trọng tâm trong chuyển đổi số của toàn đơn vị trong năm 2023.
Ngành thuế đặt mục tiêu đến hết năm nay, 100% doanh nghiệp và hộ kinh doanh trong lĩnh vực trực tiếp đến người tiêu dùng tại Hà Nội, Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh sẽ phải áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền.

Xem thêm: Phần mềm quản trị doanh nghiệp của BRAVO.
 

Update lớn kỷ niệm 15 năm của Chrome có tính năng mới gì?​


Tháng này, Google sẽ tung ra một số bản cập nhật và giao diện mới cho Chrome nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 15 của trình duyệt web.
Theo Google thông báo, Chrome sẽ áp dụng thiết kế mới trên phiên bản cho PC, bao gồm các tùy chọn màu sắc và chủ đề mới để người dùng lựa chọn. Các biểu tượng (icon) của trình duyệt này cũng sẽ được chỉnh sửa lại nhằm “tập trung vào mức độ dễ đọc”.
Google cho biết giao diện mới dựa trên ngôn ngữ thiết kế Material You và tích hợp tốt hơn với các cài đặt trên PC của người dùng. Chẳng hạn, nếu máy tính của bạn đang ở chế độ Dark Mode, Chrome cũng sẽ tự động điều chỉnh sang chế độ này. Google cũng đã thay đổi menu Chrome để giúp bạn truy cập các tính năng và tùy chọn như tiện ích mở rộng, Google Dịch và Trình quản lý mật khẩu của Google dễ dàng hơn.
Với những thay đổi này, Google đặt mục tiêu “tiếp tục giúp việc duyệt web trên Chrome trở nên dễ dàng, nhanh chóng và an toàn”, Parisa Tabriz, phó chủ tịch Chrome, viết trong bài đăng trên blog.
Thang9_13_update-chrome-2023.jpg

Chrome sẽ áp dụng thiết kế mới trên phiên bản cho PC, bao gồm các tùy chọn màu sắc và chủ đề mới để người dùng lựa chọn
Google cũng đang thiết kế lại Cửa hàng Chrome trực tuyến vốn cung cấp các tiện ích mở rộng cho trình duyệt. Theo đó, chợ tiện ích này sẽ có giao diện mới, các danh mục mới như “tiện ích mở rộng được hỗ trợ bởi AI” và nhiều đề xuất được cá nhân hóa hơn. Theo bài đăng, Google cũng đã mở rộng tính năng Kiểm tra an toàn cho các tiện ích mở rộng của Chrome. Tính năng này hiện có thể cảnh báo người dùng nếu tiện ích mở rộng họ vừa tải vi phạm chính sách của Google hoặc tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm phần mềm độc hại.
Google cũng nhấn mạnh tính năng tìm kiếm mới của Chrome sẽ mang lại thông tin bổ sung – bao gồm các lượt tìm kiếm liên quan và các thông tin về nguồn của trang web. Tính năng tìm kiếm bằng AI Search Generative Experience, hay SGE, được cho là sẽ được ra mắt trong bản cập nhật này.
Bảo mật trong thời gian thực
Đáng chú ý, Google sẽ mang tới các lớp bảo mật bổ sung cho tính năng Duyệt web an toàn (Safe Browsing). Theo đó, tính năng bảo vệ chống ******* sẽ hoạt động trong thời gian thực cho tất cả người dùng.
Kể từ năm 2007, Google Chrome đã sử dụng tính năng Safe Browsing để bảo vệ người dùng khỏi các trang web độc hại phát tán phần mềm độc hại hoặc các trang *******. Khi duyệt web, Chrome sẽ kiểm tra xem trang web bạn đang truy cập có nằm trong danh sách URL độc hại hay không và nếu có, Chrome sẽ chặn trang web đó và hiển thị cảnh báo.
Tuy nhiên, vì danh sách URL xấu được lưu trữ cục bộ nên nó không thể bảo vệ bạn khỏi các trang web mới bị phát hiện kể từ khi danh sách được cập nhật lần cuối.
Thang9_13_update-chrome-2023-1.jpg

Tính năng bảo vệ chống ******* của Chrome sẽ hoạt động trong thời gian thực cho tất cả người dùng
Nhà phát triển trình duyệt cho biết họ thực hiện việc này vì danh sách Duyệt web an toàn được lưu trữ cục bộ chỉ được cập nhật 30 đến 60 phút một lần, trong khi 60% tất cả các miền ******* chỉ tồn tại trong 10 phút. Điều này tạo ra một khoảng thời gian trống đáng kể khiến mọi người dùng không được bảo vệ khỏi các URL độc hại mới.
“Để chặn những trang web nguy hiểm này ngay khi chúng ra mắt, chúng tôi đang nâng cấp tính năng Duyệt web an toàn. Giờ đây tính năng này sẽ kiểm tra các trang web dựa trên các trang web đã biết là xấu của Google trong thời gian thực”, Google cho biết.
“Bằng cách rút ngắn thời gian giữa việc xác định và ngăn chặn các mối đe dọa, chúng tôi hy vọng sẽ thấy khả năng bảo vệ được cải thiện 25% khỏi các mối đe dọa phần mềm độc hại và *******.”

Xem thêm: Phần mềm quản trị Nhân sự - Tiền lương của BRAVO.
 

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Giải pháp mang lại nhiều lợi ích thiết thực​


Cục Thuế đang đẩy mạnh triển khai chương trình hóa đơn điện tử (HĐĐT) khởi tạo từ máy tính tiền đối với các doanh nghiệp (DN) và hộ kinh doanh (HKD), nhất là các nhóm hàng hóa dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng.
Đây là bước nhằm tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa quản lý thuế, tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp và người dân, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng; đồng thời minh bạch thông tin quản lý thuế, góp phần vào việc thu thuế đúng, đủ, chống thất thu ngân sách nhà nước (NSNN) và đáp ứng yêu cầu của chương trình chuyển đổi số của thành phố.
Phó trưởng Phòng Tuyên truyền hỗ trợ – Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh Hà Thái Hạnh cho biết, qua thực tế triển khai thực hiện HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền đã cho thấy giải pháp này mang lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp, người tiêu dùng và cơ quan quản lý thuế.
Đối với doanh nghiệp, có 3 lợi ích đó là: Có thể xuất HĐĐT ngay cho khách hàng kể cả ngoài giờ hay đêm khuya do hóa đơn in ra từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế chính là HĐĐT có mã của cơ quan thuế theo quy định; chủ động hơn trong việc điều chỉnh sai sót cho HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền được gửi vào cuối ngày, chứ không phải gửi từng hóa đơn như loại hóa đơn có mã thông thường; tại một điểm bán hàng, doanh nghiệp có thể thiết lập nhiều máy tính tiền theo quy định để xuất HĐĐT cho khách hàng một cách nhanh chóng, thuận lợi.
Đối với người tiêu dùng, HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền sẽ đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng cần hóa đơn để tham dự thưởng do thông tin trên HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền có thêm trường thông tin về CMND/CCCD trong trường hợp người mua hàng chưa có mã số thuế hoặc không nhớ mã số thuế; tạo lập thói quen mua hàng lấy hóa đơn, góp phần minh bạch hóa các giao dịch kinh tế của các chủ thể tham gia.
Hóa đơn điện tử (HĐĐT) khởi tạo từ máy tính tiền

Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền – giải pháp mang lại những lợi ích thiết thực cho cả người bán và người mua khi thực hiện giao dịch kinh doanh.
Trong thời gian qua, Cục Thuế thành phố đã tập trung hướng dẫn 4 nhóm đối tượng triển khai HĐĐT có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền gồm các doanh nghiệp, hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai trên địa bàn thành phố HCM có hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo mô hình kinh doanh trực tiếp đến người tiêu dùng và có sử dụng máy tính tiền.
4 nhóm đối tượng cụ thể là: Kinh doanh ăn uống, nhà hàng, khách sạn; bán lẻ hàng hóa (trung tâm thương mại, siêu thị, bán lẻ hàng tiêu dùng); bán lẻ thuốc tân dược; và dịch vụ khác (dịch vụ vui chơi giải trí, vé cầu đường, vé xe buýt, vé tham quan, du lịch…). Tiếp sau đó, Tổng cục Thuế đã có hướng dẫn thêm nhóm đối tượng kinh doanh vàng cũng thuộc đối tượng triển khai HĐĐT có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền.
Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Cục trưởng Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh cho biết, việc triển khai hóa đơn điện tử nói chung và hóa đơn điện tử có mã từ máy tính tiền nói riêng đã đạt được những kết quả hết sức tích cực trong hành trình chuyển đổi số, số hóa việc quản lý thuế. Điều này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước mà còn tạo sự minh bạch, bình đẳng, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Trước đó, trên cơ sở chỉ đạo của Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế về công cuộc hiện đại hóa công tác quản lý thuế, hiện thực hóa “Chiến lược chuyển đổi số quốc gia” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cuối năm 2022, Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh đã xác định nội dung triển khai HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền là nhiệm vụ trọng tâm trong chuyển đổi số của toàn đơn vị trong năm 2023.
Ngành thuế đặt mục tiêu đến hết năm nay, 100% doanh nghiệp và hộ kinh doanh trong lĩnh vực trực tiếp đến người tiêu dùng tại Hà Nội, Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh sẽ phải áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền.

Xem thêm: Phần mềm Nhân sự - Tiền lương của BRAVO.
 

Tân Á Đại Thành nhận giải doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc năm 2023​


Tập đoàn Tân Á Đại Thành vinh dự là một trong 9 doanh nghiệp được nhận giải thưởng Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp chuyển đối số xuất sắc tại Lễ trao Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam – Vietnam Digital Awards 2023 (VDA 2023) diễn ra vào ngày 7/10 vừa qua.
“Chương trình bình chọn, trao tặng Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam – Vietnam Digital Awards” là chương trình được tổ chức thường niên dưới sự chủ trì của Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) và sự bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Thông qua quá trình xem xét, đánh giá khoa học, khách quan, chuyên nghiệp và công tâm của các giám khảo là những nhà quản lý, chuyên gia công nghệ, chuyển đổi số hàng đầu thuộc 02 Hội đồng Sơ tuyển và Chung khảo, Ban Tổ chức đã chọn ra các đơn vị được vinh danh tại lễ trao giải VDA 2023, trên 4 hạng mục: Sản phẩm, dịch vụ, giải pháp công nghệ số xuất sắc; Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp chuyển đổi số xuất sắc; Cơ quan nhà nước chuyển đổi số xuất sắc và Sản phẩm, giải pháp chuyển đổi số vì cộng đồng.
Thang10_11_chuc-mung-tan-a-dai-thanh-chuyen-doi-so-erp-2023.jpg

Ông Nguyễn Anh Tú – Phó Tổng giám đốc thường trực Tập đoàn Tân Á Đại Thành đại diện nhận giải thưởng Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp chuyển đối số xuất sắc 2023.
Tập đoàn Tân Á Đại Thành nhận giải thưởng Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp chuyển đối số xuất sắc với kết quả áp dụng thành công, toàn diện Phần mềm quản trị doanh nghiệp (ERP) trong vận hành.
Đánh giá về lợi ích của Phần mềm quản trị doanh nghiệp (ERP), ông Nguyễn Anh Tú – Phó TGĐ thường trực phụ trách Tài chính Kế toán tập đoàn Tân Á Đại Thành cho biết: “Tân Á Đại Thành là tập đoàn đa ngành với 3 lĩnh vực trụ cột Sản xuất Công nghiệp – Công nghệ cao và Bất động sản. Với 4 tổng công ty, 45 công ty thành viên, 17 nhà máy trong và ngoài nước cùng 6.000 cán bộ, công nhân viên thì việc vận hành Phần mềm quản trị doanh nghiệp (ERP) mang lại lợi ích vô cùng lớn.
Việc tích hợp all-in-one nhiều ứng dụng khác nhau đã giúp Tân Á Đại Thành tạo ra một hệ thống dữ liệu tự động hợp nhất và xuyên suốt qua các phòng ban, các khâu hoạt động như quản lý mua hàng, quản lý sản xuất, quản lý nhân sự… Từ đó, chúng tôi có thể phân tích các dữ liệu theo nhiều góc độ khác nhau để đưa ra quyết định kinh doanh một cách nhanh chóng và đúng đắn. Cùng với đó, những lợi ích khác của ERP như giúp kiểm soát thông tin tài chính, giúp tăng tốc độ dòng công việc và hạn chế sai sót trong cập nhật dữ liệu từ nhiều nguồn cũng là yếu tố quan trọng để Tân Á Đại Thành hoạt động hiệu quả, tinh gọn hơn.”

Phát biểu tại buổi lễ, TS. Nguyễn Minh Hồng, Chủ tịch VDCA, Trưởng Ban Tổ chức VDA 2023 ghi nhận: Vietnam Digital Awards là hoạt động quan trọng của VDCA, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, xây dựng chính phủ số, phát triển kinh tế số và xã hội số. Chương trình nằm trong chuỗi hoạt động Hưởng ứng “Năm dữ liệu số quốc gia” và hướng tới Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10.
Qua 6 mùa tổ chức, Vietnam Digital Awards đã tiếp cận hơn 16.000 lượt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên 63 tỉnh, thành phố, thu hút gần 1.800 hồ sơ tham dự; vinh danh gần 400 cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp chuyển đổi số xuất sắc và các sản phẩm, giải pháp chuyển đổi số tiêu biểu. Vietnam Digital Awards là chương trình giải thưởng uy tín và danh giá hàng đầu về chuyển đổi số tại Việt Nam hiện nay.
Theo Tạp chí Doanh nhân Việt Nam
Từ năm 2016, BRAVO vinh dự trở thành Nhà cung cấp giải pháp phần mềm quản trị tổng thể doanh nghiệp (
BRAVO ERP) cho Tập đoàn Tân Á Đại Thành và các đơn vị thành viên. Liên tục cho đến nay, Tân Á Đại Thành đã triển khai nâng cấp phiên bản mới và mở rộng quy mô phần mềm cho toàn bộ hệ thống công ty con trong Tập đoàn. Là đối tác nhiều năm liền với Tân Á Đại Thành, BRAVO luôn vinh dự và tự hào khi được đồng hành, hỗ trợ cho công tác quản trị, hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần làm nên thành công của Tập đoàn Tân Á Đại Thành nói riêng và cũng như các doanh nghiệp Việt nói chung.

Xem thêm:
Phần mềm ERP của BRAVO.
 

NSS: 24 năm BRAVO kiên định sứ mệnh đem lại “bí quyết quản trị” cho khách hàng.​


24 năm, một chặng đường không phải quá dài đối với một doanh nghiệp. Nhưng với Công ty Cổ phần Phần mềm BRAVO, đó là một hành trình với nhiều nỗ lực và đam mê của tất cả thành viên công ty để kiên định đi theo sứ mệnh đem lại bí quyết quản trị cho khách hàng.
Thành lập tháng 10/1999 bởi những người tâm huyết với ngành CNTT Việt Nam, BRAVO mong muốn mang đến giải pháp giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực quản lý, năng lực cạnh tranh và quản trị có hiệu quả hoạt động SXKD với sản phẩm chủ lực là Giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp BRAVO (ERP – VN).
Trong suốt 24 năm xây dựng và phát triển, BRAVO đặt ra cho mình sứ mệnh rất rõ ràng và kiên tâm theo đuổi nó. Đó là: xây dựng một doanh nghiệp phát triển bền vững dựa trên nền tảng con người nhằm trợ giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực quản lý, năng lực cạnh tranh và quản trị có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thông qua việc tư vấn và triển khai ứng dụng các giải pháp phần mềm vào công tác quản trị doanh nghiệp. Qua đó góp phần xây dựng đất nước, hỗ trợ cộng đồng và đem lại cho mỗi thành viên của mình một môi trường làm việc tốt nhất để phát triển tài năng, nghề nghiệp, đồng thời có được một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần.
Báo Nhịp sống số đứa tin BRAVO 24 năm

Bài viết được đăng tải trên báo điện tử Nhịp Sống số (ngày 04/10/2023)
Ý thức được tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm và dịch vụ trong công nghệ thông tin, BRAVO định hướng sản phẩm của mình phải có nhiều TÍNH NĂNG NỔI BẬT cùng DỊCH VỤ CHẤT LƯỢNG KÈM THEO nhằm giải quyết các bài toán quản lý phức tạp của doanh nghiệp để giúp công tác quản lý, điều hành trở nên thuận tiện hơn thông qua việc cung cấp thông tin doanh nghiệp một cách toàn diện, từ tổng quát đến chi tiết. Do đó, điểm khác biệt cốt lõi của BRAVO giúp công ty có được vị thế trên thị trường hiện này nằm trong CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ.
Để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của mình thì nghiên cứu và phát triển được đặc biệt coi trọng trong tại BRAVO với ngân sách chiếm hơn 20% trong cơ cấu các khoản chi phí / 1 năm. Các lĩnh vực được đầu tư nghiên cứu bao gồm:
  • Công nghệ ngôn ngữ lập trình mới
  • Cơ sở dữ liệu lưu trữ.
  • Chế độ kế toán, nghiệp vụ quy trình quản trị doanh nghiệp.
Bên cạnh sản phẩm, thì các dịch vụ đi kèm như: Tư vấn lựa chọn quy mô phần mềm; Chỉnh sửa, Cài đặt; Đào tạo và chuyển giao phần mềm; Chăm sóc định kỳ khách hàng… cũng được BRAVO chú trọng hoàn thiện mỗi ngày giúp gia tăng lợi ích cho khách hàng.
BRAVO đã trải qua 24 năm xây dựng và phát triển. Nhìn lại chặng đường đã qua, BRAVO tự hào về những thành quả mà đã đạt được, đó là sự tin tưởng của hơn 4300 khách hàng là những công ty và tập đoàn lớn. BRAVO vinh dự khi nhận được sự hài lòng từ phía khách hàng sau mỗi dự án. Là một trong những dự án tiêu biểu mà BRAVO triển khai cho doanh nghiệp ngành Dệt may, bà Phạm Bích Hồng – GĐ điều hành – Trưởng phòng TCKT Tổng Công ty May 10 cho biết: “Cảm ơn thành viên đội dự án hai bên đã nỗ lực tập trung cao độ thực hiện tốt các phần việc đúng thời hạn. Đã có nhiều thay đổi từ khi ứng dụng phần mềm BRAVO vào quá trình vận hành của May 10”.
Cũng là một trong những khách hàng tiêu biểu của BRAVO, ông Lương Văn Thắng – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Khóa Việt Tiệp đã chia sẻ trong buổi lễ nghiệm thu dự án: “Chất lượng sản phẩm và dịch vụ của BRAVO luôn đáp ứng dược những yêu cầu, mong mỏi từ phía Việt Tiệp. Có 3 từ để tôi nhận xét về BRAVO đó là: Chuyên nghiệp, Trách nhiệm và Tận Tình”.
Bên cạnh sự tin tưởng từ phía khách hàng, sự gắn bó dài lâu của hơn 450 nhân sự và đặc biệt là sự đánh giá cao từ giới chuyên môn qua các giải thưởng lớn là những minh chứng cho những nỗ lực của BRAVO trong suốt chặng đường 24 năm.
Ngày 22/9 vừa qua, Lễ Vinh danh và trao Chứng nhận TOP 10 Doanh nghiệp Công nghệ số xuất sắc Việt Nam 2023 đã long trọng được tổ chức tại Trung tâm biểu diễn nghệ thuật Âu Cơ, Ba Đình, Hà Nội. Bằng những nỗ lực của mình, Công ty Cổ phần Phần mềm BRAVO tiếp tục được bình chọn là một trong Top 10 Doanh nghiệp Công nghệ số xuất sắc Việt Nam 2023 lĩnh vực doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, giải pháp công nghệ thông tin.
Thang9_29_bravo-top-10-doanh-nghiep-cong-nghe-so-2023.jpg

(Ông Ngô Đình Hải – Giám đốc khối Công Nghệ BRAVO nhận giải thưởng)
Trong suốt chặng hành trình xây dựng và phát triển, BRAVO luôn kiên định sứ mệnh đem lại “bí quyết quản trị” cho khách hàng. Đây sẽ tiếp tục là định hướng là kim chỉ nam cho những bước phát triển tiếp theo của công ty.

Xem thêm:
Phần mềm quản trị doanh nghiệp của BRAVO.
 

Tắt sóng 3G để đẩy nhanh chuyển đổi số​


Tắt sóng 3G để đưa hoạt động của người dân lên môi trường số.
Nhu cầu băng tần cho các công nghệ di động mới tiên tiến hơn đang ngày càng tăng cao và buộc phải sớm giải phóng nguồn tài nguyên băng tần đang bị các công nghệ lỗi thời chiếm dụng.
Nhiều quốc gia lên kế hoạch tắt sóng 3G
Trong khi Việt Nam đang vào giai đoạn cuối nỗ lực để tắt sóng di động 2G thì nhiều nước trên thế giới đang nối tiếp nhau tắt sóng 3G.
Tháng 7-2023, Singapore thông báo các nhà mạng di động bắt đầu vào giai đoạn cuối để sẽ tắt sóng 3G từ ngày 31-7-2024. Cơ quan Phát triển Truyền thông Infocomm (IMDA) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông Singapore cho biết trước thời hạn tắt sóng 3G, các nhà mạng được cho 1 năm để tiến hành chuyển đổi các thuê bao 3G lên 4G và 5G. Sau 20 năm triển khai ở Singapore, mạng 3G của 3 nhà mạng di động M1, Singtel và StarHub hiện nay chỉ còn khoảng 1% thuê bao sử dụng. Các nhà mạng này sẽ phải chủ động tắt 3G sớm cho dù các giấy phép sử dụng mạng 3G của họ mãi tới năm 2033 mới hết hạn.
Cách làm của Singapore là lấy thuê bao làm trung tâm, bảo đảm để họ “lên đời” 4G/5G. Cụ thể, thuê bao 3G được lên 4G/5G miễn phí với những gói cước có chi phí ngang bằng hay thậm chí ưu đãi hơn. Nhiều mẫu mã điện thoại 4G/5G cũng được giới thiệu phù hợp với mọi đối tượng. Kể từ ngày 1-2-2024, các nhà bán lẻ di động sẽ không được phép bán các điện thoại 3G hay các điện thoại 4G “lai” (chỉ có dữ liệu 4G, nhưng vẫn yêu cầu kết nối 3G để gọi thoại).
Theo trang Mobile World Live, ở Nhật Bản, SoftBank Corp có kế hoạch tắt 3G vào tháng 1-2024 và NTT Docomo sẽ tắt vào đầu năm 2026. Nhà mạng Spark New Zealand có kế hoạch hoàn tất việc tắt 3G vào cuối năm 2025.
Theo trang TeleGeography, tính đến cuối năm 2022, thế giới có 10 nước đã tắt tất cả dịch vụ 2G. Trong đó, mạng 2G cuối cùng tại Hàn Quốc là LG Uplus đã đóng vào ngày 1-7-2021.
Theo cơ sở dữ liệu GlobalComms Database, hiện có 89 nước có số thuê bao 2G còn dưới 10% tổng thuê bao. Dự báo vào năm 2028, có 172 nước sẽ có ít nhất 90% tổng số thuê bao dùng các mạng 3G/4G/5G.
Riêng đối với mạng 3G, Đài Loan (Trung Quốc) là thị trường đầu tiên trên thế giới tắt sóng 3G vào cuối năm 2018. Tiếp theo đó là Cộng hòa Czech (11-2021), Đức (12-2021), Malaysia (3-2022). Đan Mạch, Slovakia, Hy Lạp, Hungary và Thụy Điển sẽ tắt mạng 3G trong năm 2023. Ở Mỹ, 3 nhà mạng lớn đã tắt sóng 3G. Đầu tiên là mạng AT&T vào đầu năm 2017, T-Mobile giữa năm 2022 và Verizon cuối năm 2022.
Thang11_2_viet-nam-tat-2g.jpg

Tháng 9-2024, Việt Nam sẽ dừng hoàn toàn công nghệ 2G
Cần xã hội chung tay
Việt Nam đang trong giai đoạn cuối để tắt sóng 2G, sau đó là 3G. Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) đã đặt mục tiêu giảm số thuê bao 2G còn dưới 5% vào cuối năm 2023 và cũng đã đưa ra hạn cuối cho việc dừng công nghệ 2G tại Việt Nam là tháng 9-2024.
Tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 9-2023 của Bộ TT-TT, Thứ trưởng Phạm Đức Long khẳng định: “Bộ sẽ có giải pháp xử lý để bảo đảm đến thời điểm tháng 9-2024 khi giấy phép tần số cấp cho mạng 2G hết hạn thì sẽ không còn máy 2G. Mục tiêu của việc này nhằm thúc đẩy chuyển đổi số, đưa hoạt động của người dân lên môi trường số”.
Ngay từ năm 2020, Bộ TT-TT đã ban hành Thông tư 43/2020/TT-BTTTT, trong đó quy định tất cả điện thoại di động được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu vào Việt Nam từ tháng 7-2021 phải tích hợp công nghệ 4G. Thực tế trên thị trường vẫn có những loại smartphone danh nghĩa là 4G nhưng chỉ hỗ trợ kết nối dữ liệu 4G, còn thoại thì vẫn là 3G.
Sau bước thử nghiệm vào năm 2020, Viettel đã tắt sóng 3G trên diện rộng trong năm 2022 (với quy mô lên tới 35.000 trạm BTS) để tập trung phát triển 4G và 5G.
Công cuộc tắt sóng 2G và 3G cần huy động được sự chung tay xã hội hóa. Các nhà mạng, các hệ thống kinh doanh điện thoại, các hãng điện thoại có thể tham gia hợp tác với nhau để cung cấp các gói cước, các mẫu smartphone 4G với chi phí phù hợp cho các thuê bao lên đời từ 2G/3G.
Do mạng 4G cũng phải dùng băng tần 1800MHz và 2100MHz nên phải chia sẻ từ mạng 2G và 4G. Hậu quả là chưa thể tối ưu mạng 4G, chất lượng không đúng chuẩn. Theo giới chuyên môn, tắt sóng 2G, tốc độ mạng của 4G có thể tăng thêm 25% so với hiện tại. Tình hình sẽ càng tốt hơn nữa nếu như mạng 4G được sử dụng toàn bộ băng tần 2100MHz hiện phải chia sẻ với 3G.
Theo báo NLĐ
 

Tắt sóng 3G để đẩy nhanh chuyển đổi số​


Tắt sóng 3G để đưa hoạt động của người dân lên môi trường số.
Nhu cầu băng tần cho các công nghệ di động mới tiên tiến hơn đang ngày càng tăng cao và buộc phải sớm giải phóng nguồn tài nguyên băng tần đang bị các công nghệ lỗi thời chiếm dụng.
Nhiều quốc gia lên kế hoạch tắt sóng 3G
Trong khi Việt Nam đang vào giai đoạn cuối nỗ lực để tắt sóng di động 2G thì nhiều nước trên thế giới đang nối tiếp nhau tắt sóng 3G.
Tháng 7-2023, Singapore thông báo các nhà mạng di động bắt đầu vào giai đoạn cuối để sẽ tắt sóng 3G từ ngày 31-7-2024. Cơ quan Phát triển Truyền thông Infocomm (IMDA) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông Singapore cho biết trước thời hạn tắt sóng 3G, các nhà mạng được cho 1 năm để tiến hành chuyển đổi các thuê bao 3G lên 4G và 5G. Sau 20 năm triển khai ở Singapore, mạng 3G của 3 nhà mạng di động M1, Singtel và StarHub hiện nay chỉ còn khoảng 1% thuê bao sử dụng. Các nhà mạng này sẽ phải chủ động tắt 3G sớm cho dù các giấy phép sử dụng mạng 3G của họ mãi tới năm 2033 mới hết hạn.
Cách làm của Singapore là lấy thuê bao làm trung tâm, bảo đảm để họ “lên đời” 4G/5G. Cụ thể, thuê bao 3G được lên 4G/5G miễn phí với những gói cước có chi phí ngang bằng hay thậm chí ưu đãi hơn. Nhiều mẫu mã điện thoại 4G/5G cũng được giới thiệu phù hợp với mọi đối tượng. Kể từ ngày 1-2-2024, các nhà bán lẻ di động sẽ không được phép bán các điện thoại 3G hay các điện thoại 4G “lai” (chỉ có dữ liệu 4G, nhưng vẫn yêu cầu kết nối 3G để gọi thoại).
Theo trang Mobile World Live, ở Nhật Bản, SoftBank Corp có kế hoạch tắt 3G vào tháng 1-2024 và NTT Docomo sẽ tắt vào đầu năm 2026. Nhà mạng Spark New Zealand có kế hoạch hoàn tất việc tắt 3G vào cuối năm 2025.
Theo trang TeleGeography, tính đến cuối năm 2022, thế giới có 10 nước đã tắt tất cả dịch vụ 2G. Trong đó, mạng 2G cuối cùng tại Hàn Quốc là LG Uplus đã đóng vào ngày 1-7-2021.
Theo cơ sở dữ liệu GlobalComms Database, hiện có 89 nước có số thuê bao 2G còn dưới 10% tổng thuê bao. Dự báo vào năm 2028, có 172 nước sẽ có ít nhất 90% tổng số thuê bao dùng các mạng 3G/4G/5G.
Riêng đối với mạng 3G, Đài Loan (Trung Quốc) là thị trường đầu tiên trên thế giới tắt sóng 3G vào cuối năm 2018. Tiếp theo đó là Cộng hòa Czech (11-2021), Đức (12-2021), Malaysia (3-2022). Đan Mạch, Slovakia, Hy Lạp, Hungary và Thụy Điển sẽ tắt mạng 3G trong năm 2023. Ở Mỹ, 3 nhà mạng lớn đã tắt sóng 3G. Đầu tiên là mạng AT&T vào đầu năm 2017, T-Mobile giữa năm 2022 và Verizon cuối năm 2022.
Thang11_2_viet-nam-tat-2g.jpg

Tháng 9-2024, Việt Nam sẽ dừng hoàn toàn công nghệ 2G
Cần xã hội chung tay
Việt Nam đang trong giai đoạn cuối để tắt sóng 2G, sau đó là 3G. Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) đã đặt mục tiêu giảm số thuê bao 2G còn dưới 5% vào cuối năm 2023 và cũng đã đưa ra hạn cuối cho việc dừng công nghệ 2G tại Việt Nam là tháng 9-2024.
Tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 9-2023 của Bộ TT-TT, Thứ trưởng Phạm Đức Long khẳng định: “Bộ sẽ có giải pháp xử lý để bảo đảm đến thời điểm tháng 9-2024 khi giấy phép tần số cấp cho mạng 2G hết hạn thì sẽ không còn máy 2G. Mục tiêu của việc này nhằm thúc đẩy chuyển đổi số, đưa hoạt động của người dân lên môi trường số”.
Ngay từ năm 2020, Bộ TT-TT đã ban hành Thông tư 43/2020/TT-BTTTT, trong đó quy định tất cả điện thoại di động được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu vào Việt Nam từ tháng 7-2021 phải tích hợp công nghệ 4G. Thực tế trên thị trường vẫn có những loại smartphone danh nghĩa là 4G nhưng chỉ hỗ trợ kết nối dữ liệu 4G, còn thoại thì vẫn là 3G.
Sau bước thử nghiệm vào năm 2020, Viettel đã tắt sóng 3G trên diện rộng trong năm 2022 (với quy mô lên tới 35.000 trạm BTS) để tập trung phát triển 4G và 5G.
Công cuộc tắt sóng 2G và 3G cần huy động được sự chung tay xã hội hóa. Các nhà mạng, các hệ thống kinh doanh điện thoại, các hãng điện thoại có thể tham gia hợp tác với nhau để cung cấp các gói cước, các mẫu smartphone 4G với chi phí phù hợp cho các thuê bao lên đời từ 2G/3G.
Do mạng 4G cũng phải dùng băng tần 1800MHz và 2100MHz nên phải chia sẻ từ mạng 2G và 4G. Hậu quả là chưa thể tối ưu mạng 4G, chất lượng không đúng chuẩn. Theo giới chuyên môn, tắt sóng 2G, tốc độ mạng của 4G có thể tăng thêm 25% so với hiện tại. Tình hình sẽ càng tốt hơn nữa nếu như mạng 4G được sử dụng toàn bộ băng tần 2100MHz hiện phải chia sẻ với 3G.
Theo báo NLĐ

Xem thêm:
Phần mềm quản trị doanh nghiệp của BRAVO.
 

Tổng Công ty Hàng không Việt Nam chính thức sử dụng phần mềm Quản lý hợp đồng BRAVO 8R3​


Sau hơn 5 tháng tích cực triển khai và đảm bảo nghiệp vụ đưa ra từ các cơ quan đơn vị, phần mềm quản lý hợp đồng (CMS) của BRAVO phát triển đã chính thức được đưa vào sử dụng từ ngày 10/10 vừa qua tại Tổng Công ty Hàng Không Việt Nam (Vietnam Airlines).
Phần mềm CMS là ứng dụng quản lý tất cả các hợp đồng kinh tế của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) bao gồm các loại hợp đồng trọn gói, hợp đồng đơn giá cố định, hợp đồng đơn giá điều chỉnh, Hợp đồng khung/nguyên tắc, Hợp đồng vay (không bao gồm các hợp đồng bán thương mại hành khách, bán thương mại hàng hóa, thuê chuyến). Phần mềm CMS đã được Công ty Cổ phần Phần mềm BRAVO thiết kế, xây dựng, tùy chỉnh riêng phù hợp và đáp ứng yêu cầu sử dụng của Vietnam Airlines. Hiện tại phần mềm đang vận hành chính thức tại 47 cơ quan đơn vị thuộc Vietnam Airlines Group.
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam chính thức sử dụng phần mềm Quản lý hợp đồng BRAVO 8R3

Phần mềm hứa hẹn sẽ là công cụ đắc lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của Vietnam Airlines (Ảnh: Vietnam Airlines)
Trước đây toàn bộ quá trình thanh toán bao gồm từ Hợp đồng, Đơn hàng, Nhận hàng, Biên bản nghiệm thu, Hóa đơn và Lập đề nghị thanh toán, ký văn bản đề triển khai bằng văn bản giấy, khiến các CQ, ĐV mất rất nhiều thời gian để lập các văn bản, điều chỉnh, đối chiếu rồi gửi hồ sơ cho lãnh đạo CQ, ĐV duyệt rồi mới chuyển Ban Tài chính Kế toán.
Quá trình lập hồ sơ, chờ phê duyệt hồ sơ và đề nghị thanh toán cũng mất rất nhiều thời gian do phải chờ lãnh đạo CQ, ĐV ký duyệt. Việc đưa phần mềm CMS vào hoạt động là một bước tiến mới trong quá trình số hóa quy trình quản lý và số hóa dữ liệu của Vietnam Airlines.
Toàn bộ quy trình quản lý hợp đồng được xây dựng và quản lý tập trung, xuyên suốt (từ Hợp đồng, Đơn hàng, Nhận hàng, Biên bản nghiệm thu, Hóa đơn và Lập đề nghị thanh toán). Đặc biệt đây cũng là hệ thống CNTT đầu tiên của Vietnam Airlines sử dụng chữ ký số và chữ ký điện tử. Điều này giúp cho công tác quản lý hợp đồng được thực hiện đồng bộ, nhất quán và đảm bảo tính chặt chẽ.
Quy trình luồng dữ liệu Quản lý hợp đồng

Quy trình luồng dữ liệu Quản lý hợp đồng áp dụng trên phần mềm BRAVO (Ảnh: Vietnam Airlines)
Sau khi nghiên cứu và xem xét nhiều giải pháp của các đối tác, Vietnam Airlines đã lựa chọn Công ty Cổ phần Phần mềm BRAVO là đơn vị triển khai hệ thống. Tuy có nhiều khó khăn trong quá trình triển khai, nhưng với sự hỗ trợ kịp thời của Ban lãnh đạo, tinh thần làm việc quyết tâm, nỗ lực và trách nhiệm cao của tổ dự án, hệ thống CMS đã được triển khai sử dụng chính thức từ ngày 10/10/2023.
BRAVO tổ chức triển khai đào tạo Phần mềm Quản lý hợp đồng

BRAVO tổ chức triển khai đào tạo Phần mềm Quản lý hợp đồng (Ảnh: Vietnam Airlines)
Công ty Cổ phần Phần mềm BRAVO là doanh nghiệp chuyên sâu phát triển và triển khai ứng dụng hệ thống phần mềm về công nghệ thông tin vào quản lý sản xuất kinh doanh. Sản phẩm chủ lực hiện tại của BRAVO là “Phần mềm Quản lý doanh nghiệp (ERP)” và các dịch vụ. Thế mạnh của BRAVO là hiểu biết đặc thù quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam và có kinh nghiệm triển khai phần mềm.
Đến nay, BRAVO đã có hơn 24 năm kinh nghiệm triển khai cho hơn 4.300 khách hàng là các doanh nghiệp lớn và tập đoàn trong cả nước.
Phần mềm BRAVO 8R3 hứa hẹn sẽ là công cụ đắc lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của Vietnam Airlines nhanh, mạnh và hiệu quả hơn thông qua việc quản lý hợp đồng tập trung, đồng thời kiểm soát quy trình từ hợp đồng đến thanh toán được xuyên suốt.
Với phần mềm quản lý hợp đồng đang được triển khai thực hiện tại các CQĐV sẽ giúp quy trình và thời gian được rút ngắn, trên bàn làm việc dần biến mất những chồng tài liệu dầy cộp và các stick dán chi chít để đánh dấu các nơi cần ký, chuyên viên không còn phải chờ lãnh đạo đi công tác về hay đi họp về để ký tài liệu mà hồ sơ sẽ được ký mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên, do trong giai đoạn đầu triển khai, nhiều CQ, ĐV còn chưa quen sử dụng cũng như thao tác trên nhiều hệ thống nên cần có thời gian để hệ thống phát huy được tối đa tính năng.

Xem thêm: Phần mềm kế toán phù hợp với các doanh nghiệp của BRAVO.
 

Tài khoản eKYC là gì? Có những lợi ích gì nổi bật?​


Sự phát triển vượt bậc của công nghệ đã cho ra đời phương pháp định danh hiện đại bằng tài khoản eKYC – phương pháp đang được nhiều doanh nghiệp, tổ chức sử dụng.
Tài khoản eKYC là gì?

Thuật ngữ eKYC là viết tắt của Electronic Know Your Customer là giải pháp định danh xác thực điện tử, nhận biết danh tính khách hàng từ xa mà không cần các loại giấy tờ cá nhân. Đây là phương pháp được phát triển dựa trên công nghệ trí thông minh nhân tạo AI (Artificial Intelligence – Viết tắt là AI) để xác minh danh tính khách hàng.
Hiện nay, định danh bằng tài khoản eKYC đang dần thay thế cho KYC. Việc chuyển đổi hình thức định danh điện tử eKYC đã giúp các tổ chức, ngân hàng tiết kiệm nhiều chi phí và nhân lực so với phương pháp xác minh danh tính khách hàng truyền thống, nhưng vẫn đảm bảo được hiệu quả tối ưu nhất.
Tài khoản eKYC

Định danh bằng tài khoản eKYC đang dần thay thế cho KYC
Việc sử dụng định danh điện tử đã được sự chấp thuận của các cơ quan quản lý có thẩm quyền, và các tổ chức, ngân hàng ở nhiều quốc gia đã và đang chuyển đổi hình thức nhận biết khách hàng từ KYC sang eKYC.
Lợi ích khi sử dụng tài khoản eKYC
Có thể nói, việc xác thực tài khoản eKYC diễn ra vô cùng nhanh chóng, tiện lợi. Bên cạnh đó, hình thức này còn mang lại những lợi ích cho cả các tổ chức và khách hàng, có thể kể đến:
Đối với các tổ chức, ngân hàng
Sử dụng định danh điện tử giúp các tổ chức, ngân hàng tiết kiệm tối đa các chi phí, nhân lực, xác minh thông tin khách hàng chính xác. Song song đó, tổ chức hay doanh nghiệp liên kết, cung cấp tài khoản định danh nhanh chóng với khách hàng ở bất cứ đâu mà không cần nhân viên hỗ trợ. Do đó, giúp các tổ chức mở rộng được đối tượng khách hàng và tăng doanh thu đáng kể.
Đối với khách hàng sử dụng
Không mất nhiều thời gian, công sức: Với công nghệ định danh điện tử eKYC, khách hàng không cần phải chờ đợi giao dịch, không mất công sức di chuyển đến phòng giao dịch trong giờ hành chính, còn có thể nhanh chóng định danh để đăng ký tài khoản để mua sắm. Là phương thức thực hiện online nhanh chóng, tiện lợi cho các giao dịch của khách hàng. Khách hàng được bảo mật thông tin cá nhân an toàn: Thông tin khách hàng sẽ được lưu trữ trên CRM của ngân hàng. Do đó, tạo ra nhiều thuận tiện trong việc quản lý dữ liệu, nâng cao tính bảo mật thông tin cho khách hàng.
Một số lợi ích khác:
  • Ngăn ngừa tình trạng giả mạo danh tính, *******
  • Dữ liệu được cập nhật chính xác nhất và hoàn toàn minh bạch
  • Hệ thống phân quyền truy cập, tránh được tình trạng lạm dụng thông tin cá nhân của người sử dụng
  • Dữ liệu khách hàng được đồng bộ và được truy xuất dễ dàng
  • Hệ thống định danh xác minh danh tính chính xác chỉ sau vài giây.
Hiện nay, các ứng dụng Internet Banking hay ứng dụng thanh toán như hệ sinh thái tài chính số đã áp dụng đăng nhập bằng hình thức Dấu vân tay và Face ID. Với công nghệ tiên tiến, bảo mật tuyệt đối, người dùng có thể yên tâm sử dụng các dịch vụ trên điện thoại của mình.

Xem thêm: Phần mềm quản trị Nhân sự - Tiền lương của BRAVO.
 

7 kỹ năng công nghệ cần thiết để đón đầu xu thế vào năm 2024​


Đến năm 2024, công nghệ tiếp tục phát triển với tốc độ chóng mặt. Để đón đầu xu hướng và phát triển trong môi trường luôn thay đổi này, việc sở hữu các kỹ năng công nghệ phù hợp là chiến lược có giá trị nhất.
Sự phát triển không ngừng của đổi mới và tự động hóa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì tính cạnh tranh trên thị trường việc làm và cập nhật các kỹ năng công nghệ.
Sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào công nghệ đã thúc đẩy nhu cầu về lao động có tay nghề cao lên mức chưa từng có. Các nhà tuyển dụng hiện đang tích cực tìm kiếm những cá nhân có khả năng khai thác sức mạnh của công nghệ để nâng cao hiệu quả và tạo ra các giải pháp đột phá.
Tình trạng thiếu nhân tài toàn cầu và khoảng cách kỹ năng trong lĩnh vực CNTT có thể gây ra khoản lỗ đáng kinh ngạc ước tính 8,5 nghìn tỷ USD vào năm 2030. Điều này nhấn mạnh rằng 58% lực lượng lao động cần những kỹ năng mới để bắt nhịp xu thế công nghệ mới.
Thang1_12_ky-nang-cong-nghe-2024.jpg

Tương tác giữa con người và AI cảm xúc
AI cảm xúc, thường được gọi là Điện toán tình cảm, cho phép máy móc hiểu và phản ứng với cảm xúc của con người. Các hệ thống này được phát triển và ứng dụng mạnh mẽ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, dịch vụ khách hàng và giải trí, cùng nhiều lĩnh vực khác.
Làm chủ AI cho phép các công ty khởi nghiệp tạo ra trải nghiệm người dùng hiểu và thích ứng với cảm xúc của con người, nâng cao sự hài lòng của khách hàng.
Phòng chống Deepfake
Công nghệ Deepfake, sử dụng AI để điều khiển video và bản ghi âm nhằm tạo ra nội dung thuyết phục nhưng hoàn toàn giả mạo, đặt ra những thách thức đáng kể về an ninh mạng và thông tin sai lệch. Ngăn chặn việc lạm dụng deepfake là một kỹ năng quan trọng đối với các chuyên gia công nghệ vào năm 2024.
Việc thành thạo các kỹ thuật phát hiện và ngăn chặn deepfake sẽ giúp bảo vệ thông tin nhạy cảm và chống lại sự lan truyền của thông tin sai lệch.
Chuyên môn ERP và CRM
Hệ thống quản lý tài nguyên doanh nghiệp (ERP) và quản lý quan hệ khách hàng (CRM) là xương sống của nhiều doanh nghiệp. Chuyên môn hóa trong 2 lĩnh vực này mở ra vô vàn cơ hội cho các cá nhân theo đuổi sự nghiệp trong ngành công nghệ.
>> Tìm hiểu Tổng quan về hệ thống quản trị doanh nghiệp ERP tại đây
Chuyên gia ERP: Đảm bảo vận hành của một công ty diễn ra trơn tru và hiệu quả, từ quản lý sản xuất, kinh doanh đến tài chính.
Chuyên gia CRM: Giúp doanh nghiệp xây dựng và duy trì mối quan hệ bền chặt với khách hàng, tối ưu hóa quá trình chăm sóc khách hàng và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Với nền tảng kiến thức và kỹ năng vững chắc về ERP và CRM, bạn có thể đảm nhận các vị trí có mức lương cao trong nhiều ngành nghề khác nhau; áp dụng công nghệ để giải quyết các thách thức kinh doanh trong thời đại số và xây dựng một sự nghiệp ổn định, phát triển lâu dài với nhu cầu nhân lực dồi dào trong lĩnh vực quản trị hệ thống doanh nghiệp.
Các chuyên gia công nghệ cho rằng, việc trau dồi kiến thức và kỹ năng chuyên môn ERP và CRM là bước khởi đầu vững chắc cho một sự nghiệp đầy hứa hẹn trong thế giới công nghệ đầy năng động.
Phát triển web hoàn chỉnh
Trong một thế giới được định hướng kỹ thuật số, các nhà phát triển web full-stack ( lập trình viên có thể xây dựng toàn bộ một ứng dụng từ phía client (front-end) đến phía server (back-end) và cả cơ sở dữ liệu) đang có nhu cầu cao. Công việc front-end tập trung vào những gì người dùng nhìn thấy và tương tác, trong khi phát triển back-end liên quan đến quản lý cơ sở dữ liệu và logic phía máy chủ.
Trở thành nhà phát triển full-stack có nghĩa là nắm bắt toàn bộ quá trình phát triển web, từ thiết kế giao diện người dùng đến quản lý cơ sở hạ tầng máy chủ. Các ngôn ngữ lập trình cần thiết để phát triển front-end bao gồm HTML, CSS và JavaScript, trong khi các khung phần mềm framework như React, Angular hoặc Vue.js rất cần thiết cho việc phát triển front-end.
Digital twins
Digital twins – một khái niệm ra đời từ Internet of Things (IoT), liên quan đến việc tạo một bản sao ảo của một đối tượng hoặc quy trình vật lý. Công nghệ này ứng dụng trong các ngành sản xuất, chăm sóc sức khỏe và quy hoạch đô thị.
Sự thành thạo trong việc xây dựng và duy trì Digital twins ngày càng trở nên có giá trị và mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp nhận ra tiềm năng của IoT trong việc cải thiện hiệu quả, giảm chi phí, dự đoán kết quả chính xác. Với những lợi ích đáng kể, công nghệ bản sao kỹ thuật số đang nhanh chóng trở thành một nền tảng quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Tự động hóa quy trình bằng Robot
Tự động hóa quy trình bằng Robot, hay RPA, liên quan đến việc sử dụng robot phần mềm để tự động hóa các tác vụ quy trình kinh doanh dựa trên quy tắc thường lệ.
Khi các công ty tìm cách nâng cao hiệu quả và giảm thiểu lỗi của con người, RPA đã được áp dụng rộng rãi. Một ngân hàng thương mại đã sử dụng 85 bot phần mềm để giám sát 13 quy trình, xử lý 1,5 triệu yêu cầu trong một năm. Việc triển khai chiến lược này đã giúp ngân hàng mở rộng năng lực vượt quá các ngưỡng thông thường.
Các chuyên gia có kỹ năng về RPA có thể hợp lý hóa hoạt động, tiết kiệm chi phí và đảm bảo doanh nghiệp duy trì tính cạnh tranh trong một thị trường đang phát triển nhanh chóng.
DevOps
DevOps, tên viết tắt của “Development” và “Operations”, là một phương pháp tiếp cận tích hợp giữa phát triển phần mềm (development) và vận hành công nghệ thông tin (operations), nhằm rút ngắn thời gian và nỗ lực cần thiết để xây dựng, triển khai và quản lý hệ thống.
Có thể quan sát thấy một ví dụ thực tế về DevOps trong hoạt động của một nhà bán lẻ trực tuyến hàng đầu như Amazon. Phương pháp tiếp cận DevOps của Amazon cho phép công ty nhanh chóng cung cấp các tính năng và bản cập nhật mới cho nền tảng Thương mại điện tử của mình trong khi vẫn duy trì cơ sở hạ tầng có độ tin cậy cao và có thể mở rộng.
Sự tích hợp phát triển và vận hành này cho phép Amazon triển khai các thay đổi một cách liền mạch, đảm bảo cải tiến liên tục cho trang web và dịch vụ của mình. Người lao động có tay nghề trong lĩnh vực này rất được săn đón.
Tóm lại, khi nhu cầu về kỹ năng công nghệ, AI và chuyên môn tiếp tục tăng, việc đón đầu xu hướng vào năm 2024 sẽ đòi hỏi cam kết liên tục học hỏi và phát triển kỹ năng. Việc có các kỹ năng theo yêu cầu sẽ cho phép những người lao động tìm được việc làm tốt hơn và đóng vai trò quan trọng trong việc định hình tương lai kỹ thuật số. Thế giới đang thay đổi với tốc độ chưa từng có và chính những người thích nghi và nắm bắt các kỹ năng mới sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên do công nghệ thúc đẩy này.

Xem thêm: Phần mềm kế toán phù hợp với các doanh nghiệp của BRAVO.
 

Microsoft vượt qua Apple trở thành công ty giá trị nhất thế giới​


Theo thông tin cập nhật ngày 12/1 của Reuters, Microsoft lần đầu tiên kể từ năm 2021 vượt qua Apple để trở thành công ty có giá trị nhất thế giới.
Thông tin này được công bố trong bối cảnh cổ phiếu của nhà sản xuất iPhone có khởi đầu năm 2024 yếu kém do suy giảm doanh số. Đáng chú ý, cổ phiếu của Microsoft đã tăng mạnh kể từ năm ngoái do hãng công nghệ này sớm dẫn đầu lĩnh vực trí tuệ nhân tạo tổng hợp thông qua khoản đầu tư vào công nghệ ChatGPT của OpenAI.
Microsoft và Apple

Microsoft và Apple cạnh tranh gay gắt trong vài năm trở lại đây
Chốt phiên giao dịch ngày 11/1, giá trị cổ phiếu của Microsoft tăng hơn 0,5%. Ở nhiều thời điểm, cổ phiếu Microsoft có lúc tăng tới 2%, giúp công ty đạt giá trị trong thời gian ngắn ở mức hơn 2.900 tỷ USD.
Trong khi đó, cổ phiếu của Apple trong phiên cùng ngày kể trên đóng cửa với mức giảm 0,3%, khiến vốn hóa thị trường chỉ còn hơn 2.880 tỷ USD. Microsoft và Apple đã cạnh tranh nhau để giành vị trí dẫn đầu trong nhiều năm qua.
Biểu đồ so sánh giá trị thị trường của Microsoft và Apple

Biểu đồ so sánh giá trị thị trường của Microsoft và Apple (nguồn: Tập đoàn giao dịch chứng khoán London – LSEG)
Suốt năm 2023, cổ phiếu của Microsoft tăng nhờ sự tăng trưởng liên tục của bộ phận điện toán đám mây. Trong khi đó, các đối thủ lớn khác như Amazon và Google ghi nhận tình trạng doanh số suy giảm.
“Việc Microsoft vượt qua Apple là điều không thể tránh khỏi vì Microsoft đang phát triển nhanh hơn và được hưởng lợi nhiều hơn từ cuộc cách mạng AI”, nhà phân tích kinh tế Gil Luria nhận định.
Cổ phiếu của Microsoft được hưởng lợi từ tâm lý lạc quan rằng AI sẽ mang lại doanh thu mới cho hoạt động kinh doanh phần mềm của hãng. Microsoft đã đầu tư khoản lớn vào công ty khởi nghiệp OpenAI từ tháng 1 năm ngoái và động thái Microsoft tích hợp công nghệ của OpenAI trên bộ công cụ văn phòng Office giúp thúc đẩy hoạt động kinh doanh điện toán đám mây phục hồi từ quý III/2023.
Doanh thu của Microsoft dự kiến sẽ đạt khoảng 61 tỷ USD trong quý gần nhất kết thúc vào tháng 12. Kết quả này sẽ đánh dấu mức tăng trưởng khoảng 16% so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, Apple đang phải vật lộn với nhu cầu tiêu dùng suy yếu, bao gồm cả iPhone – sản phẩm “đẻ trứng vàng” của hãng. Doanh số của Apple ở thị trường lớn như Trung Quốc đã sụt giảm khi nền kinh tế nước này phục hồi chậm sau đại dịch, cùng sự cạnh tranh mạnh mẽ của hãng công nghệ nội địa Huawei trỗi dậy.
Cả hai gã khổng lồ công nghệ dự kiến sẽ báo cáo kết quả kinh doanh trong vài tuần tới.

Xem thêm: Phần mềm kế toán phù hợp với các doanh nghiệp của BRAVO.
 

Chính sách mới có hiệu lực từ ngày 1/1/2024 mà người dùng VNeID cần biết​


Từ 1/1/2024 nhiều chính sách mới có hiệu lực, trong đó có thể kể đến nội dung đáng chú ý nhất là luật cư trú.
Mới đây, Bộ Công an đã ban hành Thông tư 66/2023 sửa đổi, bổ sung một số thông tư liên quan đến đăng ký cư trú sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/1/2024 với nhiều điểm đáng chú ý. Trong đó, Bộ Công an đã bổ sung hình thức tiếp nhận hồ sơ đăng ký cư trú (thường trú, tạm trú) qua ứng dụng VneID hoặc dịch vụ công trực tuyến khác theo quy định.
Thang1_12_VNeID-hieu-luc-1-1-2024.jpg

Có thể đăng ký thường trú, tạm trú trên VNeID từ 1/1/2024
Thông tư 66/2023/TT-BCA, có hiệu lực từ 1/1/2024, sửa đổi Điều 3 tiếp nhận, giải quyết hồ sơ và thông báo kết quả giải quyết thủ tục về cư trú của Thông tư số 55/2021/TT-BCA quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú.
Theo đó, việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký cư trú được thực hiện dưới các hình thức sau:
– Trực tiếp tại cơ quan đăng ký cư trú;
– Trực tuyến qua cổng dịch vụ công;
– Ứng dụng VNeID;
– Dịch vụ công trực tuyến khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, từ ngày 1/1/2024, quy định mới xác định người dân có thể thực hiện đăng ký thường trú, tạm trú trên ứng dụng VNeID. Việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục về cư trú qua ứng dụng VNeID được triển khai thực hiện khi bảo đảm về hạ tầng kỹ thuật và do Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội quyết định.
Bên cạnh đó, Thông tư 66/2023/TT-BCA sửa đổi khoản 2 Điều 4 thông tin phản ánh về cư trú của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức được tiếp nhận thông qua các hình thức dưới đây:
a) Trực tiếp tại cơ quan đăng ký cư trú;
b) Điện thoại, đường dây nóng do cơ quan đăng ký cư trú thông báo hoặc niêm yết;
c) Hòm thư góp ý, hộp thư điện tử do cơ quan đăng ký cư trú thông báo hoặc niêm yết;
d) Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Cổng thông tin điện tử Bộ Công an, trang thông tin điện tử của Công an các đơn vị, địa phương;
đ) Qua ứng dụng VNeID và các phương tiện thông tin đại chúng.
Những lưu ý khi đăng ký thường trú, tạm trú qua VNeID
Căn cứ theo khoản 1 Điều 1 Thông tư 66/2023/TT-BCA sửa đổi Điều 3 Thông tư 55/2021/TT-BCA. Khi đăng ký thường trú, tạm trú trực tuyến nói chung và VNeID nói riêng, người đăng ký cần lưu ý một số nội dung sau:
– Người yêu cầu đăng ký cư trú khai báo thông tin theo biểu mẫu điện tử được cung cấp sẵn, đăng tải bản quét hoặc bản chụp giấy tờ, tài liệu hợp lệ (không bắt buộc phải công chứng, chứng thực, ký số hoặc xác thực bằng hình thức khác) hoặc dẫn nguồn tài liệu từ Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân; nộp lệ phí thông qua chức năng thanh toán trực tuyến hoặc bằng cách thức khác theo quy định của pháp luật.
– Sau khi hoàn tất việc nộp hồ sơ, người có yêu cầu đăng ký cư trú trực tuyến được cấp 01 mã số hồ sơ thủ tục hành chính để theo dõi, tra cứu tiến độ giải quyết hồ sơ hoặc nhận thông tin để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ khi có yêu cầu của cơ quan đăng ký cư trú.
– Trường hợp công dân đăng tải bản quét, bản chụp giấy tờ, tài liệu mà không được ký số hoặc xác thực bằng hình thức khác thì khi cơ quan đăng ký cư trú tiến hành kiểm tra, xác minh để giải quyết thủ tục về cư trú; công dân có trách nhiệm xuất trình giấy tờ, tài liệu đã đăng tải để cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra, đối chiếu và ghi nhận tính chính xác vào biên bản xác minh. Cơ quan đăng ký cư trú không yêu cầu công dân nộp để lưu giữ giấy tờ đó.
– Bản quét hoặc bản chụp giấy tờ bằng thiết bị điện tử từ giấy tờ được cấp hợp lệ, còn giá trị sử dụng phải bảo đảm rõ nét, đầy đủ, toàn vẹn về nội dung; đã được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch sang tiếng Việt theo quy định nếu là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự.
– Việc thông báo về kết quả giải quyết thủ tục về cư trú được thực hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử, tin nhắn SMS.
– Cơ quan đăng ký cư trú có quyền từ chối giải quyết thủ tục về cư trú và không hoàn trả lại lệ phí đối với trường hợp đã nộp lệ phí nếu phát hiện thông tin công dân kê khai không đúng sự thật hoặc giấy tờ, tài liệu công dân đã cung cấp để thực hiện thủ tục về cư trú bị tẩy xóa, sửa chữa, làm giả.

Xem thêm: Phần mềm quản lý Nhân sự - Tiên lương của BRAVO
 

Việt Nam sẽ phải đối mặt nhiều hơn với các kịch bản ******* do ChatGPT và DeepFake​


Báo cáo tổng kết An ninh mạng Việt Nam năm 2023 và dự báo năm 2024 do Công ty Công nghệ An ninh mạng Quốc gia Việt Nam (NCS) công bố đã đưa ra nhiều dự báo về những tấn công ******* nhắm vào người dùng mạng xã hội và di động. Đáng chú ý, ChatGPT và DeepFake sẽ được sử dụng để tự soạn các kịch bản ******* nhằm chiếm đoạt tiền của nạn nhân.
13.900 vụ tấn công mạng trong năm 2023

NCS ghi nhận trong năm 2023 có 13.900 vụ tấn công mạng nhằm vào các tổ chức tại Việt Nam. Như vậy, trung bình mỗi tháng xảy ra 1.160 vụ, tăng 9,5% so với năm 2022. Các mục tiêu chịu nhiều cuộc tấn công nhất trong năm 2023 là các cơ quan chính phủ, hệ thống ngân hàng, tổ chức tài chính, hệ thống công nghiệp và các hệ thống trọng yếu khác.
Đặc biệt, trong 3 tháng cuối năm 2023, số vụ tấn công mạng tăng mạnh, lên tới 1.614 vụ trong 1 tháng, gấp rưỡi so với trung bình. Nguyên nhân do thời điểm cuối năm, các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức có nhiều dự án công nghệ thông tin cần hoàn thành, nhân sự thường phải hoạt động trên 100% năng suất nên khả năng xảy ra nhiều sai sót, đây cũng là cơ hội để hacker có thể tấn công, phá hoại.
Hiện có 3 điểm yếu bị tấn công nhiều nhất tại Việt Nam năm 2023 được các chuyên gia NCS chỉ ra.
Thứ nhất là điểm yếu con người (chiếm 32,6% tổng số vụ việc). Theo đó, hacker sử dụng email giả mạo (phishing) có file đính kèm mã độc dưới dạng file văn bản hoặc nội dung có đường link đăng nhập giả mạo để chiếm tài khoản, kiểm soát máy tính người dùng từ xa.
Thứ hai là lỗ hổng của các nền tảng, dịch vụ phần mềm cài đặt trên máy chủ (chiếm 27,4%). Các phần mềm bị khai thác là phần mềm Mail Server, nền tảng quản lý nội dung, nền tảng chia sẻ dữ liệu…
Thứ 3 là các lỗ hổng của website do tổ chức tự phát triển chiếm 25,3% số vụ việc. Không chỉ thu thập, sửa đổi và đánh cắp dữ liệu, hacker còn công khai chèn các đường dẫn ẩn (backlink) quảng cáo nội dung vi phạm pháp luật như cờ bạc, cá độ lên các website chính thống.
Theo thống kê, có tới 342 trang web giáo dục có tên miền .edu.vn và 212 trang web của cơ quan chính phủ có tên miền .gov.vn đã bị tấn công theo kiểu này. Đặc biệt, có nhiều website bị tấn công lại nhiều lần mà không có cách khắc phục triệt để.
Thang12_20_lua-dao-tan-cong-mang-deepfake.jpg

Ảnh: Các website giả mạo trang web chính thống hoặc chèn link độc hại tràn lan

Ngoài ra, theo tổng hợp của NCS, tỷ lệ máy tính tại Việt Nam bị mã độc tấn công trong năm 2023 là 43,6%, tuy có giảm nhẹ 8,6% so với năm 2022 nhưng vẫn ở mức cao của thế giới. NCS ghi nhận, nhiều vụ việc tấn công mã hoá dữ liệu ransomware gây hậu quả nghiêm trọng.
Cụ thể, không chỉ mã hóa dữ liệu nhằm đòi nạn nhân trả tiền chuộc, tin tặc có thể rò rỉ, bán dữ liệu cho bên thứ 3 để tối đa số tiền thu được. Theo đó, đã có tới 83.000 máy tính, máy chủ ghi nhận bị tấn công bởi mã độc mã hoá dữ liệu, tăng 8,4% so với năm 2022.
Các hình thức tấn công mã độc phổ biến tại Việt Nam hiện nay là tấn công dò mật khẩu yếu, khai thác lỗ hổng của hệ điều hành Windows, lỗ hổng của phần mềm Microsoft Office, lây qua các phần mềm không rõ nguồn gốc trên mạng hoặc lây qua các ổ đĩa USB.
Theo chuyên gia, có 2 nguyên nhân chính dẫn đến lộ lọt dữ liệu tại Việt Nam. Thứ nhất, do các hệ thống thu thập, lưu trữ thông tin người dùng không đảm bảo an ninh, từ đó bị tin tặc (hacker) xâm nhập lấy cắp dữ liệu hoặc bị nhân viên chủ động bán ra ngoài thu lợi bất chính. Thứ hai là do người dùng chủ quan, bất cẩn tự mình lộ lọt thông tin trên mạng hoặc trên các website mua bán trực tuyến.
Năm 2024 sẽ có nhiều kịch bản ******* mới
Bên cạnh các hình thức bị tấn công do mã độc thì người dùng mạng xã hội và di động còn phải đối mặt với các hình thức ******* khác. Nguyên nhân là do sim rác, tài khoản ngân hàng rác tràn lan, dữ liệu cá nhân bị lộ lọt cùng với sự phổ biến của công nghệ DeepFake đã kéo theo hàng loạt vụ việc ******* trực tuyến xảy ra trong năm 2023.
Kẻ xấu dựa vào dữ liệu có được, dựng lên các kịch bản dành riêng cho từng mục tiêu, đồng thời sử dụng DeepFake để giả mạo hình ảnh, giọng nói, khiến cho nạn nhân rất khó phát hiện.
Thang12_20_phan-biet-cuoc-goi-deepfake.jpg

Ảnh: Cách phân biệt cuộc gọi ******* sử dụng Deepfake
Đáng chú ý, nhiều kịch bản ******* mới sẽ xuất hiện trong năm 2024 do trí tuệ nhân tạo bùng nổ, đặc biệt là ChatGPT sẽ là cơ hội cho tội phạm mạng sử dụng làm công cụ để xây dựng kịch bản, phục vụ mục đích xấu như *******, tấn công mạng nhằm chiếm đoạt tiền của nạn nhân. Mã độc và các công cụ khai thác lỗ hổng sẽ được trang bị thêm AI để tăng khả năng khai thác lỗ hổng cũng như giúp qua mặt các giải pháp an ninh mạng.
Chưa kể, chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ khiến điện thoại thông minh trở nên vô cùng quan trọng trong đời sống cũng như công việc, nhưng cũng trở thành miếng mồi rất hấp dẫn với tin tặc. Người dùng di động sẽ phải đối mặt nhiều hơn với các loại mã độc có khả năng xâm nhập, khai thác lỗ hổng, chiếm quyền điều khiển điện thoại, bao gồm cả các điện thoại chạy hệ điều hành Android và hệ điều hành iOS.
Ngoài ra, dự báo trong năm 2024, các hình thức tấn công mạng, tấn công có chủ đích APT vào các hệ thống trọng yếu, tấn công mã hoá dữ liệu sẽ tiếp tục tiếp diễn; cũng sẽ có những đợt tấn công quy mô lớn nhắm vào các thiết bị IoT, đặc biệt các thiết bị có khả năng thu thập thông tin, hình ảnh như camera an ninh, màn hình quảng cáo công cộng.
Trước những nguy cơ trên, NCS khuyến cáo người dân và các tổ chức nên bảo vệ dữ liệu cá nhân theo yêu cầu của Nghị định 13/2023/NĐ-CP. Bên cạnh đó, để phòng tránh tấn công mạng, các cơ quan, tổ chức cần rà soát lại kiến trúc an ninh mạng tổng thể, định kỳ kiểm tra, đánh giá (pentest) các dịch vụ, thiết bị đang sử dụng. Triển khai các hệ thống giám sát an ninh mạng 24/7, trong đó yêu cầu thu thập đầy đủ nhật ký hoạt động (log) của toàn hệ thống, đảm bảo lưu trữ trong ít nhất 6 tháng, đồng thời cử người chuyên trách hoặc thuê ngoài dịch vụ giám sát an ninh mạng.

Xem thêm: Phần mềm quản trị doanh nghiệp của BRAVO.
 

4 bí quyết bảo vệ dữ liệu cá nhân trên môi trường Internet​


Dữ liệu cá nhân được xem là “tài nguyên số” nhưng nhiều người dùng đang đánh đổi bất chấp để phục vụ nhu cầu giải trí đơn thuần.
Năm 2023, nhiều cuộc tranh luận liên quan đến lệnh cấm một số ứng dụng phổ biến trên nền tảng Internet đã diễn ra ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Mỹ, nhiều cuộc thảo luận về việc ban hành lệnh cấm mạng xã hội TikTok đã dẫn đến những hạn chế cài đặt ứng dụng này.
Nhưng không phải lúc nào người dùng cũng sẵn sàng từ bỏ các ứng dụng yêu thích của mình, không ngại tìm kiếm nền tảng thay thế, thậm chí cài phiên bản lậu để truy cập nội dung yêu thích. Những phiên bản này thường thiếu chức năng cơ bản, chính sách bảo mật mơ hồ hoặc vi phạm hoàn toàn quyền của người dùng.
Sau một thời gian, nhiều ứng dụng có xu hướng biến mất trên các kho phần mềm vì nhiều lý do khác nhau, đồng nghĩa với việc dữ liệu nhạy cảm có thể rơi vào tay bên thứ ba.
Bảo vệ dữ liệu cá nhân trên Internet 2024

Lộ thông tin cá nhân trên mạng luôn là vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp người dùng.
Để hạn chế tình trạng rò rỉ dữ liệu cá nhân, các chuyên gia bảo mật chỉ ra một số mẹo giữ an toàn cho thông tin cá nhân khi sử dụng dịch vụ trực tuyến như sau:
Xem xét kỹ trước khi cài đặt ứng dụng lên thiết bị
Việc giới chức thảo luận về các lệnh cấm, hạn chế đối với ứng dụng bất kỳ không đồng nghĩa sẽ ban hành trên thực tế. Do vậy, việc vội vàng tìm giải pháp thay thế không rõ nguồn gốc ẩn chứa nhiều rủi ro, có thể “mở toang” cánh cửa cho tin tặc đánh cắp thông tin cá nhân của người dùng. Không phải chương trình, nhà phát triển nào cũng quan tâm đến mức độ an toàn của dữ liệu người dùng.
Do đó, trước khi cài đặt bất kỳ ứng dụng chưa được xác minh trên thiết bị cá nhân, người dùng nên cân nhắc những ưu và nhược điểm của chương trình đó, tìm hiểu kỹ phần đánh giá của người dùng trải nghiệm trước và cần nhớ rằng các cửa hàng ứng dụng chính thức luôn là lựa chọn tốt, an toàn nhất.
Tìm hiểu về chính sách quyền riêng tư của ứng dụng
Người dùng nên tìm hiểu thêm về chính sách quản lý quyền riêng tư và xử lý dữ liệu cá nhân. Đừng bỏ qua việc đọc chính sách của ứng dụng, kiểm tra xem chương trình có đảm bảo chỉ thu thập dữ liệu được cấp quyền hay không.
Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng người dùng có thể liên hệ với bộ phận dịch vụ khách hàng để yêu cầu xóa thông tin cá nhân.
Chia sẻ dữ liệu quá mức không phải là lựa chọn an toàn
Người dùng nên hạn chế cấp quyền truy cập dữ liệu của ứng dụng để giảm khả năng bị tiết lộ hoặc lạm dụng thông tin cá nhân trong trường hợp phần mềm không trang bị đủ các biện pháp bảo mật.
Một khi dữ liệu được chia sẻ trên Internet, thường rất khó kiểm soát việc phân phối và sử dụng nguồn tài nguyên này. Từ đó dẫn đến các vấn đề ảnh hưởng lâu dài đến quyền riêng tư.
Để ngăn chặn sự cố tiềm ẩn, người dùng được khuyến cáo giới hạn quyền truy cập vào dữ liệu cá nhân như hình ảnh, danh bạ, vị trí… đối với những chương trình có thể hoạt động mà không cần đến nguồn thông tin này.
Tương tự với bộ phận thu âm thanh, nên hạn chế quyền truy cập micrô để đảm bảo ứng dụng không thu thập thông tin khi “lắng nghe” hội thoại từ môi trường.
Giữ an toàn dữ liệu cá nhân trực tuyến
Hiện nay, nhiều giải pháp bảo mật hiện đại có thể chặn ứng dụng truy cập thông tin cá nhân, cảnh báo người dùng nếu số điện thoại và dữ liệu của họ bị rò rỉ, cảnh báo nếu phát hiện tập tin độc hại đã được tải xuống trên thiết bị. Ngoài ra còn có các dịch vụ giúp cải thiện tính bảo mật của dữ liệu cá nhân bằng cách làm theo các hướng dẫn đơn giản.
“Việc hạn chế quyền của ứng dụng đã trở nên phổ biến hơn so với trước đây. Người dùng tìm kiếm ứng dụng thay thế không phải lúc nào cũng nhận được phần mềm chất lượng với chính sách bảo mật minh bạch. Do đó việc biết được quyền của người dùng, chú ý đến những đối tượng và cách ứng dụng thu thập dữ liệu có thể giúp ngăn chặn thông tin cá nhân rơi vào tay kẻ xấu” – Anna Larkina, chuyên gia phân tích nội dung web của Kaspersky nhận xét.

Xem thêm: Phần mềm quản trị doanh nghiệp của BRAVO
 

Khai thác dữ liệu quốc gia: Trường hợp nào mất phí, trường hợp nào không?​


Bộ Thông tin và Truyền thông đang lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Nghị định quy định về cơ sở dữ liệu dùng chung, trong đó có quy định về trường hợp bị thu phí và không bị thu phí khi khai thác dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia…
Khai thác dữ liệu quốc gia

Theo dự thảo Nghị định, khai thác dữ liệu qua cổng dữ liệu quốc gia, cổng dịch vụ công quốc gia, cổng thông tin điện tử của cơ sở dữ liệu quốc gia, ứng dụng định danh quốc gia, nền tảng định danh và xác thực điện tử và các phương tiện khác do cơ quan có thẩm quyền cung cấp.
Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia có trách nhiệm triển khai cung cấp các chức năng tra cứu, khai thác dữ liệu qua cổng dữ liệu quốc gia, cổng dịch vụ công quốc gia và các cổng thông tin điện tử của cơ sở dữ liệu quốc gia cho cơ quan, tổ chức, cá nhân tra cứu, khai thác.
Cổng dữ liệu phục vụ khai thác dữ liệu phải có chức năng trích xuất dữ liệu thành văn bản điện tử có ký số chứng thực của cơ quan cung cấp để người sử dụng tải về sử dụng.
Khai thác dữ liệu qua kết nối hệ thống thông tin với cơ sở dữ liệu quốc gia. Cụ thể, việc kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ khai thác được thực hiện theo Nghị định này và Nghị định số 47/2020/NĐ-CP về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước.
Việc khai thác dữ liệu có sẵn trong cơ sở dữ liệu quốc gia được thực hiện theo hình thức chia sẻ dữ liệu mặc định. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia có trách nhiệm thiết lập dịch vụ chia sẻ dữ liệu mặc định khi triển khai dự án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia. Việc khai thác dữ liệu tổng hợp, thống kê và các loại dữ liệu dẫn xuất từ dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quốc gia được thực hiện theo hình thức chia sẻ dữ liệu theo yêu cầu đặc thù.
Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia có trách nhiệm đăng ký các dịch vụ chia sẻ dữ liệu với Bộ Thông tin và Truyền thông để được cấp mã số dịch vụ chia sẻ dữ liệu và công khai thông tin chia sẻ dữ liệu theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 47/2020/NĐ-CP.
Đáng chú ý, dự thảo Nghị định cũng quy định về chi phí khai thác dữ liệu. Theo đó, khai thác dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia không thu phí khai thác trong trường hợp: Dữ liệu do mình cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia; cơ quan nhà nước khai thác dữ liệu phục vụ hoạt động quản lý nhà nước theo quy định pháp luật; dữ liệu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia cung cấp dưới dạng dữ liệu mở.
Và khai thác dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia có thu phí khai thác trong trường hợp: dữ liệu không có sẵn trong cơ sở dữ liệu quốc gia và đòi hỏi phải xử lý, chiết xuất mới có; việc khai thác dữ liệu phát sinh các chi phí sao chép, chuyển đổi, truyền đưa từ cơ sở dữ liệu quốc gia đến nơi sử dụng; dữ liệu phục vụ các tổ chức kinh tế và góp phần phục vụ cho hoạt động kinh tế.
Cơ quan chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết về mức phí khai thác, cơ chế sử dụng phí khai thác từ cơ sở dữ liệu quốc gia.
Về thẩm quyền khai thác dữ liệu, thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khai thác dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quốc gia trừ các trường hợp: (1), dữ liệu cá nhân không phải của mình và vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân; (2), dữ liệu được bảo vệ theo quy định về Luật sở hữu trí tuệ; (3), Dữ liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước theo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước; và (4), các dữ liệu khác hạn chế khai thác theo quy định của pháp luật.
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khai thác không hạn chế dữ liệu do mình đóng góp và cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền khai thác không hạn chế toàn bộ dữ liệu phát sinh trong phạm vi địa phương mình.
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có quyền khai thác không hạn chế toàn bộ dữ liệu thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý của mình do bộ, ngành mình cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khai thác từ cơ sở dữ liệu quốc gia chỉ được sử dụng đúng mục đích đã đăng ký với cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia và không được chia sẻ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khai thác dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đảm bảo an toàn thông tin đối với dữ liệu đã khai thác từ thời điểm ra khỏi hệ thống thông tin quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia.
Dự thảo cũng cho biết dữ liệu được khai thác qua cổng dữ liệu quốc gia, cổng dịch vụ công quốc gia và cổng thông tin điện tử của cơ sở dữ liệu quốc và được thể hiện dưới dạng văn bản điện tử kèm chữ ký số có giá trị thay thế tất cả các giấy tờ trong thủ tục hành chính nhằm cung cấp thông tin đó.
Dữ liệu được khai thác qua kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa hệ thống thông tin có giá trị thay thế văn bản hành chính, cung cấp thông tin giữa cơ quan chịu trách nhiệm duy trì hạng mục dữ liệu đó trong cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ quan sử dụng dữ liệu đúng thẩm quyền.

Xem thêm: Phần mềm quản trị Nhân sự - Tiền lương của BRAVO.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top