Big Data là gì? Ứng dụng của Big Data trong kinh doanh
Dưới sự phát triển bùng nổ của thời đại công nghệ 4.0, ứng dụng của Big Data đã mang lại nhiều bước phát triển trong việc kinh doanh cho doanh nghiệp. Nên việc chú trọng ứng dụng Big Data cũng được các doanh nghiệp ưu tiên hàng đầu. Vậy Big Data là gì? Hay việc ứng dụng nó trong kinh doanh như thế nào? Xin mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc ở trên nhé!
1. Khái niệm Big Data là gì?
Big Data là thuật ngữ để mô tả cho các tập dữ liệu có khối lượng lớn – phức tạp. Các tập dữ liệu này có độ lớn khó xử lý đến mức các phần mềm truyền thống cũng không có khả năng thu thập, quản lý và xử lý dữ liệu ở một thời gian hợp lý.
Tập dữ liệu lớn này sẽ bao gồm cả dữ liệu có cấu trúc, không có cấu trúc hoặc bán cấu trúc. Mỗi tập dữ liệu có thể sẽ được doanh nghiệp dùng để khai thác và tìm hiểu insights.
2. Đặc điểm nổi bật của Big Data
Đặc điểm nổi bật của việc ứng dụng Big Data vào mô hình kinh doanh gồm 3 “V” đặc trưng như sau:
– Volume (khối lượng dữ liệu): Doanh nghiệp sẽ thu thập dữ liệu cho Big Data từ các nguồn khác nhau. Một số nguồn cụ thể như: thiết bị thông minh, phương tiện truyền thông, các giao dịch, thiết bị công nghiệp, hình ảnh, âm thanh, video,… Giờ đây doanh nghiệp có thể lưu trữ tất cả dữ liệu nhanh chóng, chi phí rẻ hơn nhờ sử dụng các hồ sơ dữ liệu và lưu trữ đám mây để giảm tải gánh nặng.
– Velocity (tốc độ xử lý): Trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của Internet of Things, đòi hỏi tốc độ truyền dữ liệu phải thật nhanh chóng và được xử lý kịp thời. Và thẻ RFID, cảm biến và đồng hồ thông minh đang hỗ trợ các doanh nghiệp thúc đẩy các yêu cầu về việc xử lý các luồng dữ liệu này trong thời gian gần thực.
– Variety (dữ liệu đa dạng): Tất cả dữ liệu được thu thập từ nhiều định dạng khác nhau. Bao gồm từ dữ liệu số, dữ liệu có cấu trúc, tài liệu văn bản phi cấu trúc, dữ liệu mã chứng khoán, các giao dịch tài chính, video, email, âm thanh.
3. Công nghệ Big Data
Một số công nghệ có thể giải quyết được các vấn đề liên quan đến việc lưu trữ và xử lý Data gồm: Data lakes, Apache Hadoop, Apache Spark,…
3.1. Data lakes
Công nghệ Data lakes là một kho dữ liệu chứa các khối lượng dữ liệu thô lớn, thuộc định dạng gốc đến kho người sử dụng cần sử dụng dữ liệu. Các yếu tố này giúp cho công nghệ Data lakes có thể tăng trưởng sự phát triển của IoT. Và phát triển thêm các phong trào kỹ thuật số khác.
3.2. Hệ sinh thái Apache Hadoop
Apache Hadoop là một trong những công nghệ được sử dụng phổ biến nhất và có mối quan hệ mật thiết với Big Data. Hadoop là một dự án được phát triển phần mềm dạng mã nguồn mở dành cho máy tính (PC). Công nghệ này được phát triển và sở hữu khả năng mở rộng tốt cũng như phân tán dễ dàng.
Có thể nói, thư viện phần mềm Apache Hadoop là khuôn mẫu nhất định, giúp người dùng dễ dàng xử lý và phân tác các bộ dữ liệu lớn trong nhóm máy tính bằng những mô hình lập trình vô cùng đơn giản. Giờ đây, công nghệ này được thiết kế mở rộng dễ dàng hơn từ một máy chủ sang hàng ngàn máy chủ khác. Và mỗi máy thường được lưu trữ cục bộ và cung cấp các tính toán.
3.3 Hệ sinh thái Apache Spark
Đây được xem là công nghệ có thành phần quan trọng nằm trong hệ sinh thái Hadoop với các khuôn mẫu tính toán được sử dụng để hỗ trợ xử lý Big Data trong Hadoop. Một hệ thống nhắn tin phân tán lượng thông tin cao và thường được sử dụng với Hadoop.
3.4. NoSQL Databases
Các cơ sở dữ liệu NoSQL đưa ra được các hạn chế, lưu trữ và quản lý dữ liệu theo cách cho phép tốc độ hoạt động cao. Cùng với đó là sự linh hoạt vô cùng tuyệt vời và nhanh chóng. Bên cạnh đó, nhiều cơ sở dữ liệu NoSQL còn có thể mở rộng theo chiều ngang trên hàng trăm hoặc hàng ngàn máy chủ.
3.5. In-memory Databases
Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu trong bộ nhớ IMDB chủ yếu dựa vào bộ nhớ chính là Ram, thay vì HDD. Đặc biệt, cơ sở dữ liệu trong bộ nhớ sẽ có tốc độ nhanh hơn so với các cơ sở dữ liệu được tối ưu hóa trong đĩa. Đây cũng là một trong những điểm quan trọng để sử dụng phân tích Big Data. Và tạo ra các kho dữ liệu cùng các siêu dữ liệu.
4. Vai trò của Big Data
Big Data đóng vai trò quan trọng trong mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay. Một số vai trò đáng nổi bật nhất bao gồm:
4.1. Xác định đúng khách hàng mục tiêu
Dựa vào việc phân tích Big Data được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như: lịch sử trình duyệt, mạng xã hội,… doanh nghiệp có thể khai thác được nhân khẩu học của tệp khách hàng mục tiêu. Bao gồm các thông tin, hành vi, sở thích và nhu cầu hiện thời của khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có các phương án triển khai mục tiêu kinh doanh theo tệp khách hàng mục tiêu đó.
4.2. Đảm bảo an ninh mạng, giảm thiểu rủi ro
Big Data giúp doanh nghiệp bảo toàn các thông tin, phòng tránh việc đánh cắp thông tin mật hoặc xâm nhập hệ thống.
4.3. Nắm bắt các giao dịch tài chính
Ngành thương mại điện tử đang phát triển vô cùng mạnh mẽ trên toàn thế giới. Vì cậy, các giao dịch tài chính trên app thương mại điện tử và website ngày càng tăng cao. Và được thể hiện rõ nhất qua các hành vi mua sắm của khách hàng. Thuật toán Big Data đưa ra gợi ý và quyết định giao dịch của khách hàng. Từ đó giúp doanh nghiệp gia tăng tỷ lệ chốt đơn nhiều hơn.
4.4. Tối ưu hóa chi phí
Thông qua các dữ liệu được thu thập từ Big Data, doanh nghiệp có thể nắm rõ định mức giá trên thị trường cũng như mức giá mong muốn của người tiêu dùng hiện nay. Từ đó đưa các mức giá phù hợp để tăng tính cạnh tranh hiệu quả hơn.
5. Ứng dụng của Big Data trong kinh doanh
Giờ đây, Big Data đang được ứng dụng ngày càng phổ biến trong nhiều lĩnh vực đáng kể như:
5.1. Big Data ứng dụng trong Digital Marketing
Ứng dụng Big Data vào Digital Marketing, doanh nghiệp sẽ xác định được chính xác đối tượng mục tiêu trên mạng xã hội là ai. Dựa vào các thông tin nhân khẩu học như giới tính, tuổi tác, sở thích,… Ngoài ra, Big Data giúp cá nhân hóa các hoạt động tìm kiếm trên Google, Email Marketing. Thậm chí là đề xuất hiển thị quảng cáo phù hợp theo các chiến dịch quảng cáo.
5.2. Lĩnh vực tài chính – ngân hàng
Đối với ngành tài chính ngân hàng, Big Data giúp xác định các vị trí có nhiều khách hàng tiềm năng nhất. Từ đó doanh nghiệp có thể nghiên cứu và đưa ra phương hướng xây dựng chi nhánh mới. Hoặc kết hợp
ứng dụng phần mềm quản lý khách hàng CRM nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng và tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, Big Data còn giúp phát hiện ra các hoạt động gian lận, báo cáo tài chính của các chuyên viên. Nhằm mang lại các giao dịch tài chính bảo mật và an toàn nhất cho ngân hàng.
5.3. Lĩnh vực thương mại điện tử
Trong lĩnh vực thương mại điện tử, doanh nghiệp đưa ra phương hướng ứng dụng tốt Big Data thì sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Ngoài việc phân tích các hành vi, sở thích, nhu cầu của khách hàng,… Big Data giúp doanh nghiệp xác định được mặt hàng sản phẩm đang được quan tâm nhiều nhất. Từ đó tối ưu hóa thời gian hiển thị hoặc tự gửi mã ưu đãi sản phẩm đó cho khách hàng trong giỏ hàng.
Bài viết trên đây đã phần nào giải đáp cho bạn đọc về khái niệm của Big Data. Các ứng dụng của Big Data trong kinh doanh như thế nào? Cuối cùng, dù là doanh nghiệp nhỏ hay lớn thì cũng nên xem xét ứng dụng công nghệ Big Data vào việc
quản lý doanh nghiệp hiệu quả. Nhằm mang lại nhiều hiệu quả kinh doanh cũng như giảm thiểu các rủi ro không đáng có.
Xem thêm: Phần mềm kế toán phù hợp với các doanh nghiệp của BRAVO.