Tin tức công nghệ hay

VnEconomy: Phần mềm “Make in Vietnam” tiên phong trong "Chuyển đổi số”​


Sao Khuê 2022 năm nay đánh giá cao những sản phẩm – dịch vụ “Make in Vietnam”. Một trong những sản phẩm được đánh giá cao đó là Phần mềm quản trị doanh nghiệp BRAVO 8R2 (ERP-VN) của BRAVO.
Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam là định hướng trọng tâm để tạo bước đột phá cho ngành công nghệ thông tin, truyền thông có thêm nhiều sản phẩm, giải pháp, dịch vụ làm chủ thị trường trong nước và vươn tầm thế giới. Tạo ra những sản phẩm công nghệ Việt, do người Việt là cơ hội và động lực phát triển của Việt Nam trong cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Chương trình Sao Khuê là hoạt động đánh giá chuyên môn tin cậy, uy tín nhất của ngành phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam. Chương trình bình chọn và công nhận các sản phẩm, dịch vụ xuất sắc, uy tín hàng đầu của ngành công nghiệp phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức hàng năm, bắt đầu từ năm 2003. Các sản phẩm, dịch vụ được trao giải thưởng Sao Khuê có chất lượng, hiệu quả vượt trội luôn được khách hàng tin tưởng, lựa chọn, tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Sao_Khue_2022_Bao_VnEcomomy.webp

Bài viết được đăng tải trên Báo điện tử VnEconomy, chuyên mục Thị trường (ngày 26/04/2022)
Năm 2022, thực hiện chiến lược “Make in Vietnam” của Bộ Thông tin và Truyền thông, với vai trò tiên phong “Xung kích chuyển đổi số”, Sao Khuê sẽ tiếp tục sứ mệnh quảng bá, xây dựng thương hiệu cho ngành phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin, góp phần định hướng thị trường, giúp người sử dụng lựa chọn các sản phẩm phần mềm, dịch vụ công nghệ thông tin tốt nhất.
Sao Khuê 2022 năm nay đánh giá cao những sản phẩm – dịch vụ “Make in Vietnam”. Một trong những sản phẩm được đánh giá cao đó là Phần mềm quản trị doanh nghiệp BRAVO 8R2 (ERP-VN) của BRAVO.
Phần mềm BRAVO 8R2 (ERP-VN) được bình xét và trao Giải tại lĩnh vực: Quản lý, điều hành tổ chức, doanh nghiệp. Đặc biệt với những điểm nổi bật về công nghệ và tính hiệu quả, phần mềm BRAVO 8R2 (ERP-VN) được Hội đồng nhất trí trao Giải thưởng Top 10 Sao Khuê 2022.
Sao_Khue_2022_BRAVO_nhan_cup_Top10.webp

Ông Ngô Đình Hải - Giám đốc Khối Công nghệ - Công ty Cổ phần Phần mềm BRAVO lên nhận giải thưởng
BRAVO 8R2 (ERP-VN) là một giải pháp quản trị tổng thể, hỗ trợ các nhà lãnh đạo trong việc quản lý tất cả các nguồn lực của doanh nghiệp (nhân lực - tài lực - vật lực) và trợ giúp tất cả các bộ phận của doanh nghiệp thao tác nghiệp vụ và chia sẻ thông tin một cách hiệu quả thông qua quy trình xử lý công việc đã được quy chuẩn khi thiết kế phần mềm. Sản phẩm do người Việt tạo nên, ứng dụng, triển khai cho các doanh nghiệp trên khắp 3 miền đất nước.
Trải qua hơn 22 năm xây dựng và phát triển, BRAVO đã nhận được sự tín nhiệm của hơn 3.900 khách hàng là các công ty, tập đoàn lớn trong cả nước, cũng như liên tục nhận được sự đánh giá cao từ giới chuyên môn. BRAVO xác định rõ sứ mệnh của mình trong công cuộc chuyển đổi số cho các doanh nghiệp Việt Nam. Do vậy mà công ty không ngừng nghiên cứu nhằm áp dụng công nghệ mới nhất vào sản phẩm - dịch vụ của mình.
Phần mềm BRAVO 8R2 là sản phẩm hội tụ rất nhiều điểm sáng về mặt công nghệ, được xây dựng và phát triển trên nền tảng .NET Framework cùng với hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL của Microsoft, sử dụng các công nghệ WinForms, WCF, SignalR, Xamarin, Angular… chạy dưới dạng ứng dụng độc lập hoặc sử dụng trình duyệt trên máy tính cá nhân, máy tính bảng và điện thoại thông minh.
Sao_Khue_2022_Top_10.webp

Phần mềm BRAVO 8R2 ERP-VN vào Top 10 sản phẩm xuất sắc nhất Sao Khuê 2022
Kiên định với con đường và sứ mệnh đã chọn, BRAVO sẽ tiếp tục nỗ lực hơn nữa trên chặng đường trở thành "bí quyết quản trị doanh nghiệp" cho khách hàng. BRAVO đã đang và sẽ tiếp tục trở thành doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam mang những sản phẩm “make in Viet Nam” trở thành công cụ đắc lực trong công cuộc chuyển đổi số cho doanh nghiệp Việt.
Theo VnEconomy
Xem thêm: Phần mềm kế toán phù hợp với nhiều doanh nghiệp hiện nay của BRAVO
 

Việt Nam lần đầu tiên thành lập Liên minh Blockchain​


Liên minh Blockchain Việt Nam thuộc Hội truyền thông số Việt Nam (VDCA) ra đời đánh dấu lần đầu tiên một liên minh về blockchain được thành lập và hoạt động chính thức tại Việt Nam.
Tháng 4 vừa qua, Liên minh Blockchain Việt Nam VBU (Vietnam Blockchain Union) đã chính thức ra mắt tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế ICC Hà Nội, mở ra một bước tiến mới cho cộng đồng blockchain tại Việt Nam. Với slogan "Building Smarter Societies" và tầm nhìn trở thành hiệp hội Blockchain uy tín số 1 Việt Nam, Liên minh VBU quy tụ các chuyên gia, tổ chức hàng đầu trong lĩnh vực blockchain nhằm xây dựng và thúc đẩy cộng đồng Blockchain Việt Nam trở thành cộng đồng năng động top 3 thế giới.
VBU hoạt động với sứ mệnh kết nối cộng đồng và tư vấn, tham mưu cho các cơ quan quản lý nhà nước nhằm xây dựng chính sách, khung pháp lý về Blockchain, tài sản số, tiền số, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia.
Lien_minh_blockchain_VN_anh2.webp

Ảnh: Lễ ra mắt Liên minh Blockchain Việt Nam (Vietnam Blockchain Union - VBU).
Lễ ra mắt có sự tham gia của hàng loạt khách mời bao gồm cả các thành viên Chính phủ, các chuyên gia trong và ngoài nước, lãnh đạo các doanh nghiệp lớn, các công ty công nghệ và cộng đồng khởi nghiệp. Bên cạnh đó là nhiều tên tuổi tiêu biểu trong lĩnh vực blockchain đang hoạt động ở Việt Nam và quốc tế như Kim Long Group, EZChain, Fizen, Remitano, Ekoios, Binance, Ahamove, Metain, Fanverse, UFin, CryptoF, Metaxiz, Bizverse, FMCPAY …
Phát biểu tại sự kiện, ông Nguyễn Minh Hồng, Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA), nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT cho biết: “Trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 cùng với AI, Big Data, Robotic thì Blockchain được xem là công nghệ chìa khóa cho chuyển đổi số. Blockchain đang từng ngày được khẳng định là tác nhân trọng yếu của nền kinh tế số và công nghệ này thời gian qua đã giúp Việt Nam ghi dấu ấn với các cường quốc trên thế giới. Với khả năng chia sẻ thông tin dữ liệu minh bạch theo thời gian thực, bền vững và bảo mật cao, Blockchain đã thể hiện là một trong những xu hướng công nghệ đột phá, có khả năng ứng dụng rộng rãi ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực như tài chính, y tế, giáo dục, sở hữu trí tuệ, logistic, giải trí, nông nghiệp. Blockchain cũng được xem là động lực của Internet thế hệ tiếp theo mà nhiều người gọi là Web 3.0”
Nhận thức được xu hướng trên, Hội Truyền thông số Việt Nam đã ban hành quyết định thành lập 'Câu lạc bộ Liên minh Blockchain Việt Nam' - gọi tắt là Liên minh Blockchain Việt Nam.
Lien_minh_blockchain_VN_anh1.webp

Ảnh: Vietnam Blockchain Union - VBU với tầm nhìn trở thành hiệp hội Blockchain uy tín số 1 Việt Nam
Không chỉ nhấn mạnh đến tầm quan trọng đặc biệt của blockchain và tiềm năng cho các ứng dụng của nó trong nền kinh tế hiện tại cũng như tương lai, hiệp hội còn nêu bật hiện trạng, các thách thức khó khăn của ******* công nghệ Việt Nam trong lĩnh vực này.
Chia sẻ về sứ mệnh và chiến lược phát triển của VBU, TS. Đặng Minh Tuấn, Chủ tịch Liên minh Blockchain Viêt Nam (VBU) cho biết: Hai nhiệm vụ chính của VBU là tư vấn, phản biện chính sách và kết nối cộng đồng chuyên gia, kỹ sư, nhân sự hoạt động trong lĩnh vực công nghệ Blockchain, ứng dụng công nghệ Blockchain.
VBU cũng tham gia đào tạo, tuyên truyền, phổ biến kiến thức; xúc tiến đầu tư, kết nối cung cầu thị trường trong và ngoài nước thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; tham gia thẩm định, đánh giá công nghệ Blockchain, khuyến cáo và cảnh báo rủi ro hoạt động của các dự án hay nhóm cộng đồng có dấu hiệu bất thường; tư vấn và kết nối nghề nghiệp trong lĩnh vực Blockchain.
Tâm điểm của sự kiện ra mắt VBU là buổi tọa đàm với chủ đề "Blockchain và cơ hội cho Việt Nam bứt phá trở thành cường quốc công nghệ số tới năm 2030" với sự tham gia của các diễn giả bao gồm, ông Hoàng Ngọc Gia Long – Phó Chủ tịch Phụ trách Đối ngoại VBU, ông Nguyễn Đình Thắng – Chủ tịch CLB Quỹ đầu tư VDI kiêm Chủ tịch VinaFintech, ông Phạm Quốc Hoàn – Phó Giám đốc Trung Tâm Chứng Thực Điện Tử Quốc Gia NEAC, ông Trịnh Công Duy – nhà sáng lập Bizverse, ******* về metaverse của Việt Nam. Tham gia trực tuyến vào buổi tọa đàm còn có ông Vũ Đình Tú – Giám đốc Công nghệ của FPT và ông Đinh Ngọc Thạnh – Phó Chủ tịch VBU.
Lien_minh_blockchain_VN_anh3.webp

Ảnh: Các diễn giả trao đổi về cơ hội phát triển của Blockchain Việt Nam
Ngoài các yếu tố về mặt công nghệ, buổi tọa đàm cho thấy, một trong các yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự phát triển cộng đồng công nghệ blockchain Việt Nam là chính sách, hành lang pháp lý và chiến lược vĩ mô tầm quốc gia liên quan đến công nghệ này.
Đây cũng chính là một trong các trọng tâm của VBU khi thành lập. Đó là trở thành cầu nối giữa cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan chức năng, cùng tham gia đồng hành, góp ý và lấy ý kiến các chuyên gia để cùng chính phủ xây dựng khung pháp lý và chiến lược quốc gia cho Bockchain. Sắp tới VBU đã có kế hoạch tổ chức một loạt chương trình hội thảo lấy ý kiến chuyên gia xung quanh vấn đề này.
Sự kiện đã mở ra một bước tiến mới cho cộng đồng Blockchain tại Việt Nam, nơi giới chuyên môn gặp gỡ và chia sẻ tầm nhìn, sứ mệnh thúc đẩy phát triển nền kinh tế số của đất nước.

Xem thêm: Phần mềm quản trị doanh nghiệp của BRAVO
 

Thị trường tiền ảo ‘bốc hơi’ có ảnh hưởng hệ thống tài chính truyền thống?​

Sự sụp đổ của một stablecoin từng được ca ngợi "hết lời" đã làm dấy lên những câu hỏi quan trọng về hiệu quả, tiềm năng của toàn bộ thị trường tiền ảo.
Lần đầu tiên trong 10 tháng qua, Bitcoin giảm xuống mức 30.000 USD vào ngày 10/5, trong khi toàn thị trường tiền mã hoá nói chung bốc hơi gần 800 tỷ USD do lo ngại làn sóng thắt chặt chính sách tiền tệ.
So với chu kỳ thắt chặt chính sách gần đây nhất của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) vào năm 2016, hiện nay thị trường tiền ảo có quy mô lớn hơn rất nhiều, làm dấy lên mối lo ngại về sự tác động của nó với hệ thống tài chính toàn cầu.

Quy mô thị trường tiền ảo

Theo CoinGecko, vào tháng 11/2021, khi đồng tiền ảo dẫn đầu - Bitcoin đạt mức giá cao nhất lịch sử 69.000 USD, cả thị trường tiền điện tử có vốn hoá rơi vào khoảng 3 nghìn tỷ USD. Hơn 6 tháng sau, con số này chỉ còn 1,51 nghìn tỷ USD.
Bitcoin vẫn đang là đồng tiền đóng góp vốn hoá lớn nhất với gần 600 tỷ USD, ngay sau đó là Ethereum với 285 tỷ USD.
Mặc dù tiền ảo đã có sự bùng nổ, nhưng quy mô nhìn chung còn tương đối nhỏ. Chẳng hạn, thị trường chứng khoán Mỹ được định giá 49 nghìn tỷ USD, trong khi Hiệp hội thị trường tài chính và chứng khoán nhận định giá trị của các thị trường thu nhập cố định (fixed income markets: gồm thị trường chứng khoán nợ và trái phiếu) đạt 52,9 nghìn tỷ USD tính tới hết năm 2021.

Những ai đang sở hữu và giao dịch tiền ảo?

Ban đầu, tiền điện tử chỉ là một hiện tượng dành cho những cá nhân nhỏ lẻ, nhưng sự quan tâm của các tổ chức từ sàn giao dịch, công ty, ngân hàng, quỹ đầu cơ và quỹ tương hỗ đối với loại tài sản này ngày càng tăng theo thời gian.
Mặc dù khó có thể đưa ra dữ liệu chính xác về tỷ lệ nhà đầu tư nhỏ lẻ với các tổ chức trong thị trường tiền ảo, nhưng theo Coinbase, sàn giao dịch tiền mã hoá lớn nhất thế giới, quý IV/2021, các nhà đầu tư tổ chức và nhỏ lẻ đang chia nhau mỗi bên nắm giữ khoảng 50% tài sản trên nền tảng này. Cụ thể, các khách hàng tổ chức của Coinbase đã thực hiện các giao dịch có tổng trị giá 1,14 nghìn tỷ USD trong năm 2021, trong khi con số này trước đó 1 năm chỉ đạt 120 tỷ USD.
Phần lớn lượng Bitcoin và Ethereum đang lưu hành được nắm giữ bởi một số ít nhà đầu tư. Tháng 10/2021, nghiên cứu của NBER (Cục nghiên cứu kinh tế quốc gia Mỹ) cho thấy khoảng 10.000 nhà đầu tư Bitcoin, cả cá nhân và tổ chức, đang nắm giữ 1/3 số lượng đồng tiền trên thị trường và có 1.000 nhà đầu tư sở hữu 3 triệu đồng Bitcoin.
Theo nghiên cứu của Đại học Chicago, gần 14% người dân Mỹ đã đầu tư vào tài sản kỹ thuật số tính đến năm 2021.

Sự sụp đổ của tiền ảo có thể gây thiệt hại với hệ thống tài chính hay không?

Mặc dù thị trường tiền ảo nói chung còn tương đối nhỏ, nhưng Cục dự trữ liên bang, Bộ Tài chính và Ủy ban ổn định tài chính quốc tế đều cảnh báo những đồng ổn định (stable-coin), loại mã hoá thông báo neo giá trị với những tài sản truyền thống, có thể trở thành nguy cơ đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính.
Stable-coin chủ yếu được sử dụng để tạo điều kiện cho các giao dịch tài sản kỹ thuật số khác trở nên dễ dàng hơn. Chúng được hỗ trợ bởi những tài sản có thể mất giá trị hoặc trở nên kém thanh khoản khi thị trường căng thẳng. Ngoài ra, các quy tắc về bảo mật cũng như quản lý xung quanh những loại tài sản này và quyền mua lại của nhà đầu tư đều chưa được rõ ràng.
Do đó, các đồng ổn định sẽ trở thành yếu tố làm suy yếu niềm tin của nhà đầu tư khi thị trường hỗn loạn.
khung-hoang-tien-ao.webp

Ảnh: Cuộc khủng hoảng LUNA và TerraUSD dấy lên nỗi lo về tương lai bong bóng tiền ảo
Ví dụ thực tế gần đây nhất, TerraUSD, đồng ổn định mã hoá (stablecoin) được neo tỷ giá 1:1 với USD, đang sử dụng Bitcoin để làm quỹ tiền tệ dự phòng cho trường hợp đồng tiền này lâm vào khủng hoảng.
Ngày 11/5 vừa qua, TerraUSD lao dốc không phanh khi mất gần 80% giá trị. Thị trường tiền kỹ thuật số hay tiền mã hóa đã trải qua sự hỗn loạn chưa từng có với cú trượt dốc 200 tỷ USD vốn hóa thị trường chỉ trong 1 ngày.
Mặc dù TerraUSD duy trì tỷ giá với USD thông qua thuật toán, nhưng với các đồng ổn định được dự trữ bằng các tài sản như tiền mặt hay thương phiếu, tác động này hoàn toàn có thể lan sang hệ thống tài chính truyền thống.

Xem thêm các thông tin về Phần mềm BRAVO 8R2 ERP.
 

Những tính năng đáng chú ý tại sự kiện Google I/O 2022​


Tại sự kiện Google I/O 2022, nhiều tính năng và công nghệ mới đã được Google giới thiệu, tập trung chủ yếu vào Kiến thức (Knowledge), Nghiên cứu máy tính (Computing) và Xây dựng để hỗ trợ (Built to help).
Tại sự kiện Google I/O 2022, gã khổng lồ tìm kiếm đã công bố một loạt tính năng và công nghệ mới cho cả người dùng Android lẫn người dùng các nền tảng khác như cải thiện Google Maps, tính năng multisearch, cải thiện gọi video, cá nhân hóa quảng cáo...

1. Tính năng được bổ sung cho các thiết bị ngoại vi

Android đã trở thành hệ điều hành phổ biến nhất trên thế giới hiện nay, khi đang có 3 tỷ thiết bị Android được sử dụng hàng tháng. Trong khi điện thoại vẫn là thiết bị được sử dụng phổ biến nhất, người dùng đang bổ sung thêm nhiều thiết bị công nghệ kết nối hơn vào cuộc sống của họ như TV, ô tô, đồng hồ và nhiều thiết bị khác. Từ đó, yếu tố bảo mật cũng như tính cá nhân hoá cũng được Google tập trung cập nhật và phát triển nhiều hơn.
Tại sự kiện Google I/O năm nay, hãng chia sẻ về phiên bản Android 13 đang tiếp tục cung cấp những phương thức giúp bảo mật cuộc trò chuyện của người dùng như thế nào, cũng như đề cập đến những nỗ lực cải thiện trải nghiệm nhắn tin trên ứng dụng Tin nhắn.
Đặc biệt, Google đã bổ sung thêm tính năng Early Earthquake Warnings (cảnh báo sớm Động đất) cho 25 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Google cho biết trong năm nay họ sẽ hợp tác với các đối tác để mang tính năng Emergency SOS lên Wear OS, cho phép bạn liên hệ với bạn bè, người thân hoặc các dịch vụ cứu hộ khẩn cấp từ đồng hồ thông minh.
Google-IO-2022.webp

Ảnh: tính năng Early Earthquake Warnings (cảnh báo sớm Động đất)

2. Tính năng Multisearch

Sản phẩm chính của Google chính là Google Search. Giờ đây, Google Search sẽ mạnh mẽ hơn nữa với các công cụ mới như multisearch và khám phá khung cảnh (scene exploration) với Google Lens.
Với multisearch, Google muốn giúp người dùng tìm kiếm sản phẩm và cửa hàng trong thế giới thực một cách dễ dàng hơn nữa. Ví dụ, khi tìm kiếm một thứ gì đó mà bạn không biết tên, bạn chỉ cần chụp ảnh nó và nhập từ "gần tôi - near me" ngay bên cạnh nó trong ô tìm kiếm. Google sẽ tìm kiếm cửa hàng hoặc thậm chí nhà hàng có món đồ bạn cần ở gần bạn.
Trong khi đó, khám phá khung cảnh được Google miêu tả giống như Ctrl + F của thế giới thực. Bằng cách sử dụng camera của smartphone, người dùng có thể chĩa vào sản phẩm trong cửa hàng để tìm rất nhiều thông tin về chúng. Không chỉ có vậy, các sản phẩm này còn được lọc theo đánh giá, hương vị hoặc bất cứ thứ gì bạn muốn.

3. Chế độ Immersive view trên Google Maps

Trong nhiều năm qua, các khoản đầu tư của Google vào AI đã tăng cường khả năng mang đến những thông tin hữu ích nhất cho người dùng. Google Maps và Google Translate là 2 ứng dụng được tích hợp công nghệ AI nhiều nhất.
Cụ thể, ứng dụng Google Maps sẽ được bổ sung thêm Immersive view (chế độ xem sống động), mang đến trải nghiệm trực quan hơn giống như khi bạn chơi game nhập vai.
Google-IO-2022-Maps.webp

Ảnh: Nhờ công nghệ AI, Google Maps có thể chỉ đường nơi bạn cần đến chỉ trong vài giây
Nhờ vào những tiến bộ trong thị giác máy tính và AI đã cho phép Google hợp nhất hàng tỷ hình ảnh từ Chế độ xem phố và trên không, từ đó có thể tạo ra một mô hình kỹ thuật số trực quan, phong phú. Với chế độ xem trực quan mới này, bạn sẽ có thể trải nghiệm cận cảnh khu vực lân cận, địa danh, nhà hàng hoặc địa điểm nổi tiếng, và thậm chí có cảm giác như bạn đang thực sự ở tại đó. Song song đó, Google cũng công bố cải tiến về khả năng dẫn đường thân thiện hơn với môi trường, khi giúp tìm kiếm tuyến đường phù hợp và ngắn nhất để bắt đầu hành trình với mức nhiên liệu tiêu thụ thấp nhất.
Tương tự, ứng dụng Google Translate cũng được bổ sung thêm 24 ngôn ngữ mới có nguồn dữ liệu hạn chế, bằng cách tạo bộ dữ liệu đơn ngữ từ việc phát triển và sử dụng các mô hình nhận dạng ngôn ngữ.

Xem thêm: Phần mềm ERP của BRAVO
 

Hé lộ danh sách 10 công ty công nghệ lớn nhất thế giới năm 2022​


Mới đây, tạp chí Forbes đã công bố danh sách các công ty công nghệ lớn nhất thế giới năm 2022, Apple tiếp tục duy trì vị trí số 1 bảng xếp hạng trong năm thứ bảy liên tiếp, với doanh thu kỉ lục tăng 29% so với năm trước.
Theo thống kê của Forbes, số lượng các công ty công nghệ lọt vào danh sách Global 2000 năm nay đã giảm xuống chỉ còn 164, từ 177 công ty vào năm 2021. Mặc dù vậy, các công ty công nghệ vẫn đạt tổng doanh thu hàng năm khoảng 4.000 tỉ USD, tăng hơn 700 tỉ USD so với năm ngoái.
Apple vẫn đứng đầu bảng xếp hạng công nghệ nhờ doanh thu kỉ lục đạt 378,7 tỉ USD, tăng gần 29% so với một năm trước đó.
Top-1-cong-ty-CN-lon-nhat-the-gioi-Apple.webp

Ảnh: Apple duy trì vị trí số 1 trong bảng xếp hạng công ty công nghệ lớn nhất thế giới năm 2022
Tuy nhiên, Apple lại đánh mất danh hiệu "Công ty giá trị nhất thế giới" về tay công ty dầu mỏ Aramco Aramco (Ả Rập Saudi) nhờ giá dầu tăng cao và lạm phát. Saudi Aramco được coi là công ty sản xuất dầu lớn nhất thế giới, được định giá 2,42 nghìn tỷ USD dựa trên giá cổ phiếu của công ty này tại thời điểm đóng cửa thị trường. Trong khi đó, Apple được định giá 2,37 nghìn tỷ USD khi kết thúc giao dịch chính thức vào ngày 11/5.
Những gián đoạn trong trong chuỗi cung ứng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hãng công nghệ Hàn Quốc Samsung Electronics khiến công ty trượt 3 bậc trong bảng xếp hạng toàn cầu, trở thành công ty công nghệ lớn thứ tư thế giới, giảm so với vị trí thứ hai trong năm ngoái.
Đáng chú ý, Samsung lần đầu tiên đánh mất vị trí là nhà bán điện thoại thông minh hàng đầu thế giới vào năm ngoái, nhường ngôi cho Apple. Mặc dù đạt doanh thu kỉ lục 244 tỉ USD, nhưng giá cổ phiếu của công ty có trụ sở tại Hàn Quốc đã bị sụt giảm liên tục trong năm qua, khiến giá trị vốn hóa thị trường giảm xuống chỉ còn 367,3 tỉ USD (giảm 30%).
cong-ty-cong-nghe-lon-nhat-the-gioi-2022.webp

Ảnh: Các công ty công nghệ lớn nhất năm 2022 trong bảng xếp hạng Global 2000 (Theo Forbes)
Trong khi đó, Alphabet tuyên bố đứng ở vị trí thứ 2 với doanh thu kỷ lục 257,5 tỷ USD do nhu cầu tăng cao đối với quảng cáo kỹ thuật số của Google. Vị trí thứ 3 thuộc về Microsoft khi doanh thu của mảng đám mây vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh.
Gã khổng lồ Internet Tencent lọt vào top 5 với vị trí cao nhất từ trước đến nay, bất chấp đợt bán tháo cổ phiếu trong lĩnh vực công nghệ tại Trung Quốc.Tập đoàn game này đã mất hơn 350 tỉ USD giá trị thị trường khi các quan chức Bắc Kinh tung ra các quy định nhằm kìm hãm các công ty công nghệ, bao gồm việc hạn chế trẻ em chơi game khoảng 3 tiếng mỗi tuần. Là công ty Trung Quốc duy nhất trong số 20 công ty công nghệ lớn nhất thế giới, doanh thu của Tencent đã tăng 24% lên 86,9 tỷ USD.
Meta Platforms, năm đầu tiên sau khi đổi thương hiệu từ Facebook, là công ty công nghệ lớn thứ 6 thế giới. Trong khi đó, nhà sản xuất chip Intel đứng ở vị trí thứ 7. Các vị trí còn lại trong danh sách 10 công ty công nghệ lớn nhất thế giới lần lượt thuộc về công ty sản xuất bán dẫn Đài Loan TSMC, Cisco và IBM.
Theo Forbes Global 2000, tổng cộng có khoảng 72 công ty công nghệ lớn nhất thế giới có trụ sở tại Mỹ, giảm nhẹ so với con số 81 công ty vào năm ngoái, nhưng vẫn nhiều hơn so với bất kỳ quốc gia nào khác.
Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản cũng vẫn là những điểm nóng về công nghệ khi có lần lượt 21, 15 và 12 công ty lọt vào danh sách.
Nhìn chung, các công ty công nghệ trong danh sách Global 2000 của Forbes đến từ 24 quốc gia khác nhau và đại diện cho giá trị thị trường đáng kinh ngạc (15.600 tỉ USD, giảm 13% so với cùng kì năm ngoái), bằng khoảng 15% thị trường chứng khoán toàn cầu.

Xem thêm: Phần mềm quản trị doanh nghiệp của BRAVO
 

Bổ sung loạt tính năng mới, Windows 11 hướng tới “kỷ nguyên làm việc kết hợp”​

Microsoft vừa giới thiệu với người dùng một loạt tính năng mới của Windows 11 như: bổ sung các tab cho File Explorer, cải thiện chất lượng cuộc gọi video... giúp người dùng duy trì sự tập trung và bảo mật, nhằm hỗ trợ môi trường làm việc từ xa.
Trong sự kiện ra mắt các tính năng mới của Windows 11 mới đây, giám đốc sản phẩm Panos Panay của Microsoft nhấn mạnh: "Tính linh hoạt đã trở nên vô cùng quan trọng đối với nhân viên trên toàn thế giới. Điều đó sẽ được đáp ứng với loạt tính năng mới của Windows 11".
Các tính năng mới của Windows 11, cụ thể như sau:
Các tab cho File Explorer
Microsoft đã thiết kế lại File Explorer trong Windows 11, có hỗ trợ đám mây với trang chủ thông minh, hiển thị các tệp quan trọng ngay khi người dùng cần. File Explorer sẽ có một hệ thống tab, giúp người dùng có thể mở nhiều tab trong một cửa sổ, giảm bớt sự lộn xộn trên màn hình.
Công ty cũng bổ sung bố cục Touch Snap để giúp người dùng sắp xếp các ứng dụng của mình trên các thiết bị cảm ứng một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Windows-11-File-Explorer.webp

Microsoft đã thiết kế lại File Explorer trong Windows 11 với hệ thống tab. Ảnh: Microsoft
Thêm các thư mục vào "Menu Start"
Người dùng có thể tạo các thư mục trong "Menu Start" thông qua một quy trình dễ dàng. Tất cả những gì cần thiết là kéo và thả một biểu tượng ứng dụng này vào một biểu tượng ứng dụng khác. Sau đó, một thư mục sẽ được tạo hoàn chỉnh với các biểu tượng ứng dụng nhỏ được hiển thị trong đồ họa thư mục để cho biết những gì bên trong. Bạn cũng có thể đặt tên cho các thư mục này nhằm giúp sắp xếp và xem nhanh nội dung.
Windows-11-Menu-Starts.webp

Người dùng có thể thêm các thư mục vào menu Start. Ảnh: Microsoft
Cải thiện chất lượng các cuộc họp video
Là một phần của chiến dịch nhằm đáp ứng nhu cầu của kỷ nguyên làm việc kết hợp online và offline, Microsoft sẽ triển khai các cải tiến dành cho hệ điều hành gốc để nâng cao chất lượng của trải nghiệm cuộc họp video.
Có bốn tính năng "họp thông minh" mới: Lấy nét bằng giọng nói, giao tiếp bằng mắt, tạo khung tự động và làm mờ hậu cảnh chân dung. Kết hợp với nhau, các tùy chọn mới sẽ đảm bảo người dùng luôn giữ được khung hình tốt, giảm nhiễu và tiếng ồn xung quanh, đồng thời loại bỏ sự ồn ào, lộn xộn khỏi nguồn cấp dữ liệu video.
Microsoft đã tích hợp tính năng gọi điện video Teams vào Windows 11, cho phép người dùng có thể dễ dàng gọi điện video cho bạn bè, người thân hoặc thực hiện các cuộc họp trực tuyến. Đây được xem là một giải pháp thay thế cho Skype trước đây trên Windows 10.
Bước tiến trong bảo mật
Để bảo đảm an toàn cho thông tin cá nhân và dữ liệu làm việc cho người dùng, Microsoft đang tung ra nhiều tính năng bảo mật mới.
Cụ thể, Microsoft đã phát triển một hệ thống AI mới hỗ trợ để ngăn người dùng chạy các ứng dụng độc hại trên những thiết bị sử dụng Windows, được gọi là Smart App Control. Tính năng này dựa trên mô hình AI được lưu trữ trong đám mây Azure để đánh giá mức độ đe dọa do tệp thực thi gây ra. Nếu mức độ đe dọa cao, ứng dụng sẽ không được phép chạy.
Tiếp theo là nâng cấp Microsoft Defender, dịch vụ chống virus đã được Windows 11 tích hợp sẵn. Tính năng này giúp bảo vệ chống lại các cuộc tấn công ******* bằng cách cảnh báo người dùng khi họ nhập thông tin đăng nhập tài khoản Microsoft của mình vào một trang web không đáng tin cậy. Trong trường hợp thiết bị bị đánh cắp hoặc thất lạc, các biện pháp bảo vệ mã hóa dữ liệu cá nhân mới sẽ đảm bảo dữ liệu có khả năng chống lại sự tấn công.
Cuối cùng, Microsoft đã tung ra một bản cập nhật có tên là Config Lock, được cho là để "bảo vệ người dùng khỏi chính họ". Tính năng này giám sát các khóa đăng ký để bảo đảm các thiết bị của người lao động vẫn tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật của công ty. Nếu vi phạm chính sách được phát hiện, thiết bị sẽ tự động được hoàn nguyên về trạng thái mong muốn.

Xem thêm: Phần mềm quản lý Nhân sự - Tiền lương của BRAVO
 

Các lưu ý khi thanh toán trực tuyến trên sàn thương mại điện tử​


Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, sự hội nhập nhanh chóng của nền kinh tế, những hình thức kinh doanh thương mại điện tử tại Việt Nam trở nên phổ biến hơn. Việc mua sắm trên sàn thương mại điện tử mang đến cho người dùng nhiều tiện lợi, nhưng bên cạnh đó cũng tiểm ẩn những rủi ro khôn lường, đặc biệt là các rủi ro liên quan đến an toàn thông tin.
Thực trạng hiện nay cho thấy, vấn đề an toàn thông tin của khách hàng trên sàn thương mại điện tử chưa được bảo đảm. Nhiều rủi ro nghiêm trọng về thương mại điện tử tồn tại từ lâu và rất có thể đã bị kẻ xấu lợi dụng khi dữ liệu khách hàng bị đánh cắp. Nhiều tài khoản khách hàng được người dùng sử dụng chung với các dịch vụ khác, dẫn đến một số khách hàng bị đánh cắp thông tin liên quan đến tài khoản ngân hàng, bị tấn công các trang cá nhân để sử dụng cho mục đích *******.
san-tmdt-tai-vn.webp

Các sàn thương mại điện tử phổ biến tại Việt Nam.
Dưới đây là một số lưu ý khi thanh toán trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử:
Thứ nhất, nên mua hàng tại những trang web uy tín, được cấp phép hoạt động, có thông tin liên lạc rõ ràng (địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế…).
Thứ hai, tìm hiểu kỹ về các điều kiện và điều khoản của trang web.
Thứ ba, tìm hiểu các hình thức thanh toán trên sàn thương mại điện tử về chính sách hoàn tiền, lỗi giao dịch…
Thứ tư, cảnh giác khi liên kết tài khoản ngân hàng với thanh toán trực tuyến trên sàn thương mại điện tử.
Thứ năm, cảnh giác với những yêu cầu cung cấp thông tin từ những trang web lạ như: họ tên, số điện thoại, ngày sinh, địa chỉ, email… Đây có thể là những trang web sử dụng thông tin người tiêu dùng trái với quy định pháp luật, gây phiền toái cho người tiêu dùng hoặc thậm chí đánh cắp các thông tin tài chính của người tiêu dùng.
Thứ sáu, cảnh giác với những trang web/tài khoản mạng xã hội lạ quảng cáo sản phẩm/dịch vụ với giá rất thấp hoặc khuyến mãi lớn, yêu cầu người tiêu dùng phải cung cấp thông tin và chia sẻ chương trình.
Thứ bảy, cảnh giác với thông báo về việc trúng thưởng phiếu mua hàng dùng để mua sản phẩm của công ty, theo đó phiếu mua hàng thường có giá trị nhỏ hơn giá trị sản phẩm, người tiêu dùng phải chi thêm một khoản tiền nữa. Tuy nhiên, khi nhận hàng thì sản phẩm thường có giá trị thấp hơn so với khoản tiền người tiêu dùng đã bỏ ra. Người dùng cũng cần cảnh giác tương tự với hình thức thông báo trúng thưởng và yêu cầu phải đóng tiền thuế/phí để nhận được sản phẩm.

Xem thêm: Phần mềm kế toán phù hợp
 

Phát hiện chiến dịch ******* quy mô lớn vào người dùng các ngân hàng Việt Nam​


Vừa qua, Group-IB đã phát hiện một vụ tấn công ******* mạo danh 27 tổ chức tài chính quen thuộc của Việt Nam và thông báo ngay cho Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT). Theo Group-IB, đây là một vụ tấn công ******* chưa từng có tiền lệ tại Việt Nam.
Ngày 09/06, Công ty an ninh mạng Group-IB (trụ sở Singapore) đã phát cảnh báo phát hiện một vụ tấn công ******* mạo danh 27 tổ chức tài chính quen thuộc của Việt Nam. Chiến dịch này nhắm đến các tổ chức tài chính lớn của Việt Nam với mỗi trang web *******, triển khai một kế hoạch đánh cắp mã OTP cùng các chiến thuật truyền thông có mức độ tùy biến cao, nhắm trúng đối tượng người dùng.

Thủ đoạn tinh vi thu thập dữ liệu cá nhân và đánh cắp tài khoản

Các chuyên gia cho biết, kế hoạch ******* này sử dụng tin nhắn SMS, Telegram và WhatsApp giả mạo, và thậm chí cả bình luận trên các trang Facebook của các công ty dịch vụ tài chính hợp pháp của Việt Nam để lôi kéo nạn nhân vào các trang *******. Các tin nhắn ******* được ngụy trang giống như các thông tin chính thức đến từ các ngân hàng, sàn giao dịch hoặc công ty thương mại điện tử.
Một trong những tin nhắn SMS ******* được truy xuất có nội dung thông báo cho người dùng đã được tặng quà và cần đăng nhập vào trang của ngân hàng để nhận quà; Đồng thời cho biết cơ hội này sẽ sớm hết hạn, để tạo động lực thôi thúc người dùng. Một trong những chiến thuật của những kẻ điều hành chiến dịch là sử dụng các URL rút gọn khiến người dùng bình thường không thể phân biệt được tính hợp pháp của URL.
chieu-lua-dao-ngan-hang-1.webp

Ảnh: Tin nhắn của đối tượng ******* gửi tới người dùng ngân hàng.
Khi nhấp vào các liên kết, người dùng sẽ được chuyển tiếp đến một trang web giả mạo có logo của 27 ngân hàng và tổ chức tài chính uy tín, dưới dạng một trang độc lập hoặc dưới dạng tùy chọn thả xuống, để nạn nhân có thể chọn ngân hàng mà họ đã đăng ký.
Khi người dùng chọn một ngân hàng từ danh sách sẽ được chuyển hướng đến một trang ******* khác, giống như trang hợp pháp của ngân hàng. Sau khi nhập tên người dùng và mật khẩu, nạn nhân sẽ được đưa đến trang web giả mạo tiếp theo yêu cầu cung cấp Mật khẩu dùng một lần (OTP).
Tại thời điểm này, những kẻ ******* sử dụng thông tin đăng nhập đã bị đánh cắp để đăng nhập vào tài khoản thực của nạn nhân. Sau khi nạn nhân nhận được mã OTP từ ngân hàng của họ (theo yêu cầu của kẻ *******) và nhập mã vào trang xác thực giả mạo, tội phạm mạng có thể toàn quyền truy cập vào tài khoản ngân hàng của họ. Với những thông tin này, những kẻ ******* có thể bắt đầu các giao dịch bất hợp pháp.
chieu-lua-dao-ngan-hang-2.webp

Ảnh: Sau khi “đăng nhập” vào trang web giả mạo, nạn nhân sẽ nhận được thông báo cho biết “giao dịch vẫn đang được xử lý”.
Phương pháp trùng lặp này cho phép tội phạm mạng đánh cắp tiền từ tài khoản của nạn nhân và thu thập một lượng lớn dữ liệu cá nhân (tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, số điện thoại, ngày sinh và nghề nghiệp). Những thông tin này có thể được mua bán trong cộng đồng tội phạm mạng hoặc được bán cho những kẻ xấu, phục vụ các cuộc tấn công tiếp theo nhắm vào nạn nhân.

Cảnh giác với các trang Web khả nghi, các liên kết đưa ra mức chiết khấu hấp dẫn

Theo Group-IB, chiến dịch tấn công ******* nhắm vào người dùng các ngân hàng, tổ chức tài chính tại Việt Nam đã khởi động vào tháng 5 năm 2019, với việc đăng ký tên miền đầu tiên. Tên miền ******* mới nhất đã được kích hoạt vào ngày 1/6/2022. Đội ứng cứu máy tính khẩn cấp của Group-IB (CERT-GIB) đã xác định được 240 tên miền liên kết nằm trong cơ sở hạ tầng của chiến dịch *******. Khi phát hiện có hoạt động bất thường, CERT-GIB đã thông báo cho Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) thuộc Cục An toàn thông tin.
Hiện tại, tất cả 240 tên miền đã bị ngăn chặn nhưng các tên miền mới vẫn thường xuyên xuất hiện. CERT-GIB ước tính từ đầu năm 2021, đã có ít nhất 7.800 người dùng có nguy cơ trở thành nạn nhân khi truy cập vào 44 trang web giả mạo trong số 240 trang web được ghi nhận. Group-IB sẽ tiếp tục hợp tác với các công ty đăng ký tên miền và các cơ quan chức năng khác để gỡ bỏ các tên miền mới khi chúng được xác định, ngăn chặn nguy cơ gia tăng tổn thất tài chính cho người dùng và giảm thiểu thiệt hại đến danh tiếng của các tổ chức tài chính có liên quan.
Đến nay, chiến dịch này dường như chỉ giới hạn ở Việt Nam. Các chuyên gia khuyến cáo, trong thời gian này, người dùng nên cần cảnh giác với những thông tin đến từ các tổ chức tài chính có nội dung mang tính hối thúc hoặc đe dọa. Điều quan trọng là cần chú ý đến tên miền của URL trong trình duyệt và cảnh giác với các trang web khả nghi, hoặc liên tục điều hướng.
Người dùng cũng nên tránh mua hàng từ những đại lý trái phép hoặc nhấp vào các liên kết đưa ra mức chiết khấu hấp dẫn, bởi đó có thể là dấu hiệu *******. Điều tối quan trọng là phải xác nhận độ tin cậy của trang nguồn, xác định xem đó có phải là trang web chính thức của tổ chức tài chính của bạn hay không, xem đánh giá, hoặc gọi cho bộ phận hỗ trợ khách hàng nếu cảm thấy nghi ngờ. Người dùng cũng nên tạo thói quen bật xác thực hai yếu tố bất cứ khi nào và thường xuyên thay đổi mật khẩu.
Đối với các công ty từng bị những kẻ ******* mạo danh nên thực hiện giám sát thường xuyên để phát hiện việc các trang giả mạo sử dụng sai tên thương hiệu hợp pháp.

Xem thêm: Phần mềm BRAVO 8R2 ERP
 

Áp dụng công nghệ, 7 loại thủ tục hành chính sau có thể thực hiện ngay tại nhà​


Với sự phát triển của công nghệ, người dân có thể ngồi tại nhà để thực hiện các thủ tục hành chính, đơn cử như làm CCCD, hộ chiếu, giấy khai sinh, đăng kí kết hôn, đóng lệ phí trước bạ…
Ngoài việc giúp người dân, doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, công sức khi đi thực hiện các thủ tục các hành chính, Cổng Dịch vụ công Quốc gia Việt Nam (DVCQG) còn cho phép bạn kiểm tra tiến độ xử lý hồ sơ, đánh giá thái độ phục vụ, tiếp nhận ý kiến phản ánh của cá nhân, tổ chức trên toàn quốc. Tuy nhiên trước khi sử dụng các tiện ích trên Cổng DVCQG, bạn cần phải đăng kí tài khoản miễn phí theo hướng dẫn. Dưới đây là 7 loại thủ tục hành chính mà người dân hoàn toàn có thể thực hiện online đơn giản, nhanh chóng ngay tại nhà.
1. Làm CCCD gắn chip ngay tại nhà
Dịch vụ công trực tuyến được xác định là khâu quan trọng, then chốt trong tiến trình cải cách hành chính và triển khai Chính phủ điện tử. Giúp giảm thời gian, tiết kiệm chi phí đi lại cho việc gửi hồ sơ và nhận kết quả của người dân góp phần đảm bảo nhanh chóng, chính xác, thuận lợi và hiệu quả. Thay vì đến trực tiếp trụ sở công an quận/phường để làm CCCD gắn chip, bạn có thể ngồi tại nhà để đăng ký theo hướng dẫn tại: https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn/ . Hiện tại một số quận huyện đã cho phép người dân lấy số thứ tự hoặc đăng kí làm CCCD thông qua ****.
2. Đăng kí/đổi mới giấy phép lái xe (GPLX)
Đầu tiên, bạn hãy mở trình duyệt trên điện thoại hoặc máy tính và truy cập vào địa chỉ https://dichvucong.gov.vn/, đăng nhập bằng tài khoản tương ứng.
thang7-08-thu-tuc-hanh-chinh-online-anh1.webp

Đăng kí mới hoặc cấp đổi GPLX
Tại giao diện chính, bạn hãy chọn vào mục Phương tiện và người lái - Giấy phép lái xe - Đổi Giấy phép lái xe do ngành giao thông vận tải cấp. Tiếp theo, bạn hãy chọn cơ quan thực hiện là Sở GTVT của tỉnh/thành phố hoặc chọn trực tiếp bộ, ngành.
Việc bạn cần làm lúc này là điền đầy đủ thông tin cần thiết, sau đó gửi hồ sơ và nhận thông báo xác nhận lịch hẹn.
3. Làm hộ chiếu mẫu mới online
Bắt đầu từ ngày 1-7, Bộ Công an đã triển khai cấp hộ chiếu phổ thông không gắn chip theo mẫu mới. Trước đó, việc cấp hộ chiếu online (không gắn chip điện tử) đã được triển khai thí điểm tại Hà Nội, và hiện tại sẽ áp dụng cho tất cả các tỉnh thành trên cả nước. Thay vì phải xếp hàng đợi cấp hộ chiếu mẫu mới, người dân đã có thể tiết kiệm thời gian và công sức đăng ký làm hộ chiếu và theo dõi kết quả trực tuyến thông qua cổng dịch vụ công quốc gia.
thang7-08-thu-tuc-hanh-chinh-online-anh2.webp

Truy cập vào cổng dịch vụ công quốc gia tại địa chỉ https://dichvucong.gov.vn/
4. Tra cứu phạt nguội giao thông và đóng phạt ngay tại nhà
Với sự phát triển của công nghệ, người dùng có thể tra cứu các lỗi phạt nguội liên quan đến ô tô, xe máy, xe đạp điện và đóng phạt ngay tại nhà trong trường hợp có vi phạm.
Để thực hiện tra cứu, bạn hãy mở trình duyệt trên điện thoại hoặc máy tính và truy cập vào địa chỉ: https://www.csgt.vn/, ở góc phải sẽ có mục Tra cứu phương tiện vi phạm giao thông qua hình ảnh. Việc bạn cần làm là nhập vào biển số xe (ví dụ 51F112345), lựa chọn loại phương tiện (ô tô, xe máy, xe đạp điện) và mã bảo mật (ghi rõ chữ hoa và chữ thường) tương ứng rồi nhấn Tra cứu.
thang7-08-thu-tuc-hanh-chinh-online-anh3.webp

Tra cứu vi phạm giao thông qua hình ảnh
5. Đăng kí kết hôn ngay tại nhà
Theo thông tư 01/2022/TT-BTP do Bộ Tư pháp ban hành, bắt đầu từ ngày 18-2-2022, bạn có thể sử dụng giấy chứng nhận kết hôn điện tử (có mã QR chứa thông tin) để thay cho bản giấy. Tuy nhiên, để có được giấy chứng nhận kết hôn điện tử, bạn cần phải thực hiện việc đăng ký online trên cổng dịch vụ công. Nếu thông tin đầy đủ, giấy tờ hợp lệ, bạn sẽ nhận được thông báo về ngày giờ trả kết quả, ngược lại, trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, người dùng cần phải hoàn thiện theo quy định.
6. Đăng kí khai sinh cho con
Tương tự như trên, người dùng hiện tại đã có thể đăng kí khai sinh cho con trẻ ngay tại nhà. Tại Cổng DVCQG, bạn hãy gõ vào khung tìm kiếm từ khóa Khai sinh, sau đó chọn Thủ tục đăng kí khai sinh (hoặc các thủ tục cần thực hiện). Tiếp theo, người dùng cần chọn cơ quan thực hiện và nhấn Đồng ý.
7. Đăng kí biển số xe
Nhằm cải cách và số hóa các thủ tục hành chính, Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) vừa bổ sung thêm chuyên mục “Đăng ký, khai báo xe”, cho phép người dân thực hiện các thủ tục hành chính ngay tại nhà thay vì phải đến trực tiếp công an quận/huyện như trước đây.

Xem thêm: Phần mềm quản trị doanh nghiệp của BRAVO
 

Tem, vé, thẻ điện tử: Tấm thẻ thông hành của doanh nghiệp thời đại 4.0​

Khi hóa đơn điện tử đã trở thành một phần tất yếu trong nền kinh tế số, thì tem/vé/thẻ điện tử cũng chính thức bước vào thời kỳ bùng nổ.
Tem, vé, thẻ điện tử là một giải pháp không thể thiếu với các doanh nghiệp/hộ kinh doanh vận tải hành khách đường bộ, hàng không, khu tham quan, du lịch, vui chơi giải trí, trạm thu phí, điểm trông giữ xe, cơ quan dịch vụ công nhà nước, khu kinh doanh thể hình...
Thang7_14_ve-dien-tu.webp

Ảnh minh họa vé điện tử - xu thế tất yếu của xã hội số
Vừa qua, Tổng Công ty Viễn thông Viettel vừa chính thức ra mắt giải pháp tem/vé/thẻ điện tử giúp hoàn thiện hệ sinh thái chứng từ điện tử cung cấp cho mọi đối tượng khách hàng doanh nghiệp, hộ kinh doanh.
Tem, vé, thẻ điện tử có thể dễ dàng cài đặt và sử dụng, với giao diện thân thiện, phù hợp cho mọi đối tượng khách hàng. Giải pháp này cũng tương thích với nhiều loại thiết bị đầu cuối trên thị trường, giúp khách hàng có nhiều lựa chọn trong việc đầu tư thiết bị nên được nhiều đơn vị tin dùng.
Việc sử dụng tem, vé, thẻ điện tử sẽ giúp tổ chức tiết kiệm đến 90% chi phí in ấn, đồng thời giúp quản lý dễ dàng trên hệ thống, khởi tạo, phát hành nhanh chóng, tránh rủi ro bị làm giả, bảo mật cao, an toàn dữ liệu.

Tấm thẻ thông hành của doanh nghiệp thời đại 4.0

Nếu như chục năm về trước, việc sử dụng hoá đơn giấy, tem, vé, thẻ giấy vô cùng thịnh hành, những quầy bán vé cứng phổ biến khắp nơi thì giờ đây, hình ảnh đó đang dần biến mất. Khi Việt Nam bước vào thời đại xã hội số thì hóa đơn điện tử, tem/vé/thẻ điện tử đang trở thành một tấm vé thông hành của luồng lưu thông hàng hóa, đặc biệt khi nó mang lại quá nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và cá nhân sử dụng.
Hóa đơn điện tử, tem/vé/thẻ (gọi chung là chứng từ điện tử) đang góp phần chuyển đổi cách thức phục vụ người dân, phương thức quản lý, tổ chức, cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi, giảm chi phí, tăng năng suất hoạt động của doanh nghiệp. Việc thực hiện đúng các quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của các tổ chức, cá nhân đang dần tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân nộp thuế, từ đó giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thuận lợi.
Đối với cơ quan thuế và các cơ quan nhà nước có liên quan, sử dụng hóa đơn điện tử, các chứng từ điện tử giúp cơ quan thuế xây dựng cơ sở dữ liệu về hóa đơn, kiểm soát dữ liệu một cách tự động, góp phần ngăn chặn tình trạng gian lận thuế, trốn thuế.
Đối với tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ điện tử giúp người mua dễ dàng tra cứu và đối chiếu được thông tin do người bán cung cấp để yên tâm khi mua hàng hóa, dịch vụ.
Đối với tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, việc thực hiện đúng các quy định về hóa đơn, chứng từ sẽ giúp tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các tổ chức, từ đó giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thuận lợi. Đồng thời, giúp giảm chi phí liên quan tới việc gửi, bảo quản, lưu trữ chứng từ và giảm rủi ro về việc mất chứng từ.
Sử dụng hoá đơn điện tử, tem/vé/thẻ điện tử là một trong các nội dung quan trọng góp phần thúc đẩy chuyển đổi số tại các doanh nghiệp, chuyển đổi số đối với cơ quan tài chính cũng như trong các cơ quan nhà.

Xem thêm: Phần mềm kế toán phù hợp của BRAVO
 

Người dùng Internet cần cảnh giác với thủ đoạn ******* tuyển cộng tác viên​


Theo VNCERT/CC, gần đây trên các trang mạng xã hội đang nở rộ xu hướng ******* tuyển cộng tác viên cho các sàn thương mại điện tử và công ty lớn với mức thù lao hấp dẫn nhằm chiếm đoạt tài sản người dùng.
Nhận định trên vừa được Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC), Cục An toàn Thông tin đưa ra, trên cơ sở theo dõi thống kê trên hệ thống tiếp nhận, phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác qua đầu số 5656 thời gian gần đây. Phản ánh từ nhiều người dân qua hệ thống tiếp nhận, phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác do VNCERT/CC vận hành cho thấy, đối tượng ******* mạo danh các đơn vị/tổ chức/doanh nghiệp uy tín gửi các tin nhắn tuyển cộng tác viên qua iMessage, Facebook, ****… với mức thù lao hấp dẫn cho người dùng.
Thang7_18_lua-dao-tuyen-dung-1.webp

Ảnh: Nhiều người dân đã nhận được tin nhắn nhắn mạo danh sàn thương mại điện tử tuyển cộng tác viên.
Ngay khi cộng tác viên có nhu cầu phản hồi, đối tượng sẽ gửi đường link giả mạo các sàn thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Tiki, Sendo… để mời chào thực hiện nhiệm vụ. Đối tượng hướng dẫn cộng tác viên thực hiện đặt mua hàng online để tăng tương tác cho các gian hàng, yêu cầu cộng tác viên phải có tài khoản ngân hàng để thanh toán đơn hàng trước rồi sẽ được nhận lại tiền gốc cộng thêm chiết khấu hoa hồng.
Ban đầu là những nhiệm vụ có giá trị nhỏ chỉ vài trăm nghìn, cộng tác viên sẽ được hoàn tiền hàng và hoa hồng về tài khoản ngân hàng. Cộng tác viên được yêu cầu thực hiện các bước như: xác thực đơn hàng, chuyển tiền vào tài khoản công ty.
Đến lúc cộng tác viên đã cảm thấy hấp dẫn, dễ kiếm tiền, đối tượng ******* sẽ mời chào họ làm nhiệm vụ với những đơn hàng có giá trị cao, khoảng vài chục triệu đồng. Sau khi thực hiện 1 giao dịch, cộng tác viên sẽ được thông báo phải thực hiện từ 2 đến 3 giao dịch mới được hoàn lại tiền, lúc đó nạn nhân không còn khả năng chuyển tiền nữa, mới nhận ra mình bị *******.
Một số cộng tác viên khác khi thực hiện theo đủ các giao dịch thì bị thông báo hệ thống đang bảo trì, tiếp theo bị chặn đầu mối liên hệ và bị chiếm đoạt tài sản”, VNCERT/CC thông tin thêm.
Theo nhận xét của chuyên gia VNCERT/CC, với những ai vốn đề cao cảnh giác thì những tin nhắn trên chỉ khiến họ cảm thấy phiền phức. Tuy nhiên, với những người dễ tin, các dòng tin nhắn spam này lại khiến họ dễ bị dụ dỗ tham gia vào đường dây đa cấp có quy mô lớn. Với lời hứa hẹn công việc đơn giản, làm tại nhà và lương cao, không ít người đã bị "sập bẫy" *******.
Ngoài ra, thời gian gần đây, Công ty Cổ phần Phần mềm BRAVO cũng đã nhận được phản ánh của các ứng viên về thông tin tuyển dụng mạo danh BRAVO xuất hiện trên một số hội nhóm Facebook. Các bài đăng thường có mô tả công việc vô cùng hấp dẫn như: "làm việc lúc rảnh rỗi, thời gian làm việc 2-3 tiếng 1 ngày, thu nhập từ 350k- 500k/1 ngày..."
Rất báo động khi các tin tuyển dụng này lại nhận được lượng tương tác rất tốt, vì đã đánh trúng tâm lý của người lao động đang mong muốn tìm kiếm một công việc làm online.
Thang7_18_lua-dao-tuyen-dung-2.webp

Ảnh: Đối tượng xấu mạo danh BRAVO đăng tin tuyển dụng
Để tránh không bị ******* dẫn đến mất mát tài sản, Công ty Cổ phần Phần mềm BRAVO khuyến nghị các ứng viên cần nâng cao cảnh giác đối với hành vi tuyển dụng cộng tác viên qua mạng; thường xuyên cập nhật các thông tin mới nhất về hình thức ******* mạo danh trên các phương tiện truyền thông và cổng thông tin điện tử chính thống.
Khi nhận được thông tin quảng cáo từ các lời chào mời với mức thu nhập hấp dẫn, ứng viên nên tìm hiểu kỹ thông tin của các doanh nghiệp qua kênh thông tin chính thống để được kiểm chứng.
Thông tin tuyển dụng của Công ty Cổ phần Phần mềm BRAVO được đăng tải chính thức và cập nhật thường xuyên tại:
Trường hợp nhận được tin nhắn, cuộc gọi, thư điện tử có dấu hiệu *******, người dân nên phản ánh ngay với Cục An toàn Thông tin (Trung tâm VNCERT/CC) qua đầu số tin nhắn 5656, qua website chongthurac.vn hoặc báo cơ quan công an nơi gần nhất để được hỗ trợ.

Xem thêm: Phần mềm quản lý Nhân sự - Tiền lương của BRAVO
 

Phủ sóng mạng 5G – Việt Nam bước vào kỷ nguyên viễn thông mới đầy tiềm năng​


Bộ TT&TT đã cấp phép cho các doanh nghiệp viễn thông thử nghiệm 5G tại 40 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
Công nghệ di động thế hệ thứ 5 (5G) không chỉ là một công nghệ để truyền dữ liệu tốc độ siêu cao mà còn là chìa khóa để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong nhiều ngành, lĩnh vực, đặc biệt là nền tảng hạ tầng thúc đẩy phát triển kinh tế.
Tính đến giữa tháng 8/2021 thế giới đã có tổng cộng 461 nhà khai thác di động tại 137 quốc gia/vùng lãnh thổ đầu tư vào mạng 5G (số liệu của Hiệp hội Các nhà cung cấp di động toàn cầu - GSA) thông qua các cuộc thử nghiệm, mua lại giấy phép hay lên kế hoạch hoặc đã triển khai trong thực tế.
Việt Nam không nằm ngoài “quỹ đạo 5G” của thế giới và bắt nhịp rất nhanh, thuộc top những nước đầu tiên triển khai thử nghiệm 5G. Thông tin từ Bộ TT&TT cho biết, tính đến tháng 6/2022, Bộ TT&TT đã cấp phép cho các doanh nghiệp viễn thông thử nghiệm 5G tại 40 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, Viettel là nhà mạng có nhiều vị trí thử nghiệm nhất (930 vị trí), đứng thứ hai là VNPT (457 vị trí) và Bộ TT&TT đang xem xét cấp phép thử nghiệm 5G cho MobiFone.
Mới đây, Viettel và Qualcomm vừa công bố kế hoạch hợp tác và phát triển các khối vô tuyến 5G (5G Radio Unit), giúp theo dõi sự phát triển, hoạt động triển khai cơ sở hạ tầng và dịch vụ mạng 5G tại Việt Nam và toàn cầu.
Thang7_20_Mang-5G.webp

Các thủ tục pháp lý cho việc đấu giá băng tần 4G và 5G đang được hoàn thiện để có thể tiến hành trong năm 2022.
Trong năm 2022, Bộ TT&TT khuyến khích các doanh nghiệp tiếp tục thử nghiệm những ứng dụng của 5G, đánh giá nhu cầu của thị trường, phương án kỹ thuật để xây dựng phương án kinh doanh hiệu quả nhất khi được cấp phép chính thức.
Dịch vụ công nghệ 5G được các doanh nghiệp viễn thông cung cấp thử nghiệm đã từng bước chứng tỏ mạng lưới hoạt động ổn định, an toàn và bảo mật. Việc cung cấp triển khai thử nghiệm dịch vụ công nghệ 5G đang giúp các doanh nghiệp viễn thông dần hiện thực hóa các ứng dụng AI, IoT, robot... cho các thành phố thông minh và các doanh nghiệp, đồng thời sẵn sàng cung cấp những công nghệ, hạ tầng tốt nhất để triển khai các giải pháp, dịch vụ và sản phẩm viễn thông, công nghệ thông tin thông minh, thế hệ mới nhất đến các đối tác, khách hàng.
Động lực phát triển 5G
5G nếu chỉ dừng lại ở dịch vụ tiêu dùng số, chẳng hạn như đáp ứng nhu cầu trải nghiệm video 4K, 8K, hay các ứng dụng mới như thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR)… thì chắc chắn công nghệ 5G sẽ chưa trở thành động lực phát triển của các doanh nghiệp viễn thông. Nhưng trong xu hướng chuyển đổi số không thể đảo ngược và phát triển kinh tế số - tương lai của Việt Nam – thì đây lại chính là những động lực để 5G cất cánh.
“5G sẵn sàng thúc đẩy chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực, từ ôtô, du lịch, năng lượng đến thị trường bán lẻ, sản xuất công nghiệp... Công nghệ này cũng kích hoạt một chu kỳ đổi mới sáng tạo hoàn toàn dẫn đến các mô hình kinh doanh, dịch vụ mới và nhiều hình thức tương tác với khách hàng”, lãnh đạo nhiều nhà mạng nhận xét và cho rằng 5G cũng sẽ thúc đẩy việc tạo ra các ngành và dịch vụ hoàn toàn mới chưa từng xuất hiện.
Theo các phân tích, 5G được kỳ vọng sẽ có tác động lớn đến nền kinh tế toàn cầu, với dự báo sẽ tạo ra khoảng 13,1 nghìn tỷ USD và 2 triệu việc làm mới vào năm 2035. Còn theo nghiên cứu của Viện Chiến lược thông tin và truyền thông, tỷ lệ đóng góp của mạng di động thế hệ thứ 5 (5G) vào tăng trưởng GDP của Việt Nam được dự báo sẽ đạt 7,34% vào năm 2025.
Bộ TT&TT xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm là triển khai thương mại 5G với các thiết bị Make in Vietnam. Thiết bị 5G do Việt Nam nghiên cứu, sản xuất đã đầy đủ ở các phân lớp hệ thống mạng 5G gồm mạng lõi, mạng truyền dẫn, mạng truy cập và được triển khai cung cấp thử nghiệm dịch vụ ở một số khu vực.

Xem thêm: Phần mềm quản trị doanh nghiệp của BRAVO
 

Hướng dẫn tìm lại mật khẩu Wi-Fi đã từng kết nối trong Windows 11​

Nếu bạn đang sử dụng máy tính Windows 11, có thể làm cách nào để xem lại các mật khẩu Wi-Fi đã từng kết nối và lưu? Mời bạn tham khảo hướng dẫn sau đây.
Một khi máy tính xách tay của bạn được kết nối với Wi-Fi, bạn cảm thấy không có lý do gì để nhớ mật khẩu. Cho đến khi bạn cần kết nối một thiết bị khác hoặc thay đổi mật khẩu Wi-Fi của mình, khi đó có thể bạn sẽ tự hỏi "mật khẩu Wi-Fi của mình là gì nhỉ?", đừng lo lắng, rất dễ dàng để tìm lại nó và thậm chí thay đổi nó nếu cần.
Sau đây, chúng tôi sẽ chỉ bạn cách xem mật khẩu Wi-Fi đang kết nối trên Windows 11 ngay trên máy tính của bạn chỉ với vài bước cực kỳ đơn giản. Nếu đang sử dụng các phiên bản thấp hơn, bạn đọc chỉ cần thực hiện các bước tương tự.
Cách xem mật khẩu Wi-Fi đã từng kết nối và lưu trong Windows 11 từ Control Panel
Đầu tiên, bạn hãy bấm nhấn tổ hợp phím Windows + S và gõ vào từ khóa Control Panel.
Tiếp theo, người dùng chỉ cần tìm đến mục Network and Internet - Network and Sharing Center - Change adapter settings, nhấp đúp vào kết nối WiFi đang sử dụng.
Trong cửa sổ mới hiện ra, bạn hãy bấm vào tùy chọn Wireless Properties và chuyển sang thẻ Security, sau đó đánh dấu vào ô Show characters (nhập mật khẩu máy tính khi được yêu cầu).
Khi hoàn tất, mật khẩu WiFi sẽ hiển thị ở ô Network security key.
Thang7_29_Wifi-1.webp

Cửa sổ Control Panel hiện ra, bạn hãy nhấp vào Network and Internet
Thang7_29_Wifi-2.webp

Nhấn vào tên mạng Wi-Fi bạn đang kết nối
Thang7_29_Wifi-3.webp

Cửa sổ cấu hình của mạng Wi-Fi đang kết nối hiện ra, bạn hãy nhấn vào Wireless Properties
Thang7_29_Wifi-4.webp

Chọn tab Security và click vào dòng Show characters. Khi đó, mật khẩu Wi-Fi sẽ hiện ra.
Cách xem mật khẩu Wi-Fi đã từng kết nối và lưu trong Windows 11 từ Command Prompt
Đầu tiên, bạn nhập lệnh "cmd" vào hộp thoại RUN để gọi Command Prompt.
Sau đó, tiếp tục nhập vào lệnh "netsh wlan show profiles" và nhấn phím ENTER để thực thi.
Thang7_29_Wifi-5.webp

Chạy Command Prompt
Khi này, danh sách các mạng Wi-Fi bạn đã từng kết nối sẽ hiện ra. Giờ nếu bạn muốn xem mật khẩu của mạng Wi-Fi nào đó, ví dụ như "Mr.Hoc", bạn hãy dùng lệnh "netsh wlan show profile name=Mr.Hoc key=clear", sau đó nhấn phím ENTER để thực thi.
Sau khi khởi chạy lệnh, mật khẩu Wi-Fi sẽ hiện ra ở dòng Key Content.
Thang7_29_Wifi-6.webp

Mật khẩu Wi-Fi sẽ hiện ra ở dòng Key Content
Hi vọng với 2 mẹo nhỏ mà chúng tôi vừa cung cấp, bạn đọc có thể xem lại mật khẩu WiFi đã kết nối bất cứ lúc nào và dễ dàng chia sẻ với bạn bè, người thân… trong trường hợp cần thiết.

Xem thêm: Phần mềm quản lý Nhân sự - Tiền lương của BRAVO
 

Việt Nam chính thức có ứng dụng định danh điện tử quốc gia​


Ngày 18/7, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an) chính thức công bố ứng dụng định danh điện tử (VNeID). Bắt đầu từ ngày này, lực lượng công an sẽ phê duyệt tài khoản cho những người đã đăng ký. Đây là một bước tiến mới, đưa Việt Nam chính thức là một trong những nước có định danh điện tử quốc gia.
Tài khoản định danh điện tử là tập hợp gồm tên đăng nhập (chính là mã số định danh cá nhân của công dân), mật khẩu (được gửi qua tin nhắn SMS cho mỗi cá nhân), được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an.
Tài khoản định danh điện tử có hai mức. Mức 1 có thể trải nghiệm một vài tiện ích cơ bản như đọc báo, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch… Mức 2 có thể sử dụng tất cả các dịch vụ tiện ích mà Bộ Công an cùng các bộ ngành liên quan đã và đang xây dựng.
Trong đó, để đăng ký tài khoản định danh mức 1, công dân thao tác trực tuyến (online) trên ứng dụng VneID (tải từ CH Play hoặc App Store). Kết quả phê duyệt tài khoản sẽ được gửi qua tin nhắn SMS, công dân vào ứng dụng, kích hoạt và sử dụng.
Đối với mức 2, công dân phải đăng ký trực tiếp tại cơ quan công an nơi thu nhận hồ sơ căn cước công dân hoặc tại công an phường thuộc 5 thành phố trực thuộc trung ương nếu đã có thẻ căn cước công dân gắn chip.
Thang8_29_dinh-danh-dien-tu-vn-1.webp

Ảnh: Các tiện ích của ứng dụng Định danh điện tử quốc gia
Tại đây, công dân thông báo với cán bộ công an về việc đăng ký tài khoản định danh, cung cấp các thông tin gồm số điện thoại, địa chỉ email. Nếu có nhu cầu tích hợp các loại giấy tờ như giấy phép lái xe, đăng ký xe, thẻ bảo hiểm y tế… thì cung cấp giấy tờ gốc để đối chiếu. Cán bộ công an sẽ tiếp nhận hồ sơ để xử lý theo quy định.
Khi đăng ký tài khoản ở mức độ 2, thông tin trên thẻ căn cước công dân gắn chip sẽ được tích hợp, tạo thành một thẻ căn cước công dân điện tử. Căn cước công dân điện tử có giá trị tương đương thẻ căn cước công dân gắn chip vật lý, có thể phục vụ cơ quan chức năng, công dân sử dụng trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính mà không cần xuất trình thẻ căn cước công dân gắn chip.
Công dân khi sử dụng tài khoản định danh điện tử để thực hiện các dịch vụ công sẽ giảm bớt các thủ tục xác minh thông tin, có thể chia sẻ thông tin của mình để tạo tài khoản ngân hàng, tài chính, viễn thông…; thông tin tự điền vào các biểu mẫu (form) đăng ký mà không cần phải khai báo, điền nhiều lần như trước đây.
Đặc biệt, với tài khoản định danh điện tử, thông tin của công dân sẽ được bảo mật, chính xác và duy nhất, vì những thông tin này được xác thực từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư - là dữ liệu gốc được Bộ Công an quản lý. Hiện nay, công dân có thể đăng ký và sử dụng các tiện ích từ tài khoản định danh điện tử thông qua ứng dụng VneID do Bộ Công an xây dựng.
Thang8_29_dinh-danh-dien-tu-vn-2.webp

Ảnh: Công dân sử dụng tài khoản định danh điện tử không cần xuất trình thẻ CCCD
Trong quá trình thiết kế hệ thống Định danh và xác thực điện tử, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội đã chủ động tham khảo, nghiên cứu mô hình của các nước trên thế giới, làm việc với các chuyên gia hàng đầu trong nước và quốc tế; khảo sát, đánh giá và làm việc với các Bộ, ban, ngành.
Xác định rõ việc phát triển ứng dụng định danh điện tử phải đi cùng vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân cho công dân, bảo đảm an ninh an toàn thông tin trên không gian mạng, khi công dân sử dụng các tiện ích bằng tài khoản định danh điện tử. Áp dụng các công nghệ khoa học hiện đại như: trí tuệ nhân tạo, blockchain, … để phát triển các hệ sinh thái, liên quan ứng dụng định danh điện tử và bảo đảm an toàn thông tin cho hệ thống.

Xem thêm: Xem thêm: Phần mềm ERP của BRAVO
 

Xu hướng Cloud buộc doanh nghiệp phải có giải pháp bảo vệ dữ liệu​

Chuyên gia Fortinet Việt Nam cho rằng, các đơn vị cần luôn lưu ý về mô hình chia sẻ trách nhiệm giữa nhà cung cấp với doanh nghiệp, để chủ động bảo vệ cho các ứng dụng, dữ liệu của mình khi chuyển dịch lên Cloud.
Theo các chuyên gia, ngày nay các tổ chức liên tục chuyển dịch các công việc của mình lên môi trường đám mây (Cloud) với tốc độ nhanh chóng, để đạt được hiệu quả cao trong công việc cũng như đạt mục tiêu phát triển, đưa sản phẩm đến thị trường một cách nhanh chóng.
Nghiên cứu của CyberSecurity Insider và Fortinet cho thấy, có đến 39% các tổ chức được khảo sát chia sẻ rằng họ đã chuyển dịch hơn 1 nửa khối lượng công việc lên Cloud, trong khi 58% các tổ chức đang có kế hoạch chuyển đổi trong khoảng từ 12 - 18 tháng tới.
Tại Việt Nam, xu hướng doanh nghiệp chuyển dịch lên Cloud được nhận định gia tăng mạnh thời gian qua, đặc biệt là từ giai đoạn bắt đầu đại dịch Covid-19. Cũng ở giai đoạn này, việc ảnh hưởng của chuỗi cung ứng chip toàn cầu, dẫn đến tiến độ giao hàng cho các thiết bị phần cứng bị kéo dài hơn trước đây. Điều này khiến cho việc triển khai các ứng dụng mới bị chậm trễ nếu phụ thuộc hoàn toàn vào việc triển khai hạ tầng phần cứng. Khi đó, việc chuyển dịch 1 phần công việc lên Cloud là lựa chọn mà rất nhiều các doanh nghiệp đã và đến giờ vẫn đang tiếp tục thực hiện.
Ông Khổng Huy Hùng, Chủ tịch Công ty cổ phần công nghệ An ninh không gian mạng Việt Nam (VNCS) cho biết, song hành với sự thay đổi môi trường, cách thức làm việc do ảnh hưởng dịch Covid-19 và xu hướng dịch chuyển lên Cloud, các hình thái tấn công mạng cũng thay đổi nhanh chóng.
“Có tới 84% số đơn vị tham gia một khảo sát cho rằng các biện pháp an toàn thông tin truyền thống không hoạt động tốt trên môi trường Cloud”, đại diện VNCS thông tin thêm.
Thang9_6_Bao-mat-du-lieu-tren-cloud.webp

Ảnh: Việt Nam đang đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số, nhiều hoạt động được chuyển lên môi trường Cloud
Trao đổi với ICTnews, ông Nguyễn Gia Đức, Giám đốc quốc gia Fortinet Việt Nam nhấn mạnh, một trong những hiểu lầm của các doanh nghiệp là khi chuyển dịch lên Cloud, nhà cung cấp sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn về các dịch vụ liên quan, bao gồm cả bảo mật. Cũng bởi vậy mà nhiều doanh nghiệp đã thiếu quan tâm đến bảo mật cho các ứng dụng, dữ liệu mà mình chuyển lên Cloud.
Tuy nhiên, thực tế tồn tại “Shared responsibility model” - mô hình chia sẻ trách nhiệm, giữa nhà cung cấp dịch vụ Cloud và doanh nghiệp. Cụ thể, các nhà cung cấp dịch vụ sẽ chịu trách nhiệm bảo mật cho Cloud như hạ tầng, lưu trữ, cơ sở dữ liệu… còn các doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm bảo mật cho chính các ứng dụng, dữ liệu, phân quyền truy cập… của mình trên Cloud.
“Ngoài ra, việc duy trì hệ thống lưu trữ dữ liệu tại chỗ và đẩy một phần công việc lên Cloud, cũng như lựa chọn đa đám mây, giúp cho các doanh nghiệp linh hoạt trong việc triển khai các ứng dụng của mình, nhưng cũng tiềm ẩn các mối đe dọa khi dữ liệu, ứng dụng không được quản lý tập trung mà bị phân tán”, ông Nguyễn Gia Đức phân tích.
Chuyên gia Fortinet Việt Nam khuyến nghị các tổ chức, doanh nghiệp cần luôn lưu ý về mô hình chia sẻ trách nhiệm giữa nhà cung cấp với doanh nghiệp, để chủ động bảo vệ cho các ứng dụng, dữ liệu của mình khi chuyển dịch lên Cloud. Cùng với đó, các đơn vị cũng cần đưa ra chiến lược bảo mật toàn diện, có khả năng giám sát và bảo vệ ứng dụng, dữ liệu trên nền tảng đa đám mây cũng như là kết hợp giữa môi trường Cloud và lưu trữ tại chỗ nhằm bảo vệ tốt tài sản thông tin, dữ liệu của mình.
Về lâu dài, bên cạnh việc phát triển, cung cấp dịch vụ Cloud Security của người Việt, các đơn vị cần đẩy mạnh đào tạo nhân lực nội bộ, nhanh chóng tương thích và thay đổi bắt kịp xu hướng mới về làm việc kết hợp giữa online và offline; cũng như xây dựng quy trình bảo mật bao phủ môi trường Cloud.

Xem thêm: Phần mềm quản trị doanh nghiệp của BRAVO
 

Phát triển kinh tế số từ những chợ huyện 4.0​


Tính tới tháng 6/2022, hạ tầng Viettel Money đã phủ sóng toàn quốc, trong đó mô hình “Chợ 4.0 - Chợ không tiền mặt” được triển khai rộng khắp các tỉnh, thành của Việt Nam.
Sau hơn nửa năm chính thức triển khai dịch vụ, “tiền di động” Viettel Money đã len lỏi đến từng ngõ ngách bản làng, vùng sâu vùng xa. Với Viettel Money, các khu chợ truyền thống đang chuyển mình thành “Chợ 4.0”, góp phần phát triển thanh toán không tiền mặt, từng bước xây dựng nền kinh tế số, xã hội số.
Từ chợ 4.0
Vừa giơ máy lên quét mã QR để thanh toán mấy mớ rau vừa mua, chị Nguyễn Hải Yến (Đại Từ, Thái Nguyên) vừa ngoái lại chia sẻ về sự tiện lợi từ khi dùng điện thoại để trả tiền đi chợ. “Tôi không còn phải rút, mang tiền theo người, cũng không phải lo việc Covid lây lan qua tiền mặt như báo chí vẫn khuyến cáo nữa”, chị Yến bày tỏ.
Còn chị Thanh Hải, một tiểu thương cho biết Viettel Money khá thuận tiện cho công việc kinh doanh, dễ sử dụng và thao tác đơn giản hơn chuyển khoản ngân hàng. “Giờ có thể trả tiền qua điện thoại, tôi không còn chuẩn bị nhiều tiền lẻ, cũng không cần chạy khắp chợ để đổi tiền gửi lại khách như trước nữa”, chị Hải hào hứng cho hay.
Thang9_8_mo-hinh-cho-4_0-anh1.webp

Chợ Đại Từ (Thái Nguyên) là một trong những khu chợ trên cả nước mà Viettel phối hợp cùng chính quyền địa phương triển khai mô hình Chợ 4.0. Hoạt động này nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh, mua bán nói chung và thanh toán không tiền mặt nói riêng. Trung tâm của mô hình Chợ 4.0 là Viettel Money - hệ sinh thái thương mại, tài chính số cho phép người dân mua bán, chuyển tiền, thanh toán không tiền mặt chỉ với số điện thoại.
Được triển khai từ đầu tháng 2/2022, đến nay tại chợ Đại Từ đã có khoảng 500 tiểu thương mở tài khoản và điểm thanh toán không dùng tiền mặt, trong đó phần lớn đã thực hiện phương thức thanh toán số. Lãnh đạo huyện Đại Từ cho biết, sau khi triển khai Chợ 4.0, cơ bản người bán và người mua tại chợ Đại Từ đã biết cách sử dụng phương thức thanh toán không tiền mặt. “Chợ 4.0 là một trong những bước đi chiến lược trong việc xây dựng, phát triển xã hội số và kinh tế số tại Thái Nguyên, và chúng tôi sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình này”, lãnh đạo huyện Đại Từ cho biết.
Tại Đà Nẵng, nhiều khu chợ như chợ Cồn, chợ Hàn cũng đã đồng loạt thí điểm mô hình Chợ 4.0. Theo đại diện Viettel, mạng lưới các điểm nạp, rút tiền trong và xung quanh chợ đang liên tục mở rộng; việc trang bị mã QR thanh toán bằng Viettel Money được nhanh chóng triển khai tới hơn 1.000 tiểu thương, gian hàng sau chưa đầy nửa năm. Tính an toàn, tiện lợi của Viettel Money không chỉ phát huy vai trò trong bối cảnh dịch Covid-19, mà còn rộng mở cơ hội giao thương, du lịch, phát triển kinh tế số cho người dân Đà Nẵng trong giai đoạn bình thường mới hiện nay.
Thang9_8_mo-hinh-cho-4_0-anh2.webp

Tính tới tháng 6/2022, hạ tầng Viettel Money đã phủ sóng toàn quốc, trong đó mô hình “Chợ 4.0 - Chợ không tiền mặt” được triển khai rộng khắp các tỉnh, thành của Việt Nam. Số chợ triển khai sử dụng Viettel Money để giao dịch đã lên đến con số 137. Tổng số điểm chấp nhận thanh toán bằng Viettel Money phát triển tại dự án chợ đạt hơn 16 nghìn điểm.
Ông Trương Quang Việt, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel, đơn vị phụ trách Viettel Money cho biết, với mạng lưới điểm giao dịch phủ tới 11.000 xã, Viettel đảm bảo ở đâu có sóng viễn thông, nơi đó có hạ tầng dịch vụ số và có Viettel Money.
Đến “chìa khóa” phát triển kinh tế số, xã hội số
Theo số liệu thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, thuê bao di động sử dụng dịch vụ Mobile Money tính đến thời điểm hiện tại tăng 4 lần so với tháng 1/2022, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng tháng khoảng 20%. Lượng khách hàng đăng ký và sử dụng ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo chiếm 67% tổng số khách hàng đăng ký và sử dụng dịch vụ, còn lại 33% là ở đô thị.
Tỷ lệ phát triển thuê bao Mobile Money như trên cho thấy dịch vụ này đang bám sát chủ trương và mục tiêu phát triển - là chủ yếu hướng tới đối tượng vùng sâu vùng xa, người dùng ở nông thôn, miền núi… những nơi người dân chưa có tài khoản ngân hàng và chưa có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ tài chính.
Viettel Money đang từng bước góp phần thực hiện sứ mệnh phổ cập thanh toán không tiền mặt đến các khu vực ngoài trung tâm, đến những người dân đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ tài chính - ngân hàng, để đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đạt được mục tiêu đề ra của Quyết định 316/QĐ-TTg về thí điểm Mobile Money. Đồng thời Mobile Money cũng đang được xem là “chìa khóa” để phát triển kinh tế số, xã hội số. “Việc triển khai Mobile Money thời gian qua đã đảm bảo thực hiện đúng sứ mệnh phổ cập tài chính toàn diện quốc gia”, đại diện Viettel khẳng định.
Theo lãnh đạo Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước), Mobile Money từ khi triển khai đến nay đã góp phần phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, tăng cường tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính, đặc biệt tại khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo của Việt Nam.
Lãnh đạo Vụ Thanh toán cũng cho rằng, Mobile Money đã tận dụng hạ tầng, dữ liệu, mạng lưới viễn thông, giảm các chi phí xã hội để phát triển, mở rộng kênh thanh toán không dùng tiền mặt trên thiết bị di động, mang lại tiện ích cho người sử dụng, đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân và xã hội.

Xem thêm: Phần mềm kế toán phù hợp với các doanh nghiệp của BRAVO
 

Apple hướng tới kỷ nguyên “không mật khẩu”​


Apple tuyên bố sẽ sớm loại bỏ hoàn toàn việc nhập mật khẩu khi đăng nhập.
Trong hơn 6 thập kỷ qua, mật khẩu đã trở thành một hình thức xác thực thiết yếu và phổ biến trong mọi mặt cuộc sống. Mật khẩu giúp người dùng bảo mật các tài khoản có chứa tài sản cá nhân, những thông tin về nghề nghiệp, danh tính…
Tuy nhiên, biện pháp này cũng tồn tại nhiều điểm yếu, buộc các hãng công nghệ lớn dần loại bỏ nó ra khỏi hệ sinh thái của mình. Trong đó, với phiên bản hệ điều hành mới nhất, Apple đã triển khai những bước đi đầu tiên cho một tương lai không cần mật khẩu của mình.
Passkey - giải pháp thay thế mật khẩu
Gã khổng lồ công nghệ đã bổ sung tính năng cho phép người dùng đăng nhập vào nhiều tài khoản khác nhau mà không cần nhập mật khẩu hay lưu và điền thông tin vào các trình quản lý password. Thay vào đó, người dùng chỉ cần quét khuôn mặt hoặc dấu vân tay là đã có thể truy cập vào các ứng dụng, dịch vụ của hãng.
Công nghệ này được gọi là mã khóa (passkey) độc nhất.
Thang9_9_ky-nguyen-khong-mat-khau-2.webp

Chỉ với FaceID và TouchID, người dùng iPhone đã có thể truy cập toàn bộ các ứng dụng và dịch vụ.
Wall Street Journal nhận định với công nghệ Passkey, người dùng chỉ cần xác thực thông tin sinh trắc học như TouchID, FaceID để đăng nhập lần đầu vào các dịch vụ. Một khi đã được kích hoạt, mã passkey sẽ được lưu vào hệ thống quản lý iCloud Keychain, giúp người dùng truy cập tất cả các thiết bị thuộc hệ sinh thái Táo khuyết, từ Mac, iPhone, iPad đến Apple TV.
Điều này có nghĩa là từ nay người dùng mỗi khi đăng nhập vào các ứng dụng trên iPhone sẽ không còn nhìn thấy thanh nhập mật khẩu hay tên tài khoản. Thay vào đó, họ chỉ cần quét khuôn mặt thông qua FaceID là đã có thể truy cập thành công.
Hướng tới kỷ nguyên không mật khẩu
Mật khẩu trước nay luôn được coi là tiêu chuẩn để bảo mật tài khoản trực tuyến, song vẫn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro bảo mật nhất định. Nguyên nhân là người dùng luôn sử dụng chung một mật khẩu cho các tài khoản bất chấp lời khuyên của các chuyên gia về việc sử dụng dãy những mật khẩu phức tạp. Điều này khiến các hackers dễ dàng truy cập và đánh cắp thông tin cá nhân.
Để giải quyết tình trạng này, Apple đã đề ra giải pháp passkey, thay thế hoàn toàn hệ thống mật khẩu trước đây. Darin Adler, Phó chủ tịch mảng công nghệ Internet của Apple, khẳng định trong sự kiện WWDC 2022 là công nghệ này dễ sử dụng và có tính bảo mật cao hơn hẳn.
Mỗi passkey đều là độc nhất, có thể sử dụng trên các tài khoản cũ hoặc mới và cả với những thiết bị nằm ngoài hệ sinh thái của Apple. Những mã khóa bí mật này sẽ được lưu trữ trên thiết bị của người dùng thay vì trên máy chủ của Apple hay nhà phát triển web. Chính vì thế, tin tặc dù có truy cập được vào máy chủ cũng không thể đánh cắp các passkey này.
“Các passkey sẽ ngăn chặn hầu hết tội phạm mạng bởi bọn họ sẽ không thể lấy cắp bất cứ thứ gì từ công nghệ này”, Ondrej Krehel, trưởng phòng tại công ty an ninh mạng SecurityScorecard, chia sẻ.
Thang9_9_ky-nguyen-khong-mat-khau-1.webp

Mã khóa không dùng mật khẩu dựa trên tiêu chuẩn FIDO sẽ là phương thức xác thực của tương lai. Ảnh: macRumors.
Mặt khác, theo Wall Street Journal, Apple cũng không hề đơn độc trong tương lai không cần mật khẩu. Microsoft, Google và các ông lớn công nghệ khác cũng áp dụng tiêu chuẩn không dùng mật khẩu do FIDO cung cấp.
Công nghệ mới này sẽ loại bỏ hoàn toàn những thủ tục rườm rà mỗi khi đăng nhập. Thay vào đó, người dùng chỉ cần xác thực sinh trắc học, mã bảo mật hoặc mã PIN có trên thiết bị, Andrew Shikiar, Giám đốc của FIDO Alliance, nói.
Hàng triệu người dùng Apple đã sử dụng hình thức đăng nhập này thông qua iOS 16 và macOS Ventura. “Người dùng hiện nay có hàng trăm loại mật khẩu phải ghi nhớ. Vì thế, passkey là một bước tiến lớn”, Mike Newman, Giám đốc điều hành công ty bảo mật My1Login, khẳng định.

Xem thêm: Phần mềm quản trị Nhân sự - Tiền lương của BRAVO
 

VnEconomy: Triển vọng nào cho các doanh nghiệp Top 10 ICT 2022​

Ngày 10/9, VINASA công bố “Top 10 Doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam 2022”. BRAVO được bình chọn Top 10 Doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam - lĩnh vực cung cấp dịch vụ, giải pháp công nghệ thông tin...
Theo số liệu Bộ Thông tin và Truyền thông, doanh thu ngành công nghiệp ICT năm 2021 đạt 136.153 triệu USD, tăng trưởng so với con số trên 124.678 triệu USD năm 2020. Dù còn chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng doanh thu của các doanh nghiệp Việt Nam đạt gần 18,8 tỷ USD, chiếm 13,8% doanh thu chung toàn ngành. Việt Nam hiện đang có 64.000 doanh nghiệp công nghệ số, tăng thêm 5.600 doanh nghiệp so với năm 2020. Số lượng doanh nghiệp công nghệ số tăng rất nhanh nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số mạnh mẽ trong nước và quốc tế.
“Top 10 doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam” là chương trình bình chọn và công nhận các doanh nghiệp có uy tín và năng lực hàng đầu của Việt Nam do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức hàng năm, bắt đầu từ 2014. Chương trình còn có vai trò to lớn trong việc quảng bá thương hiệu của các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam đến những thị trường tiềm năng cả trong nước và nước ngoài.
Thang9_21_VnEconomy-Bravo-Top-10-ICT-1.webp

Bài viết được đăng tải trên Báo điện tử VnEconomy, chuyên mục Thị trường (ngày 13/09/2022)
Chương trình Top 10 doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam được ra đời nhằm chứng nhận, tôn vinh các doanh nghiệp công nghệ thông tin - truyền thông hàng đầu của Việt Nam, qua đó góp phần trực tiếp củng cố uy tín, xây dựng hình ảnh nền ICT Việt Nam trên bản đồ công nghệ thế giới. Ngày 10/9 vừa qua, VINASA đã công bố và trao chứng nhận “Top 10 Doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam 2022”.
Công ty Cổ phần phần mềm BRAVO với 23 năm xây dựng và phát triển trong lĩnh vực phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin vinh dự 1 lần nữa được bình chọn trong Top 10 Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, giải pháp công nghệ thông tin. Đây vừa là sự ghi nhận cho chất lượng sản phẩm, dịch vụ, năng lực của công ty, cũng là cơ hội để thông qua giải thưởng, thương hiệu BRAVO được quảng bá rộng rãi hơn đến các doanh nghiệp khách hàng đối tác trong nước và nước ngoài.
Thang9_20_Dan-tri-Bravo-Top-10-ICT-2022.webp

Ảnh: Ông Đào Mạnh Hùng - Giám đốc BRAVO nhận giải thưởng “Top 10 Doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam 2022”.
Sản phẩm mới nhất BRAVO (ERP-VN) được xây dựng và phát triển trên nền tảng .NET Framework cùng với hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server của Microsoft, ứng dụng và phát triển nhiều công nghệ mới như: Thiết kế phần mềm theo kiến trúc 3 lớp, đa nền tảng (Win, Web, Mobile); Nghiên cứu pháp triển nền tảng Bravo Web Service; Xây dựng theo kiến trúc micro-services, Sản phẩm đã đáp ứng các tiêu chuẩn như OWASP/NIST về bảo mật pentest, HA/proxy; Xây dựng BI Dashboard, WebPortal, Survey… thành các công cụ hữu ích áp dụng vào nhiều bài toán.
Những công nghệ mới này kết hợp nhuần nhuyễn giữa công nghệ và quy trình nghiệp vụ được đúc kết trong suốt 23 năm qua đã giúp cho sản phẩm BRAVO tự tin có thể đáp ứng tốt yêu cầu của các khách hàng thời đại mới. Đây cũng là tiền để để những chương trình giới thiệu, quảng bá của chương trình Top 10 Doanh nghiệp công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam đưa sản phẩm, thương hiệu của BRAVO đến gần hơn với khách hàng tiềm năng.
Ông Đào Mạnh Hùng - Giám đốc BRAVO cho biết: “BRAVO luôn đặc biệt chú trọng vào việc cải tiến chất lượng trong việc phát triển và cung cấp sản phẩm và dịch vụ. Mỗi thành viên trong công ty phải đứng về phía khách hàng, coi lợi ích của khách hàng chính là lợi ích của công ty, luôn cung cấp những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất đáp ứng yêu cầu của khách hàng, xây dựng cải tiến chất lượng song song với việc áp dụng công nghệ mới vào phần mềm”.
Song song với lễ công bố được diễn ra thì ấn phẩm “Top 10 doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam 2022” cũng được công bố rộng rãi tới các doanh nghiệp. Ấn phẩm này cung cấp thông tin cụ thể, chi tiết về năng lực của Top 10 doanh nghiệp xuất sắc của ngành công nghệ thông tin Việt Nam trong từng lĩnh vực nhằm hỗ trợ kết nối, tìm kiếm đối tác mới để mở rộng thị trường trong nước và quốc tế. Ấn phẩm được bản in 15.000 cuốn (7.000 bản tiếng Việt, 6.000 bản tiếng Anh, 2.000 bản tiếng Nhật); dự kiến sẽ được giới thiệu đến hơn 10.000 đối tác công nghệ thông tin tiềm năng trong nước và trên thế giới. Bên cạnh đó, đối tác còn có thể download miễn phí trên website của chương trình.
Bên cạnh đó, những tài liệu về các doanh nghiệp đạt giải thưởng sẽ được: Giới thiệu, kết nối với các khách hàng, đối tác tiềm năng tại 100 quốc gia thông qua các chương trình như: VINASA có thư giới thiệu và tặng ấn phẩm; Phối hợp với Liên minh công nghệ thông tin Thế giới (WITSA) giới thiệu và phát hành đến các doanh nghiệp và hiệp hội công nghệ thông tin tại 82 quốc gia và nền kinh tế trên thế giới; Phát hành đến các thương vụ các nước tại Việt Nam và thương vụ Việt Nam tại một số quốc gia trên thế giới;…
Với các doanh nghiệp đạt giải, đây là sự công nhận của giới chuyên môn về chất lượng sản phẩm dịch vụ, năng lực của công ty. Trách nhiệm của các doanh nghiệp đạt giải cũng như BRAVO là nỗ lực hơn nữa để hoàn thiện mỗi ngày.

Xem thêm: Phần mềm quản trị doanh nghiệp của BRAVO
 

Cafebiz: Chất lượng sản phẩm - dịch vụ tạo nên vị thế thương hiệu​


Chất lượng sản phẩm – dịch vụ là yếu tố cốt lõi quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm đề cập đến mức độ một sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, phục vụ mục đích của nó và đáp ứng các tiêu chuẩn của ngành.
Trong quá trình hoạt động của một doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm – dịch vụ cũng nắm những vai trò vô cùng quan trọng như:
- Chất lượng sản phẩm tạo ra sức hấp dẫn, thu hút người mua và tạo lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
- Chất lượng sản phẩm làm tăng uy tín, danh tiếng và hình ảnh của doanh nghiệp, điều này có tác động rất lớn tới quyết định lựa chọn mua và dùng các sản phẩm của khách hàng.
- Chất lượng sản phẩm cao là cơ sở cho hoạt động duy trì và mở rộng thị trường tạo ra sự phát triển lâu dài, bền vững cho các doanh nghiệp.
Nâng cao chất lượng sản phẩm có ý nghĩa tương đương với tăng năng suất lao động xã hội, giảm phế thải trong sản xuất, nhờ đó giảm các nguồn gây ô nhiễm môi trường.
Do vậy, việc tạo ra, duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm – dịch vụ tốt chính là chìa khóa thành công của các doanh nghiệp.
Thang9_23_Cafebiz-Bravo-Top-10-ICT.webp

Ảnh: Bài viết được đăng tải trên Báo điện tử Cafebiz ngày 14/09/2022
Công ty Cổ phần Phần mềm BRAVO là doanh nghiệp chuyên sâu phát triển và triển khai ứng dụng các hệ thống phần mềm về công nghệ thông tin vào quản lý sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả điều hành, quản trị cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh – xã hội. Sản phẩm chính của BRAVO là "Phần mềm Quản trị tài chính kế toán", "Phần mềm Quản lý doanh nghiệp (ERP)" và các dịch vụ đi kèm phần mềm.
Với đội ngũ nhân sự chuyên môn cao cùng hướng đi đúng đắn và sự kiên tâm trong việc lấy chất lượng sản phẩm - dịch vụ làm cốt lõi, hệ thống giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp – BRAVO (ERP-VN) đã được triển khai thành công cho nhiều khách hàng là các công ty, tập đoàn lớn trong cả nước. Với BRAVO, tiêu chí cho một sản phẩm tốt đó là:
- Đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng: Sản phẩm của BRAVO luôn đáp ứng tối đa những nhu cầu quản trị của khách hàng trong từng lĩnh vực kinh doanh đặc thù, với nhiều ngành nghề khác nhau… Để bắt kịp tốc độ phát triển nhanh và ảnh hưởng sâu rộng của CNTT tới mọi ngành nghề, thì các sản phẩm của BRAVO còn đặt mục tiêu sẽ phải đáp ứng được xu thế của các công nghệ mới trên thế giới.
- Sản phẩm có cấu trúc tốt: ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến, BRAVO nỗ lực phát triển một giải pháp quản trị doanh nghiệp có tổ chức dữ liệu tốt với định hướng xử lý dữ liệu lớn, tốc độ truy xuất nhanh, tính an toàn, tin cậy và bảo mật cho khách hàng…
- Sản phẩm độc đáo và tiện ích: Giao diện thân thiện, thông minh, dễ sử dụng, tính tự động hóa cao, tương tác cao và cá nhân hóa… là những điều mà sản phẩm BRAVO luôn hướng đến.
Khách hàng là người đánh giá trung thực và khách quan nhất về các sản phẩm phần mềm, do vậy việc thỏa mãn một cách tốt nhất các nhu cầu về phần mềm để phục vụ sản xuất kinh doanh là tiêu thức được đặt ra hàng đầu với BRAVO. Trải qua 23 năm xây dựng và phát triển, BRAVO không có phép mình ngưng nghỉ trong việc cải tiến chất lượng sản phẩm dịch vụ mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Ngày 1/7/2022 vừa qua, BRAVO chính thức hoàn thiện và ra mắt phiên bản sản phẩm mới BRAVO 8R3 (ERP-VN). Đây là một bước tiến quan trọng về công nghệ với nền tảng BRAVO Web Service, sản phẩm được thiết kế phân lớp sử dụng kiến trúc micro-services, đảm bảo các tiêu chuẩn về an ninh mạng OWASP/NIST; đáp ứng yêu cầu về hiệu năng cao với HA services. Sản phẩm hỗ trợ đa nền tảng (Win, Web, Mobile), sử dụng các công nghệ .NET, Xamarin, Angular, SignalR… cùng cơ sở dữ liệu Microsoft SQL. BRAVO 8R3 cung cấp công cụ quản trị dữ liệu doanh nghiệp đa chiều BI Dashboard, các công cụ khai thác dữ liệu như Web Portal, Survey… ứng dụng và hỗ trợ hữu ích cho các bài toán quản trị của khách hàng.
Thang9_20_Dan-tri-Bravo-Top-10-ICT-2022.webp

Ảnh: Ông Đào Mạnh Hùng - Giám đốc BRAVO nhận giải thưởng “Top 10 Doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam 2022”.
Với những nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, BRAVO tự hào đã nhận được sự tin tưởng của hơn 4.000 khách hàng là các công ty tập đoàn lớn trong cả nước cũng như nhận được sự đánh giá cao từ giới chuyên môn. Đặc biệt, ngày 10/9 vừa qua BRAVO được Hiệp hội phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) bình chọn là Top 10 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, giải pháp CNTT. Điều đó một lần nữa khẳng định vị thế quan trọng của phần mềm BRAVO trên "bản đồ" các nhà cung cấp giải pháp phần mềm ERP của thị trường Việt Nam.
Nhìn lại chặng đường đã qua, BRAVO trân trọng những thành quả đã đạt được nhờ sự nỗ lực, bền trí, đồng lòng… Đó sẽ là động lực để BRAVO tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm - dịch vụ mang tới cho những khách hàng dành niềm tin cho thương hiệu BRAVO.

Xem thêm: Phần mềm quản trị Nhân sự - Tiền lương của BRAVO
 

Top 10 doanh nghiệp dẫn đầu thị trường cung cấp dịch vụ thương mại điện tử​

Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam 2022 mới đây đã đưa ra thống kê 10 doanh nghiệp dẫn đầu thị trường cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (TMĐT).
Cục Thương mại điện tử và kinh tế số cho biết, năm 2021, Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại và dịch vụ của Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung. Tăng trưởng âm của một số ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn đã làm giảm mức tăng chung của khu vực dịch vụ và toàn bộ nền kinh tế. Tổng kết cả năm 2021, tăng trưởng kinh tế Việt Nam chỉ ở mức 2,58%, thấp nhất trong vòng 30 năm qua.
Trong bối cảnh đó, thương mại điện tử Việt Nam vẫn giữ tốc độ tăng trưởng ổn định ở mức 16%, doanh thu bán lẻ đạt 13,7 tỷ USD năm 2021; tỷ trọng doanh thu bán lẻ thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước đạt 7%, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2020.
Để có góc nhìn toàn diện về tình hình ứng dụng TMĐT Việt Nam dưới tác động của dịch bệnh trong bức tranh chung toàn cầu năm 2022, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương đã công bố Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2022. Tương tự như những ấn phẩm được xuất bản trước đây, nội dung Sách được xây dựng từ kết quả điều tra gần 5.000 người tiêu dùng và khoảng 10.000 doanh nghiệp, cùng với số liệu tổng hợp từ một số tổ chức có uy tín trên thế giới.
Theo đó, Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam 2022 đã chỉ ra 10 doanh nghiệp dẫn đầu thị trường cung cấp dịch vụ TMĐT. Cụ thể, Shopee là doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực TMĐT. Theo sau là các cái tên quen thuộc như Lazada, Grab, Baemin và Tiki, với thứ hạng lần lượt là 2, 3, 4 và 5. Báo cáo cũng cho biết, 10 doanh nghiệp này chiếm đến 95% thị phần doanh thu của website/ứng dụng cung cấp dịch vụ TMĐT.
Thang11_2_Top-10-san-TMDT.webp

Ảnh: 10 doanh nghiệp dẫn đầu thị trường cung cấp dịch vụ TMĐT. Nguồn: Bộ Công thương
Về hàng hóa, dịch vụ được mua, sử dụng nhiều nhất trên sàn TMĐT, theo báo cáo cho biết, có đến 21,3% doanh nghiệp cung cấp dịch vụ TMĐT cho biết thực phẩm, thực phẩm chức năng, làm đẹp, sức khỏe là những mặt hàng được mua nhiều nhất. Trong khi đó, 14,5% doanh nghiệp cung cấp dịch vụ TMĐT cho rằng Dịch vụ đào tạo, đào tạo trực tuyến; tư vấn hồ sơ, pháp lý, thuế, tài chính, quản lý,...; môi giới việc làm, tư vấn du học; tư vấn, thiết kế xây dựng, kiến trúc mới là dịch vụ được sử dụng nhiều nhất trên các nền tảng này.
Về nguồn thu chính của website/ứng dụng cung cấp dịch vụ TMĐT, có đến 42,4% đơn vị cung cấp dịch vụ TMĐT cho biết nguồn thu chính của họ đến từ quảng cáo và 36,7% đơn vị trả lời rằng việc thu phí thành viên mới là nguồn thu chính. Trong khi đó, tỷ lệ website/ứng dụng cung cấp dịch vụ TMĐT có nguồn thu chính từ việc bán hàng hóa, dịch vụ chỉ chiếm 24,8%.
Theo Báo điện tử Bộ VH-TT-DL
Xem thêm: Phần mềm ERP của BRAVO
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top