Ðề: Thuế môn bài
Các nghành nghề kinh doanh ( chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng…) tài chính bắt buộc phải có vốn pháp định để chứng minh năng lực tài chính thì mới được kinh doanh còn các ngành khác ko bắt buộc tự khai tự chịu trách nhiệm với những thông tin đã kê khai do đó nếu bạn có 200 .000.000 thĩ vẫn xin giấy phép đăng kí kinh doanh bình thường nếu bạn đăng ký với 1.000.000.000 thì bạn phải chịu trách nhiệm tối đa là 1 tỷ đồng trong các trường hợp giải thể, phá sản và bạn có thể đăng ký hơn nữa 3.4.5 tỷ đều được cả nhưng khi bị phá sản, giải thể bạn sẽ phải trịu trách nhiệm với số đã đăng ký là 3.4.5 tỷ cho dù tiền thật bạn chỉ có 200 triệu thôi, vốn càng lớn thì ưu điểm gây được thiện cảm với đối tác làm ăn giả sử bạn với họ ký hợp đồng kinh tế lô hàng trị giá 500 triệu trong khi vốn của bạn chỉ có 200 triệu lỡ có điều gì bất trắc ngoài ý muốn : phá sản, giải thể, hay bị mất hàng hóa thì theo luật bạn cũng chỉ có thể đền bù tối đa cho họ 200 triệu vậy câu hỏi là 300 triệu họ phải đào ở đâu ra để bù đắp
DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ KINH DOANH PHẢI CÓ VỐN PHÁP ĐỊNH TRƯỚC KHI ĐĂNG KÝ KINH DOANH
I. Tổ chức tín dụng (Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006)
1. Ngân hàng thương mại cổ phần: 1000 tỷ đồng
2. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 15 triệu USD
II. Quỹ tín dụng nhân dân (Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006)
1. Quỹ tín dụng nhân dân trung ương: 1000 tỷ đồng
2. Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở: 0.1 tỷ đồng
III. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng (Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006)
1. Công ty tài chính: 300 tỷ đồng
2. Công ty cho thuê tài chính: 100 tỷ đồng
IV. Kinh doanh bất động sản: 6 tỷ đồng (Điều 3 NĐ 153/2007/NĐ-CP ngày 15/10/2007)
V. Dịch vụ đòi nợ: 2 tỷ đồng (Điều 13 NĐ 104/2007/NĐ-CP ngày 14/6/2007)
VI. Dịch vụ bảo vệ: 2 tỷ đồng (không được kinh doanh các ngành, nghề và dịch vụ khác ngoài Dịch vụ bảo vệ) (NĐ 52/2008/NĐ-CP ngày 22/4/2008)
VII. Dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: 5 tỷ đồng (Điều 3 NĐ 126/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007)
VIII. Sản xuất phim: Doanh nghiệp phải có GCN đủ điều kiện kinh doanh do Cục Điện ảnh cấp trước khi ĐKKD (Điều 11 NĐ 96/2007/NĐ-CP ngày 6/6/2007)
IX. Kinh doanh cảng hàng không: (Khoản 1 Điều 22 NĐ 83/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007)
1. Kinh doanh tại cảng hàng không quốc tế: 100 tỷ đồng
2. Kinh doanh tại cảng hàng không nội địa: 30 tỷ đồng
X. Cung cấp dịch vụ hàng không mà không phải là doanh nghiệp cảng hàng không
Khoản 2 Điều 22 NĐ 83/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007)
1. Kinh doanh tại cảng hàng không quốc tế: 30 tỷ đồng
2. Kinh doanh tại cảng hàng không nội địa: 10 tỷ đồng
XI. Kinh doanh vận chuyển hàng không: (Khoản 1 Điều 8 NĐ 76/2007/NĐ-CP ngày 9/5/2007)
1. Vận chuyển hàng không quốc tế:
- Khai thác từ 1 đến 10 tàu bay: 500 tỷ đồng
- Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay: 800 tỷ đồng
- Khai thác trên 30 tàu bay: 1000 tỷ đồng
2. Vận chuyển hàng không nội địa:
- Khai thác từ 1 đến 10 tàu bay: 200 tỷ đồng
- Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay: 400 tỷ đồng
- Khai thác trên 30 tàu bay: 500 tỷ đồng
XII. Kinh doanh hàng không chung: 50 tỷ đồng (Khoản 2 Điều 8 NĐ 76/2007/NĐ-CP ngày 9/5/2007)
Bậc thuế môn bài Vốn đăng ký Mức thuế Môn bài cả năm
- Bậc 1 Trên 10 tỷ 3.000.000
- Bậc 2 Từ 5 tỷ đến 10 tỷ 2.000.000
- Bậc 3 Từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ 1.500.000
- Bậc 4 Dưới 2 tỷ 1.000.000
Bạn thuộc bậc 4 đo đó nếu giấy phép rời vào 1/1/2013 đến 30/06/2013 thì bạn phải đóng = 1.000.000 đồng
Nếu rơi vào 1/7/2013 đến 31/12/2013 bạn đóng 500.000 tức được giảm 50%
---------- Post added at 06:50 ---------- Previous post was at 06:15 ----------
Với số vốn của bạn Bạn có thẻ tham khảo việc lựa chọn đăng ký các loại hình doanh nghiệp cho mình:
Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp ( nếu bị phá sản ,giải thể thì cá nhân phải lấy tài sản riêng : nhà cửa, ruộng đất, …. Bán đi để trả nợ nên các chủ đầu tư rất khoái làm ăn với dạng này Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác. Khác với TNHH, CP nếu đăng ký kinh doanh 200 triệu mất hàng hay phá sản thì chỉ đền đúng = 200 triệu phần còn lại muốn ra sao thì ra vẫn ăn ngon ngủ yên nhà cửa vẫn còn con cái đuề huề mà chăng sao cả). Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ( có quyền rút vốn đầu tư bất kể ngành nghề ngày tháng năm nào mà ko có sự ràng buộc nào cả, có thể lấy và di chuyển tài sản từ doanh nghiệp ra ngoài bất kể lức nào nếu muốn ( ví như cho mượn , thuê , biếu tặng hay làm gì khác….) khác với TNHH VÀ CP bạn muốn mang tài sản ra ngoài cong ty thì bạn phải có giấy tờ thủ tục quy trình rườm rà khác thì mới được mang ra vì đó là tài sản chung); có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật ( nếu làm ăn có lợi nhuận được phép sử dụng khoản lợi nhuận đó vào bất kể mục đích nào của cá nhân đó mà ko ràng buộc). Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp, thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh tư nhân cao, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp.
( đăng ký vốn = 200 triệu khi làm ăn rủi ro mất hàng hóa 1 tỷ bạn phải chuẩn bị 800 triệu nữa để bù vào số tiền đó ko cần biết bạn làm gì có: bán nhà cửa, đất đai, tiền tiết kiệm mồ hôi xương máu)
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp.( đăng ký vốn = 200 triệu khi làm ăn rủi ro mất hàng hóa 1 tỷ bạn chỉ phải đền bù đúng bằng số vốn mình đã đăng ký 200 triệu 800 kia bạn ko còn nghĩa vụ gì khác)
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phiếu.
Chủ sở hữu công ty không được trực tiếp rút một phần hoặc toàn bộ số vốn đã góp vào công ty ( khác tư nhân thích thì rút ko thì để ko ràng buộc gì cả). Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác ( ko được rút ra 1 xu nào nhưng được phép chuyển nhượng 1 phần cho vợ, con, anh chị em …….bồ bịch nếu có). Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận của công ty khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả ( nếu bạn làm ăn tạm có lời đang nợ tiền THUẾ , NỢ TIỀN VẬT TƯ ĐẦU VÀO thì bạn ko được lấy xu nào ra cả khác tư nhân rút lúc nào mà chẳng được).
ĐA SỐ CHỌN LOẠI CÔNG TY TNHH ĐỂ TẠO HÀNH LANG AN TOÀN CHO MÌNH CON THỎ KHÔNG NGOAN PHẢI BIẾT ĐÀO CHO MÌNH HAI CÁI HÀNG 1 ĐỂ NGHI BINH VỚI ĐỊCH MỘT LỐI ĐẰNG SAU ĐỂ THOÁT THÂN