Ôi, nhiều bình luận quá đọc chẳng hết. nói ra thì không biết có trùng ý kiến của ai ở trên hay không.
1.Việc trích khấu hao tất nhiên phải từ sau khi tài sản đó được ghi nhận. Còn thời điểm nào đó là sựu khéo léo của người kế toán (tất nhiên là phải hợp lý). các bạn ví dụ về máy phát điện, Luân có ý kiến như vầy:
Sau khi máy phát điện được ghi nhận tài sản 1 cách hợp lý, kể từ đó về sau việc tài sản đó có quyền được tham gia vào quá trình sxkd của DN vì vậy DN có thể đưa nó vào chi phí SXKD. Khong thể nói 2015 mua, 2020 mất điện mới sử dụng thì khi đó mới bắt đầu trích khấu hao. cũng không thể nói đó là lỗi của nhà quản trị. Việc mua TS này là dự phòng trường hợp sự cố làm gián đoạn quá trình sxkd, hoặc để khởi đầu quá trình sxkd. từ 2015 TS đã sẵn sàng sử dụng, TS này có thể được trích khấu hao hợp lý, không phải chờ đến 2020 mới trích, khi đó có khi TS đẫ thành đống sắt gỉ. Việc dự phòng cho quá trình sxkd, nhưng thực tế không xảy ra cũng không thể nó là vô lý vì rủi ro luôn tồn tại, chỉ khác nhau % mức độ rủi ro.
2. Thuế GTGT của tài sản không hẳn tất cả đều được khấu trừ: Tài sản tham gia sxkd hàng chịu thuế và không chịu thuế, tài sản có nguồn hoạt động phúc lợi, tài sản bị tổn thất được bồi thường và không bồi thường, tài sản là ô tô dưới 9 chỗ....
3. Việc trích khấu hao TS cũng gặp ván đề tương tự như thuế GTGT ở 2.
Tất nhiên những vấn đề này là chí phí theo thuế, còn chi phí theo kế toán thì lại là vấn đề khác.