Phân tích báo cáo tài chính Tập đoàn Vingroup quý 3-2020

Xích Cẩm Tiên

Member
Hội viên mới
Vừa qua Tập đoàn Vingroup (mã CK: VIC) đã công bố BCTC quý 3-2020, theo đó, doanh thu thuần của tập đoàn đạt khoảng 35.914 tỷ đồng, tăng 13,76% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá vốn hàng bán tăng đến gần 46% so với cùng kỳ, đạt 29.612 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 35,73% quý 3/2019 xuống còn 17,54% ở quý này, chỉ đạt 6.301 tỷ đồng. Nguyên nhân được biết là do Vinhomes bàn giao số lượng lớn căn hộ tại 3 dự án đại đô thị với phần lớn các giao dịch là bán lẻ, có biên lợi nhuận thấp hơn so với bán buôn và chuyển nhượng khu văn phòng tại dự án Metropolis với biên lợi nhuận gần 30%. Lợi nhuận gộp từ hoạt động cho thuê BĐS cũng giảm do Vingroup đã giải ngân gói hỗ trợ khách thuê. Hoạt động dịch vụ khách sạn và vui chơi giải trí ghi nhuận lợi nhuận gộp âm do dịch Covid bùng phát lần thứ 2 tại Đà Nẵng. Hoạt động sản xuất cũng ghi nhận lợi nhuận gộp âm do sản lượng chưa đạt mức tối ưu nên chi phí cố định (chủ yếu là chi phí khấu hao) trong giá vốn còn cao

1605090703540.png

Đáng chú ý là phần doanh thu tài chính tăng đột biến do Vingroup ghi nhận khoản doanh thu tài chính 3,887 tỷ VND chủ yếu từ chuyển nhượng cổ phần tại The CrownX –công ty con của Masan (MSN) sở hữu VinComerce. Chi phí tài chính trong kỳ tăng nhưng bên cạnh đó, chi phí bán hàng và quản lý giảm đáng kể nên lợi nhuận sau thuế của VIC đạt 1.435 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 9 tháng đạt 2.837 tỷ đồng.

Tổng TS của tập đoàn Vingroup tại cuối quý 3-2020 đạt hơn 430 nghìn tỷ đồng, tăng nhẹ so với thời điểm đầu quý. Đáng chú ý là khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng thêm 4.117 tỷ đồng tương ứng 472% so với đầu quý. Bên cạnh đó, khoản phải thu và hàng tồn kho cũng giảm đáng kể. Cụ thể, khoản phải thu giảm 6%, cuối quý đạt khoảng 58.600 tỷ đồng, hàng tồn kho giảm hơn 10.000 tỷ đồng, tương ứng giảm 12%. Nợ ngắn hạn giảm hơn 9.400 tỷ tuy nhiên nợ dài hạn lại tăng lên thêm hơn 11.000 tỷ, do đó tỷ lệ nợ/TTS dường như không biến động.

1605090837765.png

Nhìn chung, với gần 27 nghìn tỷ tiền tồn đầu kỳ, tiền thu từ bán hàng tồn kho và vay dài hạn, VIC đã sử dụng chủ yếu để trả nợ ngắn hạn, đầu tư mua sắm thêm tài sản ngắn và xây dựng dở dang, còn lại đem gửi ngân hàng và tiền tồn quỹ cuối kỳ đạt hơn 30.200 tỷ đồng.

Với kết quả kinh doanh khả quan, lợi nhuận thuộc top thì sức khỏe tài chính và khả năng sinh lời của của VIC đang như thế nào?

1605091127948.png

Quý 3-2020, khả năng thanh toán ngắn hạn đạt 1.0 lần, nằm dưới và cách xa mức an toàn, từ quý 2-2019 thì bắt đầu có xu hướng giảm, khả năng thanh toán lãi vay đạt 2.48 lần và đang trên xu hướng giảm, đâm thủng mức an toàn, điều này báo hiệu những rủi ro tài chính trong tương lai mà doanh nghiệp phải đối mặt.

1605091152656.png

Khả năng sinh lời của VIC rất thấp, ROA, ROE chỉ đạt lần lượt là 1,53% và 5,24%, một mức sinh lợi không hấp dẫn và có xu hướng giảm , trong khi đó đòn bẩy tài chính lại có xu hướng tăng dần, đạt 3.42 lần tại quý 3-2020.

Mặc dù sức khỏe tài chính không quá tốt, khả năng sinh lời không quá hấp dẫn, tuy nhiên, với kết quả kinh doanh tích cực, VIC vẫn nhận được sự ủng hộ của các nhà đầu tư. Có thể thấy, từ cuối tháng 7, giá cổ phiếu VIC có dấu hiệu tăng từ mức giá 85.000 đồng/cổ phiếu hiện đang được giao dịch với mức giá 105.000 đồng/cổ phiếu.

1605091179039.png

Tình hình kinh doanh khả quan với việc doanh thu từ cho thuê BĐS và du lịch phục hồi dần sau dịch Covid-19; doanh thu từ hoạt động sản xuất của VinFast, Vinsmart tăng 125% so với cùng kỳ năm trước và trong quý 3, Vinhomes tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu với 2,400 căn hộ thuộc phân khu The Origami – Đại đô thị Vinhomes Grand Park được đặt mua chỉ trong ba ngày, thiết lập kỷ lục bán hàng mới tại thị trường bất động sản Thành phồ Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, với vị thế dẫn đầu trong ngành bất động sản, phát huy các thế mạnh cốt lõi về tiến độ bàn giao, chất lượng sản phẩm và hệ sinh thái hoàn thiện đã giúp nhà đầu tư có cái nhìn khả quan hơn dành cho VIC.

Tuy nhiên nhà đầu tư không nên mua cổ phiếu VIC vào thời điểm này. Chỉ báo mây Ichimoku đi ngang cho thấy giá cổ phiếu đang nằm trong giai đoạn sideway, đường Tenkan có hướng lên nhưng đường Kijun lại đi ngang, Chikou Span co xu hướng đâm sát đường giá do đó nhà đầu tư cần cân nhắc, đợi xu hướng rõ ráng hơn để đưa ra quyết định.

( Các ý kiến trên chỉ mang quan điểm cá nhân )

Xem thêm :
- Để nâng cao kỹ năng cũng như kiến thức về phân tích báo cáo tài chính, các bạn tham khảo thêm tại : Khóa học Phân tích báo cáo tài chính online
- Phân tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần Tập đoàn Vingroup (VIC) quý 2/2020
- Phân tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần Vinhomes (VHM) quý 3/2020
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top