Phân tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần FPT quý 3/2020

TT Thanh Qúy

Member
Hội viên mới
Mới đây, FPT đã công bố kết quả kinh doanh quý 3 và hợp nhất 9 tháng đầu năm. Doanh thu 3Q/2020 đạt 7,553 tỷ VND, tăng 6.3% so với cùng kỳ.

3.png

Với việc linh hoạt và chủ động ứng phó với diễn biến dịch COVID-19, FPT đã có 3 quý tăng trưởng liên tiếp, tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh ổn định trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh. DTT trong quý 3 năm 2020 tăng 18% so với quý 1 và 8% so với quý 2.

1.PNG

Doanh thu và lợi nhuận trong kỳ tăng trưởng chậm chủ yếu chịu tác động từ tình hình COVID-19. Tốc độ tăng trưởng doanh thu xuất khẩu phần mềm của FPT tại 3 thị trường chính là Nhật, Mỹ, EU giảm dần qua từng quý trong 2020, đặc biệt, thị trường EU ghi nhận tăng trưởng âm 12.1% YoY trong Q3/2020.

Khối Công nghệ (gồm mảng dịch vụ CNTT nước ngoài và mảng dịch vụ CNTT trong nước) và Giáo dục đón nhận nhiều tín hiệu tích cực nhờ nhu cầu Internet tăng trong bối cảnh dịch COVID-19, tạo đà tăng trưởng trong quý tiếp theo.

Trong bối cảnh "bình thường mới", FPT đã triển khai nhiều hoạt động bán hàng trực tuyến, thay đổi cách tiếp cận khách hàng, giúp tạo thêm nhiều khách hàng tiềm năng. Nhờ vậy, riêng trong quý 3, tổng giá trị hợp đồng ký mới của Khối Công nghệ tăng trưởng 48% so với cùng kỳ.

Do dịch bệnh COVID-19, hoạt động tuyển sinh cho năm học 2020 – 2021 bắt đầu muộn hơn mọi năm. Trong tháng 9, toàn Khối Giáo dục có 14.614 học sinh, sinh viên tuyển mới cho các chương trình cao đẳng, liên kết quốc tế và giáo dục phổ thông, tăng trưởng 59% so với cùng kỳ. Tại thời điểm cuối tháng 9, tổng số học sinh, sinh viên của Khối Giáo dục đạt 56.711.

5.png

Gía vốn tăng nhẹ thêm 5% so với cùng kỳ nên lợi nhuận gộp đạt gần 3.000 tỷ đồng tăng 8% so với cùng kỳ

Biên lợi nhuận gộp tăng nhẹ lên 39.7% trong Q3/2020 (Q3/2019 ~ 39.2%) và đạt 39.4% trong 9T2020 (9T2019 ~ 39.0%), nhờ vào việc tăng tỷ trọng mảng chuyển đổi số (có biên lợi nhuận cao hơn mảng dịch vụ CNTT truyền thống), bù đắp cho tỷ trọng chi phí bán hàng/doanh thu tăng lên 8.8% trong 9T2020 (9T2020 ~ 8.2%).

Doanh thu tài chính tăng thêm 32% so với cùng kỳ lên khoảng 218 tỷ đồng trong khi chi phí tài chính lại giảm mạnh chỉ còn 109 tỷ đồng làm cho lợi nhuận tài chính kỳ này tăng mạnh so với cùng kỳ quý 3/2019.

2.PNG

LNTT trong quý 3 năm 2020 đạt khoảng 1.386 tỷ đồng, dù chỉ tăng hơn 1% so với cùng kỳ, nhưng đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất từ đầu năm 2018 đến nay. Trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất trọng lợi nhuận vẫn là mảng CTT nước ngoài mặc dù thị trường có dấu hiệu suy giảm chiếm 37%, tiếp theo là mảng tăng trưởng mạnh trong quý 3/2020 là dịch vụ viễn thông với 34%. Mảng giáo dục chiếm đến 20% LNTT.

4.png

Sau khi trừ các chi phí, lợi nhuận sau thuế của FPT gần 1.149 tỷ đồng, giảm nhẹ 1% s với cùng kỳ 2019. Biên độ lợi nhuận ròng khoảng 15%.

Trong 9 tháng đầu năm, doanh thu và lợi nhuận sau thuế (LNST) của FPT đạt 21.164 tỷ đồng và 3.170 tỷ đồng, đều tăng trưởng 8% và 8% so với cùng kỳ.

Tổng tài sản của FPT tính đến 30/09/2020 đạt khoảng 37.757 tỷ đồng, tăng thêm 12% so với đầu năm và tăng 5% so với quý 2/2020. Trong đó, TSNH chiếm đến 60% TTS. Các khoản tiền và tương đương tiền chiếm 64% TSNH, phải thu và hàng tồn kho lần lượt chiếm 26% và 6% TSNH.

7.png

Tổng nợ của FPT tăng dần từ hồi đầu năm 2019 sau khi giảm từ mức 50% cuối quý 4/2018 xuống mức 46% vào quý 1/2019. Hiện tại, FPT đang duy trì cấu trúc vốn với tổng nợ chiếm đến 51,8% tổng nguồn vốn. Mặc dù tỷ lệ nợ trên 50% sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng vay và trả nợ của FPT, nhưng với một tập đoàn bán lẻ lớn như vậy, cấu trúc nợ cũng không thay đổi quá nhiều qua các năm thì đây có thể vẫn là cấu trúc vốn tối ưu của DN.

Tỷ leek nợ vay của FPT cũng tăng dần qua các quý từ mức 23,4% quý 4/2018 lên mức 29,2% vào cuối quý 3/2020. Trong vòng 2 năm, nợ vay của FPT tăng thêm khoảng 6%, cũng không quá đáng kể so với tổng tài sản của DN này.

Khả năng thanh toán ngắn hạn trong vòng 8 quý qua của FPT chỉ xoay quanh mức 1,2 đến 1,3 lần nhờ cấu trúc vốn không thay đổi đáng kể. Vì hàng tồn kho chỉ chiếm 6% trong tổng TSNH ( số liệu quý 3/2020 ) nên khả năng thanh toán nhanh của FPT vẫn trên mức 1, sức khỏe tài chính vẫn duy trì ở mức tốt.

6.png

Liệu rằng quý 4/2020 kết quả kinh doanh của FPT có tăng trưởng hơn các quý trước khi nền kinh tế đang dần trở lại trạng thái bình thường do nước ta đã kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19, nhu cầu ở thị trường nước ngoài cũng đã cải thiện tích cực.

Trước những tác động trên, kết quả kinh doanh quý 4/2020 - đặc biệt 2 mảng đem lại lợi nhuận cao nhất có thể tăng trưởng nhờ các yếu tố sau:

1. Tốc độ tăng trưởng doanh thu mảng CNTT kỳ vọng sẽ được cải thiện từ Q4/2020 và quay lại mức tăng 19.5% YoY trong 2021 (2020F +7.0% YoY) nhờ:
  • Giá trị hợp đồng ký mới tiếp tục tăng trưởng tích cực trong quý 4/2020. Công ty tiếp tục định hướng phát triển hệ sinh thái công nghệ, kết hợp giữa việc đẩy mạnh năng lực bán hàng và tư vấn thông qua công ty thành viên đặt tại từng thị trường mục tiêu (như Intellinet tại thị trường Mỹ), năng lực triển khai của FPT Software và nguồn nhân lực từ FPT Education. Công ty cho biết sẽ tiếp tục xem xét việc M&A các dự án/công ty tại các thịtrường mục tiêu trong tình hình dịch được kiểm soát.
  • FPT kỳ vọng sự hồi phục doanh thu từ các thị trường chính Nhật, Mỹ và APAC từ Q4/2020 với tốc độ tăng trưởng hai chữ số và trở lại mức trước dịch trong năm 2021. Trong đó, thị trường APAC đang thể hiện nhu cầu gia tăng về dịch vụ CNTT, đặt trọng tâm vào mảng chuyển đổi số.
  • Gia tăng tỷ trọng doanh thu từ mảng chuyển đổi số và tập trung phát triển sản phẩm, giải pháp made-by-FPT, giúp cải thiện biên lợi nhuận.
2. Dịch vụ viễn thông dự phóng duy trì đà tăng trưởng mạnh hơn quý 3/2020 nhờ :
  • Nhu cầu sử dụng Internet ở các hộ gia đình và các kênh thuê riêng của doanh nghiệp gia tăng;
  • Số lượng thuê bao mới được kỳ vọng sẽ gia tăng khi FPT tập trung đầu tư và nâng cấp hạ tầng viễn thông, mở rộng vùng phủ sóng;
  • Gia tăng doanh thu từ mảng cho thuê trung tâm dữ liệu trong các năm tới.
FPT đang ngày càng củng cố vị thế của mình cả trong nước và thị trường quốc tế. Với triển vọng kết quả kinh doanh 3 tháng cuối năm và năm 2021 khả quan, giá cổ phiếu của DN có thể vẫn tiếp tục tăng trưởng trong dài hạn.

Hiện tại, giá cổ phiếu FPT đã vượt qua mức giá đầu tiên khi lên sàn và hiện đang giao dịch với mức 56.000 đ/cp. FPT vần đang trong xu hướng tăng giá dài hạn

1606452103729.png

Chỉ báo MACD hiện tại đã cho tín hiệu mua khi đường màu xanh đã cắt trên đường tín hiệu. Sau khi vượt qua các đường kháng cự vào ở tháng 9 thì giá cổ phiếu FPT luôn trong trạng thái tăng mạnh. Đồ thị giá của FPT mới xuất hiện cây đến đảo chiều ở gần dải băng trên của Bollinger nên giá cổ phiếu của FPT sẽ có thể tăng mạnh trong vài phiên tới và chỉ báo RSI có thể sẽ vượt ngưỡng 70 và đi vào vùng quá mua.

Trong dài hạn, cổ phiếu của FPT vẫn hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư khi thị trường công nghệ và viễn thông đang ngày trở nên sôi động hơn.

Xem thêm : Để nâng cao kỹ năng cũng như kiến thức về phân tích báo cáo tài chính, các bạn tham khảo thêm tại :

Khóa học Phân tích báo cáo tài chính online

Phân tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần FPT quý 2/2020
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top