Phân tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần FPT quý 2/2020

TT Thanh Qúy

Member
Hội viên mới
Trong bối cảnh phức tạp của đại dịch Covid-19, FPT ghi nhận KQKD tăng trưởng chậm lại với tổng doanh thu hợp nhất 6 tháng đầu năm đạt 13.611 tỷ đồng, tăng 9,0% so với cùng kì năm ngoái, đạt khoảng 41,9% kế hoạch đã đặt ra ; LNTT đạt 2.428 tỷ đồng, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 44,1% kế hoạch đăt ra .

1.png

Qúy 2/2020 FPT đạt doanh thu 6.980 tỷ đồng, tăng 5% so với quý 1 và 2% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.084 tỷ đồng, tăng 16% so với quý 1 và 10% so với cùng kỳ. Đây được xem là kết quả đáng mong đợi trong bối cảnh dịch bệnh Covid phức tạp tác động một phần tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của công ty.

Hai mảng kinh doanh cốt lõi là khối Công nghệ và khối Viễn thông duy trì tỷ lệ 55% và 40% tổng doanh thu. Trong khi đó, khối Giáo dục, Đầu tư & khác dù chỉ chiếm 5% trên tổng doanh thu tuy nhiên đóng góp lên đến 22% LNTT. Biên lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận ròng của FPT tăng nhẹ trong kỳ, giữ mức lần lượt là 38,9% và 15,53% với sự cải thiện hiệu quả hoạt động tại cả ba khối kinh doanh.

2.png

Trong kỳ, hoạt động xuất khẩu phần mềm của FPT đã chứng kiến sự giảm tốc tại các thị trường lớn như Nhật Bản, Mỹ, EU. Thị trường APAC là thị trường duy nhất FPT giữ được tăng trưởng cao hơn năm trước (gồm Singapore, Malaysia, Việt Nam), hơn 46%. Mảng dịch vụ CNTT trong nước và nội dung số sụt giảm mạnh mẽ khi các doanh nghiệp trong nước bắt đầu thắt chặt chi tiêu do tác động của Covid-19.

3.png

FPT vẫn đang duy trì một cấu trúc chi phí không thay đổi qua các quý với chi phí giá vốn giao đông quanh 61%, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lần lượt là 9% và 15%. Doanh thu tài chính quý 2 đạt 202 tỷ đồng, tăng 13% so với quý 1/2020, đặc biệt, chi phí tài chính quý 2 giảm mạnh 41% so với quý 1 còn 106 tỷ đồng.

4.png
5.png

Tổng tài sản của PFT tại thời điểm kết thúc quý 2/2020 khoảng 35.913 tỷ đồng, tăng 18% so với cung kỳ và tăng 4% so với quý 1. Tỷ trong các khoản nợ phải trả chiếm 50% trên tổng tài sản, các khoản nợ ngắn hạn cũng như tài sản ngắn hạn không biến động đáng kể dẫn đến tính thanh khoản của FPT vẫn giao động quanh mức 1,2 đến 1,3 và đạt 1,23 vào cuối quý 2/2020.

6.PNG

FPT cũng nằm trong thị trường chung khi cả thế giới bắt đầu chống lại dịch Covid-19 vào khoảng đầu năm 2020, hầu hết thị trường chứng khoán đều có xu hướng lao dốc mạnh mẽ. Cụ thể, FPT đã lao dốc từ mức giá 48.980 xuống đến 33.790 vào 31/3/2020. Qua đầu tháng 4, khi tình hình dịch bệnh ở nước ta kiểm soát tốt hơn, thị trường chứng khoán đã bắt đầu có dấu hiệu hồi phục trở lại, cổ phiếu của FPT cũng tăng đến ngưỡng 48.140 vào giữa tháng 5 và giao động quanh mức 42.000 đến 48.000. RSI của FPT đang nằm trong ngưỡng từ 50 đến 60, kỳ vọng trong thời gian sắp tới giá cổ phiếu sẽ tăng mạnh bứt phá nếu vượt qua ngưỡng 47.300.

FPT đã chủ động ứng phó với giãn cách xã hội và ảnh hưởng từ dịch bệnh. Tuy nhiên có những đình trệ nhất định trong các hoạt động bán hàng, đàm phán, ký kết hợp đồng, cũng như tập khách hàng chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh, khiến cho tăng trưởng trong năm 2020 của FPT cũng đồng thời chậm lại. Mặc dù vậy FPT vẫn đang giữ ở mức tăng trưởng hai con số, dự kiến đạt mức EPS năm nay khoảng 5.200 đồng (sau nửa đầu năm đạt 2.100 đồng). Đồng thời triển vọng dài hạn tại các thị trường nước ngoài, cũng như từ nhóm sản phẩm mới vẫn được bảo toàn.

( Các ý kiến trên chỉ mang quan điểm cá nhân )

Xem thêm : Để nâng cao kỹ năng cũng như kiến thức về phân tích báo cáo tài chính, các bạn tham khảo thêm tại :

Khóa học Phân tích báo cáo tài chính online


Phân tích báo cáo tài chính Tập đoàn FPT 2019

File dữ liệu phân tích được đính kèm phía dưới, mọi người tải về tham khảo nhé.
 

Đính kèm

  • FPT_2020.rar
    104.1 KB · Lượt xem: 55
Phân tích sức khỏe tài chính của FPT

Tại 30/06/2020, tổng tài sản của FPT khoảng 35.913 tỷ đồng. Tài sản ngắn hạn chiếm đến 58% tổng tài sản khoảng 20.975 tỷ đồng, tăng thêm 10% so với đầu năm chủ yếu do tăng các khoản tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng.

1.png

Hiện tại FPT đang duy trì cấu trúc vốn bình quân với tỷ lệ nợ phải trả chiếm 50% tổng nguồn vốn. Tổng nợ của FPT khoảng hơn 18.009 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn chiếm đến 94% tổng nợ và các khoản nợ vay đang chiếm đến 58%. ( chủ yếu là vay nợ ngắn hạn ).

Các chỉ số phản ánh rủi ro tài chính như đòn bẩy, D/E được duy trì ở mức không quá cao, lần lượt là 1.98 lần và 0.5 lần. Khả năng thanh toán ngắn hạn ở mức tốt (> 1.2 lần), khả năng bao phủ lãi vay xấp xỉ 14 lần.

Vốn chủ sở hữu của FPT khoảng 17.904 tỷ đồng, trong đó vốn cổ phần khoảng 44% và lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến kỳ này khoảng 32%.

FPT là doanh nghiệp ưa thích của khối ngoại khi luôn sở hữu 49% cổ phần của doanh nghiệp này (giới hạn sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài). Bên cạnh đó, FPT còn được sở hữu bởi nhiều quỹ đầu tư lớn trong nước. Cơ cấu sở hữu của FPT thời điểm hiện tại như sau:

2.PNG


3.png

Số hàng hàng tồn kho bình quân đang có xu hướng giảm dần qua các quý, cải thiện tính thanh khoản của FPT. Tổng hàng tồn kho của FPT cuối tháng 6 khoảng 1.300 tỷ đồng, xấp xỉ so với đầu năm, chỉ chiếm tỷ trọng 6% trong TSNH. Nhờ đó mà khả năng thanh toán nahnh của FPT ở mức 1,11 lần.

4.png

Số ngày phải thu của FPT đang giảm dần về còn 79 ngày vào cuối quý 2/2020. Phải thu ngắn hạn của FPT khoảng 5.804 tỷ đồng, giảm mạnh 11% so với đầu năm. Với chính sách phải thu tốt sẽ giúp cho FPT ít bị chiếm dụng vốn, từ đó có thể lưu chuyển tiền thuần tốt hơn. Ngoài ra, công ty còn tăng mạnh các khoản tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng lên hơn 13.000 tỷ đồng, tăng mạnh 27% so với đầu năm và hiện đang chiếm đến 62% TSNH.

Với nguồn tiền lớn như vậy, FPT sẽ luôn đảm bảo khả năng thanh toán của mình, hạn chế các rủi ro về tài chính, từ đó, tăng cao sức khỏe tài chính của công ty.

( Các ý kiến trên chỉ mang quan điểm cá nhân )

Xem thêm : Khóa học Phân tích báo cáo tài chính online
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top