ph­ương pháp tính giá thành

Trong xây dựng. Phương pháp tính giá thành sử dụng là phương pháp tập hợp trực tiếp NVL chính
 
Ôi trời. Đã goi là trưc tiếp thì còn công thức gì nữa
 
em cảm ơn anh, Theo như anh hướng dẫn làm theo trường hợp 1 thì sản phẩm SX ra em chỉ cần đưa vào đối tượng tập hợp chi phí chung cho toàn phân xưởng là PXSX. Khi phát sinh công trình A thì xuất kho cho công trình đó và mình theo dõi chi phí chung cho ctrinh bằng mã cách tạo mã tập hợp chi phí cho công trình phải ko ạ.
 
Mọi công việc sản xuất sản phẩm đều có thể tính được giá thành, quan trọng là anh (chị) phải mô tả được quy trình sản xuất của anh chị để có cái nhìn tổng thể để phân việc tính giá thành. Vì có những loại giá thành đơn giản, những loại giá thành phức tạp phải chia thành những công đoạn rồi vòng tròn.
 
Bạn nói không rõ công ty bạn sản xuất những loại hàng nào.
Ví dụ: công ty bạn sản xuất bánh trung thu như công ty Kinh Đô thi nguyên liệu gồm:
- Đường
- Bột mì
- Mứt sen
- Mứt bí
- Thịt khô
- Hột vịt muôi
...v...v
Bạn phải định mức mỗi loại nguyên liệu là bao nhiêu để tạo ra 1 tấn sản phẩm.
Ban ơi bên mình sản xuất gỗ ván ép , bạn có định mức nguyên vật liệu cho mình xin với ạ
 
Mình đang làm công ty chế biến gỗ mình đang bị rắc rối trong phần định mức tính giá thành bàn ghế, anh chị và các bạn có kinh nghiệm chia se giúp mình với, cho mình bảng định mức tính giá thành mẫu qua mail nhé huynhvananh2305@gmail.com, trân trọng cám ơn
 
cho e hỏi vs ạ cty e mới thành lập chi nhánh sản xuất tôm giống thì tính định mức và giá thành như thế nào ạ?
 
cho e hỏi vs ạ cty e mới thành lập chi nhánh sản xuất tôm giống thì tính định mức và giá thành như thế nào ạ?
Theo mình nghĩ thì cái này bạn đưa ra hệ số phân bỏ thôi!
 
em cảm ơn anh, Theo như anh hướng dẫn làm theo trường hợp 1 thì sản phẩm SX ra em chỉ cần đưa vào đối tượng tập hợp chi phí chung cho toàn phân xưởng là PXSX. Khi phát sinh công trình A thì xuất kho cho công trình đó và mình theo dõi chi phí chung cho ctrinh bằng mã cách tạo mã tập hợp chi phí cho công trình phải ko ạ.
Khi sản xuất:
Xuất kho NVL cho sản xuất, hạch toán lương cho sx, chi phí chung cho sx thì đối tượng tập hợp sẽ là PXSX. Sau đó phân bổ để tính giá thành của thành phẩm nhập kho sau sản xuất
Cho công trình:
Xuất kho thành phẩm, hạch toán lương, chi phí cho cho công trình thì đối tượng tập hợp chi phí sẽ là Mã công trình. Trường hợp công trình chia thành nhiều hạng mục và muốn quản lý theo hạng mục thì sẽ mã đối tượng tập hợp sẽ mà mã của hạng mục
 
cả nhà ơi. công ty mình sản xuất gia công nhôm kính cho các công trình, mình đang băn khoăn ko biết tính giá thành theo công trình hay đơn hàng. cty mình dùng misa 2015 thực hiện theo QĐ 48. ai có kinh nghiệm trong lĩnh vực này giúp mình với. Nếu tính giá thành theo đơn hàng hay ctrinh thì tiền lương phân bổ thế nào? vì có những công trình làm trong mấy tháng mới xong. Cả nhà giúp mình với. thanks all
 
cả nhà ơi. công ty mình sản xuất gia công nhôm kính cho các công trình, mình đang băn khoăn ko biết tính giá thành theo công trình hay đơn hàng. cty mình dùng misa 2015 thực hiện theo QĐ 48. ai có kinh nghiệm trong lĩnh vực này giúp mình với. Nếu tính giá thành theo đơn hàng hay ctrinh thì tiền lương phân bổ thế nào? vì có những công trình làm trong mấy tháng mới xong. Cả nhà giúp mình với. thanks all
Cái này có 2 trường hợp:
Trường hợp 1: Bên bạn sản xuất có cả bán thương mại và cả cho các công trình. Lúc này đối tượng tính giá thành 2 đối tượng: Sản phẩm nhôm kính và giá thành công trình.
Trường hợp 2: Bên bạn sản xuất chỉ làm cho công trình. Nếu muốn quản lý chặt chẽ thì nên tính giá thành của sản phẩm trước rồi tính giá thành cho công trình sau. Còn nếu không thì chỉ tính giá thành của công trình thôi.
Tiền lương thì có thể phân bổ theo số ngày thi công của từng công trình trong từng tháng
 
Ðề: phương pháp tính giá thành


Phân loại giá thành sản phẩm

Có nhiều cách phân loại khác nhau: Theo thời điểm và nguồn số liệu, theo chi phí phát sinh


  • Theo thời điểm và nguồn số liệu có:

· Giá thành kế hoạch: XĐ trước khi bước vào KD trên CS giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán kinh phí

· Giá thành định mức: XĐ trước khi bước vào SX đựơc XD trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và ko biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch

· Giá thành thực tế: Là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm dựa trên cơ sở các cho phí thực tế phát sinh trong SX SP

  • Theo chi phí phát sinh:

· Giá thành sản xuất

· Giá thành tiêu thụ

Giá thành tiêu thụ được tính theo công thức:

Giá thành toàn bộ của SP = Giá thành SXSP + CP quản lý DN + chi phí Bán hàng

Đối tượng tính giá thành chính là các sản phẩm, bán thành phẩm, công việc, lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính gía thành đơn vị. Đối tượng có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hay đang trên dây chuyền SX tuỳ theo yêu cầu của cách hạch toán kinh tế nội bộ và tiêu thụ sản phẩm.

Phương pháp tính giá thành:

Phương pháp trực tiếp (PP giản đơn): phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với số lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn.

Giá thành SP HThành = CPSX KD DD đầu kỳ +Tổng CP SX SP – CP SX DD CKỳ

Giá thành Sp =Tổng Giá thành SP HThành / Số lượng sản phẩm hoàn thành

Phương pháp tổng cộng chi phí: Áp dụng trong những doanh nghiệp mà quá trình sản xuất SP được thực hiện ở nhiều bộ phận SX, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng kế toán chi phí sản xuất là các bộ phận chi tiết SP hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất.

Giá thành = Z1 + Z2 + … + Zn

Phương pháp hệ số: Với DN mà trong một chu kỳ SX cùng sử dụng một thứ vật liệu và một lượng LĐ nhưng thu được đồng thời nhiều SP Khác nhau và chi phí ko tập hợp riêng cho từng sản phẩm.

Giá thành đơn vị SP Gốc = Tổng giá thành của tất cả các loại SP / Tổng số sản phẩm gốc (Kể cả quy đổi)

Giá thành Đvị SP Từng loại = Giá thành ĐVị SPGốc * Hệ số quy đổi từng loại

Tổng giá thành sản xuất của các loại SP = Giá trị SP dở dang đầu kỳ + Tổng CP phát sinh trong kỳ - Giá trị sản phẩm DD cuối kỳ

Phương pháp tỉ lệ chi phí: Căn cứ vào tỉ lệ chi phí SX thực tế với chi phí SX kế hoạch, Ktoán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản xuất từng loại

Giá thành Thực tế từng loại Sp = Giá thành kế hoạch (Định mức) * Tỷ lệ CP

Tỉ lệ CP =Tổng giá thành thực tế của tất cả Sp / Tổng giá thành kế hoạch (Định mức) của tất cả SP

Phương pháp loại trừ giá trị SP phụ:

Tổng giá thành SP chính = Giá trị SP Chính DD ĐKỳ + Tổng chi phí Psinh trong kỳ- Giá trị SP phụ thu hồi ươc tính- Giá trị Sp Chính DD cuối kỳ

Phương pháp liên hợp: Áp dụng kết hợp nhiều PP để tính giá thành SP

Ví dụ: Tại một DN tiến hành SX 2 loại Sp A và B, cuối tháng hạch toán, chi phí được tập hợp như sau: (Đvị tính: 1.000đ)

1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 5.000

2. Chi phí nhân công trực tiếp: 1.500

3. Chi phí SX chung: 1.200

4. SL Sp hoàn thành trong tháng: SP A Nhập kho 900, SP B hoàn thành gửi bán ngay: 400

Yêu cầu: Tính giá thành từng loại SP theo các PP phù hợp biết:

TH1:

- CP NVL TT SP a: 3.200. SP B: 1.800

· CP SX chung phân bổ theo chi phí NVL trực tiếp

· Chi phí SXKD DD đầu kỳ của SP A là 400, SP B 600

· CP SXKD DD Ckỳ của SP A 768, SP B 232

TH2: Chi phí SX tập hợp chung không hạch toán riêng được cho từng SP A và B, biết hệ số quy đổi SP A là 1.25, SP B 1.75, chi phí SX KD DD đầu kỳ: 600, cuối kỳ: 1.000

TH3: Chi phí SX ko hạch toán riêng cho từng SP và giữa Sp A và B không có hệ số quy đổi, biết giá thành KH SP A là 4, Sp B là 6, CPSX DD ĐK A: 600, B: 1000

TH1: Áp dụng phương pháp tính giá thành trực tiếp:

Phân bổ chi phí SX chung:

Cho SP A: (1.200/ 5.000) * 32.00=768

Cho SP B: 1.200 – 768 = 432

Kết chuyển chi phí:

a. Nợ 154: 5.000

- 154A: 3.200

- 154B: 1.800

Có 621: 5000

- 621A: 3.200

- 621B: 1.800

b. Nợ 154: 1.500

-154A: 900

-154B: 600

Có 622: 1.500

c. Nợ 154: 1.200

154A: 768

154B: 432

Có 627: 1.200

Tính giá thành:

SP A:

- Tổng giá thánh: 400+(3.200+900+768-) – 768= 4.500

- Giá thành Đvị: 4.500/900 =5

SP B:

- Tổng giá thành: 200+(1.800+600+432)-232 = 2.800

- Giá thành đơn vị: 2.800/400 = 7

Đk: Nợ 155: 4.500

Nợ 157: 2.800

Có 154: 7.300

TH2: Áp dụng PP hệ số:

Kết chuyển chi phí:

Nợ 154: 7.700

Có 621: 5.000

Có 622: 1.500

Có 627: 1.200

Tính giá thành nhóm SP A và B và giá thành đơn vị:

+ SL SP gốc: (900*1.25)+ (400*1.75) = 1.825

+ Tổng giá thành SP A và B:

600+(5.000+1.500+1.200)- 1.000 = 7.300

+ Giá thành Đvị SP gốc: 7.300/1.825 = 4

Giá thành Đvị SP A: 4*1.25 = 5

Tổng giá thành: 900*5= 4.500

Giá thành Đvị SP B = 4*1.75 = 7

Tổng giá thành B: 7* 400 = 2.800

ĐK: Nợ 155: 4.500

Nợ 157: 2.800

Có 154: 7.300

TH3: tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ:

Kết chuyển chi phí:

Nợ 154: 7.700

Có 621: 5.000

Có 622: 1.500

Có 627: 1.200

Tính giá thành:

+ Tổng giá thành kế hoạch: (900 * 4) +(400*4)= 6.000

+ Tổng giá thành thực tế: 600+(5.000+1.500+1.200)-1.000 = 7.300

+ Tỷ lệ giá thành = (7.300/6.000)*100=121.67%

+ Tổng giá thành thực tế A: 900*4 *121.67 = 4.380

Giá thành đơn vị A: 4.380/900= 4.8

+ Tổng giá thành thực tế B: 7.300- 4.380 = 1.920

Giá thành đơnvị: 2.920 / 400 = 7.3:hurray:
hay qua
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top