Ðề: Ofline Cần Thơ gạo trắng nước trong 06 -07/9
Cần Thơ có một thời gọi là Tây Đô, tức thủ phủ miền Tây Nam Bộ, là trung tâm văn hóa và kinh tế của toàn vùng. Ngày nay, Cần Thơ có cảng sông quan trọng trên sông Hậu, từ đây đủ loại ghe thuyền tỏa ra khắp đồng bằng sông Cửu Long bằng hệ thống kênh rạch chằng chịt như mạng nhện.
Đến Tây Đô-Cần Thơ, khách tham quan thường xuôi về miệt vườn Phong Điền, Bình Thủy để được tận hưởng một bầu không khí êm ả, trong lành ở nơi thôn dã, thong thả dạo chơi trong những khu vườn rộng lớn râm mát, cây trái trĩu cành, tỏa ra hương thơm quyến rũ. Trái cây ở đây cũng rất đa dạng và phong phú, từ cam, quýt, xoài, sa-bô cho đến vú sữa, chôm chôm, sầu riêng, mãng cầu, bưởi… Khách tha hồ thưởng thức. Đến vùng này, ngoài việc ăn trái cây còn có nhiều món đặc sản ruộng đồng, sông nước như rùa, rắn, cá, tôm… lúc nào cũng có và khách mặc sức nhâm nhi thoải mái.
Đã đến Cần Thơ, du khách cũng chớ bỏ qua những đêm trình diễn đờn ca tài tử Nam Bộ do chính người địa phương tự biên, tự diễn:
Hay những câu hò, điệu hát dìu dặt, trữ tình trên sông nước:
Bên cạnh những vườn cây ăn trái, đất Tây Đô còn có ba nơi họp chợ nổi trên sông-đó là chợ Cái Răng, Phong Điền và Phụng Hiệp. Chợ nổi Cần Thơ có lẽ là hình ảnh đặc trưng độc đáo nhất ở đồng bằng giữa cảnh sông nước, bỗng xuất hiện hàng nghìn ghe thuyền lớn nhỏ đủ loại chen nhau, neo đậu san sát. Khúc sông như bừng sống dậy với tiếng người mua bán ồn ào, náo nhiệt. Khách nước ngoài đến đây đi chợ nổi và họ gọi bằng cái tên “Floating market”, một từ ngữ độc đáo có sức quyến rũ lạ thường.
Nếu muốn tham quan các danh lam thắng cảnh, khách chớ bỏ qua Bến Ninh Kiều, một giang cảng sầm uất mà cũng là nơi hình thành công viên văn hóa, mặt trông ra sông Hậu mênh mông sóng nước, phong cảnh thật nên thơ và lãng mạn. Còn nếu đi xa hơn về hướng bắc, đến tận Thốt Nốt, sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của vườn cò Bằng Lăng, nơi có hơn một trăm nghìn con cò sinh sống. Cò ở đây có đủ loại, khách có thể sống với thế giới cò một cách thích thú và được dịp hòa mình với thiên nhiên hoang dã.
Ngoài ra, Cần Thơ còn hấp dẫn bởi các chùa chiền, đền, miếu, các di tích lịch sử-văn hóa nằm rải rác khắp nơi như:
Hội Linh cổ tự ở An Lạc, thành phố Cần Thơ. Trong hai cuộc kháng chiến đã qua, chùa này là một cơ sở cách mạng, đã trọn vẹn kết hợp tuyệt vời giữa đạo và đời, giữa cách mạng và tôn giáo, được công nhận là di tích lịch sử văn hóa. Chùa Ông và Quảng Triệu hội quán của người Hoa có những nét kiến trúc thật độc đáo theo kiểu Trung Quốc được xây dựng từ năm 1894, nay được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia. Đình Bình Thủy tức Long tuyền cổ miếu được xây dựng vào đầu thế kỷ 20, nay vẫn còn nguyên vẻ đẹp ở miền Tây Nam Bộ. Khu mộ hai danh nhân, nho sĩ yêu nước Phan Văn Trị và Bùi Hữu Nghĩa nằm dưới bóng mát của vườn cây trái sum sê, được nhân dân trùng tu và thờ phụng tại Phong Điền. Khu di tích cách mạng Tầm Vu và Phương Bình cũng là nơi cảnh trí thơ mộng, đáng được du khách đến tham quan và thắp nén tâm nhang để tưởng nhớ đến vong linh những người đã khuất.
Đến thăm miệt vườn Cần Thơ cũng là dịp để du khách tận mắt thấy các di tích lịch sử-văn hóa và nghe kể lại những câu chuyện sống động thời ông cha ta đi mở đất khai hoang cũng như các chiến công oanh liệt của các anh hùng, liệt nữ qua hai cuộc kháng chiến thần thánh, đánh Pháp diệt Mỹ bên dòng Hậu Giang kiên cường và giàu có này.
Miệt vườn Cần Thơ
Cần Thơ có một thời gọi là Tây Đô, tức thủ phủ miền Tây Nam Bộ, là trung tâm văn hóa và kinh tế của toàn vùng. Ngày nay, Cần Thơ có cảng sông quan trọng trên sông Hậu, từ đây đủ loại ghe thuyền tỏa ra khắp đồng bằng sông Cửu Long bằng hệ thống kênh rạch chằng chịt như mạng nhện.
Đến Tây Đô-Cần Thơ, khách tham quan thường xuôi về miệt vườn Phong Điền, Bình Thủy để được tận hưởng một bầu không khí êm ả, trong lành ở nơi thôn dã, thong thả dạo chơi trong những khu vườn rộng lớn râm mát, cây trái trĩu cành, tỏa ra hương thơm quyến rũ. Trái cây ở đây cũng rất đa dạng và phong phú, từ cam, quýt, xoài, sa-bô cho đến vú sữa, chôm chôm, sầu riêng, mãng cầu, bưởi… Khách tha hồ thưởng thức. Đến vùng này, ngoài việc ăn trái cây còn có nhiều món đặc sản ruộng đồng, sông nước như rùa, rắn, cá, tôm… lúc nào cũng có và khách mặc sức nhâm nhi thoải mái.
Đã đến Cần Thơ, du khách cũng chớ bỏ qua những đêm trình diễn đờn ca tài tử Nam Bộ do chính người địa phương tự biên, tự diễn:
Chuồn chuồn bay thấp
Mưa khắp ruộng vườn
Nghe lời nói lại càng thương
Thương em, anh muốn lập vườn cưới em.
Mưa khắp ruộng vườn
Nghe lời nói lại càng thương
Thương em, anh muốn lập vườn cưới em.
Hay những câu hò, điệu hát dìu dặt, trữ tình trên sông nước:
Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền
Anh có thương em thì cho bạc, cho tiền,
Đừng cho lúa gạo xóm giềng họ hay…
Anh có thương em thì cho bạc, cho tiền,
Đừng cho lúa gạo xóm giềng họ hay…
Bên cạnh những vườn cây ăn trái, đất Tây Đô còn có ba nơi họp chợ nổi trên sông-đó là chợ Cái Răng, Phong Điền và Phụng Hiệp. Chợ nổi Cần Thơ có lẽ là hình ảnh đặc trưng độc đáo nhất ở đồng bằng giữa cảnh sông nước, bỗng xuất hiện hàng nghìn ghe thuyền lớn nhỏ đủ loại chen nhau, neo đậu san sát. Khúc sông như bừng sống dậy với tiếng người mua bán ồn ào, náo nhiệt. Khách nước ngoài đến đây đi chợ nổi và họ gọi bằng cái tên “Floating market”, một từ ngữ độc đáo có sức quyến rũ lạ thường.
Nếu muốn tham quan các danh lam thắng cảnh, khách chớ bỏ qua Bến Ninh Kiều, một giang cảng sầm uất mà cũng là nơi hình thành công viên văn hóa, mặt trông ra sông Hậu mênh mông sóng nước, phong cảnh thật nên thơ và lãng mạn. Còn nếu đi xa hơn về hướng bắc, đến tận Thốt Nốt, sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của vườn cò Bằng Lăng, nơi có hơn một trăm nghìn con cò sinh sống. Cò ở đây có đủ loại, khách có thể sống với thế giới cò một cách thích thú và được dịp hòa mình với thiên nhiên hoang dã.
Ngoài ra, Cần Thơ còn hấp dẫn bởi các chùa chiền, đền, miếu, các di tích lịch sử-văn hóa nằm rải rác khắp nơi như:
Hội Linh cổ tự ở An Lạc, thành phố Cần Thơ. Trong hai cuộc kháng chiến đã qua, chùa này là một cơ sở cách mạng, đã trọn vẹn kết hợp tuyệt vời giữa đạo và đời, giữa cách mạng và tôn giáo, được công nhận là di tích lịch sử văn hóa. Chùa Ông và Quảng Triệu hội quán của người Hoa có những nét kiến trúc thật độc đáo theo kiểu Trung Quốc được xây dựng từ năm 1894, nay được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia. Đình Bình Thủy tức Long tuyền cổ miếu được xây dựng vào đầu thế kỷ 20, nay vẫn còn nguyên vẻ đẹp ở miền Tây Nam Bộ. Khu mộ hai danh nhân, nho sĩ yêu nước Phan Văn Trị và Bùi Hữu Nghĩa nằm dưới bóng mát của vườn cây trái sum sê, được nhân dân trùng tu và thờ phụng tại Phong Điền. Khu di tích cách mạng Tầm Vu và Phương Bình cũng là nơi cảnh trí thơ mộng, đáng được du khách đến tham quan và thắp nén tâm nhang để tưởng nhớ đến vong linh những người đã khuất.
Đến thăm miệt vườn Cần Thơ cũng là dịp để du khách tận mắt thấy các di tích lịch sử-văn hóa và nghe kể lại những câu chuyện sống động thời ông cha ta đi mở đất khai hoang cũng như các chiến công oanh liệt của các anh hùng, liệt nữ qua hai cuộc kháng chiến thần thánh, đánh Pháp diệt Mỹ bên dòng Hậu Giang kiên cường và giàu có này.