Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 và khoản 3 Điều 17 Nghị định số
115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật BHXH về BHXH bắt buộc thì người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc. Tiền lương tháng đóng BHXH đối với người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương là tiền lương do doanh nghiệp quyết định.
=> Ông T vẫn phải nộp BHXH đối với khoản thu nhập từ hoạt động của công ty B.
Về nơi đóng BHXH:
Thứ nhất, về việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật
.
Như vậy, khi bạn giao kết hợp đồng với 2 công ty, ở cả hai công ty, bạn thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì công ty bạn giao kết hợp đồng lao động trước – công ty thứ nhất có trách nhiệm tham gia BHXH bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp cho bạn. Còn ở công ty thứ hai, bạn sẽ được công ty trả tiền tham gia BHXH bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp trực tiếp vào lương, mức chi trả của công ty thứ hai bằng mức đóng BHXH bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp là 19% tiền lương đã thỏa thuận trên hợp đồng.
Thứ hai, về việc tham gia tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc:
Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Vậy, ở trường hợp của bạn thì nơi tham gia BHYT bắt buộc lại ở công ty thứ hai – công ty có mức lương cao hơn. Và bên cạnh đó, công ty thứ nhất sẽ phải chi trả 3% tiền tham gia BHYT cùng với lương của bạn.