Nộp bảo hiểm cho Giám Đốc

lại thảo

New Member
Hội viên mới
Em chào Anh/ chị. Anh/chị giúp em với ah. Công ty em (công ty A) hiện tại trên giấy đăng ký kinh doanh thì chủ sở hữu là Chị D, giám đốc là anh T. Anh giám đốc T hiện tại đang đóng nộp bảo hiểm tại công ty A. đến 7/2016 anh GĐ T có mở thêm 1 công ty B khác thuộc sở hữu của mình. vậy anh GĐ T này có phải nộp ở công ty B không hay vẫn tiếp tục nộp ở công ty A ah? Mọi người giúp em với ah. Em cảm ơn !!!!!
 
Theo mình biết, người lao động chỉ cần tham gia bảo hiểm ở 1 nơi! Công ty A hay công ty B đều được! Nếu anh T đang đóng bảo hiểm ở A thì nên cứ tiếp tục như vậy! Nếu sau này anh T thôi việc ở A, bạn có thể trả sổ bảo hiểm cho anh T, để anh T tham gia bảo hiểm ở chỗ khác!
 
Bạn ơi! "Sở hữu" ở đây có ý nghĩa gì vậy? Tức là công ty đó là hộ kinh doanh, công ty tư nhân hay hình thức như thế nào?
công ty TNHH bạn ơi. công ty A, anh T chỉ là giám đốc trên giấy tờ, còn người góp vốn là chị D. trong khi đó công ty B là do anh T góp vốn và đại diện pháp luật luôn.
 
Theo mình biết, người lao động chỉ cần tham gia bảo hiểm ở 1 nơi! Công ty A hay công ty B đều được! Nếu anh T đang đóng bảo hiểm ở A thì nên cứ tiếp tục như vậy! Nếu sau này anh T thôi việc ở A, bạn có thể trả sổ bảo hiểm cho anh T, để anh T tham gia bảo hiểm ở chỗ khác!
Mình cũng nghĩ như bạn, nhưng như vậy tại công ty B thì không phát sinh nộp bảo hiểm gì cả đúng không nhỉ???? vì mình có đọc được thông tin là sẽ đóng ở nơi mà có hợp đồng lâu hơn và mức đóng bảo hiểm cao hơn thì phải???
 
Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 và khoản 3 Điều 17 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật BHXH về BHXH bắt buộc thì người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc. Tiền lương tháng đóng BHXH đối với người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương là tiền lương do doanh nghiệp quyết định.
=> Ông T vẫn phải nộp BHXH đối với khoản thu nhập từ hoạt động của công ty B.
Về nơi đóng BHXH:
Thứ nhất, về việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp

Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.

Như vậy, khi bạn giao kết hợp đồng với 2 công ty, ở cả hai công ty, bạn thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì công ty bạn giao kết hợp đồng lao động trước – công ty thứ nhất có trách nhiệm tham gia BHXH bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp cho bạn. Còn ở công ty thứ hai, bạn sẽ được công ty trả tiền tham gia BHXH bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp trực tiếp vào lương, mức chi trả của công ty thứ hai bằng mức đóng BHXH bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp là 19% tiền lương đã thỏa thuận trên hợp đồng.
Thứ hai, về việc tham gia tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc:

Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

Vậy, ở trường hợp của bạn thì nơi tham gia BHYT bắt buộc lại ở công ty thứ hai – công ty có mức lương cao hơn. Và bên cạnh đó, công ty thứ nhất sẽ phải chi trả 3% tiền tham gia BHYT cùng với lương của bạn.
 
Em chào Anh/ chị. Anh/chị giúp em với ah. Công ty em (công ty A) hiện tại trên giấy đăng ký kinh doanh thì chủ sở hữu là Chị D, giám đốc là anh T. Anh giám đốc T hiện tại đang đóng nộp bảo hiểm tại công ty A. đến 7/2016 anh GĐ T có mở thêm 1 công ty B khác thuộc sở hữu của mình. vậy anh GĐ T này có phải nộp ở công ty B không hay vẫn tiếp tục nộp ở công ty A ah? Mọi người giúp em với ah. Em cảm ơn !!!!!
Trong hợp đồng lương BH bên nào cao hơn thì tham gia bên đó nhé
 
Em chào Anh/ chị. Anh/chị giúp em với ah. Công ty em (công ty A) hiện tại trên giấy đăng ký kinh doanh thì chủ sở hữu là Chị D, giám đốc là anh T. Anh giám đốc T hiện tại đang đóng nộp bảo hiểm tại công ty A. đến 7/2016 anh GĐ T có mở thêm 1 công ty B khác thuộc sở hữu của mình. vậy anh GĐ T này có phải nộp ở công ty B không hay vẫn tiếp tục nộp ở công ty A ah? Mọi người giúp em với ah. Em cảm ơn !!!!!
Bạn có thể tham khảo QĐ 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 Quy định về BHXH, BHYT, BHTN, "Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHYT, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất".
Như vậy anh T có thể đóng một trong hai nới chứ ko phải đóng cả hai.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top