Nắm bắt hoạt động DN thông qua chỉ tiêu trên BCTC ?/?

Kidmandang

Giang Hồ Thuật Sĩ
Hội viên mới
* Làm sao để nắm bắt được hoạt động của một DN thông qua BCTC hay các chỉ tiêu trên BCTC - các chỉ tiêu Tài Chính nào nói lên điều này ?/? em mạn phép đóng góp một chút kiến thức ít ỏi của mình trong Topic này, các pác đọc xong cho em xin ý kiến nhé.


Khi cầm bất cứ một BCTC nào bao giờ người đọc cũng sẽ đặt ra những câu hỏi đại loại như: thằng này kinh doanh cái gì, nó có thể tồn tại hay ko, tình hình kinh doanh như thế nào, giá trị mang đến trong tương lai, có nên đầu tư vào nó .... em xin phép các cao thủ trong diễn đàn bàn luận về câu hỏi "thằng này có thể tồn tại hay ko" thông qua một số chỉ tiêu tài chính căn bản:

* Thằng này có thể tồn tại hay ko ?/?

Để trả lợi câu hỏi này ta cần biết rằng sự tồn tại của một doanh nghiệp có liên quan mật thiết đến thanh toán các khoản nợ, lương và các khỏan vay. Hay nói cách khác là bạn có đủ tiền để chi trả cho các khoản này hay ko – nếu câu trả lời là "có" thì bạn có thể tốn tại và phát triển, nếu là "ko" thì bạn đang thực sự đứng trước nguy cơ phá sản, => nó được thể hiện qua hiệu số giữa tài sản lưu động(có thể quy đổi ra tiền trong một năm) và các khỏan nợ phải trả trong vòng một năm.
* Working Capital = Current Asset – Current Liabilities
Các chỉ số tái chính sau sẽ cho bạn biết Cty có khả năng tồn tại hay đang có nguy cơ phá sản:

1/ Khả năng thanh toán hịên hành (Current ratio)

Current Ratio = Current Asset / Current Liabilities

Chỉ số này được coi là lý tưởng nếu ở mức 1 => 2.5, tuy nhiên các chỉ số tài chính này chỉ mang tính chất ước lượng do đó duy trì ở mức 2.0 được coi là hợp lý nhất.

* Tài sản lưu động bao gồm:

+ Tiền & Tương đương tiền – Cash and Cash equivalents.
+ Các loại cổ phiếu, trái phiếu(chứng thư) có tính thanh khỏan cao ( quy đổi được thành tiền trong 1 năm) – Securities expected to become liquid by maturing or being sold within a year.
+ Các khoản nợ phải thu – Accounts Receivable.

* Các khoản nợ phải trả ngắn hạn (trong vòng một năm):

+ Các khoản nợ phải trả - Account payable
+ Các khoản phải trả khác như Thuế, lương, Bảo hiểm … - Tax, Wages, Insurance …
+ Một phần củ nợ dài hạn đến hạn trả - A portion of long-term debt

2/ Khả năng thanh toán nhanh (Quick Ratio)

Hàng tồn kho là một chỉ tiêu thuộc Current Asset nhưng giá trị thực hiện của nó ko được bảo đảm một cách chắc chắn – với một số hàng hóa có thể bị hư hỏng, phụ thuôc vào thị hiếu, xu hướng tiêu dung, mùa vụ … vì vậy thường đi kèm với chỉ số khả năng thanh toán nhanh còn có chỉ số khả năng thanh toán hiện hành.

* Quick Ratio = [ (Current Asset – Inventory) / Current Liabilities ]

3/ Một số chỉ số khác:
Ngoài các chỉ số khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán hịên hành, để phân tích sâu hơn về tính hình cty ta cần sử dụng một số chỉ số về các vòng quay như:

* Vòng quay nợ phải thu (Accounts Receiveable Turnover)

ART = Hạn mức tín dụng(Credit Sales)/ Các khoản nợ phải thu(Accounts Receiveable)

* Vòng quay hàng tồn kho (Inventory Turnover)

IT = [Giá vốn hang bán(Cost of goods sold) / Hàng tồn kho(Inventory)]

* Vòng quay các khảon nợ phải trả (Accounts Payable Turnover)

APT = [Giá vốn hang bán(Cost of goods sold)/ các khỏan phải trả(Accounts Payable)]

+ Khi các chỉ số này càng cao thì chứng tỏ rằng cty đang mở rộng hoạt động SXKD của mình mà ko cần huy động hay tăng thêm tài sản. hay đơn giản hơn thì chỉ số các vòng quay tốt hơn chứng tỏ cty đang cải thiện được khả năng thanh toán bằng tiền của mình => tình hình tài chính tốt hơn ?/?

* Mời các pác viết tiếp ah :cheers1: !!!
 
Ðề: Nắm bắt hoạt động DN thông qua chỉ tiêu trên BCTC ?/?

Thực ra thì khả năng thanh toán hiện hành chỉ nên lớn hơn 1 chút thôi để cho thấy doanh nghiệp có 1 lượng vốn lưu động thường xuyên để có thể đảm bảo cho các nhu cầu thường xuyên là được rùi, chứ bằng 2 hoặc lớn hơn 2 thì sẽ rất tốn kém chi phí vốn dài hạn đấy, tuy cũng hơi liều nhưng các cụ nhà mình đã dậy rùi "có liều mới giầu" mà, tất nhiên đây là mình đang đứng trên góc độ là chủ sở hữu công ty, còn nếu là bên cho vay thì khả năng này càng cao càng đỡ lo rùi,
 
Ðề: Nắm bắt hoạt động DN thông qua chỉ tiêu trên BCTC ?/?

Thực ra thì khả năng thanh toán hiện hành chỉ nên lớn hơn 1 chút thôi để cho thấy doanh nghiệp có 1 lượng vốn lưu động thường xuyên để có thể đảm bảo cho các nhu cầu thường xuyên là được rùi, chứ bằng 2 hoặc lớn hơn 2 thì sẽ rất tốn kém chi phí vốn dài hạn đấy, tuy cũng hơi liều nhưng các cụ nhà mình đã dậy rùi "có liều mới giầu" mà, tất nhiên đây là mình đang đứng trên góc độ là chủ sở hữu công ty, còn nếu là bên cho vay thì khả năng này càng cao càng đỡ lo rùi,
Theo tôi thì tùy ngành nghề.
Siêu thị hay phát hành sách thì vốn chủ sở hữu chủ yếu đầu tư vào nhà cửa. Nó cần có mặt tiền hoành tráng. Nhưng hàng hóa thì do các cơ sở SX, nhà xuất bản gửi bán. Công ty chứng khoán cũng vậy. Như vậy nó cần tỷ lệ lớn hơn 1 tý xíu là được. Số tiền khấu hao hàng năm đã chuyển từ tài sản cố định sang tài sản lưu động sẽ được huy động để mua sắm thêm trang thiết bị, sơn phết lại mặt tiền.
Một số DN tư nhân không muốn vay nợ, thậm chí còn sẵn lòng thanh toán sớm để được hưởng chiết khấu thanh toán. Họ muốn chủ động về tài chánh. Với họ có thể tỷ lệ 5-7 là hợp ý.

Mỗi người họ có lý của họ.
 
Ðề: Nắm bắt hoạt động DN thông qua chỉ tiêu trên BCTC ?/?

Thực ra thì khả năng thanh toán hiện hành chỉ nên lớn hơn 1 chút thôi để cho thấy doanh nghiệp có 1 lượng vốn lưu động thường xuyên để có thể đảm bảo cho các nhu cầu thường xuyên là được rùi, chứ bằng 2 hoặc lớn hơn 2 thì sẽ rất tốn kém chi phí vốn dài hạn đấy, tuy cũng hơi liều nhưng các cụ nhà mình đã dậy rùi "có liều mới giầu" mà, tất nhiên đây là mình đang đứng trên góc độ là chủ sở hữu công ty, còn nếu là bên cho vay thì khả năng này càng cao càng đỡ lo rùi,
Cái này phunghang nói giống một môn học nào đó thì phải, thực tế chút đi phunghang:banghead::banghead:
 
Ðề: Nắm bắt hoạt động DN thông qua chỉ tiêu trên BCTC ?/?

* Làm sao để nắm bắt được hoạt động của một DN thông qua BCTC hay các chỉ tiêu trên BCTC - các chỉ tiêu Tài Chính nào nói lên điều này ?/? em mạn phép đóng góp một chút kiến thức ít ỏi của mình trong Topic này, các pác đọc xong cho em xin ý kiến nhé.


Khi cầm bất cứ một BCTC nào bao giờ người đọc cũng sẽ đặt ra những câu hỏi đại loại như: thằng này kinh doanh cái gì, nó có thể tồn tại hay ko, tình hình kinh doanh như thế nào, giá trị mang đến trong tương lai, có nên đầu tư vào nó .... em xin phép các cao thủ trong diễn đàn bàn luận về câu hỏi "thằng này có thể tồn tại hay ko" thông qua một số chỉ tiêu tài chính căn bản:

* Thằng này có thể tồn tại hay ko ?/?

Để trả lợi câu hỏi này ta cần biết rằng sự tồn tại của một doanh nghiệp có liên quan mật thiết đến thanh toán các khoản nợ, lương và các khỏan vay. Hay nói cách khác là bạn có đủ tiền để chi trả cho các khoản này hay ko – nếu câu trả lời là "có" thì bạn có thể tốn tại và phát triển, nếu là "ko" thì bạn đang thực sự đứng trước nguy cơ phá sản, => nó được thể hiện qua hiệu số giữa tài sản lưu động(có thể quy đổi ra tiền trong một năm) và các khỏan nợ phải trả trong vòng một năm.
* Working Capital = Current Asset – Current Liabilities
Các chỉ số tái chính sau sẽ cho bạn biết Cty có khả năng tồn tại hay đang có nguy cơ phá sản:

1/ Khả năng thanh toán hịên hành (Current ratio)

Current Ratio = Current Asset / Current Liabilities

Chỉ số này được coi là lý tưởng nếu ở mức 1 => 2.5, tuy nhiên các chỉ số tài chính này chỉ mang tính chất ước lượng do đó duy trì ở mức 2.0 được coi là hợp lý nhất.

* Tài sản lưu động bao gồm:

+ Tiền & Tương đương tiền – Cash and Cash equivalents.
+ Các loại cổ phiếu, trái phiếu(chứng thư) có tính thanh khỏan cao ( quy đổi được thành tiền trong 1 năm) – Securities expected to become liquid by maturing or being sold within a year.
+ Các khoản nợ phải thu – Accounts Receivable.

* Các khoản nợ phải trả ngắn hạn (trong vòng một năm):

+ Các khoản nợ phải trả - Account payable
+ Các khoản phải trả khác như Thuế, lương, Bảo hiểm … - Tax, Wages, Insurance …
+ Một phần củ nợ dài hạn đến hạn trả - A portion of long-term debt

2/ Khả năng thanh toán nhanh (Quick Ratio)

Hàng tồn kho là một chỉ tiêu thuộc Current Asset nhưng giá trị thực hiện của nó ko được bảo đảm một cách chắc chắn – với một số hàng hóa có thể bị hư hỏng, phụ thuôc vào thị hiếu, xu hướng tiêu dung, mùa vụ … vì vậy thường đi kèm với chỉ số khả năng thanh toán nhanh còn có chỉ số khả năng thanh toán hiện hành.

* Quick Ratio = [ (Current Asset – Inventory) / Current Liabilities ]

3/ Một số chỉ số khác:
Ngoài các chỉ số khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán hịên hành, để phân tích sâu hơn về tính hình cty ta cần sử dụng một số chỉ số về các vòng quay như:

* Vòng quay nợ phải thu (Accounts Receiveable Turnover)

ART = Hạn mức tín dụng(Credit Sales)/ Các khoản nợ phải thu(Accounts Receiveable)

* Vòng quay hàng tồn kho (Inventory Turnover)

IT = [Giá vốn hang bán(Cost of goods sold) / Hàng tồn kho(Inventory)]

* Vòng quay các khảon nợ phải trả (Accounts Payable Turnover)

APT = [Giá vốn hang bán(Cost of goods sold)/ các khỏan phải trả(Accounts Payable)]

+ Khi các chỉ số này càng cao thì chứng tỏ rằng cty đang mở rộng hoạt động SXKD của mình mà ko cần huy động hay tăng thêm tài sản. hay đơn giản hơn thì chỉ số các vòng quay tốt hơn chứng tỏ cty đang cải thiện được khả năng thanh toán bằng tiền của mình => tình hình tài chính tốt hơn ?/?

* Mời các pác viết tiếp ah :cheers1: !!!
Phân tích tài chính cty không phải đơn giản và căn cứ vào mấy cái chỉ tiêu Ku nói đâu, để nghiên cứu sâu thì nó còn ti tỉ thứ.
+Chỉ tiêu phản ánh quy mô TS và nguồn vốn của cty.
+Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu TS và NV của cty.
+Chỉ tiêu phản ánh tình hình và khả năng thanh toán.
+Chỉ tiêu phản ánh tình hình đầu tư.
+Chỉ tiêu phản ánh tình hình đảm bảo vốn cho sx kd.
+Chỉ tiêu phản ánh tình hình rủi ro về tài chính.

Ku thích bàn, bình về lĩnh vực tài chính trong cty cho anh cái nick của Ku online trực tuyến!
 
Ðề: Nắm bắt hoạt động DN thông qua chỉ tiêu trên BCTC ?/?

Cái này phunghang nói giống một môn học nào đó thì phải, thực tế chút đi phunghang:banghead::banghead:

chị ơi, em cũng mới chỉ được biết mấy cái đó qua các môn học của tụi em thui mừ, nói ra ý kiến của mình ở đây cũng là mong được các anh các chị phản hồi để biết được thực tế nó như thế nào mà,
-----------------------------------------------------------------------------------------
Phân tích tài chính cty không phải đơn giản và căn cứ vào mấy cái chỉ tiêu Ku nói đâu, để nghiên cứu sâu thì nó còn ti tỉ thứ.
+Chỉ tiêu phản ánh quy mô TS và nguồn vốn của cty.
+Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu TS và NV của cty.
+Chỉ tiêu phản ánh tình hình và khả năng thanh toán.
+Chỉ tiêu phản ánh tình hình đầu tư.
+Chỉ tiêu phản ánh tình hình đảm bảo vốn cho sx kd.
+Chỉ tiêu phản ánh tình hình rủi ro về tài chính.

Ku thích bàn, bình về lĩnh vực tài chính trong cty cho anh cái nick của Ku online trực tuyến!

anh ơi, đừng ol trực tuyến bí mật 2 n với nhau như thế, share ở đây cho mọi n cùng bit với chứ, em có thắc mắc mún hỏi 'chỉ tiêu phản ánh tình hình đầu tư' là bao gồm các hệ số tài chính nào vậy anh?
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Nắm bắt hoạt động DN thông qua chỉ tiêu trên BCTC ?/?

chị ơi, em cũng mới chỉ được biết mấy cái đó qua các môn học của tụi em thui mừ, nói ra ý kiến của mình ở đây cũng là mong được các anh các chị phản hồi để biết được thực tế nó như thế nào mà,
-----------------------------------------------------------------------------------------


anh ơi, đừng ol trực tuyến bí mật 2 n với nhau như thế, share ở đây cho mọi n cùng bit với chứ, em có thắc mắc mún hỏi 'chỉ tiêu phản ánh tình hình đầu tư' là bao gồm các hệ số tài chính nào vậy anh?

Trước tiên em phải đánh giá :
Đánh giá về hướng đầu tư.
Loại hình đầu tư.
Quy mô đầu tư
Hiệu quả vốn đầu tư.
==>phân tích các chỉ tiêu sau :
Tỷ xuất đầu tư tổng quát:
+Tỷ xuất dầu tư tài chính ngắn hạnk
+Tỷ xuất đầu tư tài chính dài hạn.
+Tỷ xuất đầu tư TSCĐ của DN
 
Ðề: Nắm bắt hoạt động DN thông qua chỉ tiêu trên BCTC ?/?

Đúng là khi phân tích tình hình hoạt động của DN , phân tích khả năng thanh toán chỉ là 1 phần còn phải xét đến tỷ suất, hiệu quả vốn đầu tư và loại hình đầu tư như thế nào
 
Ðề: Nắm bắt hoạt động DN thông qua chỉ tiêu trên BCTC ?/?

Đúng là khi phân tích tình hình hoạt động của DN , phân tích khả năng thanh toán chỉ là 1 phần còn phải xét đến tỷ suất, hiệu quả vốn đầu tư và loại hình đầu tư như thế nào

Đúng vậy !!! ko đơn thuần chỉ là mấy cái chỉ số tài chính thanh toán vớ vẩn trên - nếu những chỉ số này đứng một mình thì chẳng nói lên cái quái gì cả :cheers1: đây là phần đầu nói về việc đánh giá khái quát xem một cty có thể tồn tại hay ko, các phần tiếp theo em chưa dịch (hehe hứng thú cầm cuốn sách đọc xong thì dịch ra phang vài câu chứ cái này có là cái gì đâu ah) ...... các pác thông cảm :happy3:

@ Arsenal: Thanks cậu nhiều nhưng cậu chưa đọc hết bài trên thì phải - cái này chỉ là một phần rất nhỏ để trả lời cho một loạt các câu hỏi về tình hình tài chính của DN, ngoài ra việc học hỏi của thằng em chắc ko cần phải nhờ đến tay anh đâu ah - anh có hứng thú thì cứ viết trên này cho mọi người cùng thảo luận có phải hay hơn ko nhỉ :cheers1:

* Pác nào có hứng thú thì viết tiếp cho anh em học hỏi ah!!
 
Ðề: Nắm bắt hoạt động DN thông qua chỉ tiêu trên BCTC ?/?

sao không thấy pac nào đưa ra một bài toán cụ thể có số liệu để mọi người cùng phân tích nhỉ. Như thế sẽ hiểu nhiều vấn đề hơn
 
Ðề: Nắm bắt hoạt động DN thông qua chỉ tiêu trên BCTC ?/?

sao không thấy pac nào đưa ra một bài toán cụ thể có số liệu để mọi người cùng phân tích nhỉ. Như thế sẽ hiểu nhiều vấn đề hơn
Thích thì chiều.
Các bạn down cái này:
www.webng.com/binh/bcdkt.rar
Giải nén ra bcdkt.xls
Mở file đó lên ở sheet "chitieu" là các chỉ tiêu tôi đã tính sẵn. Đó sẽ là bảng chính ta dùng để tập đánh giá.
Do không có điều kiện nên tôi lấy số liệu của các tháng 3,6,9,12 để lập thành bảng theo thời gian và qua đó quan sát, nhận xét.
Tôi chỉ nhận xét sơ sơ trong đó thôi. Các bạn tán thêm vào, tự tưởng tượng ra các tình huống mà nhận xét.
 
Ðề: Nắm bắt hoạt động DN thông qua chỉ tiêu trên BCTC ?/?

Thích thì chiều.
Các bạn down cái này:
www.webng.com/binh/bcdkt.rar
Giải nén ra bcdkt.xls
Mở file đó lên ở sheet "chitieu" là các chỉ tiêu tôi đã tính sẵn. Đó sẽ là bảng chính ta dùng để tập đánh giá.
Do không có điều kiện nên tôi lấy số liệu của các tháng 3,6,9,12 để lập thành bảng theo thời gian và qua đó quan sát, nhận xét.
Tôi chỉ nhận xét sơ sơ trong đó thôi. Các bạn tán thêm vào, tự tưởng tượng ra các tình huống mà nhận xét.

Cám ơn bác nhiều :thumbup:. Em mạn phép thêm vào sheet chitieu(1) cột số liệu năm 2003 và 2005 cho dễ phân tích xu hướng và vẽ chart, còn thiếu số liệu doanh thu, lợi nhuận nên em phang đại vào, hi hi. Hum nào rảnh chế biến tiếp.

[you] xem rùi thử đánh giá báo cáo cái nhỉ :hurray:
 

Đính kèm

  • BCDKT-1.rar
    59.4 KB · Lượt xem: 309
Ðề: Nắm bắt hoạt động DN thông qua chỉ tiêu trên BCTC ?/?

Kidmandang;107097[COLOR=blue nói:
3/ Một số chỉ số khác: [/color]
Ngoài các chỉ số khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán hịên hành, để phân tích sâu hơn về tính hình cty ta cần sử dụng một số chỉ số về các vòng quay như:

* Vòng quay nợ phải thu (Accounts Receiveable Turnover)

ART = Hạn mức tín dụng(Credit Sales)/ Các khoản nợ phải thu(Accounts Receiveable)

* Vòng quay hàng tồn kho (Inventory Turnover)

IT = [Giá vốn hang bán(Cost of goods sold) / Hàng tồn kho(Inventory)]

* Vòng quay các khảon nợ phải trả (Accounts Payable Turnover)

APT = [Giá vốn hang bán(Cost of goods sold)/ các khỏan phải trả(Accounts Payable)]
Theo tôi cả 3 chỉ tiêu trên cần lấy Doanh Thu để tính mới đúng.

ART = DT/Nợ phải thu (thường người ta chỉ lấy nợ người mua (TK131) để tính)
IT = DT/ Hàng tồn kho
APT = DT/ Nợ phải trả.

Ở chỉ tiêu IT nếu lấy Giá Vốn/Hàng Tồn Kho thì chỉ phù hợp với cty thương mại,
bởi vì cty sản xuất thì cấu tạo của giá vốn gồm NVL+NC+SXC.
Nếu lấy giá vốn để làm tử số thì nó không có ý nghĩa bằng lấy doanh thu để tính.
Còn đối với cty thương mại thì IT=Giá Vốn/Hàng tồn kho cho thông tin hàng mua về có ế hay không.
Nhưng nó ít cho thấy việc quay nhanh sẽ mang lại lợi nhuận là bao nhiêu.

Và quan trọng nhất là khi phân tích Đu-bông ta sẽ thấy cả 3 chỉ tiêu đó đều dùng Doanh Thu để tính. Quy tắc Đu-bông giúp ta dễ nhớ công thức cũng như ý nghĩa của các chỉ tiêu.

"Cost of goods sold" theo tôi thì dịch là "Doanh thu".
Còn ý của [you] thì sao?
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Nắm bắt hoạt động DN thông qua chỉ tiêu trên BCTC ?/?

Theo tôi cả 3 chỉ tiêu trên cần lấy Doanh Thu để tính mới đúng.

ART = DT/Nợ phải thu (thường người ta chỉ lấy nợ người mua (TK131) để tính)
IT = DT/ Hàng tồn kho
APT = DT/ Nợ phải trả.

Ở chỉ tiêu IT nếu lấy Giá Vốn/Hàng Tồn Kho thì chỉ phù hợp với cty thương mại,
bởi vì cty sản xuất thì cấu tạo của giá vốn gồm NVL+NC+SXC.
Nếu lấy giá vốn để làm tử số thì nó không có ý nghĩa bằng lấy doanh thu để tính.
Còn đối với cty thương mại thì IT=Giá Vốn/Hàng tồn kho cho thông tin hàng mua về có ế hay không.
Nhưng nó ít cho thấy việc quay nhanh sẽ mang lại lợi nhuận là bao nhiêu.

Và quan trọng nhất là khi phân tích Đu-bông ta sẽ thấy cả 3 chỉ tiêu đó đều dùng Doanh Thu để tính. Quy tắc Đu-bông giúp ta dễ nhớ công thức cũng như ý nghĩa của các chỉ tiêu.

"Cost of goods sold" theo tôi thì dịch là "Doanh thu".
Còn ý của [you] thì sao?
ART bác lấy doanh thu thì hướng sang mục đích kkhác rồi .
IT thì lấy DT trong trường hợp DN có margin bé
APT thì không lấy DT
hehe, đó là ý kiến của em
 
Ðề: Nắm bắt hoạt động DN thông qua chỉ tiêu trên BCTC ?/?

3/ Một số chỉ số khác:
Ngoài các chỉ số khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán hịên hành, để phân tích sâu hơn về tính hình cty ta cần sử dụng một số chỉ số về các vòng quay như:

* Vòng quay nợ phải thu (Accounts Receiveable Turnover)

ART = Hạn mức tín dụng(Credit Sales)/ Các khoản nợ phải thu(Accounts Receiveable)

* Vòng quay hàng tồn kho (Inventory Turnover)

IT = [Giá vốn hang bán(Cost of goods sold) / Hàng tồn kho(Inventory)]

* Vòng quay các khảon nợ phải trả (Accounts Payable Turnover)

APT = [Giá vốn hang bán(Cost of goods sold)/ các khỏan phải trả(Accounts Payable)]

+ Khi các chỉ số này càng cao thì chứng tỏ rằng cty đang mở rộng hoạt động SXKD của mình mà ko cần huy động hay tăng thêm tài sản. hay đơn giản hơn thì chỉ số các vòng quay tốt hơn chứng tỏ cty đang cải thiện được khả năng thanh toán bằng tiền của mình => tình hình tài chính tốt hơn ?/?

* Mời các pác viết tiếp ah :cheers1: !!!

Credit Sales theo cayman hiểu là Doanh thu bán chịu đó Kid :book:

Theo tôi cả 3 chỉ tiêu trên cần lấy Doanh Thu để tính mới đúng.

ART = DT/Nợ phải thu (thường người ta chỉ lấy nợ người mua (TK131) để tính)
IT = DT/ Hàng tồn kho
APT = DT/ Nợ phải trả.

Ở chỉ tiêu IT nếu lấy Giá Vốn/Hàng Tồn Kho thì chỉ phù hợp với cty thương mại,
bởi vì cty sản xuất thì cấu tạo của giá vốn gồm NVL+NC+SXC.
Nếu lấy giá vốn để làm tử số thì nó không có ý nghĩa bằng lấy doanh thu để tính.
Còn đối với cty thương mại thì IT=Giá Vốn/Hàng tồn kho cho thông tin hàng mua về có ế hay không.
Nhưng nó ít cho thấy việc quay nhanh sẽ mang lại lợi nhuận là bao nhiêu.

Và quan trọng nhất là khi phân tích Đu-bông ta sẽ thấy cả 3 chỉ tiêu đó đều dùng Doanh Thu để tính. Quy tắc Đu-bông giúp ta dễ nhớ công thức cũng như ý nghĩa của các chỉ tiêu.

"Cost of goods sold" theo tôi thì dịch là "Doanh thu".
Còn ý của [you] thì sao?

Bác ạ, chỉ có ART là lấy chỉ tiêu doanh thu để tính, nhưng để chính xác cần lấy DT bán chịu, tức là có liên quan đến khoản phải thu, chỉ số này cao tức là khách hàng trả nợ nhanh cho cty (ví dụ 2 DN cùng có DT bán chịu là 10d nhưng anh A có dư nợ phải thu chỉ còn 2 đ thì đương nhiên tốt hơn anh B còn bị thiếu nợ những 5đ --> bị khách hàng chiếm dụng vốn).

Cost of goods sold là Giá vốn hàng bán bác ạ. Lấy GVHB/Hàng tồn kho thì ta có chỉ số vòng quay hàng tồn kho, nếu nó cao tức là cty bán được nhiều hàng, hàng tồn kho kg bị ứ đọng, nhưng nếu quá cao thì cũng nguy hiểm, nếu trước 1 mùa vụ nào đó mà thiếu hàng thì không ổn. Quan điểm của em vẫn là cần so sánh giữa các năm của cty và giữa các cty cùng ngành. Em đang suy nghĩ về sự khác biệt giữa cty sản xuất và cty thương mại như bác nói, có gì khác biệt nhỉ ? Nếu là cty SX thì hàng tồn kho mình lấy toàn bộ giá trị HTK hay chỉ lấy giá trị thành phẩm (để tương đồng với giá vốn ???)

Ngược với ART là APT, vì thế ta lấy GVHB/Nợ phải trả để xem mức độ chiếm dụng vốn của người bán tới đâu, nhưng em search bên saga thấy công thức này chính xác hơn ạ

Vòng quay các khoản phải trả=doanh số mua hàng thường niên/ phải trả bình quân
trong đó

+doanh số mua hàng thường niên= giá vốn hàng bán+hàng tồn kho cuối kỳ - hàng tồn kho đầu kỳ
+phải trả bình quân:-(phải trả trong báo cáo năm trước + phải trả năm nay)/2


Theo em thì chỉ số chỉ là chỉ số, muốn phân tích phải kết hợp điều kiện cụ thể của DN, tình hình kinh doanh, so sánh các mốc thời gian của chính DN và giữa các DN với nhau nữa ạ.

Em chưa biết cái phân tích Đu-bông bác đề cập đến là gì, bác nói thêm cho bọn em học hỏi với :happy3:
 
Ðề: Nắm bắt hoạt động DN thông qua chỉ tiêu trên BCTC ?/?

ART bác lấy doanh thu thì hướng sang mục đích kkhác rồi .
IT thì lấy DT trong trường hợp DN có margin bé
APT thì không lấy DT
hehe, đó là ý kiến của em
Câu hỏi ban đầu là: * Thằng này có thể tồn tại hay ko ?/?

ART:
Nếu lấy Hạn-mức-tín-dụng/Nợ-phải-thu dường như chỉ để kiểm tra bộ phận tín dụng có tuân thủ quy định kiểm soát nội bộ hay không chứ không phải nói đến khả năng gánh chịu nợ của công ty. Khi đó ART>1 : nợ quá qui định; nếu ART<1 : có ai đó chưa chịu nợ hay không thèm nợ cty. Mà họ không nợ vì họ không mua hàng của cty hay vì cty xử lý công nợ giỏi?
Ví dụ có 2 cty A và B .
A có chính sách cho khách hàng nợ 100tr và đang có nợ phải thu là 100tr.
B có chính sách cho khách hàng nợ 200tr và đang có nợ phải thu là 200tr.
A có doanh thu 500tr, B có doanh thu 5 tỷ. Nhận xét như thế nào?

IT:
Lấy giá-vốn/Hàng-tồn-kho để tính mức dự trữ tối ưu chứ không phải để trả lời câu hỏi ban đầu.
Và câu hỏi ban đầu là của nhà đầu tư nên vấn đề họ quan tâm là Cty có lãi hay không. Hai chỉ tiêu Doanh-thu và Lợi-nhuận mà không có thì nhà đầu tư bó tay, không đánh giá được.

APT:
Tại sao APT lại không lấy Doanh-thu để tính? Sao lại lấy Giá-vốn mà tính?
Ta đang nợ? Vậy ta sẽ trả nợ bằng cái gì? Trả lại số hàng mà ta đã mua của nhà cung cấp?
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Nắm bắt hoạt động DN thông qua chỉ tiêu trên BCTC ?/?

Credit Sales theo cayman hiểu là Doanh thu bán chịu đó Kid :book:

Yes!! nó đúng là doanh thu bán chịu - ở một vài cty VN thì còn hiểu là tín dụng công nợ : khoản nợ max cho khách hàng dựa vào đánh giá khách quan tình hình tài chính & KD của KH - sorry, tớ quen cách gọi này rùi :sweatdrop:

VD: Thằng A được nợ tối đa 100tr trong vòng 7 ngày từ khi giao hàng, thằng B là 50tr trong 5 ngày vì thằng A đẹp trai hơn thằng B .... :cheers1:

Cost of goods sold là Giá vốn hàng bán bác ạ.

Cũng chính xác ah: COGS chính là Giá Vốn Hàng Bán đấy ah.

@ Pác Muontennguoi: cái thằng Đubong này đúng là ko dùng nên em quên béng mất thật rùi ... pác vui lòng chỉ giúp ah - hehe hôm nào mời pác cafe hậu tạ ah.
 
Ðề: Nắm bắt hoạt động DN thông qua chỉ tiêu trên BCTC ?/?

Tôi vừa update lại cái BCDKT ở trên, cho thêm file Báo cáo kết quả kinh doanh vào đó rồi.
Nếu bạn quan tâm hãy down về để có số liệu làm chơi cho vui.
www.webng.com/binh/bcdkt.rar
-----------------
Phân tích Dupont các tỷ số tài chánh:
Các tỷ số tài chánh được trình bày ở dạng phân số.
(Mở file bcdkt.rar ở trên để dễ quan sát)
Do đó, mỗi tỷ số tài chánh sẽ tăng hay giảm tùy thuộc vào 2 nhân tố: tử số và mẫu số.
Mặt khác các tỷ số tài chánh còn ảnh hưởng lẫn nhau. Nói cách khác, một tỷ số tài chánh còn có thể được trinh bày bằng tích (hoặc thương, tổng, hiệu) của một vài tỷ số tài chánh khác.

Ví dụ:
Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần = Lãi ròng / Vốn cổ phần
Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần = (Lãi ròng / Dthu) x (Dthu / Vốn CP)
Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần = Tỷ suất lãi trên Dthu x Hiệu suất sd vốn CP

(Mở file BCDKT ở trên ra bạn sẽ thấy cả 3 chỉ tiêu này có trong đó).
Lại phân tích tiếp:

Hiệu suất sd vốn CP = Dthu / Vốn CP
Hiệu suất sd vốn CP = (Dthu / Nợ phải trả) x (Nợ phải trả /Vốn CP)
Hiệu suất sd vốn CP = APT x tỷ số nợ trên vốn CP

Vậy suy ra:

Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần = Tỷ suất lãi trên Dthu x APT x tỷ số nợ trên vốn CP

Suy ra muốn tăng Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE) thì cần:
a/. Bán 1 vốn 4 lời (tăng tỷ số Lãi/Dthu).
b/. Tăng APT
c/. Gia tăng đòn bẩy tài chánh.
Để biết Cty có làm như vậy hay không ta quan sát BCTC nhiều kỳ (gọi là Phương pháp phân tích xu hướng) hoặc so sánh với Cty khác (gọi là Phương pháp so sánh).
Vậy trên BCTC phải có các tỷ số đó cho người ta.
 
Ðề: Nắm bắt hoạt động DN thông qua chỉ tiêu trên BCTC ?/?

Yes!! nó đúng là doanh thu bán chịu - ở một vài cty VN thì còn hiểu là tín dụng công nợ : khoản nợ max cho khách hàng dựa vào đánh giá khách quan tình hình tài chính & KD của KH - sorry, tớ quen cách gọi này rùi :sweatdrop:

VD: Thằng A được nợ tối đa 100tr trong vòng 7 ngày từ khi giao hàng, thằng B là 50tr trong 5 ngày vì thằng A đẹp trai hơn thằng B .... :cheers1:

ái, nếu Kid khẳng định nó là doanh thu bán chịu thì nó là một con số kết quả của nghiệp vụ bán chịu, chứ không phải là một con số quy định trong chính sách bán hàng, chỗ này Kid xem lại bài dưới của bác muontennguoi nha. Nếu hạn mức tín dụng cho anh A là 500tr nhưng hiện tại anh A chỉ nợ 300tr thì con số 300tr mới nằm trong nợ phải thu để mà phân tích chứ, còn nếu lấy con số 500tr để so sánh với con số thực tế là thuộc công đoạn kiểm tra kiểm soát xem anh A có tò te tí te với bộ phận bán hàng, vượt quá hạn mức không, có tuân thủ quy định kg :dapghe:

Câu hỏi ban đầu là: * Thằng này có thể tồn tại hay ko ?/?

ART:
Nếu lấy Hạn-mức-tín-dụng/Nợ-phải-thu dường như chỉ để kiểm tra bộ phận tín dụng có tuân thủ quy định kiểm soát nội bộ hay không chứ không phải nói đến khả năng gánh chịu nợ của công ty. Khi đó ART>1 : nợ quá qui định; nếu ART<1 : có ai đó chưa chịu nợ hay không thèm nợ cty. Mà họ không nợ vì họ không mua hàng của cty hay vì cty xử lý công nợ giỏi?
Ví dụ có 2 cty A và B .
A có chính sách cho khách hàng nợ 100tr và đang có nợ phải thu là 100tr.
B có chính sách cho khách hàng nợ 200tr và đang có nợ phải thu là 200tr.
A có doanh thu 500tr, B có doanh thu 5 tỷ. Nhận xét như thế nào?


IT:
Lấy giá-vốn/Hàng-tồn-kho để tính mức dự trữ tối ưu chứ không phải để trả lời câu hỏi ban đầu.
Và câu hỏi ban đầu là của nhà đầu tư nên vấn đề họ quan tâm là Cty có lãi hay không. Hai chỉ tiêu Doanh-thu và Lợi-nhuận mà không có thì nhà đầu tư bó tay, không đánh giá được.

APT:
Tại sao APT lại không lấy Doanh-thu để tính? Sao lại lấy Giá-vốn mà tính?
Ta đang nợ? Vậy ta sẽ trả nợ bằng cái gì? Trả lại số hàng mà ta đã mua của nhà cung cấp?



- Nhận xét so sánh 2 anh A và B phải trong điều kiện cụ thể mới chính xác, nếu chỉ nhìn vào 2 con số thì kg nói lên được gì nhiều, nhưng em thử nêu vài ý kiến : A và B đều tuân thủ so với quy định đề ra, nhưng phải xem lại quy định đó có phù hợp với quy mô, tình hình DN kg, giả sử ngành KD đó hay bán chịu thì con số của A là hợp lý hơn, còn B thì hơi bất thường, phải xem lại con số doanh thu khai báo ... (sorry chỗ này đi hơi lạc chủ đề :sweatdrop:)
- Bác ạ, đúng là chỉ mấy chỉ số đó thì chưa nói lên được gì nhiều, bác xem lại câu trả lời của Kid ở bài 9 nhé.
- Em kg trả lời câu hỏi tại sao này của bác được, em cứ theo công thức của vòng quay nợ phải trả mà phang thôi :banghead:


* Pác nào có hứng thú thì viết tiếp cho anh em học hỏi ah!!

Kid đang đọc cuốn sách nào thì cho anh em biết mà tiếp mạch câu chuyện chứ nhỉ :cheers1:
 
Ðề: Nắm bắt hoạt động DN thông qua chỉ tiêu trên BCTC ?/?

- Bác ạ, đúng là chỉ mấy chỉ số đó thì chưa nói lên được gì nhiều, bác xem lại câu trả lời của Kid ở bài 9 nhé.
Vấn đề là tại sao có các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận mà không thấy Kid sử dụng nó trong các công thức?
Vậy nghĩa là nếu không có cũng chả ảnh hưởng đến các chỉ tiêu -> không ảnh hưởng đến nhận xét?
Hẳn nhiên các chỉ tiêu tài chánh còn gọi là các tỷ số tài chánh.
Vì là tỷ số nên bản thân nó đã không chịu ảnh hưởng về quy mô của doanh nghiệp rồi.
Nếu xem xét tỷ số sau đó lại còn phải liên hệ đến độ lớn mới nói đủ ý nghĩa của tỷ số thì liệu tỷ số có còn là tỷ số?

- Em kg trả lời câu hỏi tại sao này của bác được, em cứ theo công thức của vòng quay nợ phải trả mà phang thôi :banghead:
Nếu tôi nói rằng tôi cũng theo sách mà phang thì sao?
Sách của tôi: quy định của Nhà nước VN là :
Vòng quay nợ phải thu = Doanh thu thuần / Nợ phải thu.
Vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu thuần / Hàng tồn kho.

------------------------
Ta vẫn thống nhất nhau:
Current Ratio = Current Asset / Current Liabilities
Quick Ratio = [ (Current Asset – Inventory) / Current Liabilities ]

Vậy các bạn hãy cho biết ART, IT và APT theo cách tính của các bạn thì nó có liên quan thế nào đến 2 chỉ tiêu thanh toán trên?
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top