Nắm bắt hoạt động DN thông qua chỉ tiêu trên BCTC ?/?

Ðề: Nắm bắt hoạt động DN thông qua chỉ tiêu trên BCTC ?/?

Các bác ạ, để phân tích một doanh nghiệp thì đúng theo lý thuyết thì các bác, nhưng trên thực tế thì ôi thôi, chán lắm, toàn trượt thôi, nếu mà mọi người đều biết thì cổ phiếu đã chả tăng chả giảm.
Nói chung là để phân tích một doanh nghiệp thì cách tốt nhất là bố ta làm giám đốc hoặc chí ít người nhà ta làm trong phòng TCKT
 
Ðề: Nắm bắt hoạt động DN thông qua chỉ tiêu trên BCTC ?/?

Đúng là thế.
Nhưng mà thầy dạy phân tích tài chánh cũng chỉ nói: thà có phân tích còn hơn là chỉ biết đu gió.
Bởi vì lỡ có phân tích sai thì vẫn còn tùy số hên xui chứ chưa chắc chết.
Đâu có ai dám đảm bảo bạn sẽ đầu tư có lãi.
 
Ðề: Nắm bắt hoạt động DN thông qua chỉ tiêu trên BCTC ?/?

Đúng là thế.
Nhưng mà thầy dạy phân tích tài chánh cũng chỉ nói: thà có phân tích còn hơn là chỉ biết đu gió.
Bởi vì lỡ có phân tích sai thì vẫn còn tùy số hên xui chứ chưa chắc chết.
Đâu có ai dám đảm bảo bạn sẽ đầu tư có lãi.

Bạn nhận định như thế là không đúng!!! Để có thể hoạch định chiến lược kinh doanh trong ngắn và dài hạn đòi hỏi doanh nghiệp phải có những căn cứ để đi đến quyết định là nên đầu tư như thế nào, tài trợ ra sao. Cũng như doanh nghiệp phải thấy được những hạn chế và rủi ro mà doanh nghiệp đang đối mặt hiện tại và về lâu dài. Do đó, ban lãnh đạo công ty phải sử dụng đến các công cụ phân tích tài chính để xem xét 1 cách tổng quan và cụ thể tình hình tài chính của công ty để từ đó đi đến những quyết định về chiến lược. Tất nhiên, phân tích tài chính không phải là công cụ và biện pháp duy nhất để ban lãnh đạo 1 doanh nghiệp quyết định phương hướng kinh doanh. Nhưng nó là cơ sở quan trọng để tham khảo và cân nhắc. 1 doanh nghiệp chỉ có thể kinh doanh hiệu quả khi và chỉ khi doanh nghiệp đó kiểm soát được tình hình tài chính của công ty mình, thấy được những hạn chế cũng như những rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt trong tương lai.
Và 1 nguyên tắc quan trọng phải nhớ là : CÔNG CỤ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH SẼ CHỈ CHO TA NHỮNG CÂU HỎI ĐÚNG CHỨ KHÔNG CHO TA NHỮNG CÂU TRẢ LỜI CHÍNH XÁC.
Riêng về file ví dụ mà các bạn làm và post lên mình chưa xem kỹ, tuy nhiên mình thấy có những khoản rất bất hợp lý. VD: tiền gửi ngân hàng, tiền mặt, các khoản phải thu... nói chung là giá trị tài sản lưu động rất lớn, điều này làm hệ số thanh toán của công ty là rất cao. Có thể các bạn cho những con số như thế để chứng minh tình hình tài chính doanh nghiệp ổn định, có khả năng chi trả nhưng như thế là doanh nghiệp đang lãng phí nguồn vốn kinh doanh của chính mình. Thông thường hệ số thanh toán bình quân chỉ khoảng 1.5 đến 2 là tốt rồi không cần cao như thế. Tiếp đến là doanh nghiệp này hình như không đi vay NH, nên nhớ lãi vay chính là 1 công cụ hữu hiệu để giảm thiểu thuế TNDN, nó 1 trong những lá chắn thuế quan trọng của DN. Về các hệ số tính trong sheet chitieu hình như cũng có vấn đề. Mình sẽ xem chi tiết hơn rồi post lên nhờ các bạn chỉ điểm.
 
Ðề: Nắm bắt hoạt động DN thông qua chỉ tiêu trên BCTC ?/?

Bạn nhận định như thế là không đúng!!! Để có thể hoạch định chiến lược kinh doanh ...
Tôi chỉ nói ý là: thực tế có người không hiểu gì về tài chánh cả nhưng họ lại chơi chứng khoán rất thành công. Đó là thực tế (ngắn hạn) mà chính thầy của tôi chỉ cười trừ mà không thể giải thích một cách khoa học được.

Riêng về file ví dụ mà các bạn làm và post lên mình chưa xem kỹ, tuy nhiên mình thấy có những khoản rất bất hợp lý.
Hoàn toàn là thực tế đấy. Không phải số tôi vẽ ra đâu.

VD: tiền gửi ngân hàng, tiền mặt, các khoản phải thu... nói chung là giá trị tài sản lưu động rất lớn, điều này làm hệ số thanh toán của công ty là rất cao. Có thể các bạn cho những con số như thế để chứng minh tình hình tài chính doanh nghiệp ổn định, có khả năng chi trả nhưng như thế là doanh nghiệp đang lãng phí nguồn vốn kinh doanh của chính mình. Thông thường hệ số thanh toán bình quân chỉ khoảng 1.5 đến 2 là tốt rồi không cần cao như thế.
Vậy ta ghi trong nhận xét là: DN chưa sử dụng tối ưu khả năng về tiền.
Cần là 1 chuyện, làm được hay không là chuyện khác. Sao bạn buộc DN phải mang bớt tiền đi mua hàng?

Tiếp đến là doanh nghiệp này hình như không đi vay NH, nên nhớ lãi vay chính là 1 công cụ hữu hiệu để giảm thiểu thuế TNDN, nó 1 trong những lá chắn thuế quan trọng của DN.
Không phải hình như mà là thực sự có vay.
Tuy nhiên tiền lãi vay đã trả chủ yếu là vay tư nhân. Do đó TK311 bạn không thấy vì tiền vay được ghi ở TK338.
Ngoài ra, không vay là chủ trương của BGD. Khoan nói BGD dốt nha. Nhìn KQKD ta thấy DN rất thành công.

Về các hệ số tính trong sheet chitieu hình như cũng có vấn đề. Mình sẽ xem chi tiết hơn rồi post lên nhờ các bạn chỉ điểm.
Đúng là có vấn đề.
Ví dụ:
Vốn cổ phần
Tôi rất đắn đo khi chỉ tính VCP là phần có từ đầu 2004.
Trong khi 2004+2005 thì lãi phát sinh rất lớn và vẫn giữ lại để tiếp tục kinh doanh.
Như vậy thực chất lãi phát sinh vẫn là vốn tiếp tục tham gia vào kinh doanh.
Do chưa có quyết định của HĐTV về phân phối lãi nên chưa đưa vào 338 được mà vẫn để ở 421.).
Hmmm.
Tự ghi thêm định khoản thuế TNDN phải nộp và chỉnh lại BCDKT giùm.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Ðề: Nắm bắt hoạt động DN thông qua chỉ tiêu trên BCTC ?/?

em thấy ý kiến của 2 anh đều đúng cả mà, vấn đề là 1 anh đứng ở vị trí nhà quản trị của công ty, một anh là nhà đầu tư, khi nhìn cùng 1 vấn đề đó là phân tích tài chính của một doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính, sự thật là những phân tích này sẽ cực kỳ có giá trị khi cơ sở của nó, chính là các báo cáo tài chính mừ ta sử dụng có độ tin cậy nhất định, điều này là ko khó với các nhà quản trị nhưng lại rất khó với các nhà đầu tư, phải hok ạ?
 
Ðề: Nắm bắt hoạt động DN thông qua chỉ tiêu trên BCTC ?/?

Theo tôi phân tích BCTC rất quan trọng đối với nhà quản trị.
Nhưng đối với nhà đầu tư thì rất khó nói. Ta loại bỏ yếu tố báo cáo láo.
Thế nhưng đi đến quyết dịnh mua CP và mua với giá bao nhiêu thì ... hên xui à.
Đâu có biết được tương lai.
 
Ðề: Nắm bắt hoạt động DN thông qua chỉ tiêu trên BCTC ?/?

đơn thuần chỉ là mấy cái chỉ số tài chính thanh toán vớ vẩn trên - nếu những chỉ số này đứng một mình thì chẳng nói lên cái quái gì cả
 
Ðề: Nắm bắt hoạt động DN thông qua chỉ tiêu trên BCTC ?/?

đơn thuần chỉ là mấy cái chỉ số tài chính thanh toán vớ vẩn trên - nếu những chỉ số này đứng một mình thì chẳng nói lên cái quái gì cả

Thế theo bạn thì nó nói lên cái gì. Bạn cho quan điểm cụ thể xem nào. Hay là bạn cũng chẳng biết cái quái gì mà phán bừa.
 
Khả năng thanh toán dài hạn!!


Khả năng thanh toán dài hạn!!

Các chỉ số khả năng thanh toán dài hạn tập trung vào khả năng thanh toán các khỏan lãi vay và nợ gốc dài hạn, chúng ta thường sử dụng 2 chỉ tiêu tài chính sau để đánh giá: một đánh giá về khả năng thanh toán lãi vay và một là khả năng thanh toán nợ gốc.

* Chỉ số khả năng sinh lợi từ lãi vay (Times Interest Earned)

TIE = EBIT / Interest Expense

+ EBIT : Earning before interest and taxs
Chỉ số này dung để đánh giá khả năng thanh toán các khỏan lãi tiền vay của doanh nghiệp và tùy thuộc vào các ngành nghề khác nhau để xác định được một biên độ(giới hạn biên) an toàn !! VD chỉ số này là 2 thì an toàn đối với các ngành nghề có sự ổn định cao như điện, nước, gas … nhưng lại dường như ko thỏa đáng với những ngành nghề có nhiều biến đổi như sản xuất phim ảnh, dịch vụ internet … TIE trong trường hợp này là ko hiệu quả !!

* Chỉ số phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ gốc của DN trong dài hạn là chỉ số Nợ Phải Trả/ Nguồn Vốn, cấu trúc nguốn vốn của một DN bao gồm Nợ dài hạn phải trả (Debt) & Vốn chủ sở hữu (Owner Equity)

Debt to Equity Ratio = (Long-term Debt)/(Long-term Debt + Equity)

+ Owner equity = Long-term Debt + Equity

Các khoản nợ dài hạn thường được bảo đảm bởi các khỏan thế chấp, tuy nhiên trong trường hợp DN kinh doanh tốt hay xấu thu nhập của DN cao hay thấp thì các nhà đầu tư vốn (thằng sống bằng cho vay) cũng chỉ nhận được một khoản nhất định gồm nợ gốc và lãi vay - họ giảm thiểu rủi ro bằng môt khoản thu nhập an toàn theo cam kết với DN. Ngược lại, cổ đông chỉ quan tâm tới một điều là cổ tức mà họ nhận được - họ được nhiều hơn khi tình hình KD tốt và có thể ko được gì khi mọi việc xấu đi.
Về khía cạnh DN thì các khoản nợ dài hạn là một gánh nặng khi tình hình KD trở nên tối tệ (tiêu cực) nhưng lại là một điều may mắn khi mọi việc diễn ra trôi chảy. Sự thay đổi trong cấu trúc nguồn vốn của DN giữa nợ dài hạn và nguồn vốn(được đánh giá là tốt hay xấu) sẽ làm ảnh hưởng đến lợi tức của các cổ đông cty vì vậy DER được coi như là đòn bẩy - Chỉ số này càng lớn thì khả năng mang lại lợi nhuận của DN càng tăng nhưng đi kèm đó là mức độ rủi ro càng lớn.
Chỉ số DER được đánh giá tùy thuộc vào từng ngành nghề KD, VD đối với lĩnh vực banking thì chỉ số này 80% là ok(Thu nhập liên quan rất lớn đến các khỏan vay -tiền gửi từ kh ách h àng) nhưng lại là mạo hiểm đối với các ngành sản xuất và thiết kế … là các ngành nghề mà lợi t ức kiếm được ko ổn định (ko t ự chủ về tài chính)

** Các pác cho em ý kiến về 2 cái chỉ số củ chuối này cái nhỉ!! kiến thức có hạn, nếu có gì sai sót mong các pác chỉ bảo thêm ah ** :cheers1:
 
Ðề: Nắm bắt hoạt động DN thông qua chỉ tiêu trên BCTC ?/?

đơn thuần chỉ là mấy cái chỉ số tài chính thanh toán vớ vẩn trên - nếu những chỉ số này đứng một mình thì chẳng nói lên cái quái gì cả
Khi phân tích các chỉ số tài chánh và phân tích BCTC nên có trong đầu suy nghĩ này:

Phân tích BCTC không phải để trả lời, giải thích về tình hình DN mà là để có thể đặt câu hỏi đúng.

Sau khi phân tích ta còn phải xem thuyết minh BCTC nữa mới hiểu rõ được tình hình công ty.
Thuyết minh, giải trình là nhiệm vụ của BGĐ công ty.
 
Ðề: Nắm bắt hoạt động DN thông qua chỉ tiêu trên BCTC ?/?

anh muontennguoi có thế cho em hỏi gấp một chút được ko ạ? tình hình ở nhà máy mà em đang phân tích có chỉ số về khả năng thanh toán hiện hành rất thấp chỉ khoảng 0,3 thui, nguyên nhân là khoản phải trả nội bộ của nhà máy rất lớn chiếm tới 3/4 khoản nợ phải trả. Như vậy có ảnh hưởng gì nhiều tới tình hình tài chính của công ty o ạ
 
Ðề: Nắm bắt hoạt động DN thông qua chỉ tiêu trên BCTC ?/?

Hỏi nhanh thì trả lời nhanh:
Ảnh hưởng: chỉ gọi là ảnh hưởng khi nó thay đổi (tăng, giảm) làm cho cái khác thay đổi theo.
Bạn chỉ đưa ra 1 con số tại 1 thời điểm thì đâu có thể nói được nó ảnh hưởng như thế nào đến các chỉ tiêu khác.

Khả năng thanh toán hiện hành = 0,3 nghĩa là các khoản nợ ngắn hạn đã không nằm ở TSLĐ mà đã nằm ở TSCĐ.
Có thể nói Cty đã vung tay quá trán. Mua sắm TSCĐ quá nhiều trong khi chưa có tiền vốn.

Tuy nhiên khoản nợ phải trả nội bộ lại quá lớn, nguyên nhân có phải là lập BCDKT sai do không tách Phải trả nội bộ ngắn hạn và Phải trả nội bộ dài hạn? Cần xem lại.
Nếu BCDKT đã đúng thì BGĐ Cty cần xem lại khả năng thương lượng với đối tượng để chuyển Phải trả nội bộ ngắn hạn sang cấp vốn. Khả năng này bao nhiêu %? Cần tham khảo thêm tin hành lang.

Nếu cấp trên đồng ý chuyển toàn bộ Phải trả nội bộ đó sang cấp vốn thì tính thanh khoản của CTy trở nên không mấy xấu.
Tính nhẩm: TSLĐ = 3, Nợ ngắn hạn = 10 trong đó PTNB = 7,5
-> nếu được chuyển sang cấp vốn thì Khả năng thanh toán trở thành 3/(10-7,5) = 1,2.
Tỷ số này cho thấy 2 khả năng:
  1. DN khá uy tín, sòng phẳng với khách hàng ngoài nên nhà cung cấp đã sẵn lòng cho nợ.
  2. DN đang chịu phụ thuộc lớn vào người ngoài.
Nhưng hiện tại Khả năng thanh toán là 0,3 chứ không phải như nghi vấn trên.
  1. Cty cần chuẩn bị nguồn tài trợ dài hạn.
  2. Hoặc bán bớt TSCĐ, tạm ngưng kế hoạch đầu tư vì chưa có đủ vốn.
Trả lời nhanh thế thôi.
 
Ðề: Nắm bắt hoạt động DN thông qua chỉ tiêu trên BCTC ?/?

thanks.ban chen them chitieu1 nen rat de nhin.moi nhin vao minh muon"choáng"luon
 
Ðề: Nắm bắt hoạt động DN thông qua chỉ tiêu trên BCTC ?/?

ừa!!!ai đưa ra ví dụ cụ thể luôn đi cho dễ hiểu.Còn nữa sẵn tiện ai có thể cho em biết cách xác định chỉ tiêu phản ánh tình hình rủi ro của công ty nha.
 
Ðề: Nắm bắt hoạt động DN thông qua chỉ tiêu trên BCTC ?/?

Thực ra thì khả năng thanh toán hiện hành chỉ nên lớn hơn 1 chút thôi để cho thấy doanh nghiệp có 1 lượng vốn lưu động thường xuyên để có thể đảm bảo cho các nhu cầu thường xuyên là được rùi, chứ bằng 2 hoặc lớn hơn 2 thì sẽ rất tốn kém chi phí vốn dài hạn đấy, tuy cũng hơi liều nhưng các cụ nhà mình đã dậy rùi "có liều mới giầu" mà, tất nhiên đây là mình đang đứng trên góc độ là chủ sở hữu công ty, còn nếu là bên cho vay thì khả năng này càng cao càng đỡ lo rùi,

Chỉ số này không nhất thiết phải lớn hơn 2 hay nhỏ hơn 3. Còn tùy thuộc vào ngành gì nữa chứ ! Đặc điểm của ngành đó sẽ quyết định Current Ratio của ngành đó . Nhưng theo thống kê và nghiên cứu ( của các học giả viết sách) thì chỉ số này từ 2 trở lên là tốt nhất
 
Ðề: Nắm bắt hoạt động DN thông qua chỉ tiêu trên BCTC ?/?

Tui đang bận chỉnh sửa phần mềm chưa ng cứu ngày được - mai thứ 7 ở nhà sẽ xem ngay - Tui mới vào diễn đàn này thấy Pà con sôi nổi tui cũng rất thích
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top