Một câu chuyện hay!

Dê cụ

lão bang chủ
Hội viên mới
Cụ đọc được thấy hay và ý nghĩa quá, post lên mọi người cùng xem nhé

Cha quyết định bán nhà khi tôi đỗ đại học

Với người học chưa hết cấp 1 như bố việc viết một bài văn tự luận khó chẳng khác gì đường lên trời. Tôi viết bài này với hy vọng thay bố tôi nói lên những hy sinh mà bố đã dành cho con cái, và cũng là tự viết cho chính mình bởi sự hy sinh ấy của bố là hành trang, là động lực để tôi có thể vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
Ngày cưới mẹ, lẽ ra phải là ngày hạnh phúc nhất đời bố nhưng đó lại là ngày mà bố bắt đầu sống với những mâu thuẫn... Tất cả cũng vì hủ tục "môn đăng hậu đối" của làng quê nghèo. Nhà ngoại nghèo lắm, còn nhà nội lại là một gia đình "có máu mặt" trong làng. Mẹ về làm dâu nhà nội dưới con mắt dò xét, khinh miệt của mọi người...
Và cũng bắt đầu từ đấy, bố sống trong những mâu thuẫn, làm thế nào để cân bằng được tình cảm giữa hai bên, làm thế nào không nghiêng về bên vợ để không mang tiếng là đứa con bất hiếu và làm thế nào để che chắn cho mẹ trước những con mắt không mấy thiện cảm từ phía họ hàng bên nội...
Ngày các con ra đời, niềm vui chưa dứt thì đôi vai mẹ lại nặng thêm vì những gánh gạo, còn đôi chân cha lại mệt nhoài với chiếc xe thồ rau cũ kĩ trên con đường mưu sinh lo cho con cái.
Con còn nhớ ngày ấy, khi tiếng gà chưa kịp gáy, ông mặt trời chưa kịp thức dậy, với chiếc xe thồ chở đầy rau, bố lại một mình đạp hơn 20 cây số ra tận trung tâm thành phố để bán. Chiều về, vội dúi vào bàn tay nhỏ xíu của con khi thì củ khoai lang luộc, khi cái bắp ngô, lúc cái bánh rán, bố lại vội vàng vớ đôi quang gánh ra đồng cắt rau cho kịp chuyến hàng ngày mai.
Con vẫn còn nhớ đâu đây nơi đầu lưỡi vị ngọt của củ khoai lang luộc hay hương thơm của bánh rán mà đâu biết rằng để mua được những thứ quà ấy bố đã phải nhịn ăn bữa trưa. Cũng tại con tất cả, tại tính nhõng nhẽo của con lúc nào cũng khóc đòi quà mỗi khi bố đi chợ về...
Vị ngọt kia sao lúc này con cảm thấy đắng quá khi nhìn thấy mái tóc bố có qua nhiều sợi bạc. Phải chăng nó đã bạc nhanh so với tuổi của bố bởi những mệt nhọc trên con đường hằng ngày bố vẫn đạp để nuôi chúng con khôn lớn trưởng thành?
Rồi chị em chúng con phải đi học, nỗi lo cơm áo ngày nào của bố mẹ giờ lại thêm việc lo cho chị em chúng con nào là tiền bút, tiền sách, tiền vở, tiền học phí. Bao gánh nặng lại đè lên đôi vai gầy của bố...
Thế là sau những mùa vụ vất vả, bố lại khăn gói ra mãi Quảng Ninh để làm phụ vữa cho người ta, chắt chiu từng đồng tiền gửi về quê cho bọn con đóng học. Ngày ấy, trong lớp con là đứa đóng học muôn nhất. Có lần, bị cô đuổi về nhà vì không có tiền đóng học kịp hạn, con hậm hực lắm.
Con trách bố mẹ nhiều mà không biết rằng ở mãi huyện đảo Vân Đồn kia, mặc cho gió biển, mặc cho cái rét của gió mùa đông bắc, bố đang chống chọi tất cả cũng vì bọn con... Đến giờ, con mới hiểu vì sao ngày ấy mẹ thường khóc khi nghe trên đài tin gió mùa đông bắc về.
Ngày biết tin chị Mai vào đại học, con mừng lắm, chạy thẳng về nhà khoe với mọi người. Bố chỉ cười, một nụ cười "méo xệch". Vui thật đấy nhưng với người học chưa hết cấp 1 như bố làm sao giải được bài toán chỉ có vài xào ruộng mà có thể lo cho cuộc sống của một sinh viên trên thành phố, ấy là chưa kể chị thứ 2 cũng bước vào lớp 12, con thì lớp 10 và em út cũng đã học lớp 6...
Nhưng bố vẫn quyết tâm cho chúng con ăn học. Bố thường bảo rằng, dù khó khăn thế nào cũng phải cho chúng con ăn học đến nơi đến chốn, học luôn phần của bố mẹ, học để không phải sống cuộc sống nghèo khổ như bố mẹ.
Và cũng vì cái tư tưởng "thoát nghèo" ấy mà bố mẹ ngày càng vất vả vì chúng con. Gia đình mình tưởng chừng như không còn mái nhà để sinh sống khi nghe tin con đỗ vào đại học. Làm thế nào mà chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng có thể nuôi được 2 chị em con học đại học đây?
Gánh gạo của mẹ, xe rau của bố hằng ngày cũng chỉ đủ tiền cho 2 chị em sinh hoạt tối thiểu trên thành phố. Bố đi làm thêm những lúc nông nhàn cũng chẳng đủ để cho chị em đóng học phí hằng tháng. Và thế rồi bố quyết định sẽ bán nhà lấy tiền cho chị em con tiếp tục ăn học, tiếp tục viết lên ước mơ "thoát nghèo bằng con đường học vấn" của bố mẹ.
Nhưng điều kỳ diệu đã đến với gia đình mình. Ấy là một buổi chiều tháng 12/2003 con nhận được thông báo từ phòng đào tạo của trường đại học rằng đã được một suất du học vì đỗ thủ khoa.
Con lập tức gọi điện về quê thông báo với bố mẹ, nhưng mãi đến chiều bố mẹ mới được nghe trực tiếp con thông báo tin vui ấy bởi lúc trưa con gọi điện về nhà, bố mẹ vẫn còn vất vả thu gặt trên đồng. Bố chỉ nói với con một câu "Chúc mừng con". Còn con, trong suốt chặng đường hơn 100 cây số từ Hà Nội về Hải Phòng trên chuyến xe muộn cuối ngày, lòng tràn ngập niềm vui bởi "Bố ơi, mẹ ơi, gia đình mình sẽ không phải bán nhà nữa rồi.
Bây giờ, chị thứ nhất đã tốt nghiệp đại học và đang học thạc sĩ, chị thứ 2 cũng có việc làm ổn định. Còn con đang du học ở xứ sở của Bạch dương và một năm nữa là tốt nghiệp, đứa em út cũng chuẩn bị bước vào đại học...
Vậy là niềm mong mỏi của bố, chúng con coi như đã thực hiện được một nửa. Lúc này đây, ở xứ người, con muốn gửi lời cảm ơn tới bố, bởi sự hy sinh của "Người" dành cho con cái là động lực để con "có thể" trong cuộc sống này.
Cảm ơn Người-bố của con
Vũ Văn Hải
 
Ðề: Một câu chuyện hay!

Một người cha tuyệt vời. Cụ dê định lấy đó làm hình mẫu lý tưởng hả?
 
Ðề: Một câu chuyện hay!

That sounds interesting ! ko biết sau này tớ có làm được điều vĩ đại đó ko nữa.
 
Ðề: Một câu chuyện hay!

ko phải ai cũng có được người cha tuyệt vời như zậy
 
Ðề: Một câu chuyện hay!

Câu chuyện hay quá, làm mình nhớ tới bố. Bố Game cũng vậy, cả đời chắt chiu dành dụm cho con cái. Văn của Game không hay nên không thể viết thành câu chuyện hay như thế để chia sẻ với mọi người được.
Bố Game là người rất thông minh, ngày đó học xong cấp 3 được gọi là học lớp 10, Bố có giấy báo đi học đại học. Nhưng bố đã không chọn cuộc sống an nhàn đó. Bố đăng ký nhập ngũ. Với dáng người nhỏ bé, gày gò, Bố không đủ tiêu chuẩn nhập ngũ. Nhưng với quyết tâm đi bộ đội, bố đã nhét gạch vào túi quần, đổ nước vào giày và quần áo để vượt qua vòng sơ tuyển. Cuối cùng bố cũng được nhập ngũ như ước nguyện người mong mỏi. Chiến tranh kết thúc, Bố về với vết thương chạy dài trên ngực và vết sẹo dài trên cằm. Mỗi lần trở trời vết thương lại nhức nhối mà Game chỉ bất lực đứng nhìn.(không cầm được nước mắt). Giải ngũ, học hành dở dang, Bố xin vào nhà máy cơ khí, Bố Game gặp mẹ Game và một lũ nhóc choi choi thi nhau ra đời, kèm theo đó là đói...lương công nhân không đủ ăn. Mẹ bỏ công nhân ở nhà chạy chợ. Bố cật lực làm thêm... mọi sự cố gắng vẫn không thể đủ nuôi cho bốn đứa con. Bố bỏ làm công nhân. Theo người làng làm nghề buôn xe đạp cũ. Vốn liếng chẳng có là bao. Bố phải bắt xe lên chợ trời mua xe đạp cũ. Hôm nào cũng phải cố mua được 2 chiếc để đỡ phí một lần xe lên. Trưa nắng,tiền để dành mua xe, và đồ thay thế, bữa trưa của bố là một chiếc bánh mì và một cốc nước trắng. Với Game hồi bé ăn bánh mì là một điều xa xỉ. Nhưng đến bây giờ Game mới biết Bố cố gắng ngồi ăn chiếc bánh mì khô khốc rồi uống nước để bánh mì trương lên sẽ cảm thấy cái dạ dày đỡ "trống trải". Kết thúc bữa trưa bố đạp xe từ chợ trời về Hưng yên (>60 Km) giữa cái nắng oi ả của mùa hè, hay cái lạnh cắt thịt cắt da của mùa đông. Hồi đó, Game ghét xe đạp, vì mỗi lần bố mang xe về Game phải dùng giấy giáp đánh thật sạch, cho cái xe sáng bóng lên. Rồi bố Game phải đạp xe đi khắp các vùng xung quanh bán. Xe bán rồi, phải tiết kiệm tiền xe, Bố Game đâu có được bắt xe khách đi về. Vậy là đôi chân trước kia leo núi Trường Sơn thì nay lại hành quân đường bằng. ................
HIx, chuyện dài lắm, Game kể ra lại khóc đây này. Đành để dịp khác Game viết tiếp vậy...
Nhưng quả thật Game là đứa con bất hiếu, đến giờ này vẫn chưa làm được gì để Bố mẹ Game được nghỉ ngơi, an hưởng tuổi già. Chỉ có bố mẹ mới yêu thương con cái vô bờ bến, hy vọng tất cả chúng ta đừng ai làm bố mẹ mình buồn và đau lòng.
Thân.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top