[Lý thuyết KTTC] Các bác giúp em phân biệt !

Ðề: [Lý thuyết KTTC] Các bác giúp em phân biệt !

Bạn đừng có để cái từ giá vốn nó chi phối suy nghĩ của mình cũng như doanh thu, thu nhập có được đâu nhất thiết chỉ là xuất bán hãy nghĩ rộng ra là chi phí thì sẽ thấy ngay, còn có nhiều những nghiệp vụ kinh tế phát sinh doanh thu, thu nhập nhưng CP cần có để phản ánh thì DN không có.
Ngoài ra, ở đây tôi còn nói nó vẫn đáp ứng nguyên tắc phù hợp nữa .

Theo ngu ý của mình chả có cái nào mà liên quan đến xuất bán mà không có hạch toán giá vốn 632 ngoại trừ phế liệu và thanh lý TSCĐ. Mình tô đậm chữ "xuất bán" có nghĩa là những doanh thu, thu nhập có được từ việc đem 1 vật, 1 sản phẩm, 1 loại TS, NVL nào đó đi bán. Chứ còn nói về thu nhập chung chung thì có đầy. Ví dụ như thu nhập (711) do người ta bồi thường hợp đồng, được cho, biếu, tặng thì ghi nhận doanh thu chứ làm gì có giá vốn.

P/S: Mình thấy bạn nên lấy 1 VD thì mọi người dễ hiểu hơn. ( Bạn thử lấy 1 VD nào mà ghi nhận 511 mà không ghi nhận 632 để mọi người cùng học hỏi)
 
Ðề: [Lý thuyết KTTC] Các bác giúp em phân biệt !

P/S: Mình thấy bạn nên lấy 1 VD thì mọi người dễ hiểu hơn. ( Bạn thử lấy 1 VD nào mà ghi nhận 511 mà không ghi nhận 632 để mọi người cùng học hỏi)

Minhla ơi, ý của anh pqhung091965 k phải là ghi nhận 511 mà k ghi nhận 632 đâu.
Ý anh ấy là ghi nhận thu nhập mà k có chi phí để ghi nhận ấy. Thu nhập ở đây k phải chỉ có 511 mà tất cả những gì được cho là thu nhập của DN và chi phí thì cũng phải chỉ là 632 mà là tất cả chi phí.
Và cái quan trọng hơn anh ấy muốn nhấn mạnh là: dù DN ghi nhận doanh thu, k có chi phí để ghi nhận nhưng nó vẫn là theo nguyên tắc phù hợp.
 
Ðề: [Lý thuyết KTTC] Các bác giúp em phân biệt !

Tại bạn ấy đang nói đến vấn đề này mà kg nêu ra VD cụ thể khi có bạn hỏi mà cứ trả lời chung chung. Còn chuyện "tính hợp lý" thì là điều đương nhiên không thể chối cãi.
Lỡ may không có giá vốn thì lấy gì ghi nhận nhỉ ?
 
Ðề: [Lý thuyết KTTC] Các bác giúp em phân biệt !

đã làm kế toán và dc hoc qua truong lop roi
dây la ly thuyet ban k nho thi doc lai sách
k nên hỏi trong dien dan may cai cau hoi nay
mat thoi gian lam
 
Ðề: [Lý thuyết KTTC] Các bác giúp em phân biệt !

Minhla ơi, ý của anh pqhung091965 k phải là ghi nhận 511 mà k ghi nhận 632 đâu.
Ý anh ấy là ghi nhận thu nhập mà k có chi phí để ghi nhận ấy. Thu nhập ở đây k phải chỉ có 511 mà tất cả những gì được cho là thu nhập của DN và chi phí thì cũng phải chỉ là 632 mà là tất cả chi phí.
Và cái quan trọng hơn anh ấy muốn nhấn mạnh là: dù DN ghi nhận doanh thu, k có chi phí để ghi nhận nhưng nó vẫn là theo nguyên tắc phù hợp.

Theo ngu ý của mình chả có cái nào mà liên quan đến xuất bán mà không có hạch toán giá vốn 632 ngoại trừ phế liệu và thanh lý TSCĐ. Mình tô đậm chữ "xuất bán" có nghĩa là những doanh thu, thu nhập có được từ việc đem 1 vật, 1 sản phẩm, 1 loại TS, NVL nào đó đi bán. Chứ còn nói về thu nhập chung chung thì có đầy. Ví dụ như thu nhập (711) do người ta bồi thường hợp đồng, được cho, biếu, tặng thì ghi nhận doanh thu chứ làm gì có giá vốn.

P/S: Mình thấy bạn nên lấy 1 VD thì mọi người dễ hiểu hơn. ( Bạn thử lấy 1 VD nào mà ghi nhận 511 mà không ghi nhận 632 để mọi người cùng học hỏi)

Đúng như bạn đã nêu, khi xuất bán hàng ta ghi nhận DT,và ghi nhận GV hàng xuất bán nhưng khi nhận được doanh thu hay thu nhập khác từ những nghiệp vụ mà bạn đã nêu ở trên thì chỉ có phản ánh doanh thu và thu nhập khác chứ không có giá vốn hay chi phí tương ứng để mà phản ánh . Như vậy ở đây có vi phạm nguyên tắc phù hợp hay không . Tại đoạn 6 của chuẩn mực kế toán số 01 : chuẩn mực chung, về các nguyên tắc nguyên tắc kế toán cơ bản, nguyên tắc phù hợp được phát biểu :

06. Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó

Với việc ghi nhận thu nhập khác các khoản, thưởng doanh số, nhận tài sản cho, biếu, tặng... hay ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính cho các khoản : lãi tiền gửi, chiết khấu thanh toán ,... ta không thể xác định hay tính được chi phí tương ứng để phản ánh , thì bằng nguyên tắc phù hợp ta sẽ lý giải như thế nào đây.
Và rõ ràng là các nghiệp vụ kinh tế kiểu này phát sinh hàng ngày trong thực tế kế toán cũng như trong lý thuyết nên ta không thể nói nó vi phạm hay việc ghi chép các NVKT này vi phạm ngtắc phù hợp được.

---------- Post added at 02:34 ---------- Previous post was at 02:31 ----------

đã làm kế toán và dc hoc qua truong lop roi
dây la ly thuyet ban k nho thi doc lai sách
k nên hỏi trong dien dan may cai cau hoi nay
mat thoi gian lam

Không nên nói như vậy, có nhiều vấn đề chúng ta không thể nào tìm được trong sách vở , trong các giáo trình đâu, mà phải ra thực tế mới tìm thấy được.
 
Ðề: [Lý thuyết KTTC] Các bác giúp em phân biệt !

2 vấn đề này đã dc hoc trong nha truong, nếu k dc hoc thì lam sao hach toán
day la ly thuyet co ban
k ban cai nhieu
 
Ðề: [Lý thuyết KTTC] Các bác giúp em phân biệt !

@ huongly0710, với những bút toán ghi nhận các khoản DT và thu nhập khác nhưng không ghi được chi phí tương ứng mà vẫn đáp ứng được nguyên tắc phù hợp, bạn thử nói xem nào ?
 
Ðề: [Lý thuyết KTTC] Các bác giúp em phân biệt !

@pqhung091965: vấn đề này rất hay, bây giờ anh nói em mới nghĩ ra, thế các khoản thu nhập mà ko tính được chi phí tương ứng thì mình phải lý giải thế nào nhỉ?

2 vấn đề này đã dc hoc trong nha truong, nếu k dc hoc thì lam sao hach toán
day la ly thuyet co ban
k ban cai nhieu
bạn này buồn cười nhỉ?
 
Ðề: [Lý thuyết KTTC] Các bác giúp em phân biệt !

2 vấn đề này đã dc hoc trong nha truong, nếu k dc hoc thì lam sao hach toán
day la ly thuyet co ban
k ban cai nhieu

Đố bạn có thể đưa ra được hết các trường hợp để giải thích cho câu hỏi của chủ top bằng kinh nghiệm thực tế và trên sách vở đó!
 
Ðề: [Lý thuyết KTTC] Các bác giúp em phân biệt !

@ huongly0710, với những bút toán ghi nhận các khoản DT và thu nhập khác nhưng không ghi được chi phí tương ứng mà vẫn đáp ứng được nguyên tắc phù hợp, bạn thử nói xem nào ?

Em vẫn mơ hồ lắm. Nhưng e đang nghĩ thế này. Có gì anh giải đáp giúp e nhé.
Ngụyên tắc phù hợp là cơ sở để xác định lợi nhuận đúng kỳ, nghĩa là chi phí phải được phản ánh phù hợp với doanh thu từng kỳ. Vì vậy, khi phát sinh những doanh thu k có chi phí thì có thể là không có chi phí trực tiếp để tạo ra doanh thu đó nhưng trong kỳ cũng phát sinh những chi phí mà k trực tiếp tạo ra doanh thu nào cả ví dụ như chi phí văn phòng phẩm hay điện, nước, thuê nhà. Thế nên, e nghĩ cái cốt yếu của nguyên tắc này là sự phản ánh doanh thu và chi phí đúng kỳ để xác định được lợi nhuận đúng kỳ, chứ không riêng gì việc ghi nhận doanh thu, thu nhập thì bắt buộc phải ghi nhận chi phí.

Em đang nghĩ vậy, nghĩ theo chiều hướng nó bắt buộc phải thỏa mãn nguyên tắc phù hợp. Hì

---------- Post added at 10:13 ---------- Previous post was at 10:10 ----------

Đố bạn có thể đưa ra được hết các trường hợp để giải thích cho câu hỏi của chủ top bằng kinh nghiệm thực tế và trên sách vở đó!

Đúng rồi đấy. Em cũng không thích ý kiến của bạn hanoi_2504. Mọi người đang thảo luận sôi nổi và rất hào hứng thì bạn vào làm 1 câu như kiểu mọi người đang lãng phí thời gian cho vấn đề k đâu. Hic.
 
Ðề: [Lý thuyết KTTC] Các bác giúp em phân biệt !

Em vẫn mơ hồ lắm. Nhưng e đang nghĩ thế này. Có gì anh giải đáp giúp e nhé.
Ngụyên tắc phù hợp là cơ sở để xác định lợi nhuận đúng kỳ, nghĩa là chi phí phải được phản ánh phù hợp với doanh thu từng kỳ. Vì vậy, khi phát sinh những doanh thu k có chi phí thì có thể là không có chi phí trực tiếp để tạo ra doanh thu đó nhưng trong kỳ cũng phát sinh những chi phí mà k trực tiếp tạo ra doanh thu nào cả ví dụ như chi phí văn phòng phẩm hay điện, nước, thuê nhà. Thế nên, e nghĩ cái cốt yếu của nguyên tắc này là sự phản ánh doanh thu và chi phí đúng kỳ để xác định được lợi nhuận đúng kỳ, chứ không riêng gì việc ghi nhận doanh thu, thu nhập thì bắt buộc phải ghi nhận chi phí.

Em đang nghĩ vậy, nghĩ theo chiều hướng nó bắt buộc phải thỏa mãn nguyên tắc phù hợp. Hì
---------- Post added at 10:13 ---------- Previous post was at 10:10 ----------


@ huongly0710, , Tôi ngày trước cũng như bạn thôi, cố lý giải những khoản thu nhập trên theo chiều hướng đó, nhưng thực sự vẫn có gì đó không thỏa đáng.
Ví dụ như nghiệp vụ thanh toán và được hưởng chiết khấu từ nhà cung cấp, thì phần thu nhập TC này chẳng có dính dáng đến bất kỳ một khoản chi phí nào trong quá khứ hiện tại cũng như tương lai cả. Và thế là lúc bấy giờ, tôi cũng không lý giải được .

Tôi quay ngược lại với nguyên tắc phù hợp và nghiền ngẫm ý nghĩa thực sự của đoạn phát biểu trên, và nhất là đoạn này " Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó" .
Liên tưởng với ví dụ hưởng chiết khấu TT khi mua hàng, ta ghi nhận : 112,331/515
Đồng thời kết hợp với cách ghi nhận khoản tiền đã chiết khấu cho khách hàng của nhà cung cấp : 635/112,131
Tôi mới vỡ ra rằng, mình đã hiểu quá hẹp về nguyên lý phù hợp, nếu chỉ gói gọn việc đọc hiểu nguyên tắc này trong nội bộ 1 DN thì sẽ chẳng bao giờ mình lý giải được mối tương quan giữa DT và chi phí.
Mở rộng ra, giả sử doanh nghiệp A bán hàng hóa-DV, DN B là người mua hàng , thì khi A bán hàng cho B thì A phát sinh doanh thu, B mua hàng nhận hóa đơn thì B phát sinh một khoản chi phí đúng bằng với khoản DT của A đã phát sinh . Và sự việc này nói lên điều gì ???
Tôi diễn dịch đoạn trên của nguyên tắc phù hợp lại như sau : một khi ở một nơi nào đó và/hoặc tại một thời điểm nào đó phát sinh một khoản doanh thu thì cũng tại thời điểm đó, tại một nơi nào đó sẽ phát sinh một khoản CP tương ứng với DT đã phát sinh.
Bằng cách đó tôi lý giải được những điều mà ta đã bàn luận trong thớt này. Bạn thấy sao nào ?

Trong thực tế kế toán tại các DN thương mại, thường có những khoản chiết khấu hay thưởng đạt DS bị kế toán bỏ qua hoặc lờ đi (khỏi phải chịu thuế cho đoạn DT này) vì nhiều lý do, có thể là do vô tình và cũng có thể là do cố ý vì nghĩ rằng nếu mình không phản ánh thì cơ quan chức năng cũng không thể biết. Thật ra thì cũng có thế thật.
Thế nhưng khi đã hiểu rõ nguyên tắc phù hợp theo chiều hướng trên ta có thể luận ra rằng, việc ta bỏ qua đoạn DT trên sẽ rất dễ bị phát hiện vì đoạn DT đó sẽ ứng với đoạn CP mà DN kia đã cấp cho ta, khi cơ quan chức năng kiểm tra thuế tại DN kia họ sẽ phát hiện ra đoạn CP này và muốn xác minh nó thì việc ta dấu đoạn DT này sẽ bị lộ ngay.
 
Ðề: [Lý thuyết KTTC] Các bác giúp em phân biệt !

pqhung091965: cảm ơn anh nhiều, bài học thật bổ ích :)
 
Ðề: [Lý thuyết KTTC] Các bác giúp em phân biệt !

Anh rất biết kích thích trí tò mò của người khác đó nhé. Cố gắng suy nghĩ vậy. Nhưng e muốn biết đáp án là có trường hợp đó hay k.
mình cung cấp dịch vụ hả anh
 
1. Hãy cho biết chiết khấu bán hàng và chiết khấu mua hàng giống hay khác nhau ? cho ví dụ minh họa ?
2. Hãy cho biết tại sao kế toán ghi nhận doanh thu phải ghi nhận giá vốn hàng bán. Giải thích ?

1. Chiết khấu bán hàng và chiết khấu mua hàng là khác nhau. thường thì chiết khấu mua hàng áp dụng đối với người mua, ví dụ như công ty mình đi mua nguyên vật liệu và được hưởng chiết khấu hàng mua thì thường sẽ ghi giảm giá trị hàng đã mua. Chiết khấu hàng bán thì áp dụng trong trường hợp công ty chúng ta bán hàng, lúc này khách hàng sẽ được lợi và doanh thu của chúng ta giảm nên chiết khấu hàng bán là 1 khoản ghi giảm doanh thu. Mình hiểu thế ko biết có đúng ko nữa.
2. cũng như ý của các bạn ở trên: khi ghi nhận 1 khoản doanh thu thì chúng ta phải ghi nhận 1 khoản chi phí.
 
Ðề: [Lý thuyết KTTC] Các bác giúp em phân biệt !

@ huongly0710,Bạn thấy sao nào ?

Em cứ thấy sao sao vì e thấy cách lý giải của a rất logic nhưng e lại không nghĩ chuẩn mực hướng dẫn hay lý giải về bản chất nghiệp vụ kinh tế phát sinh, mà e thiên về hướng chuẩn mực hướng dẫn cách xử lý các nghiệp vụ trong nội tại 1 doanh nghiệp.
Vì vậy, em vẫn cho rằng nguyên tắc phù hợp ở đây là để đảm bảo cho sự ghi nhận, phản ánh đúng kỳ của doanh thu và chi phí. Nguyên tắc này để bổ sung cho nguyên tắc cơ sở dồn tích, nên mới có trường hợp chi phí phải trả và chi phí trả trước.
Anh cho em ý kiến với nhé.
 
Ðề: [Lý thuyết KTTC] Các bác giúp em phân biệt !

Hãy cứ từ từ, đừng nghĩ theo cách hiểu thông thường mà ta đã được học, hay theo cách mà bản dịch bằng tiếng Việt đập vào mắt mình. Chấp nhận cách lý giải này thật không dễ tí nào.
Tôi có 1 câu hỏi nữa để bạn có thể từ từ suy ngẫm điều tôi nói nhé :
Trong luật thuế TNDN, có nói về sự khống chế tỷ lệ 10% các CP quảng cáo, tiếp tân, khánh tiết,... trên tổng chi phí , bạn có thấy điều này là phi lý không ?
 
Ðề: [Lý thuyết KTTC] Các bác giúp em phân biệt !

Tôi có 1 câu hỏi nữa để bạn có thể từ từ suy ngẫm điều tôi nói nhé :
Trong luật thuế TNDN, có nói về sự khống chế tỷ lệ 10% các CP quảng cáo, tiếp tân, khánh tiết,... trên tổng chi phí , bạn có thấy điều này là phi lý không ?

Em nghĩ có sự khống chế như vậy thì đương nhiên là phí lý rồi. Quan điểm của kế toán luôn là làm sao phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách khách quan và trung thực nhất ( và cả làm sao cho DN nộp thuế ít nhất mà vẫn đảm bảo tuân thủ các quy định); còn quan điểm của thuế thì luôn luôn là tận thu cho ngân sách nhà nước. Vì không đồng nhất quan điểm nên 2 bên này rất hay bất đồng (cũng chính vì thế mới có thuế TNDN hoãn lại).
Cách quản lý được các cơ quan quản lý của ta rất hay áp dụng là không quản lý được thì cấm hoặc khống chế.
Chính vì vậy, thuế đưa ra con số 10% để các DN không ghi nhận quá nhiều chi phí này, làm giảm lợi nhuận và giảm số thuế phải nộp.
Em nghĩ nó cũng giống như trường hợp thuế quy định: Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề nhằm bảo đảm việc trả lương không bị gián đoạn và không được sử dụng vào mục đích khác. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện.
Xin anh cho ý kiến!
 
Ðề: [Lý thuyết KTTC] Các bác giúp em phân biệt !

1. Hãy cho biết chiết khấu bán hàng và chiết khấu mua hàng giống hay khác nhau ? cho ví dụ minh họa ?
2. Hãy cho biết tại sao kế toán ghi nhận doanh thu phải ghi nhận giá vốn hàng bán. Giải thích ?
1.Chiết khấu bán hàng: Người bán chiết khấu cho người mua gồm:
+ chiết khấu thương mại ( do mua hàng với số lượng lớn)==> giảm doanh thu: N521/C511
+ Chiết khấu thanh toán ( do thanh toán đúng thời hạn) ==> N635/C111, 112, 131
Chiết khấu mua hàng: Người mua nhận dc chiết khấu
+ Nếu nhận được chiết khấu thương mại từ người bán ==>N111,112,331/C156, 1331
+ Chiết khấu thanh toán==> N111, 112, 331/C515
2.ghi nhận doanh thu đồng thời ghi nhận giá vốn để đảm bảo ngtac phù hợp ( chi phí tạo ra doanh thu là gì)
3. Vẫn có trường hợp có doanh thu nhưng ko có giá vốn: VD: 1/1 Bạn mua bản quyền 1 phần mềm A
10/1 xuất HĐ cho thuê phần mềm A này ==> giá vốn là chi phí mua bản quyền PM A
Nếu nhân viên trong DN cải tiến PM A thành phần mềm B, trả lương hàng tháng cho nhân viên đó ==> khi DN xuất HĐ cho thuê phần mềm B này thì ko có chi phí giá vốn ==> vì vậy DN phải tìm Cty xuất HĐ chi phí gia công PM B này thì mới có chi phí giá vốn của PM B
 
Ðề: [Lý thuyết KTTC] Các bác giúp em phân biệt !

@Lan Trịnh : Giá vốn của phần DT cho thuê PM B này chính là giá mua PM A + CP cải tiến PM A (tiền lương nhân viên cải tiến)
Giống như trong DN SX thôi : đầu vào mua gỗ nhưng đầu ra bán bàn ghế gỗ vậy.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top