Lương tháng 13

Ðề: Lương tháng 13

kể cả là thoả thuận của công ty với lại người lao động nhưng là phải theo đúng quy định chứ chị, đâu phải cứ thoả thuận là được đâu
Nếu chị dùng từ thưởng thì vô tư
Nhưng nếu tính là chi phí hợp lý thì lại phải theo quy định
Quy định là chỉ cho tháng lương thứ 13 nên chị có thể cho 2 lần mức lương thường vẫn ok chứ ko thể là tết dương lịch làm 1 bảng lương tháng thứ 13 rùi mà tết âm lịch lại làm một tháng nữa là ko đc

+ Cty anh thưởng 2 tháng lương 13 và 14, nếu gộp tất vào 1 tháng là tháng 12 thì phải đóng thuế TNCN vậy anh chia ra như thế thì có được không? nếu không thì tại sao? Còn nếu được thì tại sao?
 
Ðề: Lương tháng 13

kể cả là thoả thuận của công ty với lại người lao động nhưng là phải theo đúng quy định chứ chị, đâu phải cứ thoả thuận là được đâu
Nếu chị dùng từ thưởng thì vô tư
Nhưng nếu tính là chi phí hợp lý thì lại phải theo quy định
Quy định là chỉ cho tháng lương thứ 13 nên chị có thể cho 2 lần mức lương thường vẫn ok chứ ko thể là tết dương lịch làm 1 bảng lương tháng thứ 13 rùi mà tết âm lịch lại làm một tháng nữa là ko đc

Đúng rùi.

Nếu tính là thưởng thì dùng quỹ khen thưởng. Tính là lương thì phải có trong HDLD, bảng luơng thưởng.
"Lương tháng 13" là khái niệm trừu tượng. Tháng 14+15+16 hay ABC trả trong lương đều có tên gọi chung trên các văn bản pháp luật là lương tháng 13.

Thông thường các doanh nghiệp trả lương tháng 13+14+ ... thì trích trứoc vào 335 hoặc 142 phân bổ đều các tháng. Cũng có DN nhỏ tính Có 334 - Nợ 622,641,642 chung 1 lần vào tháng 12. Chừng nào chi trả thì chi.

TT134 quy định: luơng tháng 13 dù tính vào tháng 12 hay đều từng tháng thì phải có phiếu chi + bảng ký nhận chậm nhất là vào 31/3 năm sau.

Như vậy bạn có thể tính vào chi phí tiền Tết Mậu Tý vào chi phí 2007 hay 2008 đều được. Một cách rất tự nhiên, ta có xu hướng tính vào 2007.
------------------------------------
+ Cty anh thưởng 2 tháng lương 13 và 14, nếu gộp tất vào 1 tháng là tháng 12 thì phải đóng thuế TNCN vậy anh chia ra như thế thì có được không? nếu không thì tại sao? Còn nếu được thì tại sao?

Nếu trên 5tr thì tạm nộp. Cuối năm quyết toán lại.
Nếu nộp thừa thì cho cấn trừ vào năm sau.
Xin hoàn hơi bị khó.

Khéo léo thì chia bảng ký nhận làm vài kỳ trong vài tháng. Nếu lương hàng tháng đã trên 5 tr thì khỏi.

Ở đây không phải là trốn thuế mà là không muốn nộp thừa.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Lương tháng 13

Đúng rùi.

Nếu trên 5tr thì tạm nộp. Cuối năm quyết toán lại.
Nếu nộp thừa thì cho cấn trừ vào năm sau.
Xin hoàn hơi bị khó.

Khéo léo thì chia bảng ký nhận làm vài kỳ trong vài tháng. Nếu lương hàng tháng đã trên 5 tr thì khỏi.

Ở đây không phải là trốn thuế mà là không muốn nộp thừa.

+ Tháng 13 là cuối năm rùi, còn đợi đến cuối năm nào mới quyết toán đây Pác? Nếu nộp thừa sang năm nhân viên không làm ở công ty nữa thì cấn trừ cho ai đây Pác? :confuse1: Pác giải quyết giúp em tình huống trên với, em đang gặp trực tiếp luôn chứ không phải tình huống đưa ra chơi đâu, Mong Pác giúp đỡ nhiều!

Thân!
 
Ðề: Lương tháng 13

DN xác định chi phí lương tháng 13+14... là chi phí thuộc năm 2007.
Nếu DN xem đó là chi phí của năm 2008 thì họ đã gọi là luơng tháng 0 hay tháng 0,5 rồi (khi đó sẽ dùng 142 phân bổ hàng thág thay cho 335).
Như vậy DN sẽ ghi sổ kế toán lương đó là thuộc chi phí SX-KD trong kỳ (2007). Do đó bút toán ghi Nợ 622, 641, 642 sẽ nằm trong tháng 12/2007.
Khác với các khoản chi khác phải có hóa đơn, nếu không có hóa đơn thì các khoản chi đó không được trích trước khi tính thuế, chỉ tính thực chi, tháng nào chi tiền thì tính tháng đó.
Riêng khoản chi lương thì không yêu cầu hóa đơn mà chỉ yêu cầu có hợp đồng lao động+đăng ký lao động. Riêng khoản lương thì chỉ cần có phiếu chi sau đó là được, không bắt buộc chi ngay trong kỳ. Như vậy, lương tháng 12 hạch toán C334 vào tháng 12/2007 mà phiếu chi ghi N334 lại nằm trên sổ tháng 1/2008 thì vẫn hợp lệ. Tương tự cho lương tháng 13. Sổ ghi C334 vào 12/2007 (hoặc phân bổ đều từ 335 trong tháng 1-12) mà phiếu chi nằm vào chậm nhất là 31/3 thì vẫn được tính là chi phí hợp lý. Lưu ý thời hạn này không chỉ áp dụng cho lương tháng 13 mà nó áp dụng cho cả lương hàng tháng. Ví dụ DN nợ lương công nhân tháng 12/2007 mà đến tháng 4/2008 mới trả thì sẽ không được tính chi phí hợp lý 2007 mà cũng không cho tính vào 2008 luôn.
Nếu bạn ghi sổ N622,641,642 vào tháng 1/2008 thì dĩ nhiên là bạn muốn tính chi phí đó vào quyết toán thuế 2008 rồi.
Đó là phần thuế TNDN.
-------------------
- Thuế TNCN tính theo thực nhận của người lao động (thu nhập thực tế, có giảm trừ gia cảnh).
Ví dụ DN tính lương phải trả vào tháng 12 nhưng đến tháng 2/2008 mới có tiền trả cho người lao động. Vậy tháng 12 người lao động có tiền đâu mà đóng thuế. Do đó họ sẽ khai thuế và nộp thuế vào tháng 2/2008.
- Tuy nhiên, do thuế TNCN là do DN khấu trừ tại nguồn và nộp thay nên khi quyết toán là quyết toán phần DN nộp cho Nhà nước, vì thế ở đây DN phải khai và nộp vào tháng 12/2008.
- Tờ khai tháng 12 và quyết toán năm là 2 tờ khác nhau.
- Mỗi cá nhân có mã số thuế riêng.
- Nguyên tắc: nộp thừa thì được phép lấy lại (hoàn hoặc khấu trừ kỳ sau).
Như vậy trường hợp của bạn thì: cá nhân nộp thuế theo MST của họ nên khi chuyển cty khác thì mang MST đó theo sang cty mới nộp tiếp. Xin phiếu chuyển ở cơ quan thuế cũ mang sang. Nộp thừa ở cty cũ thì vẫn được mang sang cty mới khấu trừ.
Chỉ nhắc là: về nguyên tắc nộp thừa thì có quyền xin hoàn, nhưng thực tế thì việc đó khá khó khăn về thủ tục nên chỉ trong trường hợp đặc biệt (xuất cảnh, chết ...) thì mới xin hoàn. Để khấu trừ thì nhanh hơn, vì ngay tháng sau ta đã khấu trừ vào được rồi. Xin hoàn vừa mệt vừa chậm hơn.
-------
Tóm lại, việc này không quá khó, cứ tính theo căn bản là thu nhập cao thì nộp thuế, nếu nộp thừa thì kỳ sau trừ lại. Giấy tờ còn đó, đâu có sợ Nhà nước giựt tiền mình.
 
Ðề: Lương tháng 13

Các anh chị ơi giúp em với. Công ty em trả tháng lương thư 13 bằng cánh tính % của tổng quỹ lương/người. Nó tương đối cao vậy bay giờ em phải hành tự thế nào để được coi là chi phí hợp lý. Em rất cảm ơn

Mình bổ sung thêm
Theo quản lý thuế của mình: DN phải có lợi nhuận trong năm đó thì mới đc đưa lương tháng 13 vào chi phí, nếu lỗ sẽ bị loại ra. Ko biết thuế của các bạn có vậy ko?
 
Ðề: Lương tháng 13

.
Tương tự cho lương tháng 13. Sổ ghi C334 vào 12/2007 (hoặc phân bổ đều từ 335 trong tháng 1-12)

Cho mình hỏi ngoài lề 1 chút nhé! Lúc trước mình cũng nghĩ trích lương tháng 13 thì ghi: N 6xx / C335. Nhưng có 1 chị bạn nói với mình là trích lương tháng 13 không được đưa vào 335 mà đưa vào 334 vì cuối năm DN sẽ phải trả cho NV nên phải ghi DN còn phải trả cho NV, như vậy sẽ đúng với bản chất hơn. Mình không biết ghi theo cách nào thì mới đúng. Các bạn có thể cho mình ý kiến được không? :sweatdrop:
 
Ðề: Lương tháng 13

Cho mình hỏi ngoài lề 1 chút nhé! Lúc trước mình cũng nghĩ trích lương tháng 13 thì ghi: N 6xx / C335. Nhưng có 1 chị bạn nói với mình là trích lương tháng 13 không được đưa vào 335 mà đưa vào 334 vì cuối năm DN sẽ phải trả cho NV nên phải ghi DN còn phải trả cho NV, như vậy sẽ đúng với bản chất hơn. Mình không biết ghi theo cách nào thì mới đúng. Các bạn có thể cho mình ý kiến được không? :sweatdrop:

Một năm có 12 tháng nhưng hiện nay ở Cty thướng có khoảng thưởng cuối năm gọi = lương t13, t14 thì khi đó bạn hoạch toán như khi chi lương của 12 tháng trong năm thôi.
- Nợ 334.
- Có 111, 112
Rồi tuỳ theo NV, CN mà phân bổ vào các TK chi phí.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Lương tháng 13

nói vậy thì các công ty thuê nhân viên ko có HĐ lao động hoặc trong HĐ LĐ ko ghi rõ có tháng lương thứ 13 thì ko được coi là chi phí hợp lý sao các bạn.
 
Ðề: Lương tháng 13

Nếu trên 5tr thì tạm nộp. Cuối năm quyết toán lại.
Nếu nộp thừa thì cho cấn trừ vào năm sau.
Xin hoàn hơi bị khó.

Khéo léo thì chia bảng ký nhận làm vài kỳ trong vài tháng. Nếu lương hàng tháng đã trên 5 tr thì khỏi.

Ở đây không phải là trốn thuế mà là không muốn nộp thừa.

Nếu pác làm thế thì phải có sự chấp thuận của người lao động nữa nha. Em nói chỗ tô đậm đậm đó. Dù sao đây cũng là 1 biện pháp tạm thời, nếu người cán bộ quyết toán thuế bản lĩnh sẽ có câu hỏi đặt ra cho DN về tình huống này.
 
Ðề: Lương tháng 13

nói vậy thì các công ty thuê nhân viên ko có HĐ lao động hoặc trong HĐ LĐ ko ghi rõ có tháng lương thứ 13 thì ko được coi là chi phí hợp lý sao các bạn.

Không phải "ko có HĐ lao động hoặc trong HĐ LĐ ko ghi rõ có tháng lương thứ 13 " mà theo qui định của nhà nước hiện hành thì tiền thưởng tết tối thiểu = 1 tháng lương. Vì vậy, khi chi thưởng tết , ở các cty thường ghi nội dung là lương T13 cho đỡ rắc rối mà thôi.
 
Ðề: Lương tháng 13

Một năm có 12 tháng nhưng hiện nay ở Cty thướng có khoảng thưởng cuối năm gọi = lương t13, t14 thì khi đó bạn hoạch toán như khi chi lương của 12 tháng trong năm thôi.
- Nợ 334.
- Có 111, 112
Rồi tuỳ theo NV, CN mà phân bổ vào các TK chi phí.

Ý mình hỏi là mỗi tháng mình trích trước lương tháng 13 mình ghi C 335 hay C334 ? Ghi cái nào thì hợp lý hơn?
 
Ðề: Lương tháng 13

vậy thì mình được hạch toán vào chi phí hợp lý là đúng rồi đúng ko bac namtuoc . chỉ cần có phiếu chi và bảng tính thưởng có chữ ký của nhân viên là được thôi.
 
Ðề: Lương tháng 13

Ý mình hỏi là mỗi tháng mình trích trước lương tháng 13 mình ghi C 335 hay C334 ? Ghi cái nào thì hợp lý hơn?

Tại sao mỗi tháng phải trích trước ? Trích trước để làm gì vậy ? Nhưng có trích thế nào đi nữa thì đã nói là lương CBCNV, bạn cứ đưa hết vào 334 rồi tiến hành phân bổ.
-----------------------------------------------------------------------------------------
vậy thì mình được hạch toán vào chi phí hợp lý là đúng rồi đúng ko bac namtuoc . chỉ cần có phiếu chi và bảng tính thưởng có chữ ký của nhân viên là được thôi.

Đúng vậy. Phiếu chi ghi nội dung "Chi lương T13 cho CBCNV".
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Lương tháng 13

Tại sao mỗi tháng phải trích trước ? Trích trước để làm gì vậy ? Nhưng có trích thế nào đi nữa thì đã nói là lương CBCNV, bạn cứ đưa hết vào 334 rồi tiến hành phân bổ.

Đối với 1 số cty, chi phí lương lớn (ví dụ khoảng 3 tỷ / tháng) thì thông thường các cty đó trích trước lương tháng 13 (phân đều cho 12 tháng) để đáp ứng được nguyên tắc phù hợp (doanh thu và chi phí). Nếu không trích trước thì vào thời điểm trả lương tháng 13, chi phí lương quá khác xa so với các tháng khác.

TK 335 được dùng để ghi nhận chi phí trích trước. Tuy nhiên, đối với lương tháng 13, có người lại không hạch toán qua 335 mà hạch toán vào 334. Vì vậy mình không biết cách hạch toán nào hợp lý hơn. :confuse1:
 
Ðề: Lương tháng 13

Đối với 1 số cty, chi phí lương lớn (ví dụ khoảng 3 tỷ / tháng) thì thông thường các cty đó trích trước lương tháng 13 (phân đều cho 12 tháng) để đáp ứng được nguyên tắc phù hợp (doanh thu và chi phí). Nếu không trích trước thì vào thời điểm trả lương tháng 13, chi phí lương quá khác xa so với các tháng khác.

TK 335 được dùng để ghi nhận chi phí trích trước. Tuy nhiên, đối với lương tháng 13, có người lại không hạch toán qua 335 mà hạch toán vào 334. Vì vậy mình không biết cách hạch toán nào hợp lý hơn. :confuse1:

Tiền lương T13 không đưa vào chi phí để tính giá thành mà tính Thuế TNDN thôi bạn ạh. Bạn trích trước cũng thế mà không trích trước thì nó cũng vào đó.
Nếu trong 12 tháng bạn điều trích trước thì khi quyết toán năm bạn cũng phải chuyển cái trích trước đó về lương thôi.
Đâu cũng vào đây cả.
Bạn nói "cty đó trích trước lương tháng 13 (phân đều cho 12 tháng) để đáp ứng được nguyên tắc phù hợp (doanh thu và chi phí)". Cái này là sao ? Hok lẽ CQ Thuế hok hiểu lương T13 là tiền thưởng tết cho CBCNV của cty ?
 
Ðề: Lương tháng 13

Tiền lương T13 không đưa vào chi phí để tính giá thành mà tính Thuế TNDN thôi bạn ạh. Bạn trích trước cũng thế mà không trích trước thì nó cũng vào đó.
Nếu trong 12 tháng bạn điều trích trước thì khi quyết toán năm bạn cũng phải chuyển cái trích trước đó về lương thôi.
Đâu cũng vào đây cả.
Bạn nói "cty đó trích trước lương tháng 13 (phân đều cho 12 tháng) để đáp ứng được nguyên tắc phù hợp (doanh thu và chi phí)". Cái này là sao ? Hok lẽ CQ Thuế hok hiểu lương T13 là tiền thưởng tết cho CBCNV của cty ?

Ở đây mình không đề cập đến vấn đề thuế, mình chỉ nói đến BCTC của cty, và mục đích phân tích chi phí đối với Ban quản trị thôi. Ở đây mình chỉ đơn thuần hỏi về cách hạch toán. Đây chỉ là 1 thắc mắc nhỏ, nếu bạn nào biết về vấn đề này thì trả lời giúp mình nhé! :sweatdrop:
 
Ðề: Lương tháng 13

nói vậy thì các công ty thuê nhân viên ko có HĐ lao động hoặc trong HĐ LĐ ko ghi rõ có tháng lương thứ 13 thì ko được coi là chi phí hợp lý sao các bạn.

Nhân viên ko có HDLĐ thì ko đc hạch toán chi phí lương chứ đừng nói là lương tháng 13 đó nha
 
Ðề: Lương tháng 13

Cho mình hỏi ngoài lề 1 chút nhé! Lúc trước mình cũng nghĩ trích lương tháng 13 thì ghi: N 6xx / C335. Nhưng có 1 chị bạn nói với mình là trích lương tháng 13 không được đưa vào 335 mà đưa vào 334 vì cuối năm DN sẽ phải trả cho NV nên phải ghi DN còn phải trả cho NV, như vậy sẽ đúng với bản chất hơn. Mình không biết ghi theo cách nào thì mới đúng. Các bạn có thể cho mình ý kiến được không? :sweatdrop:

Nếu bạn trích vào 334 thì cuối năm bạn phải chi hết khoản lương tháng 13 đã trích hả vì đầu năm mình đâu có biết khoản lương T13 là bao nhiêu đâu mà trích chính xác được
Theo mình thì nên trích vào 335, cuối năm đưa sang 334, nếu trích thừa thì cũng không sao cả
 
Ðề: Lương tháng 13

Đối với 1 số cty, chi phí lương lớn (ví dụ khoảng 3 tỷ / tháng) thì thông thường các cty đó trích trước lương tháng 13 (phân đều cho 12 tháng) để đáp ứng được nguyên tắc phù hợp (doanh thu và chi phí). Nếu không trích trước thì vào thời điểm trả lương tháng 13, chi phí lương quá khác xa so với các tháng khác.
TK 335 được dùng để ghi nhận chi phí trích trước. Tuy nhiên, đối với lương tháng 13, có người lại không hạch toán qua 335 mà hạch toán vào 334. Vì vậy mình không biết cách hạch toán nào hợp lý hơn. :confuse1:
TK335: Chi phí trích trước - tính vào chi phí trước nhưng chưa phải trả ai cả (chưa đến hạn).
TK334: Thanh toán với CNV - dư có là số nợ phải trả.
Vậy sao ghi vào Có 334 được? Vì đến tháng 12 mình mới phải trả tiền họ mà.
Hàng tháng: N622/C335: 250tr
Cuối năm: N335/C334: 3 tỷ.
Chi trả: N334/C111: 3 tỷ.
 
Ðề: Lương tháng 13

Tại sao mỗi tháng phải trích trước ? Trích trước để làm gì vậy ? Nhưng có trích thế nào đi nữa thì đã nói là lương CBCNV, bạn cứ đưa hết vào 334 rồi tiến hành phân bổ.

Trích trước thì đưa vào chi phí năm trước
Phân bổ thì đưa vào chi phí năm sau
Hai cái này khác nhau chứ bác
-----------------------------------------------------------------------------------------
Ở đây mình không đề cập đến vấn đề thuế, mình chỉ nói đến BCTC của cty, và mục đích phân tích chi phí đối với Ban quản trị thôi. Ở đây mình chỉ đơn thuần hỏi về cách hạch toán. Đây chỉ là 1 thắc mắc nhỏ, nếu bạn nào biết về vấn đề này thì trả lời giúp mình nhé! :sweatdrop:

Theo mình nếu cty có chi phí lương tháng 13 lớn thì nên trích trước để khỏi có sự biến động lớn về chi phí lương giữa các tháng
 
Sửa lần cuối:

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top