Lời kêu gọi đàn ông nhân ngày 8/3

maimai

Member
Hội viên mới
Em sưu tầm dùm các anh đó.

Hỡi anh em.

Lại một lần nữa, cái ngày đáng sợ ấy sắp tới. Không thể thoát được nó, không thể hoãn được nó, càng không thể chạy trốn nó. Vậy chúng ta hãy đứng sát vào nhau, hãy nắm chặt tay và đối diện với nó một cách anh hùng.

Thưa anh em.
Có bất công không? Khi trong suốt cuộc đời vất vả, nặng nhọc đầy gian lao chúng ta không có một ngày dành cho mình. Đã từ lâu, cái thế giới mỏng manh này có ngày chống thuốc lá, ngày phòng si-đa, thậm chí có cả ngày cúm gà mà vẫn làm ngơ, không dành cho đàn ông một hôm nào cả.

Vì sao thế? Và đã từ lâu, thế giới bị phụ nữ thao túng mất rồi. Từ trong nhà ra đường phố, từ công ty tới bệnh viện, phụ nữ đã tràn ngập, đã cai quản, đã ra lệnh. Chúng ta mặc gì, chúng ta ăn gì, chúng ta đi đâu, quan hệ với ai, kiếm ra tiền và cất ở chỗ nào đều bị phụ nữ kiểm soát, bắt bớ, theo dõi và tra khảo. Vậy phụ nữ là ai?

Về bản chất, phụ nữ cũng là con người như chúng ta. Nghĩa là cũng thích ăn, thích uống, thích vui chơi và tụ tập đàn đúm (khoản sau cùng này thì hơn hẳn). Ta thuốc lá, chị em có thuốc lá. Ta rượu, chị em có rượu. Ta cờ bạc, chị em cũng bạc cờ, ta... vân vân, chị em cũng... vân vân và vân vân.

Sở dĩ "chúng" hơn ta, làm khổ ta, hại được ta và "chúng" có những vũ khí tối tân mà chả bao giờ ta có: đấy là nước da trắng, đấy là làn môi cong, đấy là mắt bồ câu, đấy là mũi dọc dừa, là giọng nói dịu dàng và tiếng cười khanh khách như chim.

Mang những dụng cụ “giết người hàng loạt” như thế, xông vào đám đàn ông ngơ ngác, tội nghiệp, thiếu đoàn kết, phụ nữ đã xây dựng nên một chế độ hà khắc, một hoàn cảnh sống thật tội nghiệp: Bao nhiêu đàn ông bị giam cầm trong các gia đình, bị ăn, ngủ, xem ti vi và cả tắm nữa theo điều lệnh. Bao nhiêu trai trẻ bị áp tải đi chơi, bị ép phải mua quà, bị dồn vào thế phải tặng hoa, tặng bánh sinh nhật hoặc phải chờ đợi đến mềm nhũn dưới trời mưa như rất nhiều bộ phim tình cảm đã tố cáo. Bằng các thủ đoạn quỷ quyệt như nhảy múa tung tăng, chớp chớp mắt (có gắn lông mi) và kêu thét lên mỗi khi thấy chuột, phụ nữ làm đội ngũ đàn ông tan tác, mất hết lý trí, không còn chút sáng suốt, quên mình, quên cả tiền bạc của mình.

Bằng những mảnh vải mỏng, nhẹ, gọi là áo, bằng những miếng cắt xéo, quấn bí hiểm gọi là váy, bằng những sợi dây sặc sỡ như con giun gọi là ruy-băng, phụ nữ làm chúng ta phải đầu hàng, phải sung sướng khi bị bắt làm tù binh, thà chết (và đã chết) chứ không vượt ngục. Hậu quả chính sách hà khắc của nền cai trị chuyên chế đó là trong khi chúng ta còng lưng bên máy tính, đổ mồ hôi trong nhà xưởng thì phụ nữ ngồi chễm chệ trong tiệm gội đầu, vểnh tay làm móng hoặc ngồi gật gù quanh gánh bún riêu. Trong khi chúng ta kiệt sức vì hội thảo, vì nghe lời la mắng của sếp thì phụ nữ hào hứng lắc vòng, nằm dài trong phòng hơi nước để giảm cân. Trong khi chúng ta mất ngủ vì giá xăng dầu, giá xi măng, phụ nữ cứ vác về mà chả quan tâm tới giá tiền kem dưỡng da, kem tan mỡ và kem trị mụn.

Hỡi anh em.
Tưởng như vậy đã tột cùng, phụ nữ vẫn không dừng lại. Chả tham khảo ý kiến, chả cần tìm hiểu sức khỏe và tiền bạc của đàn ông, phụ nữ tung ra ngày 8/3 như một ngày tổng phản công cuối cùng, nhằm quét sạch những ước mong chống đối.

Trong cái ngày dài hơn thế kỷ ấy, hàng triệu thân xác gầy gò, lóng cóng tội nghiệp của anh em chúng ta sẽ phải chúi đầu vào chậu rửa chén, rụt cổ trong giỏ thức ăn mua từ chợ, lê bước trong phòng với chổi lau nhà. Trong cái ngày kinh khiếp đó, anh em sẽ giặt tã đến mười hai giờ, bổ củi đến ba giờ, rửa tủ lạnh, khua mạng nhện, đổ rác đến đêm, những lúc giải lao thì khâu quần áo.

Anh em có sống sót qua một ngày như thế không? Tôi tin là không. Nhưng nổi loạn à? Đường lối đấu tranh của chúng ta đã định hướng từ lâu là không manh động. Chạy trốn à? Chưa từng có ai chạy thoát, mà thoát là thoát đi đâu?

Vậy anh em hãy chứng tỏ sức mạnh của mình bằng cách làm thật tốt những gì phải làm, khiến phụ nữ kinh ngạc, hoảng sợ choáng váng: Nếu rửa bát, anh em hãy rửa sạch đến mức ba tuần sau vẫn không cần rửa lại. Nếu lau nhà, anh em hãy lau bóng tới mức con ruồi đậu xuống không bay nữa vì mải soi gương. Nếu đi chợ, anh em hãy mặc cả ráo riết, trả giá gắt gao, mua rẻ tới độ sau ngày này, các hàng bán cá, bán gà đều phá sản.

Tóm lại, hãy dùng “gậy bà đập lưng bà”. Hãy biến ngày 8/3 là ngày của chúng ta, khi đàn ông cười nói râm ran, í ới gọi nhau trong siêu thị và túm tụm ăn quà ngoài vỉa hè. Hãy làm cho phụ nữ tiếc đứt ruột và không có cơ hội nào trong giây phút ấy được sờ vào dụng cụ gia đình, được tắm mình trong không khí bếp núc hội hè. Hãy khiến các cô gái khắp nơi hiểu rằng chỉ có ý chí, sức mạnh và khả năng sáng tạo của đàn ông mới biến được một ngày thành một đời. Nếu có một lá cờ thêu chữ 8/3, tôi muốn anh em giật lấy nó, cầm nó xông lên và vẫy thật cao như ngọn đuốc rực lửa.

Anh em tiến lên. Chiến thắng hay là chết!
 
Ðề: Lời kêu gọi đàn ông nhân ngày 8/3

Tại sao maimai lại post bài quá "phản động" như vậy? Phụ nữ phải bảo vệ quyền lợi phụ nữ chứ, ai đời lại lên tiếng dùm đàn ông. Chít nè :dapghe: chừa chưa :gun_bandana:
 
Ðề: Lời kêu gọi đàn ông nhân ngày 8/3

ha...ha...hi...em không thể nào nhịn d0ược cười bài viết quá hay.....hỡi cách đàn ông cố nai lưng ra mà phục vụ quý bà trong ngày 8/3 nhé :gun_bandana:hình phạt cho kẻ chống đối
 
Ðề: Lời kêu gọi đàn ông nhân ngày 8/3

Tại sao maimai lại post bài quá "phản động" như vậy? Phụ nữ phải bảo vệ quyền lợi phụ nữ chứ, ai đời lại lên tiếng dùm đàn ông. Chít nè :dapghe: chừa chưa :gun_bandana:

chị ơi đọc hết đi cuối cùng là câu "Chiến thắng hay là chết!" Chống đối với chị em mình là chết hiihihihi:hurray::hurray::hurray::hurray: Phụ nữ muôn năm.hehheheeh
 
Ðề: Lời kêu gọi đàn ông nhân ngày 8/3

chị ơi đọc hết đi cuối cùng là câu "Chiến thắng hay là chết!" Chống đối với chị em mình là chết hiihihihi:hurray::hurray::hurray::hurray: Phụ nữ muôn năm.hehheheeh

Theo quan điểm của chị là : "Không cho đàn ông có cơ hội vùng lên" nhá! :cheers1:
 
Ðề: Lời kêu gọi đàn ông nhân ngày 8/3

Phải để cho đàn ông có cơ hội chứ. hay ta lập cho đàn ông một ngày để khỏi phải kiện cáo. mệt óc wá.
 
Ðề: Lời kêu gọi đàn ông nhân ngày 8/3

Rất đáng khen khi post bài này! HAY
 
Ðề: Lời kêu gọi đàn ông nhân ngày 8/3

:dapghe::dapghe::dapghe:Trời Maimai có phải là đàn bà không đó. đàn bà vất cả cực nhọc vì chồng vì con, vì cả công việc,.... sao hok kể ra, lại đi kêu khổ cho mấy ổng vậy chứ????????????!!!!!!!!!!!!!!
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Lời kêu gọi đàn ông nhân ngày 8/3

Lại một lần nữa, cái ngày đáng sợ ấy sắp tới. Không thể thoát được nó, không thể hoãn được nó, càng không thể chạy trốn nó.
---->>> Cấm có chệch từ nào.
 
Ðề: Lời kêu gọi đàn ông nhân ngày 8/3

Hỡi các đấng mày râu!
trên thế giới này có biết bao loài hoa đẹp, nhưng du có đẹp đến đau thì cũng không thể sánh bằng người phụ nữ.nhân ngày quốc tế phụ nữ 8-3 chúc cho tất cả những bông hoa ấy luôn dạng ngời khoe sắc tỏ sáng mãi.....
 
Ðề: Lời kêu gọi đàn ông nhân ngày 8/3

:dapghe::dapghe::dapghe:Trời Maimai có phải là đàn bà không đó. đàn bà vất cả cực nhọc vì chồng vì con, vì cả công việc,.... sao hok kể ra, lại đi kêu khổ cho mấy ổng vậy chứ????????????!!!!!!!!!!!!!!

Hihihi chị, Chỉ có một ngày làm những công việc đó mà họ đã la trời lên như thế, hỏi rằng 1 năm 365-1 ngày là ngày 8/3 . CỨ vậy nhân lên họ sẽ thấy cái nỗi khổ của mình chị ạh. Em đang tôn vinh phụ nữ đó chứ. hehhehe[you] nghĩ như maimai k vậy? cho ý kiến nhé [you]
 
Ðề: Lời kêu gọi đàn ông nhân ngày 8/3

Vợ, gái điếm và kinh tế học
Vợ hay gái điếm?
Một lựa chọn đơn giản. Là vậy, it nhất theo hai chuyên gia kinh tế Lena Edlund và Evelyn Korn.


Hai vị chuyên gia đáng kính đã khuấy động giới học thuật khi đưa ra “Lý thuyết của Gái điếm” trên Tạp chí Kinh tế Chính trị - the Journal of Political Economy. Đây là một công trình đáng lưu tâm không chỉ vì nó được chấp thuận bởi một tạp chí lớn mà còn bởi vì thuyết này xem vợ và gái điếm là một loại hàng hóa kinh doanh có thể thay thế lẫn nhau. Đàn ông mua, phụ nữ bán.


Đây không phải là điều mới mẻ. Trước đó, cũng trên tạp chí này, nhà kinh tế học đã từng đoạt giải Nobel Kinh tế Gary Becker đã đưa ra nghiên cứu “Lý thuyết của Hôn nhân” gồm 2 phần vào năm 1973, 1974. Kể từ đó, những nhà Kinh tế học đã đặt hôn nhân ngang tiền bạc.
Sử dụng những phân tích thị trường, Becker đã trả lời câu hỏi chúng ta sẽ cưới ai, khi nào và tại sao. Kết luận của ông: Tìm kiếm bạn đời là một thị trường, và hôn nhân chỉ xảy ra nếu chúng “sinh lời” cho cả đôi bên.


Becker cũng đưa cả những yếu tố phi vật chất, như sự lãng mạn hay giá trị của quan hệ vào báo cáo tài chính - lợi nhuận hay thua lỗ. Và ở đây, những đứa trẻ đóng một phần đặc biệt quan trọng. Ông khẳng định: “Sự thoả mãn về tình dục, việc lau dọn, kiếm sống và các dịch vụ khác có thể mua bán, nhưng con cái thì không: Cả đàn ông và phụ nữ đều có nhu cầu “sản xuất” trẻ và có lẽ, nhu cầu nuôi dạy chúng.”


Quay trở lại với gái điếm: Edlund và Korn cho rằng vợ và gái đứng đường không hoàn toàn giống nhau. Trong mắt các nhà kinh tế, vợ là hàng hóa giá trị hơn gái điếm. Nhu cầu tiêu dùng của đàn ông tăng theo thu nhập – như khi giàu có thì ta cần rượu tốt. Điều này có thể giải thích tại sao nạn mại dâm lại ít phổ biến hơn ở các nước giàu có. Tuy nhiên, dù không nói, những nhà kinh tế vẫn coi vợ và gái bán hoa cùng là một loại hàng hóa, nếu không chính xác như Coke và Pepsi, thì cũng giống như sâm-panh và bia vậy. Cũng tương tự Becker, trong lý thuyết của Edlund và Korn, điểm khác biệt nhất là tính dục sinh sản. Vợ có thể đưa ra “dịch vụ” đó, còn gái điếm thì không.


Để công bằng, Edlund và Korn xây dựng mô hình giản hóa hành vi con người đã được thừa nhận để trả lời câu hỏi nhức nhối: Tại sao gái điếm lại kiếm được nhiều tiền đến vậy? Bán dâm có vẻ là một ngành nghề cần ít kỹ năng nhưng lại được trả công hậu hĩnh và lợi nhuận có thể thấy ngay chỉ với khoản “đầu tư” váy siêu- siêu ngắn và cặp giầy cao gót!


Nghiên cứu tại những khoảng thời gian và không gian cách xa nhau, như giữa thế kỷ 15 ở Pháp hay những năm cuối thế kỷ 20 tại Malaysia, nghề bán dâm kiếm được khá nhiều tiền, và đôi khi là gấp nhiều lần số tiền một cô gái giàu đức hạnh kiếm được. Điều này cũng đúng với cả những nơi mại dâm hợp pháp và tương đối an toàn. Như vậy, lợi nhuận của gái điếm cao không phải do họ phải đối mặt với nguy cơ vào trại phục hồi nhân phẩm hay bệnh viện.


Cho dù siêu mẫu Jerry Hall, khi kết hôn với Mick Jagger - thủ lĩnh nhóm Rolling Stone, có nói rằng cô là một người vợ tốt vì “tôi - một quý cô đoan trang trong phòng khách và một ả điếm trên giường”, thông thường người ta không thể vừa là vợ, vừa là điếm. Edlund kết luận rằng: “Thực tế đã chỉ ra rằng hôn nhân có thể là một nguồn thu nhập quan trọng cho người phụ nữ. Và bán dâm phải được trả công cao hơn so với các nghề khác để đền bù cho chi phí cơ hội đã mất ở thị trường đó - thất thoát do không kết hôn.”
Phức tạp!


Lại có người phản bác, tại sao người đàn ông đã có gia đình lại đi mua dâm? (trong khi có thể mua “dịch vụ” đó từ vợ - tạm coi là nhà cung cấp giá rẻ, giả như các bà vợ có thể cung cấp dịch vụ tình-dục-không-sinh-sản mà không làm tổn hại hôn nhân). Các quý ông thân, không có gì diễn tả “Tình yêu của anh” tốt hơn “Nhà cung cấp giá rẻ” dưới góc độ kinh tế! Tất nhiên, thật dễ dàng để phản đối những giả thuyết của Edlund và Korn. Cái gọi là “sự thật hình mẫu” để tiên liệu chứ không chắc phản ánh chính xác hành vi con người.


Thực tế, giả thuyết không có “lựa chọn thứ ba”, giữa vợ và điếm - cung cấp “dịch vụ” mà không kết hôn – tồn đọng nhiều vấn đề, nếu không nói quá xúc phạm phụ nữ. “Có thể loại bỏ giả thuyết này, vì chúng ta đã giả định giải pháp duy nhất ngoài hôn nhân cho phụ nữ là cơ hội làm điếm”, Edlund và Korn viết.


Cũng vậy, nếu quá nhấn mạnh vào sự thỏa dụng của trẻ em, mọi thứ sẽ trở nên phức tạp. Ở hầu hết các nước phưong Tây, tỷ lệ sinh giảm khi mức sống tăng lên. Số liệu thực tế cho thấy, khi đàn ông giàu lên, họ không chỉ mua dâm ít hơn mà còn sinh ít đi.
Tuy nhiên, phân tích kinh tế trong hôn nhân đã giải thích một vấn đề có từ ngàn năm nay: “đào mỏ”!

Becker đặt ra câu hỏi: “Liệu những phân tích của chúng tôi có thỏa mãn suy nghĩ phổ biến rằng phụ nữ xinh đẹp, quyến rũ và tài năng hơn có xu hướng lấy những người đàn ông giàu có và thành đạt hơn?” – Và câu trả lời của Becker: “Loại bỏ những đặc tính phi thị trường với sự giàu có phi vật chất của cá nhân, khả năng kiếm tiềm thường tối đa hóa đầu ra sản phẩm cho mọi cuộc hôn nhân”


Nói cách khác, đúng vậy, siêu mẫu thích kết hôn những tỷ phú già. Và Gary Becker đã chứng minh được điều này một cách khoa học hàng thập kỷ trước khi tỷ phú Donald Trump cưới siêu mẫu Melania.

Theo Forbes
 
Ðề: Lời kêu gọi đàn ông nhân ngày 8/3

Vợ, gái điếm và kinh tế học
Vợ hay gái điếm?
Một lựa chọn đơn giản. Là vậy, it nhất theo hai chuyên gia kinh tế Lena Edlund và Evelyn Korn.


Hai vị chuyên gia đáng kính đã khuấy động giới học thuật khi đưa ra “Lý thuyết của Gái điếm” trên Tạp chí Kinh tế Chính trị - the Journal of Political Economy. Đây là một công trình đáng lưu tâm không chỉ vì nó được chấp thuận bởi một tạp chí lớn mà còn bởi vì thuyết này xem vợ và gái điếm là một loại hàng hóa kinh doanh có thể thay thế lẫn nhau. Đàn ông mua, phụ nữ bán.


Đây không phải là điều mới mẻ. Trước đó, cũng trên tạp chí này, nhà kinh tế học đã từng đoạt giải Nobel Kinh tế Gary Becker đã đưa ra nghiên cứu “Lý thuyết của Hôn nhân” gồm 2 phần vào năm 1973, 1974. Kể từ đó, những nhà Kinh tế học đã đặt hôn nhân ngang tiền bạc.
Sử dụng những phân tích thị trường, Becker đã trả lời câu hỏi chúng ta sẽ cưới ai, khi nào và tại sao. Kết luận của ông: Tìm kiếm bạn đời là một thị trường, và hôn nhân chỉ xảy ra nếu chúng “sinh lời” cho cả đôi bên.


Becker cũng đưa cả những yếu tố phi vật chất, như sự lãng mạn hay giá trị của quan hệ vào báo cáo tài chính - lợi nhuận hay thua lỗ. Và ở đây, những đứa trẻ đóng một phần đặc biệt quan trọng. Ông khẳng định: “Sự thoả mãn về tình dục, việc lau dọn, kiếm sống và các dịch vụ khác có thể mua bán, nhưng con cái thì không: Cả đàn ông và phụ nữ đều có nhu cầu “sản xuất” trẻ và có lẽ, nhu cầu nuôi dạy chúng.”


Quay trở lại với gái điếm: Edlund và Korn cho rằng vợ và gái đứng đường không hoàn toàn giống nhau. Trong mắt các nhà kinh tế, vợ là hàng hóa giá trị hơn gái điếm. Nhu cầu tiêu dùng của đàn ông tăng theo thu nhập – như khi giàu có thì ta cần rượu tốt. Điều này có thể giải thích tại sao nạn mại dâm lại ít phổ biến hơn ở các nước giàu có. Tuy nhiên, dù không nói, những nhà kinh tế vẫn coi vợ và gái bán hoa cùng là một loại hàng hóa, nếu không chính xác như Coke và Pepsi, thì cũng giống như sâm-panh và bia vậy. Cũng tương tự Becker, trong lý thuyết của Edlund và Korn, điểm khác biệt nhất là tính dục sinh sản. Vợ có thể đưa ra “dịch vụ” đó, còn gái điếm thì không.


Để công bằng, Edlund và Korn xây dựng mô hình giản hóa hành vi con người đã được thừa nhận để trả lời câu hỏi nhức nhối: Tại sao gái điếm lại kiếm được nhiều tiền đến vậy? Bán dâm có vẻ là một ngành nghề cần ít kỹ năng nhưng lại được trả công hậu hĩnh và lợi nhuận có thể thấy ngay chỉ với khoản “đầu tư” váy siêu- siêu ngắn và cặp giầy cao gót!


Nghiên cứu tại những khoảng thời gian và không gian cách xa nhau, như giữa thế kỷ 15 ở Pháp hay những năm cuối thế kỷ 20 tại Malaysia, nghề bán dâm kiếm được khá nhiều tiền, và đôi khi là gấp nhiều lần số tiền một cô gái giàu đức hạnh kiếm được. Điều này cũng đúng với cả những nơi mại dâm hợp pháp và tương đối an toàn. Như vậy, lợi nhuận của gái điếm cao không phải do họ phải đối mặt với nguy cơ vào trại phục hồi nhân phẩm hay bệnh viện.


Cho dù siêu mẫu Jerry Hall, khi kết hôn với Mick Jagger - thủ lĩnh nhóm Rolling Stone, có nói rằng cô là một người vợ tốt vì “tôi - một quý cô đoan trang trong phòng khách và một ả điếm trên giường”, thông thường người ta không thể vừa là vợ, vừa là điếm. Edlund kết luận rằng: “Thực tế đã chỉ ra rằng hôn nhân có thể là một nguồn thu nhập quan trọng cho người phụ nữ. Và bán dâm phải được trả công cao hơn so với các nghề khác để đền bù cho chi phí cơ hội đã mất ở thị trường đó - thất thoát do không kết hôn.”
Phức tạp!


Lại có người phản bác, tại sao người đàn ông đã có gia đình lại đi mua dâm? (trong khi có thể mua “dịch vụ” đó từ vợ - tạm coi là nhà cung cấp giá rẻ, giả như các bà vợ có thể cung cấp dịch vụ tình-dục-không-sinh-sản mà không làm tổn hại hôn nhân). Các quý ông thân, không có gì diễn tả “Tình yêu của anh” tốt hơn “Nhà cung cấp giá rẻ” dưới góc độ kinh tế! Tất nhiên, thật dễ dàng để phản đối những giả thuyết của Edlund và Korn. Cái gọi là “sự thật hình mẫu” để tiên liệu chứ không chắc phản ánh chính xác hành vi con người.


Thực tế, giả thuyết không có “lựa chọn thứ ba”, giữa vợ và điếm - cung cấp “dịch vụ” mà không kết hôn – tồn đọng nhiều vấn đề, nếu không nói quá xúc phạm phụ nữ. “Có thể loại bỏ giả thuyết này, vì chúng ta đã giả định giải pháp duy nhất ngoài hôn nhân cho phụ nữ là cơ hội làm điếm”, Edlund và Korn viết.


Cũng vậy, nếu quá nhấn mạnh vào sự thỏa dụng của trẻ em, mọi thứ sẽ trở nên phức tạp. Ở hầu hết các nước phưong Tây, tỷ lệ sinh giảm khi mức sống tăng lên. Số liệu thực tế cho thấy, khi đàn ông giàu lên, họ không chỉ mua dâm ít hơn mà còn sinh ít đi.
Tuy nhiên, phân tích kinh tế trong hôn nhân đã giải thích một vấn đề có từ ngàn năm nay: “đào mỏ”!

Becker đặt ra câu hỏi: “Liệu những phân tích của chúng tôi có thỏa mãn suy nghĩ phổ biến rằng phụ nữ xinh đẹp, quyến rũ và tài năng hơn có xu hướng lấy những người đàn ông giàu có và thành đạt hơn?” – Và câu trả lời của Becker: “Loại bỏ những đặc tính phi thị trường với sự giàu có phi vật chất của cá nhân, khả năng kiếm tiềm thường tối đa hóa đầu ra sản phẩm cho mọi cuộc hôn nhân”


Nói cách khác, đúng vậy, siêu mẫu thích kết hôn những tỷ phú già. Và Gary Becker đã chứng minh được điều này một cách khoa học hàng thập kỷ trước khi tỷ phú Donald Trump cưới siêu mẫu Melania.

Theo Forbes
ânCí này mà anh cũng đưa lên được./.:dapghe:
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top