Kiến thức Quản trị doanh nghiệp

Tìm hiểu điều kiện vay vốn từ Quỹ Phát triển DN nhỏ và vừa


Dieu-kien-vay-von-tu-quy-phat-trien-doanh-nghiep-vua-va-nho.PNG


Quỹ Phát triển DNNVV hoạt động thế nào?
Quỹ Phát triển DNNVV là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, do Thủ tướng Chính phủ thành lập, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.

Theo Nghị định 39/2019/NĐ-CP, Quỹ Phát triển DNNVV hoạt động theo mô hình Công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, số vốn tối thiểu là 2.000 tỷ đồng. Cơ quan đại diện chủ sở hữu Nhà nước là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ cũng thực hiện quyền và nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu Nhà nước.

Quỹ Phát triển DNNVV có nhiệm vụ hỗ trợ đối tượng là doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định; thực hiện chế độ báo cáo, kế toán theo quy định; tiếp nhận, quản lý và sử dụng vốn đúng quy định; chịu sự thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định...


Nghị định quy định cụ thể các hoạt động của Quỹ gồm: Tài trợ, cho vay, hỗ trợ tăng cường năng lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; tiếp nhận, quản lý và sử dụng vốn vay, viện trợ, tài trợ, đóng góp, ủy thác; trích lập dự phòng rủi ro và xử lý rủi ro, phân loại nợ; quản lý tài chính...

Theo Nghị định 39/2019/NĐ-CP, Quỹ Phát triển DNNVV thực hiện cho doanh nghiệp vay thông qua hai hình thức là cho vay trực tiếp và cho vay gián tiếp.

  • Cho vay trực tiếp: là việc Quỹ trực tiếp thực hiện cho vay đối với DNNVV đang có nhu cầu khởi nghiệp sáng tạo, hoặc DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị có nhu cầu vay vốn.
  • Cho vay gián tiếp: là việc Quỹ thực hiện cho vay đối với DNNVV thông qua giao vốn cho ngân hàng thương mại được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo Điều 6, Nghị định 39/2019/NĐ-CP, tiêu chí để xác định DNNVV thuộc diện hỗ trợ, được phân theo quy mô bao gồm: doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa.

Doanh nghiệp siêu nhỏ hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng. Đối với các DN siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ thì số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 100 người, tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là đối tượng DN siêu nhỏ. Với DN nhỏ trong lĩnh vực TM-DV có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 50 người, đồng thời tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng, nhưng không là DN siêu nhỏ.

Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 200 người, có tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là đối tượng DN nhỏ, DN siêu nhỏ. Nếu trong trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, DN vừa có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng, hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng và cũng không thuộc nhóm các DN siêu nhỏ, DN nhỏ.


Điều kiện vay vốn từ Quỹ Phát triển DNNVV theo Nghị định 39/2019/NĐ-CP
Để được vay vốn trực tiếp từ nguồn vốn của Quỹ, DNNVV khởi nghiệp sáng tạo phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Đáp ứng quy định tại Điều 4 Luật Hỗ trợ DNNVV;

- Doanh nghiệp phải có dự án, phương án sản xuất kinh doanh (SXKD) khả thi, khai thác các loại tài sản trí tuệ quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ hoặc công nghệ mới được quy định tại Luật Chuyển giao công nghệ; hay có thể là mô hình kinh doanh mới theo quy định của pháp luật;

- Đảm bảo nguồn vốn chủ sở hữu tham gia dự án, phương án SXKD tối thiểu 20% tổng vốn đầu tư để thực hiện dự án, phương án SXKD và yêu cầu đảm bảo đủ nguồn vốn để thực hiện dự án, phương án SXKD;

- DNNVV khởi nghiệp sáng tạo đáp ứng các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định.

Trường hợp DN nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành được vay vốn trực tiếp của Quỹ Phát triển DNNVV khi đáp ứng các điều kiện sau:

- Đáp ứng quy định điều kiện thứ 1, thứ 3, thứ 4 như đối với DN nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo;

- Có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, nằm trong khu vực địa lý của cụm liên kết ngành và có hợp đồng hợp tác, kinh doanh với DN khác trong cụm liên kết ngành hoặc cùng xây dựng, sử dụng thương hiệu vùng. Căn cứ để xác định cụm liên kết ngành thực hiện theo quy định tại Luật Hỗ trợ DNNVV, đính kèm các văn bản hướng dẫn thi hành.

Mức tài trợ vốn cho DN nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành không quá 1 (một) tỷ đồng cho một dự án, phương án sản xuất, kinh doanh nhưng không quá 50% vốn đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua máy móc thiết bị.

Đối với DN nhỏ và vừa tham gia chuỗi giá trị được vay vốn trực tiếp cũng phải đáp ứng các điều kiện thứ 1, thứ 3, thứ 4 như đối với DN nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo. Ngoài ra phải có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, được triển khai để trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm của chuỗi giá trị hoặc có hợp đồng hợp tác, kinh doanh với DN trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm của chuỗi giá trị.

Cũng theo Nghị định 39/2019/NĐ-CP, lãi suất cho vay trực tiếp với các doanh nghiệp sẽ bằng 80% mức thấp nhất lãi suất cho vay thương mại. Mức thấp nhất lãi suất cho vay thương mại xác định được trên cơ sở so sánh lãi suất cho vay của 4 ngân hàng thương mại có vốn nhà nước và có tổng tài sản lớn nhất tại thời điểm xác định lãi suất cho vay của Quỹ Phát triển DNNVV.

Mức cho vay đối với mỗi dự án, phương án SXKD tối đa không quá 80% tổng mức vốn đầu tư của từng dự án, phương án. Tổng mức cho vay của Quỹ đối với một DN nhỏ và vừa không được vượt quá 15% vốn điều lệ thực có của Quỹ Phát triển DNNVV.

Thời hạn cho vay sẽ được xác định sao cho phù hợp với khả năng thu hồi vốn, khả năng trả nợ của DN và điều kiện cụ thể của từng dự án, phương án SXKD nhưng tối đa không vượt quá 7 năm.

Ngoài chức năng cho vay đối với DNNVV, Quỹ Phát triển DNNVV còn tiếp nhận và quản lý nguồn vốn vay, tài trợ, viện trợ, đóng góp, ủy thác của các tổ chức, cá nhân để hỗ trợ DNNVV.

Quỹ Phát triển DNNVV tài trợ vốn cho DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị thông qua phương thức cấp vốn không hoàn lại từ nguồn vốn vay, tài trợ, viện trợ, đóng góp, ủy thác của các tổ chức, cá nhân hoặc vốn bổ sung từ kết quả hoạt động của Quỹ.

Đặc biệt, để hỗ trợ DNNVV sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, Quỹ sẽ kết hợp thực hiện các hoạt động hỗ trợ tăng cường năng lực cho DNNVV bao gồm: tổ chức hội thảo, đào tạo, tư vấn, truyền thông, thương mại, xúc tiến đầu tư, cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu.

Có thể bạn quan tâm: Phần mềm kế toán BRAVO
 
5 xu hướng kinh doanh cần theo dõi trong năm 2020


tinh-gia-thanh-san-pham.jpg

1. Xu hướng cuộc sống “xanh”

Sống “xanh” đang trở thành xu hướng được nhiều người áp dụng hiện nay. Nhờ việc nắm bắt thời cơ tốt, theo kịp nhịp sống này mà Beyond Meat – nhà sản xuất protein dựa trên thực vật, đã tăng giá cổ phiếu của mình gấp ba lần kể từ khi ra mắt IPO. Tuy nhiên, với người tiêu dùng, lối sống có ý thức sinh thái không dừng lại ở chế độ ăn chay và các sản phẩm hữu cơ mà còn nhiều hơn thế. Nhà sản xuất quần áo nữ nổi tiếng – Lunya, một người chuyên thiết kế sản phẩm từ các loại vải và sợi tự nhiên cùng các dòng quần áo ngủ sử dụng bông Pima với đặc tính bền và thoải mái. Với công ty thời trang này, việc họ sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên vừa giúp họ và người tiêu dùng cá nhân làm giảm lượng khí thải carbon trong quá trình sản xuất kinh doanh và sử dụng sản phẩm.

Theo Small Business Trends, bí quyết của xu hướng kinh doanh xanh nằm ở việc cung cấp cho người tiêu dùng thông tin chi tiết với tính xác thực cao. Kinh doanh “xanh” không có nghĩa bạn bao phủ khách hàng bởi màu xanh là đủ, mà chính bạn phải giúp khách hàng hiểu được những lựa chọn thân thiện với môi trường đem lại ý nghĩa gì đối với bạn và họ.

2. Nắm bắt về nhân khẩu học giới trẻ
VidMob gần đây đã công bố một khảo sát của mình, theo đó: 59% số người được hỏi về “gen Z” - thế hệ được sinh trong khoảng từ giữa những năm 1990 đến đầu những năm 2000 cho biết, họ sử dụng ứng dụng YouTube nhiều hơn so với một năm trước đó. Những tín hiệu cho thấy thị trường tiếp thị trên nền tảng số hướng tới “gen Z” mới chỉ bắt đầu.

Đối với thế hệ trẻ, internet là một phần thiết yếu của mọi thứ họ làm, rồi khi họ trưởng thành và già đi, sẽ trở thành đối tượng chiếm lĩnh thị trường tiêu dùng. Khi đó, các công ty phải cố gắng hết sức để chuyển tiếp thị sang nền tảng số để phục vụ cho lớp trẻ này. Hãy xem TikTok, nền tảng video tập trung vào thiết bị di động đã trải qua sự tăng trưởng điên rồ trong vài năm qua như thế nào. TikTok đứng thứ chín trong danh mục các trang web mạng xã hội với 500 triệu người dùng hoạt động trên toàn thế giới, vượt lên trên cả LinkedIn, Pinterest, Twitter và Snapchat.

YouTube cũng đã làm cho tiếp thị kỹ thuật số dễ tiếp cận hơn với đối tượng trẻ.

3. Những tiến bộ về máy học và công nghệ AI
Với sự phát triển ngày càng sâu rộng của mình, ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo sẽ có tác động đáng kể đến nền kinh tế thế giới trong những năm tới. Việc sử dụng AI và thuật toán nhỏ hơn có thể cải thiện trải nghiệm người dùng trong gần như tất cả các ngành công nghiệp. AI cũng đang giúp chuyển đổi dịch vụ khách hàng.

Ngay cả Spotify cũng đã sử dụng trí tuệ nhân tạo để làm cho trải nghiệm nghe trở nên cá nhân hơn là tạo các phiên tùy chỉnh cho từng người dùng. Omer Khan, người sáng lập và CEO của VividTech đã cho rằng, ngày nay, các chatbot và trợ lý ảo có thể xử lý nhiều nhiệm vụ dịch vụ khách hàng hơn bao giờ hết để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hành trình của khách hàng. Thông qua việc sử dụng công nghệ thông minh, họ có thể đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của khách hàng, các tương tác sẽ trở nên hiệu quả hơn. Kết quả là doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ ngày càng được hưởng lợi nhiều hơn.

4. Sự thống trị của thương mại điện tử (TMĐT)
Theo báo cáo của Statista, trong 4 năm tới, TMĐT toàn cầu dự kiến sẽ đạt khoảng 5 nghìn tỷ USD. Điều này đồng nghĩa với việc cá nhà bán lẻ phải chuyển từ khoản đầu mặt tiền cửa hàng sang các cửa hàng trực tuyến. Một điển hình trong việc bán lẻ chuyển đổi sang TMĐT là Fashion Nova. Họ đã tận dụng sức mạnh của mua sắm trực tuyến chỉ với một số ít địa điểm, kết hợp phương tiện truyền thông xã hội để tạo ra hàng trăm triệu doanh số. Thậm chí Fashion Nova còn tạo ra một nhà kho hiện đại có thể giao đơn đặt hàng nhanh hơn.

Ngày nay, khi mà ngày càng nhiều nhà bán lẻ chuyên biệt xuất hiện trên thị trường, dường như không có giới hạn cho những gì có thể được bán trực tuyến.

5. Các nền tảng kỹ thuật số đa năng sẽ phát triển mạnh mẽ
Nhu cầu về một nền tảng tất cả trong một đang ngày càng tăng lên, bởi các công ty đều mong muốn tìm cách cung cấp nhiều dịch vụ và tùy chọn hơn cho khách hàng của họ. Với một nền tảng “n trong 1”, người dùng được đáp ứng các nhu cầu giao dịch tài chính, bảo mật và ngân hàng. Cả người tiêu dùng và chủ DN đều đánh giá cao các hệ thống toàn diện đang ngày càng phổ biến và được đáp ứng chỉ bởi một nhà cung cấp cụ thể. Bởi điều này giúp hoàn thành nhiều thao tác và kết quả hơn cho mục tiêu của họ.

Cạnh tranh để có được khách hàng mới luôn khốc liệt và việc thích nghi với thị trường tiêu dùng thay đổi từng ngày có thể rất quan trọng đối với sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào. Để giúp doanh nghiệp của bạn đưa ra quyết định đúng đắn cho tương lai, điều cần thiết là phải biết những gì khách hàng của bạn đang đòi hỏi và nơi họ đang tiêu tiền. Hãy nắm bắt những xu hướng có khả năng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh doanh trong những năm tới.

Xem thêm: Phần mềm kế toán BRAVO
 
Xu hướng nào sẽ dẫn dắt chuỗi cung ứng toàn cầu trong năm 2020?

Trong bối cảnh kinh doanh quốc tế hiện nay, sự kỳ vọng của khách hàng tăng cao đã tác động không nhỏ đến mọi bộ phận và công đoạn của hoạt động của chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, các giải pháp quản lý logistics thế hệ tiếp theo lấy khách hàng làm trung tâm cũng làm cho chuỗi cung ứng toàn cầu trở nên thông minh hơn và bền vững hơn.
Theo các nhà quản trị, dưới đây chính là 6 xu hướng cần chú ý trong quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu trong năm 2020 này.
Sử dụng dịch vụ “Green Logistics”
Green Logistics là xu hướng mà các công ty logistics đang tích hợp những nỗ lực, cải tiến, ứng dụng mang tính bền vững vào chiến lược chung của họ, thông qua việc giữ cho môi trường xanh và loại bỏ ô nhiễm. Điều này không những giúp ích cho môi trường mà còn tăng cường danh tiếng của công ty, giảm chi phí chuỗi cung ứng và quan trọng là làm tăng lòng trung thành của khách hàng đối với công ty.

chuoi-cung-ung-1.jpg

Tích hợp chuỗi cung ứng ngày càng tập trung ở các công ty lớn
Sự phát triển sâu, rộng của công nghệ đã đóng vai trò lớn trong việc thay đổi các quy trình của chuỗi cung ứng. Gần đây, thông qua các ứng dụng, quy trình trực tuyến, các hãng vận tải biển hàng đầu đã triển khai xử lý dữ liệu trực tuyến với mục tiêu hợp lý hóa toàn bộ chuỗi cung ứng, điển hình là Maersk và Damco (hai trong số các công ty vận tải biển hàng đầu thế giới về vận chuyển container).
Maersk và Damco đang hướng đến mong muốn tăng gấp đôi số lượng các hoạt động logistics tích hợp cao các dịch vụ nội địa. Điều này vừa giúp các chủ hàng định tuyến vận chuyển với chi phí giảm, vì hai công ty trên đã lên kế hoạch kết nối biển và đất liền, ngoài cảng ghé cảng. Đồng thời, công việc số hóa đóng một vai trò to lớn vì nó giúp họ truy cập dữ liệu và thông tin theo thời gian thực, tạo ra các quy trình cũng như hoạt động linh hoạt, hiệu quả hơn. Quan trọng hơn cả là số hóa giúp linh hoạt chiến lược phát triển của công ty.
Giải pháp phần mềm hỗ trợ bởi công nghệ blockchain
Hệ quả từ việc thiếu công khai minh bạch sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả hoạt động của chuỗi cung ứng. Ngày nay, các chuyên gia đang cố gắng giảm thiểu rủi ro và nhận được kết quả cho toàn bộ quá trình trong một lần nhờ giải pháp phần mềm mới được hỗ trợ bởi công nghệ blockchain (hỗ trợ thương mại toàn cầu như một nền tảng duy nhất, để theo dõi hành trình vận chuyển từ đầu đến cuối).
Cụ thể các hãng vận chuyển hàng hải, cảng biển, giao nhận vận tải và dịch vụ logistics khác, 3PL (cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba hay logistics theo hợp đồng), đều sẽ chia sẻ và sử dụng một cổng thông tin duy nhất để cập nhật dữ liệu theo thời gian thực cho khách hàng của họ. Mục đích giúp hợp lý hóa việc quản lý hàng tồn kho và cải thiện việc sử dụng tài sản – yếu tố quan trọng cho hoạt động logistics. Ngoài ra, các bên cũng cần chú ý để mắt đến bất kỳ nhược điểm nào đối với khách hàng cũng như các ảnh hưởng toàn ngành từ việc tiếp tục sử dụng blockchain.
chuoi-cung-ung-2.jpg

Chi phí ẩn của việc đưa con người ra khỏi quy trình
Tự động hóa sẽ mang lại lợi ích ở một vài điểm và có thể được áp dụng trong những loại hình phù hợp. Nhiều công ty đang tự động hóa, số hóa các hoạt động để giảm chi phí. Nhưng theo các chuyên gia thì kỹ thuật số hay tự động hóa lại chính là một khoản chi phí lớn với các hạng mục như: đầu tư vào hạ tầng và công nghệ, bảo dưỡng máy móc, chi phí bảo trì, thiết bị... Tuy nhiên, nếu đầu tư vào cơ sở hạ tầng song song với đào tạo con người sẽ giúp vừa tăng năng suất chuỗi cung ứng, vừa loại bỏ một số chi phí bảo trì bổ sung.
Việc thiếu cơ sở hạ tầng và dịch vụ có thể dẫn đến chi phí tăng. Một số hãng vận chuyển tính phí gấp đôi số tiền cho một giao hàng địa phương đơn giản, bao gồm mức giá nhiên liệu cao và các khoản phụ phí quá mức. Tất cả 3PL đều cố gắng giảm thiểu chi phí và hoạt động hiệu quả, nhưng do tải trọng/khối lượng lớn và các vấn đề không mong muốn phát sinh, thậm chí 3PL cũng bất lực và không biết gì khi đặt xe chuyển tải. Họ có xu hướng tính phí cao ở đây mặc dù công ty cố gắng sử dụng tất cả tài nguyên của hãng vận chuyển thấp nhất, đúng hạn.
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng và các tùy chọn giao hàng sẽ giảm bớt điều này, dẫn đến việc khám phá các lựa chọn thay thế cho giao hàng truyền thống. Chẳng hạn, máy bay không người lái đã bắt đầu đóng vai trò rất lớn trong ngành công nghiệp chuỗi cung ứng. Điều này sẽ tác động mạnh đến ngành vận tải đường bộ, vì máy bay không người lái có thể sẽ mở ra tương lai mới cho công ty giao hàng.
Tăng số lượng đối tác để giảm thiểu chi phí logistics
Mục tiêu của bất kỳ chiến lược logistics nào của công ty là để giảm thiểu chi phí vận chuyển hàng hóa và cung cấp dịch vụ hiệu quả cao. Quan hệ đối tác thường không chỉ giúp giảm chi phí mà còn giảm thiểu rủi ro liên quan đến vận chuyển hàng hóa. Trong một vài trường hợp, mối quan hệ đối tác hiệu quả cũng có thể làm giảm sự chậm trễ trong việc giao hàng và nâng cao giá trị cũng như sự hài lòng của khách hàng.
Ở thị trường quốc tế, nhiều công ty đang cố gắng tìm kiếm đối tác sử dụng các giải pháp kỹ thuật số tiên tiến, giúp họ tìm kiếm cơ hội mới:
  • Tăng độ chính xác về dự báo;
  • Giảm hàng tồn kho thông qua việc sử dụng hệ thống JIT (chỉ trong thời gian)
  • Đạt ước tính ETA (Estimated Time of Arrival – thời gian đến dự kiến) phân phối mới chính xác hơn;
  • Giảm số lượng công việc hành chính cần thiết.
Đó là một vài trong số các lĩnh vực quan trọng mà các doanh nghiệp nhắm đến để giải quyết thông qua quan hệ đối tác.
Thuế quan làm giảm cạnh tranh kinh doanh
Từ chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump, các chuỗi cung ứng B2B và B2C bị ảnh hưởng rất nhiều. Các nhà bán lẻ lo rằng việc tăng thuế sẽ dẫn tới leo thang giá cả và giảm nhu cầu của người tiêu dùng; số khác cũng đưa ra nhận định, thuế quan có thể tạo điều kiện cho số ít doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh và thậm chí dẫn đến độc quyền trong các ngành cụ thể.

Xem thêm: Phần mềm ERP của BRAVO
 
Vai trò của công tác quản trị nhân lực trong doanh nghiệp
Nhân lực là yếu tố chính cấu thành nên doanh nghiệp. Do vậy, công tác quản trị nhân lực có vai trò hết sức quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ nêu rõ vai trò của công tác quản trị nhân lực trong doanh nghiệp.
Vai-tro-cua-cong-tac-quan-tri-trong-doanh-nghiep.png

1. Vai trò của quản trị nhân lực

Công tác quản trị nguồn nhân lực là hoạt động của doanh nghiệp để thu hút, xây dựng, phát triển, sử dụng, đánh giá và giữ gìn lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu công việc của doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng. Do vậy, công tác quản trị nhân lực có vai trò to lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, nó là hoạt động bề sâu chìm bên trong doanh nghiệp nhưng lại mang yếu tố quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngày nay, vai trò của công tác quản lý nhân lực ngày càng quan trọng bởi sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt và nguồn nhân lực là yếu tố chiến lược tạo lên lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Hơn nữa, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã tạo ra những nhân sự có trình độ chuyên môn và tay nghề cao. Chất xám, tri thức, kinh nghiệm của đội ngũ này là yếu tố quyết định cho sự cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đó cũng là 1 thách thức với doanh nghiệp khi doanh nghiệp cần có đủ khả năng quản lý, tạo môi trường cho đội ngũ này phát triển để họ cống hiến cho doanh nghiệp một cách lâu dài nhất.
Quản trị nhân sự bao gồm toàn bộ các biện pháp áp dụng cho nhân viên của doanh nghiệp để giải quyết tất cả các trường hợp xảy ra liên quan đến công việc đó. Nếu không có quản trị nhân sự mọi việc sẽ trở nên thiếu tổ chức và kỷ luật. Đây là một công tác hết sức khó khăn vì nó động tới những con người cụ thể có tính cách, sở thích và năng lực riêng biệt.
Công tác quản trị nhân lực trong doanh nghiệp tốt thì sẽ tạo ra được một đội ngũ lao động nhiệt tình, hăng hái, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
2. Thực trạng của công tác quản trị nhân lực trong doanh nghiệp
Nhận thức được vai trò của quản trị nhân lực trong doanh nghiệp như vậy nên hiện nay các doanh nghiệp đều chú trọng đến vấn đề này. Sự tiến bộ của quản trị nhân lực được coi là một trong những nguyên nhân quan trọng thúc đẩy các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trên thực tế công tác quản lý nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp hiện nay vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn và thách thức lớn, như:
  • Nhận thức chưa đầy đủ của ban lãnh đạo doanh nghiệp về vai trò then chốt của nguồn nhân lực và công tác quản trị nguồn nhân lực đối với sự thành công của doanh nghiệp.
  • Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động chưa cao, thiếu cán bộ quản lý giỏi và các chuyên gia về quản trị nguồn nhân lực.
  • Nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng thừa biên chế. Cùng lúc các doanh nghiệp phải giải quyết tình trạng thiếu lao động có trình độ lành nghề cao nhưng lại thừa lao động không có trình độ lành nghề hoặc có những kỹ năng được đào tạo không còn phù hợp với những yêu cầu hiện tại, dẫn đến năng suất lao động thấp.
  • Nhiều doanh nghiệp hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, thu nhập của người lao động thấp, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống, nhiệt tình và hiệu quả làm việc của người lao động.
  • Ý thức tôn trọng pháp luật chưa cao, luật pháp được thực hiện chưa nghiêm minh.
  • Chưa có tác phong làm việc công nghiệp.
  • Chưa xác lập được quan hệ bình đẳng, hợp tác giữa người lao động và chủ doanh nghiệp.
  • Một số quy chế về đánh giá, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, cho nghỉ việc... chậm cải tiến, không còn phù hợp với điều kiện kinh doanh mới của doanh nghiệp
  • Nhiều doanh nghiệp chưa chú trọng đầu tư vào nguồn nhân lực để có lợi thế cạnh tranh cao hơn.
Những khó khăn, hạn chế trong công tác quản trị nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp hiện nay đặt ra yêu cầu cần phải thay đổi cơ bản cách thức hoạt động quản trị con người trong doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần có hệ thống quản trị nhân lực với những chính sách về tuyển dụng, đào tạo, trả lương, khen thưởng, đãi ngộ, đánh giá mới cho phù hợp với yêu cầu phát triển hiện nay của doanh nghiệp.
Từ những phân tích về vai trò của quản trị nhân lực và thực trạng của công tác quản trị nhân lực trong doanh nghiệp, các chủ doanh nghiệp có thể tìm kiếm được công cụ hỗ trợ tối ưu trong công tác quản trị nhân sự. Và một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho các chủ doanh nghiệp hiện nay chính là phần mềm quản lý nhân sự.

Xem thêm: Phần mềm ERP của BRAVO
 
Hiệp định EVFTA và những cơ hội “vàng” cho doanh nghiệp Việt Nam

Ngay sau khi Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực, với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU.

Nhiều cơ hội về tiếp cận thị trường các nước thành viên EU

Hôm qua, ngày 12/2/2020 theo giờ Việt Nam, với 401 phiếu ủng hộ, 192 phiếu trống và 40 phiếu trắng, Nghị viện châu Âu (EP) đã bỏ phiếu phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA); đồng thời với tỷ lệ 407 phiếu ủng hộ, 188 phiếu trống và 53 phiếu trắng, Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA) cũng được EP đã thông qua.
Theo Bộ Công Thương, việc EP thông qua Hiệp định EVFTA đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong chặng đường 30 năm phát triển quan hệ đối tác và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU). Trước bối cảnh quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, Hiệp định EVFTA thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của cả hai bên trong việc thúc đẩy quan hệ song phương, góp phần đưa quan hệ giữa Việt Nam và EU phát triển sâu rộng và thực chất hơn.
Với Hiệp định EVFTA, Việt Nam là nước đang phát triển đầu tiên ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương có quan hệ thương mại tư do với EU. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc khẳng định vai trò và vị thế địa – chính trị của Việt Nam trong khu vực, khẳng định Việt Nam – từ quốc gia đi sau trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, lần đầu tiên đã vươn lên trở thành nước đi đầu.
Hiện tại, EU là một trong số thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu năm 2019 sang thị trường này đạt 41,48 tỉ USD và nhập khẩu đạt 14,91 tỉ USD. Do vậy, Hiệp định EVFTA sẽ tạo điều kiện để Việt Nam có thể thúc đẩy xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường, thu được giá trị gia tăng cao hơn thông qua việc thiết lập các chuỗi cung ứng mới.
Bên cạnh đó, bối cảnh tình hình chính trị – an ninh thế giới và khu vực đang thay đổi nhanh chóng, diễn biến phức tạp, Hiệp định EVFTA còn giúp Việt Nam có điều kiện để nâng cao nội lực ứng phó, đồng thời giúp củng cố vị thế để thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa đi đôi với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh.
Với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, ngay sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Sau 07 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan (TRQ) với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.
Như vậy, gần như 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn. Tới thời điểm hiện tại, đây là mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho Việt Nam trong các hiệp định FTA đã được ký kết. Lợi ích này đặc biệt có ý nghĩa khi EU liên tục là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam hiện nay.
hiep-dinh-evfta.jpg


Cam kết xóa bỏ thuế quan cho nhiều mặt hàng quan trọng

Căn cứ vào những cam kết trong EVFTA, sau khi Hiệp định có hiệu lực, nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam sẽ được xóa bỏ thuế quan. Cụ thể là:
Dệt may: trong vòng 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế quan với 77,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, và sau 7 năm 22,7% kim ngạch còn lại sẽ được xóa bỏ. Cam kết này của EU đưa ra phù hợp với khả năng đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ “2 công đoạn” (từ vải trở đi) của ngành dệt may Việt Nam (tức là để được hưởng thuế quan ưu đãi theo Hiệp định EVFTA thì hàng dệt may của Việt Nam phải được làm từ vải có xuất xứ Việt Nam). Ngoài ra, EU cũng chấp nhận linh hoạt với quy tắc này như cộng gộp xuất xứ từ Hàn Quốc hay những nước mà cả ta và EU có FTA (như Nhật Bản và một số nước ASEAN).
Giày dép: EU cam kết giảm thuế xuống 0% đối với 42,1% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Sau 03 năm và 07 năm tỷ lệ này sẽ lần lượt là 73,2% và 100%.
Thủy sản (trừ cá ngừ đóng hộp và cá viên): EU sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 86,5% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong vòng 3 năm, trong vòng 5 năm là 90,3% và trong vòng 7 năm là 100%. Đối với cá ngừ đóng hộp, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan 11.500 tấn.
Đường: EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 10.000 tấn đường trắng và 10.000 tấn sản phẩm chứa đường trên 80%.
Gạo: EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo (gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm). Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm (giúp ta có thể xuất khẩu tới 100.000 tấn tấm vào EU hàng năm). Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau một lộ trình nhất định.
Mật ong: EU sẽ xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực và không áp dụng hạn ngạch thuế quan.
Các sản phẩm nước hoa quả, củ quả, rau củ quả chế biến, túi xách, vali, sản phẩm nhựa, sản phẩm gốm sứ thủy tinh: Về cơ bản sẽ được xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực.
Các sản phẩm khác thuộc diện cam kết theo hạn ngạch thuế quan: EU dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan 25.000 tấn tinh bột sắn (trên tổng nhập khẩu của EU là 33.000 tấn), 5.000 tấn ngô ngọt (riêng ngô bao tử sẽ không bị hạn ngạch thuế quan và được hưởng thuế suất 0% trong vòng 7 năm), 400 tấn tỏi, và 350 tấn nấm.
Thuế suất trong hạn ngạch của tất cả các mặt hàng thuộc diện cam kết theo hạn ngạch thuế quan của EU là 0%.

Xem thêm: Phần mềm ERP của BRAVO
 
Chuỗi cung ứng toàn cầu ứng phó với dịch Corona như thế nào?

Trước thực trạng dịch Corona đang lây lan nhanh chóng và vượt quá sự bùng phát của dịch SARS năm 2003, các nhà quản trị trong lĩnh vực chuỗi cung ứng cần tính đến phương án giảm thiểu sự gián đoạn và ngay lập tức lên kế hoạch đối phó với những sự cố có thể xảy ra trong tương lai.

Ngày 31/12/2019, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã biết về một số trường hợp viêm phổi nặng ở Vũ Hán, Trung Quốc bị gây ra bởi chủng vi rút Corona mới (Covid-19). Kể từ đó, dịch bệnh này đã lan ra nhiều tỉnh của Trung Quốc cũng như các nước khác.
Đến ngày 31/1/2020, WHO đã tuyên bố dịch bệnh do Covid-19 đang xảy ra tại Trung Quốc và các trường hợp mắc vi rút này tại nhiều quốc gia khác là tình trạng y tế công cộng khẩn cấp. Với tình hình cấp bách trên, buộc các nhà lãnh đạo chuỗi cung ứng phải đánh giá và lên kế hoạch về việc Corona tác động đến chuỗi cung ứng toàn cầu như thế nào.

Thách thức của toàn cầu hóa trước dịch Corona

Mặc dù ổ dịch đang được so sánh với dịch SARS năm 2003, nhưng hiện tại bối cảnh của Trung Quốc đã khác rất nhiều. Hiện nay, Trung Quốc phát triển và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. So với 17 năm trước, quốc gia này đã cải thiện đáng kể mạng lưới giao thông, đặc biệt là vận tải đường hàng không và đường biển. Điều này có nghĩa việc tác động của chuỗi cung ứng sẽ vượt ra ngoài mối quan tâm khu vực.
Thiếu hụt lao động, vận chuyển bị hạn chế và vật liệu cũng như các khó khăn về logistics do bị kiểm soát chặt chẽ, các trung tâm vận chuyển và biên giới bị đóng cửa khiến hàng hóa phải xếp tầng chờ thông quan. Như vậy, tác động ảnh hưởng từ dịch Corona lớn hơn rất nhiều so với dịch SARS năm 2003.

chuoi-cung-ung-toan-cau.jpg


Những ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng do Corona gây ra

Dù chưa thể có được những con số chính xác về hậu quả của dịch Corona gây ra, nhưng các tổ chức đã bắt đầu thấy những tác động của nó đối với toàn chuỗi cung ứng, bao gồm:
Nguyên vật liệu: Tình trạng thiếu nguyên vật liệu, thành phẩm đến hoặc được chuyển qua các trung tâm logistics đặt tại các khu vực bị ảnh hưởng.
Lao động: Thiếu hụt cả lao động tri thức lẫn chân tay do kiểm dịch hoặc bệnh tật.
Logistics: Việc tìm các tuyến đường và phương tiện giao thông thay thế sẽ trở nên khó khăn. Các trung tâm và mạng lưới cung ứng có thể gặp phải hạn chế về năng lực và tính sẵn có.
Người tiêu dùng: Người tiêu dùng đang tỏ ra thận trọng hơn khi mua hàng vì những lo ngại khi tiếp xúc với người khác có thể dẫn tới nguy cơ lây nhiễm Corona. Nhiều đơn vị đã bắt đầu quan tâm, dịch chuyển sang bán hàng trực tuyến. Tuy nhiên, điều đó chỉ làm mạng lưới logistics đứng trước nhiều thách thức hơn.

Chuẩn bị chuỗi cung ứng nếu bị gián đoạn

Khi sự gián đoạn xảy ra, các tổ chức kinh tế dựa trên chuỗi cung ứng sẽ sử dụng những quy trình quản lý rủi ro nâng cao gồm nhiều hệ thống như: liên tục đo lường những chỉ số rủi ro chính, sau đó chuẩn bị các kịch bản đối phó với bất ổn nhằm kiểm soát các yếu tố về tài chính, nguồn lao động, nguyên vật liệu và năng suất.
Tác động của dịch Corona làm chuỗi cung ứng thiếu khả năng tiếp cận nguồn nhân lực, giảm năng suất và tạo ra sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng. Và, dù cho trong vài tháng tới hoặc lâu hơn, ta chưa thấy được tác động đầy đủ của dịch Corona đối với chuỗi cung ứng, nhưng ngay từ bây giờ các nhà lãnh đạo nên thực hiện những giải pháp ban đầu để có thể đối phó hiệu quả với mọi sự ảnh hưởng tác động đến chuỗi giá trị.
Giải pháp mà các chuyên gia trong ngành gợi ý là một kịch bản với 03 bước hành động:

Hành động ngắn hạn

Thực hiện ngay các chương trình giám sát và ứng phó tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng với các quốc gia bị ảnh hưởng bởi dịch Corona (tập trung xác định rủi ro để đưa ra giải pháp kinh doanh phù hợp). Tiếp đến là đảm bảo tất cả hàng tồn kho nằm trong tầm tiếp cận, được kiểm soát hoặc bên ngoài các khu vực và các trung tâm logistics bị ảnh hưởng.
Các nhà quản trị chuỗi cung ứng nên làm việc với bộ phận pháp lý, bộ phận nhân sự của DN để hiểu rõ tác động tài chính nếu không thể cung cấp hàng hóa cho khách hàng vì dịch, đồng thời hướng dẫn nhân viên ở các khu vực bị ảnh hưởng về phương án ứng phó.

Hành động trung hạn

Ở bước này, cần tập trung cân bằng cung cầu cũng như xây dựng kho đệm, rồi đánh giá cơ hội để đa dạng hóa nhà cung cấp. Tiếp theo, làm việc với các bên liên quan và các nhà cung cấp chiến lược. Quan trọng nhất là thiết lập phương pháp quản lý rủi ro phù hợp để giám sát và chuẩn bị cho tình trạng thiếu nguyên vật liệu và năng lực sản xuất.

Hành động dài hạn

Một khi tác động ban đầu của dịch Corona giảm thiểu, việc tiếp theo là có những kế hoạch dài hạn để giải quyết hậu quả của nó với chuỗi cung ứng. Đây chính là thời điểm để tìm kiếm và phát triển các nguồn thay thế và đa dạng hóa chuỗi giá trị, chuẩn bị trước các kịch bản đối phó với rủi ro tương tự có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, cần giải quyết nguồn cung chiến lược và tập trung vào các nguồn cung có giá trị gặp rủi ro. Đồng thời đảm bảo nguồn thay thế, tuyến đường vận chuyển hay hàng tồn kho và dự trữ tài chính bằng tiền mặt đủ để giảm thiểu bất kỳ sự gián đoạn nào trong thời gian tiếp theo.

Xem thêm: Phần mềm kế toán BRAVO
 
7 bước để phục hồi lại doanh nghiệp sau đại dịch

Chuyên gia quản lý rủi ro Mỹ - Nicholas Bahr đưa lời khuyên để giúp các doanh nghiệp có thể tồn tại và sẵn sàng hoạt động hiệu quả sau đại dịch.

Sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 đang tác động mạnh đến các doanh nghiệp, khiến cho một số đang dần thu hẹp quy mô hoặc buộc phải ra quyết định đóng cửa hoàn toàn. Trong lúc chờ sự hỗ trợ rõ ràng cũng như quyết sách của cấp chính quyền địa phương, các doanh nghiệp có thể chủ động làm trước một số việc để sẵn sàng cho lúc mở cửa trở lại.
Dưới đây là 7 bước cụ thể, được chuyên gia quản lý rủi ro Nicholas Bahr của DuPont Sustainable Solutions (Mỹ) gợi ý. Nicholas Bahr đã dành 35 năm để giúp các doanh nghiệp ứng phó được rủi ro từ địa chính trị, khí hậu và khủng bố.

7-buoc-phuc-hoi-doanh-nghiep-sau-dai-dich-covid-19-2.jpg

Nicholas Bahr, Giám đốc toàn cầu vận hành rủi ro, an toàn và phục hồi DuPont Sustainable Solutions (Mỹ). (Ảnh: Linkedin Nicholas Bahr)

Chăm lo nhân viên: Liên lạc trực tuyến thường xuyên và chặt chẽ với các nhân viên. Điều này rất quan trọng, để nắm rõ họ bị ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh như thế nào; tiếp đến, trấn an họ khi có thể và đặc biệt là các dự định hỗ trợ của bạn dành cho họ.
Xây dựng hệ thống quản trị: Mục đích để ra quyết định bằng cách tập trung vào dữ liệu hơn là cảm xúc. Hệ thống quản trị này có thể bao gồm ba cấp độ:
  • Ngắn hạn: áp dụng xử lý các khó khăn về nhân sự và công việc hàng ngày;
  • Trung hạn: kế hoạch dự trữ tiền mặt và khả năng sa thải;
  • Dài hạn: tính toán đến các tác động kinh tế lớn.
Vận hành các đánh giá rủi ro: Ngay cả khi doanh nghiệp đã có trước một hệ thống đánh giá rủi ro, thì rất có thể tình huống này, nó không còn phù hợp với Covid-19. Vì vậy, nên thiết lập phương pháp mới, tập trung vào các biện pháp vệ sinh và an toàn cần thiết để bảo vệ con người, tài chính, công nghệ và hoạt động trong thời gian dịch bệnh.
Tăng truyền thông ra bên ngoài: "Trong khủng hoảng, hàng hóa lớn nhất của bạn là niềm tin", Nicholas Bahr cho biết. Hãy dành thời gian trấn an khách hàng, đối tác và công chúng rằng bạn (doanh nghiệp bạn) đang thực hiện các biện pháp thích hợp để chống lại sự bùng phát và thậm chí góp phần giải quyết chúng.
Đánh giá chuỗi cung ứng: Tìm hiểu xem bạn đang còn những khách hàng nào và yêu cầu của họ. Tiếp theo, trao đổi với các nhà cung cấp về năng lực hiện tại của họ, đồng thời cảnh giác với những lời hứa hẹn của họ hơn khả năng. Nếu tiền mặt đang eo hẹp, bạn hãy nhớ rằng không phải mọi thứ đều cần đến chúng. Thay vào đó, hãy sáng tạo, suy nghĩ về cách bạn có thể trao đổi với đối tác các sản phẩm, quyền lợi và dịch vụ.
Xem xét rủi ro hoạt động: Đánh giá mọi mặt các hoạt động của doanh nghiệp. Lập danh sách kiểm tra trước khi hoạt động trở lại. Điều này, giúp đảm bảo bạn hoàn toàn sẵn sàng khi tình hình xã hội cho phép.
Sử dụng thời gian “chết” một cách hiệu quả: Với quỹ thời gian rảnh rỗi, hãy tận dụng tối đa để suy nghĩ về việc phát triển bất kỳ dịch vụ và sản phẩm nào mà bạn chưa từng có. Bên cạnh đó, khuyến khích nhân viên tham gia vào quá trình này để họ cảm thấy có giá trị và tăng năng suất làm việc.
Thực tiễn, các khuyến nghị của Nicholas Bahr cũng tương đồng với quan điểm của nhiều nhà quản lý khác. Chẳng hạn như, Jordan Strauss – Cựu giám đốc điều hành Kroll, một bộ phận thuộc Duff & Phelps (Mỹ) cho rằng: mỗi ngày, các chủ doanh nghiệp nên dành một khoảng thời gian để tìm kiếm cơ hội mới. Và Greg Milano – CEO của công ty tư vấn chiến lược Fortuna Advisors cũng cho hay, chiến lược phục hồi được chia thành ba bước chính: sống sót, cải thiện và nắm bắt cơ hội.
Theo Greg Milano, trước tiên, các doanh nghiệp cần giải quyết các vấn đề về dòng tiền và thanh khoản. Bước nữa là suy nghĩ về các lĩnh vực có thể để cải thiện, chẳng hạn như hiện đại hóa công nghệ. Cuối cùng, đối với những đơn vị ít bị ảnh hưởng, đây có thể là thời điểm để bạn tận dụng các cơ hội kinh doanh mới.
Dù cho lời khuyên của Nicholas Bahr được thiết lập nhằm giúp đỡ doanh nghiệp sẵn sàng bình phục sau khủng hoảng, thế nhưng ông cho rằng, nó cũng hữu ích để giúp họ ứng phó trong lúc đại dịch đang diễn ra.
Theo ông, kinh doanh khi có dịch có thể dẫn đến những thay đổi theo 4 cách sau:
  • Thứ nhất, nhiều doanh nghiệp sẽ lựa chọn hoạt động từ xa, vì làm việc tại nhà trở nên khả thi hơn;
  • Thứ hai, chính xu hướng làm việc từ xa sẽ tạo ra sự phát triển nhanh chóng của công nghệ;
  • Thứ ba, toàn cầu hóa cần phải được xem xét lại để có khả năng thích ứng tốt hơn với những cú sốc tương tự như Covid-19;
  • Và cuối cùng, các doanh nghiệp nói chung cần trở nên mạnh mẽ hơn, tập trung vào kế hoạch dài hạn hơn.
Trong khi triển vọng ngắn hạn của nhiều doanh nghiệp có vẻ không mấy tươi sáng, thì Nicholas Bahr ví nó như đang đi trong một đường hầm tối tăm. "Điều quan trọng cần nhớ là rồi chúng ta cũng sẽ đi ra khỏi nó", ông nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm: Phần mềm kế toán BRAVO
 
"Biến nguy thành cơ", doanh nghiệp dệt may nắm bắt cơ hội thời COVID-19

Nhiều doanh nghiệp dệt may đang biến thách thức thành cơ hội để phát triển trong giai đoạn vô cùng khó khăn, chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19.

Xuất hiện khủng hoảng chưa từng có

Theo số liệu ước tính của Tổng cục thống kê, trong tháng 3/2020, xuất khẩu dệt may của cả nước đạt 1,8 tỷ USD, giảm tới 19,4% so với tháng trước. Đồng thời, tổng kim ngạch xuất khẩu trong quý I/2020 ước đạt 6,49 tỷ USD, giảm tới 8,9% so cùng kỳ năm trước.
Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết, 100% doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc đều bị ảnh hưởng do dịch bệnh COVID-19. Trong đó, khoảng 70% doanh nghiệp buộc cắt giảm nhân sự trong tháng 3 và dự kiến 80% doanh nghiệp sẽ cắt giảm nhân sự trong tháng 4, tháng 5. Thiệt hại doanh thu hàng chục nghìn tỷ đồng nếu dịch kết thúc vào tháng 5.
Trong buổi họp cuối tháng 3, ông Lê Tiến Trường – Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam dự báo, nhiều doanh nghiệp có thể sẽ mất khả năng thanh khoản vào cuối tháng 4; con số những người lao động mất việc ước tính từ 40-50%, kèm theo là lượng hàng tồn kho trong hai tháng 4, 5 sụt giảm khoảng 50% giá trị.
Toàn bộ đây là những con số tiêu cực chưa từng xuất hiện mà COVID-19 đang gây ra cho ngành dệt may.
Thế nhưng, khó khăn thách thức từ dịch bệnh cũng bất ngờ tạo ra cơ hội chưa từng có cho ngành dệt may Việt Nam. Ở thị trường nội địa, khẩu trang liên tục cháy hàng, doanh nghiệp nhanh chóng chuyển hướng sản xuất và phải tối đa hoá công suất. Thị trường xuất khẩu theo đó cũng được mở rộng với những tín hiệu khả quan từ nhiều đơn đặt hàng khẩu trang đến từ châu Âu, Mỹ... cho doanh nghiệp Việt Nam.

tap-doan-det-may-10.jpg

Doanh nghiệp dệt may trong nước tăng năng lực sản xuất khẩu trang kháng khuẩn để sử dụng quốc nội và mục tiêu xuất khẩu

Nắm bắt cơ hội trong thách thức

Nhanh chóng nắm bắt nhu cầu, tận dụng nguồn lực sẵn có, nhiều doanh nghiệp đã bắt tay vào việc may khẩu trang: từ chất liệu khẩu trang y tế đến vải sợi kháng khuẩn, vải giọt bắn và cả từ chất liệu bã cà phê.
Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) cùng các doanh nghiệp trong hệ thống đã chuyển đổi sử dụng nguồn vải dệt kim kháng khuẩn để sản xuất, góp phần cung ứng hàng trăm nghìn khẩu trang ngay thời điểm phát sinh dịch vào tháng 2/2020. Đây là loại vải dệt kim kháng khuẩn được sử dụng cho trẻ sơ sinh và trong bệnh viện mà Dệt Kim Đông Xuân đã hợp tác sản xuất cho đối tác Nhật Bản suốt 30 năm qua.
Tiếp tục đến cuối tháng 3, thị trường đón nhận mạnh dòng sản phẩm mới – "khẩu trang vải kháng giọt bắn, kháng khuẩn 3 lớp", sản phẩm do Tập đoàn Dệt May Việt Nam phát triển mẫu và được Dệt Kim Đông Xuân sản xuất.
Theo kế hoạch, tháng 3 và tháng 4/2020 này, Dệt kim Đông Xuân sẽ đưa ra thị trường từ 5-7 triệu chiếc khẩu trang thuộc dòng sản phẩm mẫu mới này.
Bên cạnh khẩu trang, Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã sẵn sàng sản xuất quần áo bảo hộ cấp độ 1 và 2 sau khi Bộ Y tế ban hành tiêu chuẩn. Công suất dự kiến đạt khoảng 50.000 bộ/ngày.
Đồng thời, Tổng công ty May 10 cũng nhập cuộc với 8 dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế với công suất đạt tới 900.000 chiếc/ngày, tương đương 27 triệu khẩu trang y tế/tháng. Dự kiến đến ngày 20/4, sau khi hoàn tất thủ tục cấp phép, dây chuyền này sẽ bắt đầu sản xuất những sản phẩm đầu tiên.

5-doi-tuong-duoc-mien-thue-tien-thue-dat-tu-8-4-2020.jpg

Trong buổi làm việc với ông Vương Đình Huệ – Bí thư Thành ủy Hà Nội về tình hình SXKD và công tác phòng, chống dịch COVID-19, ông Thân Đức Việt – Tổng giám đốc Tổng công ty May 10, cho biết: "Do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 nên trong tháng 4/2020, tổng công ty sẽ thiếu hụt gần 30% đơn hàng. Tuy nhiên việc sản xuất khẩu trang sẽ bù đắp phần nào sự thiếu hụt đơn hàng".
Ông Việt chia sẻ thêm, hiện đã có một đối tác lớn đang đặt mua 400 triệu khẩu trang y tế và dự kiến giao hàng từ tháng 7 với giá trị 52 triệu USD (tương đương 30% doanh thu May 10 trong năm 2020). Đồng thời, một đối tác khác của Mỹ cũng đặt mua 20 triệu khẩu trang vải trong 6 tuần, một đối tác Đức đặt mua 2 triệu khẩu trang vải, 6 triệu chiếc khẩu trang y tế.
"Sản xuất khẩu trang là việc chẳng đừng vì không thể so với giá trị sản xuất may mặc. Tuy nhiên, chúng tôi phải chuyển đổi để thích ứng và cố gắng bù đắp thiếu hụt vì 12.000 công nhân lao động", ông Việt nói.
Ngoài ra, một doanh nghiệp khác cũng có hướng đi mới là Công ty CP Đầu tư và thương mại TNG (Thái Nguyên). Theo báo cáo của doanh nghiệp, doanh thu trong tháng 2 của TNG đã tăng 240% với doanh thu nội địa tăng trưởng mạnh, chủ yếu đến từ các đơn hàng sản xuất khẩu trang phục vụ thị trường trong bối cảnh dịch COVID-19.
Cụ thể, tháng 2 tổng doanh thu tiêu thụ của TNG đạt 288,62 tỷ đồng, tăng 65% so với tháng 2/2019. Trong đó doanh thu xuất khẩu đạt gần 220 tỷ đồng, tăng 47% so với cùng kỳ 2019, doanh thu nội địa đạt trên 36 tỷ đồng, tăng 240% so với cùng kỳ 2019. Lũy kế 2 tháng đầu năm 2020, TNG đạt 559,5 tỷ đồng doanh thu, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2019.
Trung bình mỗi ngày, công ty cung ứng ra 150.000 chiếc khẩu trang cho thị trường trong nước, phục vụ công tác phòng dịch, và có kế hoạch xuất khẩu 250 triệu sản phẩm sang thị trường Pháp và Cộng hòa Séc trong thời gian tới.
Song hành cùng hoạt động sản xuất khẩu trang, TNG đã nghiên cứu, sản xuất thành công bộ quần áo bảo hộ y tế phòng dịch Y0242. Hiện mỗi ngày TNG cung cấp ra thị trường 10.000 sản phẩm và năng lực sản xuất tối đa 100.000 sản phẩm/ngày.
Cơ hội xuất khẩu thời trang được Thủ tướng chỉ rõ
Chiều 9/4, tại buổi họp giao ban trực tuyến về phòng, chống dịch COVID-19 giữa Chính phủ với các bộ, ngành và lãnh đạo thành phố Hà Nội, TP.HCM, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ ra thời cơ từ việc xuất khẩu khẩu trang y tế ra nước ngoài của ngành công thương trong giai đoạn dịch COVID-19.
Thống kê tháng 2, Việt Nam đã xuất khẩu 219,1 triệu khẩu trang; tháng 3 xuất khẩu 62,7 triệu khẩu trang; và từ 1-8/4 xuất khẩu 0,2 triệu khẩu trang.
"Sắp tới, Bộ Công Thương phải cùng Bộ Y tế sớm xác định số lượng cung ứng khẩu trang cần thiết để hướng tới xuất khẩu sang châu Âu, Mỹ và mạnh mẽ hơn là tất cả các nước", Thủ tướng giao nhiệm vụ.
Hiện Bộ Công Thương đang chỉ đạo các thương vụ Việt Nam tại nước ngoài tìm kiếm nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất khẩu trang và dụng cụ phòng hộ từ các nước khác, khẩn trương tìm kiếm khách hàng mua sản phẩm khẩu trang vải, khẩu trang vải kháng khuẩn của Việt Nam, góp phần tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp dệt may, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp giảm bớt thiệt hại do dịch bệnh gây ra.

Có thể bạn quan tâm: Những phần mềm kế toán tốt nhất hiện nay.
 
Những doanh nghiệp niêm yết có lợi nhuận sau thuế cao nhất quý I/2020

Hiện, phần lớn doanh nghiệp đã công bố kết quả kinh doanh quý I/2020. Và, dưới tác động của Covid-19 cũng như biến động phức tạp của giá dầu đã ảnh hưởng lớn tới cục diện lợi nhuận quý I của các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát, quét qua hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới thì ba tháng đầu năm 2020 được xem là quý kinh doanh khá đặc biệt của cả doanh nghiệp (DN) trong lẫn ngoài nước.
Theo đó, mức tăng trưởng GDP quý I/2020 đạt 3,82%, là mức thấp nhất trong 10 năm trở lại đây đã phần nào đã cho thấy các tác động tiêu cực của Covid-19 lên các ngành nghề. Đến thời điểm ngày 2/5/2020, tổng lợi nhuận ròng quý I/2020 của 759 doanh nghiệp (DN) niêm yết, công ty đại chúng (chưa tính khối ngân hàng, bảo hiểm, công ty chứng khoán) đạt hơn 19.200 tỷ đồng, giảm khoảng 12% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, không vì thế mà danh sách các DN gửi báo lãi nghìn tỷ trong quý I/2020 lại "ngắn" đi, khi có đến 15 DN ghi nhận mức lợi nhuận sau thuế (LNST) đạt hơn 1.000 tỷ đồng. Trong đó, ngân hàng dẫn top là nhóm có nhiều DN vào danh sách báo lãi nghìn tỷ sớm nhất từ quý I. Và, danh sách này còn có thể kéo dài khi vẫn còn một số DN chưa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I như Petrolimex, Masan... Sau đây là danh sách 10 DN niêm yết ghi nhận LNST cao nhất tính trong 3 tháng đầu năm 2020.

doanh-nghiep-lai-sau-thue-quy-1.jpg


10 doanh nghiệp niêm yết có lợi nhuận sau thuế cao nhất quý I/2020 (Ảnh: VnExpress)

1. Vinhomes (HoSE: VHM)

Với LNST đạt 7.645 tỷ đồng, quán quân của danh sách đã thuộc về Vinhomes. Mức LNST của doanh nghiệp đạt gấp gần 3 lần so với mức cùng kỳ năm ngoái là 2.687 tỷ đồng. Riêng cổ đông công ty mẹ, LNST ở mức 6.844 tỷ đồng, tăng 169% so với cùng kỳ 2019.
doanh-nghiep-lai-sau-thue-quy-1-vingroup.jpg

Vingroup đối mặt với những khó khăn từ Covid-19. Ảnh: VIC
Theo Vinhomes, doanh thu DN ghi nhận trong quý chủ yếu đến từ các khoản chuyển nhượng bất động sản tại các dự án Vinhomes Ocean Park, Vinhomes Marina, Vinhomes Smart City. Song phần lợi nhuận đột biến trong kỳ lại đến từ việc chuyển nhượng khoản đầu tư vào công ty con đang sở hữu một dự án BĐS, đạt 7.509 tỷ đồng.

2. Vietcombank (HoSE: VCB)

Đứng thứ 2 trong top là Vietcombank. Trước khi Vinhomes niêm yết, Vietcombank luôn duy trì vị trí dẫn đầu trong các DN ghi nhận mức LNST lớn trên sàn. Quý I/2020, Vietcombank báo cáo LNST gần 4.182 tỷ đồng, so với mức cùng kỳ năm ngoái giảm hơn 11% là 4.710 tỷ đồng.
Đây cũng là mức LNST theo quý thấp nhất của Vietcombank tính từ thời điểm quý IV/2018 trở lại đây. Được biết, do Vietcombank là một trong những đơn vị tung nhiều gói hỗ trợ về lãi suất ra thị trường nhằm hỗ trợ khách hàng bị tác động bởi Covid-19, nên lợi nhuận nhà băng này cũng bị ảnh hưởng.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, lợi nhuận tất cả ngân hàng có vốn Nhà nước năm nay sẽ giảm tối thiểu là 40% để đóng góp vào việc giảm lãi suất hỗ trợ DN.
doanh-nghiep-lai-sau-thue-quy-1-vietcombank.jpg

Vietcombank vẫn là ngân hàng thu về lợi nhuận sau thuế lớn nhất

3. Vinamilk (HoSE: VNM)

So với cùng kỳ 2019, LNST của Vinamilk đạt 2.777 tỷ đồng, giảm 0,7%. Biên lợi nhuận ròng hợp nhất đạt 19,6% và lãi cơ bản trên mỗi mỗi cổ phiếu đạt 1.427 đồng, giảm lần lượt 1,6 điểm % và 1,7%. Điểm sáng trong hoạt động kinh doanh của DN là mức tăng trưởng doanh thu 7,9% bất chấp Covid-19, nhờ thương vụ sáp nhập thành công GTNfoods từ trước dịch.

4. Techcombank (HoSE: TCB)

Đứng thứ 4 trong danh sách là Techcombank, kết thúc quý I với LNST đạt 2.505 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Đến cuối tháng 3, tổng tài sản của ngân hàng này là 391.807 tỷ đồng, tăng 2% so với đầu năm.

doanh-nghiep-lai-sau-thue-quy-1-techcombank.jpg


Theo báo cáo tài chính (BCTC) vừa được Techcombank công bố, mức cho vay khách hàng tăng 0,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 229.037 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng ở mức 235.098 tỷ đồng, tăng 1,6%. Nợ xấu ở mức 2.530 tỷ đồng, giảm 18% so với đầu năm và tỷ lệ nợ xấu được cải thiện từ 1,33% xuống 1,09%.

5. VietinBank (HoSE: CTG)

Theo BCTC hợp nhất quý I/2020, VietinBank ghi nhận thu nhập lãi thuần đạt 8.418 tỷ đồng, tăng 6%. Lãi từ hoạt động dịch vụ cũng tăng 9%, lên 1.059 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Sau khi trừ đi khoản chi phí 3.317,6 tỷ đồng, VietinBank lãi trước trích lập 7.367 tỷ đồng, tăng 15%. Tuy nhiên, chi phí dự phòng tăng 36% lên 4.392 tỷ đồng khiến LNST đảo chiều, giảm 5%, còn 2.405 tỷ đồng.
Đến cuối tháng 3, tổng tài sản của ngân hàng ở mức 1,2 triệu tỷ đồng, giảm gần 2% so với đầu năm. So với cùng kỳ 2019, cho vay khách hàng ở mức 910.544 tỷ đồng, giảm hơn 1,3%, trong khi huy động đạt 895.750 tỷ đồng, tăng 1%. Nợ xấu ở mức 16.915 tỷ đồng, tăng 55%, tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,15% lên 1,83%.

6. PV Gas (HoSE: GAS)

Khép lại quý I/2020, tổng doanh thu PV Gas đạt được trên 17.500 tỷ đồng, bằng 114% kế hoạch quý nhưng giảm 6,62% so với cùng kỳ năm ngoái. Cũng trong 3 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của PV Gas đạt trên 2.600 tỷ đồng, bằng 133% kế hoạch quý. Lợi nhuận sau thuế đạt trên 2.350 tỷ đồng, bằng 135% kế hoạch quý nhưng giảm 31,46% so với cùng kỳ năm trước.
Lý giải các chỉ tiêu tài chính trong quý I/2020 thấp hơn quý I/2019, PV Gas cho biết chủ yếu do sản lượng khí giảm 10%, giá dầu Brent trung bình giảm 13%, giá dầu FO trung bình giảm 28%.

doanh-nghiep-lai-sau-thue-quy-1-pvgas.jpg


7. VPBank (HoSE: VPB)

Theo BCTC hợp nhất quý I, tất cả mảng kinh doanh của VPBank đều ghi nhận tăng trưởng. Kết thúc 3 tháng đầu năm, LNST của VPBank đạt 2.314 tỷ đồng, tăng 63% so với cùng kỳ 2019. Tổng tài sản đến cuối tháng 3 của ngân hàng ở mức 393.208 tỷ đồng, tăng 4% so với đầu năm. So với cùng kỳ năm trước, cho vay khách hàng tăng 2,6%, lên 263.747 tỷ đồng; nợ xấu ở mức 7.983 tỷ đồng, giảm 10%; tỷ lệ nợ xấu giảm từ 3,42% xuống 3,14%.

8. Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG)

Doanh thu sau quý I của Hòa Phát đạt 19.232 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái. Mảng sản xuất và kinh doanh thép ghi nhận doanh thu 15.591 tỷ đồng, tăng 31%; mảng nông nghiệp tăng 59%, lên 2.779 tỷ đồng; mảng sản xuất công nghiệp khác và kinh doanh bất động sản cũng sụt giảm.
So với cùng kỳ năm ngoái, LNST của cổ đông công ty mẹ đạt 2.285 tỷ đồng, tăng 27% – mức cao nhất kể từ quý III/2018. Tập đoàn này lý giải lợi nhuận tăng mạnh là nhờ vào sản lượng bán thép tăng, giá vốn tốt và mảng nông nghiệp bắt đầu tạo lợi nhuận khả quan.

doanh-nghiep-lai-sau-thue-quy-1-hoa-phat.jpg

Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất

9. MBBank (HoSE: MBB)

MBBank là ngân hàng cuối cùng trong danh sách 10 DN niêm yết có LNST cao nhất quý I/2020. So với cùng kỳ 2019, ngân hàng này có thu nhập lãi thuần tăng 14%, lên 4.695 tỷ đồng. Hoạt động ngoại hối cũng mang về cho MBBank khoản lãi 159 tỷ đồng, cao hơn 32%; hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh, đầu tư lãi gần 498 tỷ đồng, tăng 175%.
Các mảng còn lại đều giảm lãi, trong đó dịch vụ giảm 2%, xuống 745 tỷ đồng, và hoạt động khác giảm 7% còn 240 tỷ đồng. Chi phí dự phòng của ngân hàng tăng 117%, kéo LNST quay đầu giảm 8% còn 1.782 tỷ đồng.

10. Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (UPCoM: ACV)
Ở vị trí cuối trong danh sách là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam. So với cùng kỳ 2019, doanh nghiệp có LNST đạt 1.550 tỷ đồng, giảm 22%; dự kiến doanh thu năm 2020 Tổng công ty đạt 11.339 tỷ đồng và lợi nhuận đạt 1.476 tỷ đồng. Như vậy, riêng quý I, ACV đã thực hiện vượt lợi nhuận dự kiến.

doanh-nghiep-lai-sau-thue-quy-1-acv.jpg

Theo ACV, thị trường quốc tế sẽ phục hồi dần một số đường bay Trung Quốc từ tháng 5. Các đường bay tới châu Âu, Hàn Quốc hiện tạm dừng đến hết tháng 7; các đường bay khác phục hồi dần từ tháng 8 nhưng tốc độ còn chậm. So với thị trường trong nước, từ cuối tháng 3 đến tháng 5, sản lượng trong nước tiếp tục giảm mạnh từ 60-70% và bắt đầu phục hồi từ tháng 6.

Với danh sách các DN có lợi nhuận lớn sau thuế ở quý I/2020 vừa kể trên, nhiều DN trong đó là các khách hàng đang sử dụng sản phẩm của Công ty Cổ phần Phần mềm BRAVO cung cấp như: Tổng công ty khí Việt Nam - Công ty Cổ phần (PV Gas); Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank); Công ty TNHH MTV quản lý nợ và khai thác tài sản - NH TMCP Kỹ thương VN (TECHCOMBANK AMC); Tập đoàn Hòa Phát; Công Công Ty Cảng Hàng Không Việt Nam (ACV).

Phần mềm BRAVO luôn vinh dự được đồng hành hỗ trợ cho các Quý khách hàng trong công tác quản trị doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm:
Phần mềm ERP của BRAVO
 
NSS: Xu hướng quản trị doanh nghiệp thời đại 4.0

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp cần thay đổi và áp dụng giải pháp quản trị doanh nghiệp mới để tận dụng tốt cơ hội và giải quyết những thách thức mới đặt ra. Nắm bắt nhu cầu này, Công ty Cổ phần Phần mềm BRAVO đã xây dựng và phát triển giải pháp phần mềm quản trị tổng thể doanh nghiệp BRAVO 8 (ERP-VN) - sản phẩm vừa được trao Danh hiệu Sao Khuê 2020.

Công ty Cổ phần Phần mềm BRAVO là công ty chuyên sâu phát triển và triển khai ứng dụng các hệ thống phần mềm về công nghệ thông tin vào quản lý sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả điều hành, quản trị cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh – xã hội. Sản phẩm chính của BRAVO là “Phần mềm Quản trị tài chính kế toán”, “Phần mềm Quản lý doanh nghiệp (ERP)” và các dịch vụ. Hiện nay, sản phẩm chủ lực của BRAVO là giải pháp phần mềm quản trị tổng thể doanh nghiệp BRAVO 8 (ERP-VN).

bravo-8-erp-vn-dat-danh-hieu-sao-khue-2020-3-01-01.jpg


Theo đại diện BRAVO, xu hướng quản lý trong các doanh nghiệp đang đặt ra một số yêu cầu cơ bản như: Kết nối và chia sẻ thông tin trong doanh nghiệp một cách dễ dàng; Kiểm soát được tình trạng hoàn thành công việc của nhân viên, khối lượng công việc, KPI...; Lãnh đạo tương tác với nhân viên, nhân viên tương tác với đồng nghiệp một cách dễ dành và nhanh chóng không còn cản trở về mặt địa lý; Nhà lãnh đạo cần nắm được mọi thông tin, mọi lúc, mọi nơi và có những báo cáo phân tích chính xác để đưa ra những quyết định kinh doanh kịp thời.
Nắm bắt nhu cầu đó, BRAVO đã nghiên cứu và đưa ra giải pháp cho phép nhà quản trị có thể truy cập dữ liệu trên phần mềm BRAVO thông qua giao diện Website hoặc App (trên Android và iOS), từ đó dễ dàng sử dụng trên các thiết bị cầm tay có hỗ trợ kết nối Internet, mạng di dộng (3G/4G) như máy tính bảng, điện thoại di động… Nhà quản trị qua đó có thể cập nhật các thông tin về hoạt động của doanh nghiệp một cách tức thời và chính xác (theo thời gian thực) từ mọi nơi để đưa ra những quyết định kinh doanh có hiệu quả.

nhip-song-so-dua-tin-ve-bravo.PNG

Bài viết được đăng tải trên Báo điện tử Nhịp Sống số, ngày 20/05/2020

Phần mềm BRAVO trên Website và App được thiết kế dưới dạng phần hành chạy song song với “phần mềm chính” trên nguyên lý sử dụng và khai thác chung cơ sở dữ liệu để cập nhật và khai thác thông tin về hoạt động của doanh nghiệp như: Cập nhật các nghiệp vụ, chứng từ như đăng ký thông tin khách hàng, thông tin đơn hàng, phiếu nhập – xuất kho...; Phê duyệt chứng từ phát sinh Online; Truy cập tất cả các hệ thống báo cáo quan trọng (như: Báo cáo sổ quỹ tiền mặt, tiền gửi, tiền vay và các khoản công nợ sắp đến hạn…; Báo cáo mua/bán hàng, tình trạng đơn hàng/hợp đồng…; Báo cáo phân tích bán hàng, phân tích doanh thu…; Báo cáo công nợ khách hàng/nhà cung cấp; Báo cáo hàng hóa nhập kho, xuất kho, tồn kho).
Việc đăng nhập chương trình và truy cập thông tin từ các thiết bị cầm tay được BRAVO kiểm soát bảo mật chặt chẽ nhằm đảm bảo các thông tin của doanh nghiệp được bảo vệ an toàn, tránh những rò rỉ thông tin gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
Với nhiều đặc tính ưu việt cùng kết quả doanh thu khả quan, BRAVO 8 (ERP-VN) đã trao Danh hiệu Sao Khuê 2020. Theo đó, bên cạnh sự tín nhiệm của khách hàng, BRAVO 8 (ERP-VN) đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của Chương trình và được sự công nhận của giới chuyên môn về tính hiệu quả khi ứng dụng.
Đây là năm thứ 5 liên tiếp BRAVO tham dự Chương trình Sao Khuê và cũng là lần thứ 5 liên tiếp sản phẩm phần mềm của BRAVO được công nhận Danh hiệu này.
Với tốc độ phát triển của CNTT hiện nay, việc không ngừng thay đổi để đáp ứng tốt nhất yêu cầu của thị trường là điều kiện sống còn của doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp Công nghệ. BRAVO cũng không nằm ngoài cuộc đua này, nỗ lực phát triển để cùng các doanh nghiệp Sao Khuê khác đóng góp cho sự phát triển chung của ngành CNTT Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm: Phần mềm ERP của BRAVO
 
Định hình lại “lối chơi” mới của thị trường bán lẻ Việt Nam

Thị trường bán lẻ (TTBL) Việt Nam đang định hình lại “lối chơi” mới, nổi bật trong đó là xu hướng khai thác sự đặc thù của từng phân khúc thị trường, tăng tính trải nghiệm đối với khách hàng, tinh giản hệ thống.
Một thị trường không dễ tính
Năm 2019 vừa qua, thị trường bán lẻ (TTBL) đã chứng kiến các vụ mua bán, sáp nhập (M&A) giữa các doanh nghiệp bán lẻ nhiều nhất từ trước đến nay. Nổi bật là vụ mua lại toàn bộ chuỗi siêu thị Auchan Reatil (Pháp) của Saigon Co.op vào tháng 6/2019; hoạt động thâu tóm Z-Mart (tháng 4/2019), Shop & Go (4/2019) và Queenland Mart (9/2019) của Vincommerce; hay như VinMart, VinMart+, VinEco bị thâu tóm bởi Masan.
Cùng với đó, năm 2019 nhiều doanh nghiệp nước ngoài thất bại đã buộc phải rút lui khỏi cuộc chơi tại TTBL Việt Nam (Metro, Auchan, Casino Group, Parkson…), hoặc chỉ duy trì hoạt động cầm chừng (7-Eleven, GS25…).
Thực tế diễn ra như trên đã hoàn toàn trái ngược với những đánh giá và dự báo vài năm trước đó về khả quan của TTBL Việt Nam là đầy tiềm năng, nhiều dư địa tăng trưởng, phù hợp với đa dạng loại hình… Điều này cũng chứng tỏ TTBL Việt Nam không còn dễ tính như trước, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của các DN bán lẻ nước ngoài tại Việt Nam do không am hiểu thị trường.

thi-truong-ban-le-viet-nam-2020.jpg

Đặc thù của thị trường bán lẻ Việt Nam

Sự đa dạng về văn hóa, vùng miền lãnh thổ là nguyên nhân khiến TTBL Việt Nam không thuần nhất như các thị trường khác, trong khi mỗi thị trường theo vùng đều có đặc thù riêng. Và, tại thị trường theo vùng đó lại phân chia ra nhiều khu vực và thị trường nhỏ lẻ khác.
Ví dụ như TTBL miền Bắc và miền Nam mang 2 đặc tính khác nhau, khu vực nông thôn và thành thị cũng có những điểm khác biệt. Bởi vậy, để đạt được độ phủ rộng khắp các tỉnh thành, đòi hỏi doanh nghiệp bán lẻ phải có sự hiểu biết nhất định về vùng miền, địa phương, cũng như đưa ra một chiến lược phát triển toàn diện làm sao cho đáp ứng được đa dạng tất cả nhu cầu khách hàng. Đây là điều các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài không làm được.
Cho nên, hầu hết doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài khi vào Việt Nam đều gặp khó khăn để phát triển mạng lưới và khi mà càng mở rộng thì càng tiêu tốn chi phí, dẫn đến thua lỗ.
Nhìn vào hệ thống bán lẻ của doanh nghiệp nội (được đánh giá là còn ăn nên làm ra hiện nay), điều dễ nhận ra là các DN này biết cách tiếp cận và khai thác tính đặc thù của từng phân khúc thị trường. Thay vì đầu tư ồ ạt hướng đến thị trường chung rộng lớn như trước đây, một số doanh nghiệp bán lẻ đã đi sâu tìm hiểu để cho ra các dịch vụ và sản phẩm có tính địa phương hóa, gồm sở thích, nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng, xây dựng ra danh mục hàng hóa cung ứng phù hợp.
Bên cạnh đó, yếu tố trải nghiệm trong quá trình mua sắm của khách hàng (hình thức mua sắm mới lạ, sáng tạo, thu hút) cũng được các DN bán lẻ chú ý nhiều hơn, nhằm giữ chân các “thượng đế” trung thành với hệ thống của mình.

cach-ly-toan-xa-hoi-hang-hoa-duoc-cung-ung-den-nguoi-dan-nhu-the-nao.jpg

Định hình xu hướng cho thị trường bán lẻ

Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam (AVR) cho biết năm 2020 sẽ định hình lại lối chơi của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam với các thay đổi quan trọng. Cụ thể, các doanh nghiệp bán lẻ sẽ tinh gọn và tinh chỉnh mô hình tại các thành phố lớn, mở rộng thị trường ra các vùng nông thôn (hiện vẫn còn khá mỏng và chưa được khai thác nhiều).
Hiện nay, người tiêu dùng có xu hướng trải nghiệm mua sắm và yếu tố tiện lợi. Nếu các siêu thị không có gì mới, khách hàng sẽ chuyển sang chỗ khác. Nếu chỗ khác đó đáp ứng tốt nhu cầu trải nghiệm mua sắm, họ sẽ không quay lại chỗ cũ nữa.
Sự tiện lợi và tính trải nghiệm cũng sẽ là ưu tiên hàng đầu các doanh nghiệp bán lẻ, trong khi kênh bán lẻ truyền thống vẫn giữ đà tăng trưởng ổn định. Tổng hợp từ các thống kê cho thấy, năm 2019 trong 19 nhóm ngành hàng lớn nhất của tiêu dùng nhanh, kênh truyền thống vẫn giữ mức tăng trưởng ổn định 6-10%. Sự tăng trường khá đồng đều giữa các nhóm ngành hàng, cũng như bản thân kênh truyền thống tăng trưởng mạnh ở nhóm các cửa hàng vừa và nhỏ sẽ là cơ sở vững chắc để tin rằng năm 2020 sẽ tiếp tục là năm tăng trưởng tốt của kênh truyền thống.
Điểm sáng nhất của kênh này cũng là nhóm cửa hàng chuyên doanh và bách hóa lớn. Và trong xu thế tiêu dùng mới, khách hàng có xu hướng tìm kiếm các cửa hàng chuyên phục vụ đa dạng theo chiều sâu một số chủng loại sản phẩm đặc thù nào đó, đã kích thích nhiều mô hình chuyên doanh ra đời cùng với dịch vụ bán hàng đa dạng.
Theo nghiên cứu, có 2 lý do mất khách phổ biến là do khách hàng có xu hướng trải nghiệm mua sắm và yếu tố tiện lợi. Người mua hàng thường thích các trải nghiệm mới, do đó nếu các siêu thị không có gì mới khách hàng sẽ chuyển sang chỗ khác. Nếu chỗ khác đó đáp ứng tốt nhu cầu của họ, họ sẽ không quay lại chỗ cũ nữa. Vậy nên 2020 sẽ là năm ưu tiên cho trải nghiệm mua sắm tại điểm bán.
Các khảo sát đều cho thấy, hầu như tất cả khách hàng đều đi theo mô hình đa kênh (multi - channel), vừa có đại siêu thị (hypermarket), vừa có siêu thị (supermarket), siêu thị nhỏ (minimart) và cả cửa hàng tiện lợi (convenience stores - CVS). Một người tiêu dùng bình quân ghé thăm 6-7 kênh bán hàng/năm, nghĩa là nếu nhà bán lẻ nào đó không có nhiều mô hình, sẽ phải chia sẻ hoặc mất luôn khách hàng vào tay đối thủ. Cho nên các doanh nghiệp bán lẻ phải hoàn thiện mô hình bán lẻ đa kênh để tối đa hóa hiệu quả thị trường.

Xem thêm: Phần mềm ERP của BRAVO
 
Microsoft cảnh báo lỗ hổng có thể làm sập hệ thống doanh nghiệp

Microsoft vừa đưa ra cảnh báo về lỗ hổng Windows DNS Server nghiêm trọng đã 17 tuổi, được xếp vào loại “wormable”.

microsoft-canh-bao-lo-hong-windows-dns-server.jpg

Lỗ hổng wormable
là lỗ hổng cho phép kẻ tấn công tạo ra mã độc đặc biệt có thể thực thi lệnh trên máy chủ Windows từ xa và tạo các truy vấn DNS khiến cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp bị xâm phạm.
Mechele Gruhn, người phụ trách quản lý chương trình bảo mật chính tại Microsoft cho biết lỗ hổng wormable có khả năng lây lan qua mã độc giữa các máy tính bị tấn công mà không cần tới hoạt động tương tác từ người dùng. Windows DNS Server là linh kiện mạng quan trọng.
Lỗ hổng trên được phát hiển bởi các chuyên gia của hãng bảo mật Check Point, và báo cho Microsoft vào hồi tháng 5 năm nay. Nếu không được vá, máy chủ Windows sẽ dễ dàng bị tấn công dù Microsoft lưu ý chưa tìm thấy bằng chứng bị khai thác.

Bản vá có mặt trên mọi phiên bản Windows Server được hỗ trợ từ hôm nay. Quản trị viên hệ thống nên vá nhanh chóng trước khi các thế lực xấu phát triển mã độc dựa trên lỗ hổng.
Omri Herscovici, người đứng đầu nhóm nghiên cứu lỗ hổng của Check Point cảnh báo tất cả các tổ chức dù lớn hay nhỏ đang sử dụng cơ sở hạ tầng Microsoft đều có nguy cơ lớn nếu không vá ngay. Lỗ hổng này đã tồn tại trong mã của Microsoft tới hơn 17 năm, vì vậy không dám chắc Check Point là người duy nhất phát hiện ra nó.
Windows 10 và các phiên bản Windows khác không bị ảnh hưởng vì lỗi này chỉ tác động tới Windows DNS Server. Microsoft cũng đưa ra phương án trong trường hợp quản trị viên chưa kịp vá máy chủ nhanh chóng.
Trên Hệ thống chấm điểm lỗ hổng chung (CVSS), Microsoft chấm lỗ hổng này điểm cao nhất là 10, cho thấy tính trầm trọng của vấn đề. Để dễ dàng hình dung và có thể so sánh về mức độ, thì một ví dụ là lỗ hổng dùng trong vụ tấn công WannaCry chỉ được chấm 8,5 điểm.

Xem thêm: Những phần mềm kế toán tốt nhất hiện nay.
 
Chủ doanh nghiệp có cần phải tự giải quyết mọi việc của công ty?

Nhiều chủ doanh nghiệp (DN) than phiền về việc suốt ngày bận rộn với việc chỉ đạo, điều hành công ty. Nhân viên, cán bộ cấp trung báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo bất kể giờ giấc, khi thì trực tiếp, lúc lại qua điện thoại.

Vậy lãnh đạo doanh nghiệp có cần thiết phải bận rộn suốt ngày để giải quyết những vấn đề nội bộ như vậy không?

phan-mem-quan-tri-tong-the-doanh-nghiep.jpg

"Ba đầu sáu tay" cũng chưa xuể

Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ sợ nhân viên chểnh mảng công việc, khi muốn nắm bắt mọi thông tin từ những việc nhỏ đến chuyện lớn hằng ngày của công ty, họ thường có những chỉ đạo, mệnh lệnh bằng miệng. Có những lãnh đạo còn tạo ra những group chat qua ****, Messenger để chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động. Những mệnh lệnh, chỉ đạo kiểu như vậy đôi khi là ngẫu hứng, bất nhất và có thể mất kiểm soát vì có quá nhiều yêu cầu xin ý kiến, từ việc mua sắm văn phòng phẩm, nghỉ phép đến những chuyện lớn như ký kết hợp đồng, hay ra quyết định đầu tư.
Chính vì tự mình quyết định mọi việc nên vai trò của trưởng, phó phòng, đôi khi là phó giám đốc trong các doanh nghiệp này thường bị vô hiệu hóa. Và rồi những quản lý cấp trung sẽ trở thành "bù nhìn" trong mắt nhân viên vì không có thực quyền. Hệ quả là càng ngày, nhân viên càng tập trung báo cáo, xin ý kiến giám đốc là chủ yếu.
Mặt khác, khi điều hành doanh nghiệp theo hình thức này thì khi cần xin ý kiến, nhân viên báo cáo giám đốc có khi nhanh hơn là qua cấp trung gian nên họ thích làm việc trực tiếp với quản lý cấp cao.
Do tập trung quyền lực tối đa như vậy nên giám đốc các doanh nghiệp này hầu hết bận rộn suốt ngày để giải quyết các vấn đề nội bộ, mà không có thời gian để suy nghĩ đến các vấn đề chiến lược quan trọng như: đầu tư mở rộng SXKD, đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường, chăm sóc khách hàng,
Khi khối lượng công việc cần giải quyết ngày càng nhiều, dẫn đến quá tải, một số lãnh đạo doanh nghiệp chuyển sang xây dựng “đệ tử thân tín” tham gia vào "mạng lưới điều hành". Chủ doanh nghiệp sẽ nghe báo cáo, giải quyết công việc qua "hệ thống" này để giảm bớt áp lực công việc. Song cách làm "sáng tạo" này sẽ dần giết chết doanh nghiệp do mâu thuẫn nội bộ phát sinh và sẽ có nhiều nhân viên giỏi ra đi.
doanh-nghiep-tu-kiem-tra-viec-chap-hanh-phap-luat-lao-dong.jpg

Xây dựng hệ thống quản trị và phân quyền tại doanh nghiệp
Cách thức quản trị doanh nghiệp như kiểu “chuyện gì cũng phải biết và giải quyết” trên chỉ phù hợp với loại hình doanh siêu nhỏ. Khi quy mô doanh nghiệp đã lớn mạnh, lãnh đạo cần phải thay đổi tư duy và cách thức quản trị.
Trước tiên là xây dựng quy chế quản trị công ty thật đầy đủ, chi tiết, minh bạch, bao hàm toàn bộ các lĩnh vực hoạt động: đầu tư, tiếp thị, tài chính, kinh doanh, nhân sự, văn phòng... Đây chính là "luật" của công ty, buộc mọi người phải tuân thủ. Ngoài ra, phải xây dựng quy trình quản lý chung quy định các bước phải làm khi giải quyết một vấn đề. Sơ đồ quy trình của hệ thống ISO 9001:2018 cần phải được phổ biến rộng rãi để nhân viên hiểu và áp dụng vào thực tế công việc hằng ngày, giúp họ hiểu được khi cần phải báo cáo bộ phận nào và báo cáo với ai. Khi quy mô công ty phát triển đến một mức nhất định thì quy trình quản lý này sẽ được số hóa thông qua các phần mềm ERP, app quản lý công việc. Lúc đó doanh nghiệp sẽ được vận hành như một doanh nghiệp số.
Tiếp theo, lãnh đạo doanh nghiệp cần phân cấp, phân quyền cụ thể cho cấp dưới, như quy định cấp nào được phép giải quyết việc gì, thẩm quyền giải quyết đến đâu nhằm tránh đùn đẩy lên cấp trên những việc không cần thiết. Mục đích là để loại bỏ tâm lý sợ mất kiểm soát, mất quyền lực để phân quyền xử lý công việc cho cấp dưới càng nhiều càng tốt.
Nhóm công việc lặp đi lặp lại liên quan đến SXKD hằng ngày nên để cho bộ phận quản lý cấp trung giải quyết. Trong giai đoạn này, sẽ vẫn còn hiện tượng nhân viên gọi điện xin ý kiến trực tiếp lãnh đạo cấp cao thì người lãnh đạo phải chuyển vấn đề đó cho cấp dưới chứ không tự mình giải quyết. Lâu dần, cách làm này sẽ hình thành nề nếp và tạo ra uy tín cho lãnh đạo cấp trung, giúp họ tự tin hơn khi điều hành công việc.
Đến thời điểm bộ máy đã vận hành trơn tru, thì lãnh đạo doanh nghiệp không cần phải xây dựng "mạng lưới điều hành" kiểu tai mắt thân tín nữa, thay vào đó sẽ có nhiều thời gian để suy nghĩ, chỉ đạo các vấn đề mang tính chiến lược của công ty.
 
Trái phiếu doanh nghiệp: Có dành cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ?

6 tháng đầu năm, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) tiếp tục tăng nóng. Trong bối cảnh rủi ro nền kinh tế gia tăng, doanh nghiệp khó khăn khi cần tiếp cận vốn vay ngân hàng nên hình thức phát hành trái phiểu càng được đẩy mạnh. Tuy nhiên, liệu "cuộc chơi" này có dành cho nhà đầu tư nhỏ lẻ?

Theo số liệu thống kê gần đây của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), 6 tháng đầu năm nay đã có 130 doanh nghiệp thực hiện phát hành trái phiếu với giá trị hơn 156,3 tỷ đồng, chiếm gần 70% tổng giá trị đăng ký phát hành, với kỳ hạn phát hành bình quân là 3,93 năm. So với cùng kỳ năm 2019, tổng giá trị phát hành tăng gần 50%, đưa tổng lượng TPDN lưu hành ước tính khoảng 783.000 tỷ đồng, tương đương 12,8% GDP lũy kế 12 tháng gần nhất.
Diễn biến tăng ‘”nóng” của kênh đầu tư này đã được nhắc đến khá nhiều trong thời gian qua, không chỉ trên thị trường sơ cấp, mà tại thị trường thứ cấp thì TPDN cũng sôi động hơn nhiều. Cụ thể, theo một báo cáo gần đây của Công ty Chứng khoán SSI, lượng TPDN niêm yết trên HSX đã tăng từ 14.200 tỷ đồng (2017) lên gần 36.000 tỷ đồng (30/6/2020), tương ứng tỷ lệ tăng bình quân 45% / năm.
trai-phieu-doanh-nghiep-2.jpg

Trước tình trạng này, những cảnh báo về thị trường đã liên tiếp được đưa ra gần đây. Cụ thể, từ tháng 8/2019, Ngân hàng Nhà nước đã có công văn gửi đến các NHTM trong nước yêu cầu kiểm soát rủi ro trong đầu tư TPDN. Tiếp đó, tháng 11/2019 và tháng 5/2020, Bộ Tài chính cũng đã có khuyến nghị tới doanh nghiệp, nhà đầu tư khi phát hành và cung cấp dịch vụ TPDN.
Mới đây nhất, Bộ Tài chính một lần nữa đưa ra khuyến cáo đối với thị trường TPDN, cảnh báo các nhà đầu tư cần tiếp cận đầy đủ thông tin, phân tích và đánh giá kỹ những rủi ro có thể gặp khi đầu tư trái phiếu và chỉ mua khi đã nắm kỹ thông tin.
Nếu như những năm trước đây, khi phát hành trái phiếu, các doanh nghiệp thường chỉ nhắm đến các nhà đầu tư tổ chức; thì trong ba năm trở lại đây, khách hàng quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong lượng mua vào lại là các nhà đầu tư cá nhân.
Từ thực tiễn trên, nhiều doanh nghiệp đã chia nhỏ thành các đợt với nhiều mã trái phiếu để bán cho nhà đầu tư cá nhân dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, khác với các nhà đầu tư tổ chức vốn có kinh nghiệm dày dặn, hệ thống đánh giá, phân tích trong khoản đầu tư này, các nhà đầu tư nhỏ lẻ hiện nay mua TPDN phần lớn ham lãi suất cao và thiếu các đánh giá rủi ro cần thiết. Hơn nữa, các công ty chứng khoán tư vấn và bảo lãnh phát hành trái phiếu cho doanh nghiệp đã tận dụng khá tốt cơ sở khách hàng là các nhà đầu tư chứng khoán để chào bán và phân phối lại. Trong khi đó, các ngân hàng cũng tích cực tham gia “cuộc chơi” khi tận dụng kênh phân phối và cơ sở khách hàng tiền gửi để phân phối TPDN đã mua vào trước đó.
Thêm vào đó, khi mà lãi suất hấp dẫn hơn nhiều và việc nhiều doanh nghiệp cam kết mua lại trước hạn, đã khiến các nhà đầu tư cá nhân trở nên “yên tâm" vì nghĩ rằng những đánh giá rủi ro của các món hàng này đã có các tổ chức trên thực hiện, dẫn đến không ngại ngần móc hầu bao, rút tiền gửi ngân hàng để tham gia đầu tư.
Dù vậy, cũng cần lưu ý rằng, với tình hình kinh doanh khó khăn hiện nay sẽ ảnh hưởng đến khả năng mua lại trái phiếu trước hạn theo cam kết. Bởi vậy mà Bộ Tài chính yêu cầu doanh nghiệp phải có biện pháp thực hiện đầy đủ, đúng hạn các cam kết với nhà đầu tư, bao gồm cả cam kết mua lại trái phiếu trước hạn.
Về phía các nhà đầu tư cũng cần tìm hiểu kỹ năng lực của tổ chức trung gian phân phối trong việc thực hiện cam kết mua lại trước hạn trái phiếu và mức phí phải chịu. Với nhiều trường hợp, mức phí bán lại trái phiếu trước hạn có thể ăn mòn phần chênh lệch với lãi suất tiền gửi. Đồng thời, trong trường hợp doanh nghiệp phá sản, trái chủ là đối tượng được thanh toán sau cùng, nếu như trái phiếu này không có tài sản bảo đảm.

Xem thêm: Những phần mềm kế toán tốt nhất hiện nay
 
Từ 01/01/2021, doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi trực tiếp thành công ty cổ phần

Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2020, từ ngày 01/01/2021, nếu đáp ứng đủ một số điều kiện theo quy định thì doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp chuyển đổi thành công ty cổ phần theo quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân.
thong-tin-danh-cho-dan-ke-toan.jpg

Luật Doanh nghiệp 2014 quy định, doanh nghiệp tư nhân (DNTN) có thể được chuyển đổi trực tiếp thành công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) theo quyết định của chủ DNTN nếu đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại Điều 199 của Luật này.
Song nếu DNTN muốn chuyển đổi sang công ty cổ phần thì không được chuyển đổi trực tiếp, mà bắt buộc phải thực hiện chuyển đổi sang công ty TNHH trước, rồi mới thực hiện chuyển đổi từ công ty TNHH sang công ty cổ phần theo quy định tại Điều 196 của Luật Doanh nghiệp 2014.
Tuy nhiên, kể từ ngày 01/01/2021, theo Luật Doanh nghiệp 2020, DNTN đã có thể trực tiếp chuyển đổi thành công ty cổ phần theo quyết định của chủ DNTN nếu thỏa mãn đầy đủ các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, doanh nghiệp được chuyển đổi phải có đủ các điều kiện như: Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không thuộc danh mục bị cấm đầu tư kinh doanh; tên của DN được đặt theo đúng quy định của pháp luật về doanh nghiệp; có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ; đóng đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Thứ hai, chủ DNTN cam phải kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân với toàn bộ tài sản của mình cho tất cả khoản nợ chưa thanh toán, đồng thời cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn.
Thứ ba, chủ DNTN thực hiện thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty được chuyển đổi việc tiếp nhận và tiếp tục thực hiện các hợp đồng đó.
Thứ tư, chủ DNTN thực hiện cam kết bằng văn bản hoặc có đưa ra thỏa thuận bằng văn bản với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng NLĐ hiện có của DNTN.
Công ty được chuyển đổi hiển nhiên sẽ kế thừa quyền và nghĩa vụ của DNTN kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; cùng với đó, chủ DNTN phải chịu trách nhiệm với danh nghĩa cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình cho tất cả khoản nợ phát sinh trước ngày công ty được chuyển đổi và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Xem thêm: Phần mềm ERP của BRAVO
 
Những lưu ý khi doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động từ năm 2021

Hợp đồng lao động là một hình thức pháp lý quan trọng, thể hiện sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về điều kiện làm việc và các vấn đề liên quan trong hoạt động tuyển dụng. Do vậy, khi có thay đổi liên quan đến hợp đồng lao động đều được các bên đặc biệt quan tâm, chẳng hạn như những lưu ý với doanh nghiệp khi thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động từ năm 2021.
Luu-y-cho-doanh-nghiep-khi-cham-dut-hop-dong-lao-dong.jpg

Ngày 01/01/2021, Bộ luật Lao động năm 2019 được Quốc hội thông qua sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đó, có nhiều thay đổi liên quan đến vấn đề chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động… Đặc biệt, đề cập nhiều nội dung doanh nghiệp cần chú ý khi chấm dứt hợp đồng lao động từ năm 2021.
1. Kiến thức chung về hợp đồng Lao động
  • Hợp đồng lao động là gì?
Theo quy định tại Điều 13 Bộ luật lao động 2019, hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa NLĐ và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, các tiền lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Nếu trong trường hợp hai bên sử dụng tên gọi khác cho hình thức giao kết này, nhưng nội dung vẫn thể hiện về việc làm có trả lương, khoản tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì vẫn được xem là hợp đồng lao động.
  • Các loại hợp đồng lao động
Căn cứ quy định tại Điều 20 của Bộ luật Lao động 2019, HĐLĐ phải được giao kết theo một trong số các hình thức sau đây: HĐLĐ không xác định thời hạn; HĐLĐ xác định thời hạn; HĐLĐ với người giúp việc gia đình;… Tùy vào từng loại HĐLĐ cụ thể, sẽ có sự khác nhau về thời hạn của HĐLĐ, trách nhiệm khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ, hoặc tham gia các loại bảo hiểm,…
Khi giao kết HĐLĐ phải thực hiện bằng văn bản và làm thành 02 bản, trong đó NLĐ giữ 01 bản và người sử dụng lao động giữ 01 bản. Ngoại trừ các trường hợp HĐLĐ được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu hoặc với công việc tạm thời có thời hạn dưới 01 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói,…
  • Nội dung của hợp đồng lao động
Về nội dung trong HĐLĐ đã được quy định cụ thể tại Điều 21, Bộ luật Lao động 2019. Theo đó, phải bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
- Họ tên, địa chỉ, chức danh của người sử dụng lao động, người giao kết HĐLĐ bên phía người sử dụng lao động;
- Họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi cư trú, giới tính, số thẻ Căn cước công nhân/ CMND hoặc số hộ chiếu của người giao kết HĐLĐ bên phía người lao động;
- Công việc và địa điểm nơi làm việc;
- Thời hạn của hợp đồng lao động;
- Thỏa thuận về mức lương, hình thức trả, thời hạn trả cũng như phụ cấp và các khoản bổ sung khác;
- Chế độ nâng bậc, nâng lương; thời gian làm việc, giờ nghỉ giải lao;
- Trang bị bảo hộ lao động cho NLĐ; nội dung liên quan đến Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, và Bảo hiểm thất nghiệp;
- Chương trình đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
Ngoài ra, nếu công việc của NLĐ có liên quan đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định pháp luật thì phải có văn bản thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và NLĐ về nội dung, thời hạn bảo mật các vấn đề iên quan cũng như quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm.

Với NLĐ làm việc trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp, diêm nghiệp thì tùy thực tiễn loại công việc mà hai bên có thể giảm một số nội dung chủ yếu của HĐLĐ và bổ sung thỏa thuận về phương thức giải quyết trong trường hợp xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, thời tiết.
Về nội dung của HĐLĐ đối với NLĐ được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước sẽ do Chính phủ quy định.
  • Các trường hợp chấm dứt Hợp đồng lao động
Căn cứ theo quy định tại Điều 34 của Bộ luật Lao động 2019, các trường hợp chấm dứt HĐLĐ khi:
- Hợp đồng lao động hết hạn (trừ trường hợp NLĐ là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn HĐLĐ);
- Hoàn thành công việc cam kết theo HĐLĐ;
- Hai bên đồng ý thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ;
- NLĐ bị kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hay trả tự do; bị kết án tử hình hay cấm làm việc được ghi trong HĐLĐ;
- NLĐ là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án; hay Giấy phép lao động đã hết hiệu lực;
- NLĐ bị mất tích, hoặc đã chết, hay mất năng lực hành vi dân sự;
- Người sử dụng lao động là cá nhân bị bị mất tích, hoặc đã chết, hay mất năng lực hành vi dân sự mà không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật (nếu người sử dụng lao động không phải là cá nhân);
- NLĐ bị xử lý kỷ luật sa thải;
- Người sử dụng lao động hoặc NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ;
- NLĐ không đạt yêu cầu về nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.
2. Lưu ý với doanh nghiệp khi chấm dứt HĐLĐ từ năm 2021
Ngày 20/11/2019, Quốc hội Khóa XIV chính thức thông qua Bộ luật Lao động 2019 và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021. Theo đó, khi doanh nghiệp chấm dứt HĐLĐ kể từ ngày Bộ luật này có hiệu lực cần lưu ý một số nội dung sau.
  • Thêm 03 trường hợp DN được đơn phương chấm dứt HĐLĐ
Bên cạnh quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NLĐ, pháp luật cũng bổ sung quy định quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ dành cho người sử dụng lao động để cân bằng quyền lợi giữa các bên. Như vậy, ngoài những trường hợp được quy định trước đó tại Bộ luật Lao đông 2012, Bộ luật Lao động 2019 đã bổ sung thêm 03 trường hợp người sử dụng lao động được quyền phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ, cụ thể gồm:
- NLĐ tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
- NLĐ đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
- NLĐ không cung cấp trung thực các thông tin cá nhân của mình (thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn,…) khi giao kết HĐLĐ làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.
Trong đó, đáng chú ý là trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ khi NLĐ tự ý bỏ việc từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên mà không có lý do chính đáng. Vì hiện nay, Bộ luật Lao động 2012 quy định đây là một trong những trường hợp NLĐ bị áp dụng hình thức kỷ luật sa thải, mà việc xử lý kỷ luật NLĐ cần phải được tiến hành theo đúng nguyên tắc và trình tự luật định. Tuy nhiên, kể từ ngày 01/01/2021, khi Bộ luật Lao động 2019 chính thức có hiệu lực, với trường hợp NLĐ tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên, người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ ngay lập tức mà không cần báo trước cũng như không cần trải qua các bước xử lý kỷ luật lao động nữa.
  • Không quy định về số ngày DN phải thông báo trước khi HĐLĐ hết hạn
Theo quy định hiện hành, thì trước khi HĐLĐ hết hạn, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho NLĐ biết trước ít nhất 15 ngày về thời điểm chấm dứt HĐLĐ. (khoản 1 Điều 47 Bộ luật Lao động năm 2012). Trong khi đó, từ ngày 01/01/2021, người sử dụng lao động chỉ có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản cho NLĐ khi hết hạn HĐLĐ mà không cần bắt buộc phải đảm bảo về thời gian báo trước như hiện nay. (theo quy định tại khoản 1, Điều 45, Bộ luật Lao động năm 2019).
  • Không được đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ mang thai dưới mọi hình thức
Theo Khoản 3 Điều 37 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt HĐLĐ với “NLĐ nữ mang thai; NLĐ đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi”. Như vậy, khi NLĐ đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi mà rơi vào trường hợp bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ, người sử dụng lao động cũng không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của mình. Khi HĐLĐ hết hạn trong thời gian NLĐ nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.
Ngoài ra, luật mới cũng nhấn mạnh, người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với NLĐ là nam đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi hay đang trong thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định.
  • Kéo dài thời hạn thanh toán tiền giữa các bên khi chấm dứt HĐLĐ
Nhằm đảm bảo thực hiện trách nhiệm thanh toán khi chấm dứt HĐLĐ giữa NLĐ và người sử dụng lao động, Bộ luật Lao động năm 2019 kéo dài thời gian thanh toán các khoản tiền liên quan đến quyền lợi của mỗi bên.
Theo đó, trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ (theo Bộ luật Lao động năm 2012 là 07 ngày), thì các bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ một số trường hợp được luật quy định song không vượt quá 30 ngày. Cụ thể các trường hợp được kéo dài thời hạn thanh toán này bao gồm:
- Người sử dụng lao động không phải là cá nhân khi chấm dứt hoạt động;
- Người sử dụng lao động thực hiện thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
- Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình DN; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của DN, hợp tác xã;
- Do tác động của thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.
  • Bổ sung thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, Điều 187 Bộ luật Lao động 2019 quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết là: Hòa giải viên lao động; Tòa án nhân dân; Hội đồng trọng tài lao động (bổ sung thêm Hội đồng trọng tài lao động trong việc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân so với quy định của Bộ luật Lao động 2012).
Bên cạnh đó, từ 01/01/2021, Hội đồng trọng tài lao động cũng có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền, và thẩm quyền của "Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh" bị bãi bỏ.
Như vậy, có thể thấy so với Bộ luật Lao động 2012, Bộ Luật Lao động 2019 đã đa dạng hơn các trường hợp doanh nghiệp được đơn phương chấm dứt HĐLĐ, bỏ quy định số ngày DN phải thông báo trước khi HĐLĐ hết hạn cung như bổ sung thẩm quyền về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân,… nhằm thuận tiện hơn cho các bên.

Xem thêm: Phần mềm kế toán BRAVO
 
Bí quyết tạo dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu

Dựa trên các nghiên cứu gần đây, thì ở thời điểm hiện nay, lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu đang ở mức thấp nhất mọi thời đại.
Năm 2020, ông chủ của nền tảng thương mại điện tử Amazon – tỷ phú Jeff Bezos tiếp tục đứng đầu danh sách những người giàu nhất thế giới. Bất chấp những trở ngại kể từ khi bùng phát đại dịch Covid-19, giá trị tài sản ròng của Bezos vẫn liên tục tăng. Dễ thấy rằng, với Amazon bạn có thể mua đầu hết mọi thứ. Trên đây bán từ sản phẩm của các thương hiệu "đình đám" cho đến "cây kim sợi chỉ”… Và, đã có rất nhiều người dường như bị "thôi miên" trước nút "Mua ngay" trên trang web này. Không ai có thể nghi ngờ – Amazon là số 1, bởi Amazon đã làm cho việc mua sắm trực tuyến trở nên dễ dàng một cách kỳ lạ mà rất ít người có thể thành công như Bezos.
Một báo cáo của McKinsey chỉ ra, 75% người tiêu dùng đã thay đổi phương thức mua sắm kể từ tháng 3/2020. Đã đến thời Bán lẻ thông qua thương mại điện tử lên ngôi. Vậy phải chăng các doanh nghiệp (DN) nhỏ, các thương hiệu "mỏng" tuổi, không còn cách nào khác ngoài việc chỉ ngồi nhìn thị phần dần hao hụt cho đến khi mất hẳn?
Tuy nhiên, tình thế có thể lật ngược hoàn toàn nếu bạn biết cách cải thiện chiến lược khách hàng. Theo Mitchell Terpstra – một người tạo lập chiến lược truyền thông và copywriter chuyên nghiệp với 9 năm kinh nghiệm, các doanh nghiệp vẫn có thể xây dựng lòng trung thành của khách hàng trước bối cảnh hiện nay bằng cách tập trung vào 03 yếu tố dưới đây.
1. Đầu tư vào việc hỗ trợ khách hàng chất lượng cao
Hỗ trợ khách hàng một cách có tâm và hiểu biết là một trong những cách quảng bá thương hiệu hữu hiệu. Khi có bất cứ vấn đề gì liên quan đến sản phẩm như hàng lỗi/thiếu, sai thời gian vận chuyển lâu hay dịch vụ bị gián đoạn, không như mong đợi..., dù cho là lỗi từ phía doanh nghiệp hay bên ngoài (yếu tố khách quan), thì trong mắt khách hàng, công ty vẫn là bên phải chịu trách nhiệm.
Điều khách hàng mong muốn ở đây là một dịch vụ chăm sóc khách hàng chất lượng cao, với các biểu hiện như: sẵn sàng lắng nghe những phản hồi từ họ, thông cảm với họ và nhanh chóng đưa ra các giải pháp. Để rồi khi thiện cảm biến thành tình cảm, chính những khách hàng này sẽ tự nguyện gia nhập đội ngũ những người ủng hộ dài lâu cho thương hiệu.
long-trung-thanh-khach-hang-1.jpg

Hỗ trợ khách hàng một cách có tâm và hiểu biết là một trong những cách quảng bá thương hiệu hữu hiệu.
Theo một nghiên cứu về người tiêu dùng (NTD) trên khắp châu Âu, châu Phi và Trung Đông, thì cứ 3 NTD lại có 1 người sẵn sàng bỏ đi sau một trải nghiệm hỗ trợ khách hàng kém. Chắc hẳn rằng, bạn không hề muốn mất khách hàng đã có, hay mất luôn cả cơ hội biến người quen của họ trở thành khách hàng của thương hiệu vì dịch vụ khách hàng yếu kém. Giải pháp khuyến nghị ở đây là tuyển dụng, đào tạo và thường xuyên huấn luyện để hình thành một đội ngũ nhân viên hỗ trợ khách hàng thực sự chuyên nghiệp.

2. Tìm sứ mệnh cho thương hiệu và lấy nó làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động
Khi các thế hệ trẻ già đi và sức mua từ họ tăng lên sẽ tác động rất rộng và sâu. Cách mà thế hệ millennials và Gen Z đang định hình thị trường là sự ưu tiên các thương hiệu mang tầm sứ mệnh ý thức xã hội. Thống kê cho thấy, có 80% người tiêu dùng trẻ hiện nay nói rằng họ muốn biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn và bản thân họ đang tìm kiếm những thương hiệu có chí hướng theo đuổi mục tiêu này.
Làm việc hướng tới sự bền vững, hoặc giải quyết một trong số các vấn đề bình đẳng xã hội, là các yếu tố phổ biến của thương hiệu lấy sứ mệnh làm nền tảng cho hoạt động. Khi sứ mệnh được thực hiện tốt, tức được thực hiện một cách chân chính thông qua những tác động tích cực có thể đo lường được, thương hiệu của bạn sẽ vượt qua sự hoài nghi mà người tiêu dùng thường cảm thấy khi bắt gặp quảng cáo và tiếp thị.
long-trung-thanh-khach-hang-2.jpg

80% người tiêu dùng trẻ hiện nay nói rằng họ muốn biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn và họ đang tìm kiếm những thương hiệu có chí hướng theo đuổi mục tiêu này.
3. Thừa nhận lòng trung thành bằng phần thưởng
Một giải pháp nữa cần tập trung để phát triển và duy trì lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu là kêu gọi sự trung thành đó thông qua các chương trình trao thưởng.
Các chương trình trao thưởng dựa trên lòng trung thành của khách hàng thường được áp dụng qua một trong hai cách tiếp cận là hoặc đăng ký trả phí hoặc tích lũy điểm. Cả hai đều nhằm mục đích khuyến khích NTD lặp lại việc mua hàng và thúc đẩy tương tác liên tục với thương hiệu.
Tóm lại, việc thừa nhận vai trò của khách hàng bằng cách thông cảm với những phàn nàn của họ, chia sẻ niềm đam mê của họ và bày tỏ lòng biết ơn vì sự hỗ trợ không ngừng của họ sẽ giúp bạn sẽ xây dựng thương hiệu của mình và có được những mối quan hệ hiệu quả trong suốt chặng đường dài.
>> Xem thêm Phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp vừa và lớn
 
Đề xuất 7 doanh nghiệp nhà nước trong vai trò “sếu đầu đàn”

Tất cả đều là các doanh nghiệp nhà nước thuộc 4 lĩnh vực khác nhau, sở hữu tổng tài sản tầm tỷ USD, được đề xuất để nghiên cứu thí điểm tham gia vào “Đề án phát triển DNNN quy mô lớn“ phát huy vai trò dẫn dắt, mở đường.

Chiều qua (ngày 10/3), Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng – Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã chủ trì cuộc họp về Đề án phát triển doanh nghiệp nhà nước (DNNN) quy mô lớn, điển hình là tập đoàn kinh tế nhà nước đa sở hữu. Mục tiêu kỳ vọng phát huy vai trò mở đường, dẫn dắt cho các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng trong thời kỳ mới.
Bên cạnh tiêu chí tổng tài sản trên 20 nghìn tỷ đồng, thì các doanh nghiệp được lựa chọn phải là đối tượng có thị phần từ 30% trở lên, bảo đảm các quy định về cạnh tranh; được quản trị tốt trên cơ sở nguyên tắc OECD; ROE (lợi nhuận trên vốn) lớn hơn 6 …
Ngoài ra, việc xác định ngành, lĩnh vực để nghiên cứu thí sẽ dựa vào 05 tiêu chí sau: Có tính chất mở đường, dẫn dắt; có vai trò cần thiết trong phát triển, định hướng công nghiệp; hướng tới làm chủ công nghệ số; cần thiết duy trì sự hiện diện của Nhà nước.
Như vậy, có 7 doanh nghiệp được lựa chọn thành “sếu đầu đàn” theo đề xuất ban đầu là:
  • Viettel, MobiFone, VNPT: là 3 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao;
  • Tập đoàn Điện lực EVN Tập đoàn Dầu khí PVN: là 2 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực năng lượng tái tạo;
  • Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn (thuộc lĩnh vực cảng biển và logistics) và Vietcombank (thuộc lĩnh vực tài chính - ngân hàng).
dnnn-phai-thuc-su-la-nhung-con-chim-dau-dan-dan-dat-lan-toa1615382121.webp

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng chủ trì cuộc họp. - Ảnh: VGP
Tại cuộc họp trên, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, hiện các DNNN số lượng không nhiều, chỉ chiếm khoảng 0,07% tổng số doanh nghiệp cả nước, nhưng đóng góp tới 7% tổng tài sản, 10% tổng vốn các DN trên thị trường và 30% GDP; ngoài ra, chưa kể tới việc đóng góp về nhân lực lao động, việc làm, ổn định thị trường khi có bất ổn và vai trò điều tiết, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng - an ninh…
"Tôi muốn nhấn mạnh vai trò của DNNN phải thực sự là những con chim đầu đàn, dẫn dắt và lan tỏa sang các khu vực DN khác. Về chủ trương cổ phần hóa, thoái vốn là đúng đắn để những DNNN này tập trung vào vấn đề mới, lớn, khó, còn lại để cho DNTN làm. Tại Đại hội XIII cũng xác định mục tiêu rất rõ tới các mốc năm 2025, 2030 và 2045, phải xây dựng được một nền kinh tế có tính tự chủ cao hơn, sức chống chịu tốt hơn. Để làm được, phải phát triển, làm chủ được công nghệ", ông Dũng nói.
Đề cập tới các yếu tố như CMCN lần thứ 4, dịch bệnh COVID-19, cạnh tranh thương mại giữa các nước lớn, các FTA mà Việt Nam đã tham gia, Bộ trưởng Dũng khẳng định đây là chính là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam bắt kịp, tiến cùng và vượt lên các DN trên thế giới.
Ông Dũng cho biết thêm: "Chúng ta phải làm chủ công nghệ lõi, nếu không thì không bao giờ vượt qua được bẫy thu nhập trung bình, chứ chưa nói đến thu nhập cao", đồng thời nhắc tới việc tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế chính sách để phát triển, ứng dụng các công nghệ mới.
Kết thúc hội nghị, một lần nữa Bộ trưởng khẳng định các ý kiến tại cuộc họp sẽ được Bộ báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Đề án.
Thông tin thêm:
Theo Dự thảo Đề án “Phát triển doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn”, có 17 tập đoàn, tổng công ty nhà nước có quy mô lớn, hoạt động trong một số ngành, lĩnh vực quan trọng, cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế quốc gia như công nghiệp, nông nghiệp, năng lượng, tài chính, viễn thông, kết cấu hạ tầng.
Cụ thể, đó đều là các doanh nghiệp lớn, có tầm ảnh hưởng, được xác định phát triển thành "sếu đầu đàn" để phát huy vai trò mở đường, dẫn dắt trong việc hình thành và mở rộng các chuỗi sản xuất, cung ứng và chuỗi giá trị trong nước, khu vực và thế giới như: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel), Tổng công ty Viễn thông MobiFone, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC)…
Dự thảo cũng đề cập tới vấn đề, từ nay đến năm 2030 sẽ chỉ tập trung vào tái cơ cấu, sắp xếp lại các tập đoàn kinh tế nhà nước hiện có mà không thành lập mới các tập đoàn, tổng công ty do nhà nước sở hữu. Trước mắt, nhà nước chỉ nắm giữ 100% vốn điều lệ tại 4 công ty mẹ gồm: PVN, SCIC, EVN và Viettel.


>> Ứng dụng phần mềm ERP BRAVO tại doanh nghiệp vừa và lớn
 
Hệ thống ERP là gì? Khi nào doanh nghiệp cần ứng dụng ERP?

Xu hướng ứng dụng ERP (phần mềm Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp) trong các doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau đang ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp có thể dễ dàng nhìn thấy lợi ích thay đổi nhờ ERP, còn số khác thì chưa hẳn. Vậy ứng dụng ERP giúp cải thiện quy trình kinh doanh cho doanh nghiệp như thế nào, và khi nào thì doanh nghiệp nên triển khai ERP? Bài viết sau đây sẽ cung cấp kiến thức tới bạn đọc.
ERP là gì?
ERP là cụm từ viết tắt của Enterprise resource planning – Phần mềm Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp, được thiết kế để giúp các công ty lưu trữ, quản lý và sử dụng dữ liệu liên quan đến các quy trình hàng ngày và thường xuyên của họ.
ERP giúp doanh nghiệp quản lý đa chức năng, đa phòng ban, theo dõi nhiều thông tin từ bảng lương, nguyên vật liệu, mục tiêu cam kết kinh doanh cho đến đơn đặt hàng và năng lực sản xuất,… Từ đó, giúp doanh nghiệp có thể quản lý hiệu quả về dữ liệu, lên kế hoạch chi phí, sản phẩm và tạo ra những thay đổi đột phá trong kinh doanh.
erp-la-gi-khi-nao-doanh-nghiep-can-ung-dung-erp.webp

Lợi ích của ERP
Khi nền kinh tế phát triển không ngừng, tính cạnh tranh cao không chỉ ở phạm vi trong nước mà còn trên trường quốc tế. Bất cứ doanh nghiệp nào muốn phát triển tốt thì trước hết phải quản lý, kiểm soát tốt mọi hoạt động của công ty. Đặc biệt là trong thời đại công nghệ 4.0, thì việc áp dụng một phần mềm quản lý doanh nghiệp là một giải pháp thông minh, đem lại hiệu quả cao. (Ví dụ: Các doanh nghiệp vừa và lớn đang ứng dụng ERP tại Việt Nam hiện nay)
Một giải pháp ERP chuẩn là giải pháp tích hợp cả phần mềm và hoạt động tư vấn với nhiều chức năng được ứng dụng cho việc: quản lý kế hoạch, chi phí sản xuất hay giao hàng, quản lý hàng tồn kho và mua hàng, tiếp thị và bán hàng, quản lý kho quỹ, kế toán…
Khi ứng dụng vào doanh nghiệp, ERP sẽ tạo ra nền tảng bền vững cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Giải quyết các bài toán tích hợp mà những hệ thống rời rạc không thể thực hiện được, từ đó, làm giảm rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động do dữ liệu từ các bộ phận được liên kết và kế thừa nhau.
Các hệ thống phần mềm ERP hoạt động linh hoạt, không giới hạn về quy mô doanh nghiệp, loại hình sản xuất kinh doanh, vị trí địa lý, có khả năng thiết kế theo từng nghiệp vụ đặc thù nên đảm bảo hoạt động tốt trong mọi quy trình nghiệp vụ từng doanh nghiệp.
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp luôn phát sinh những diễn biễn mới, khiến nhà quản trị liên tục phát sinh nhiều nhu cầu quản lý mới. Cho nên, một hệ thống linh hoạt, dễ nâng cấp và mở rộng như ERP sẽ dẫn ra một cách thức hoạt động hiệu quả và phù hợp hơn với sự biến đổi từng ngày tại doanh nghiệp; tiết kiệm chi phí đầu tư so với các hệ thống rời rạc, dễ vận hành, bảo trì. Đồng thời, giúp hạn chế các lỗ hổng thông tin, đảm bảo an toàn bí mật kinh doanh cho doanh nghiệp.
Mặt khác, việc ứng dụng quản trị cơ sở dữ liệu trực tuyến trong giải pháp ERP hiện nay, giúp lãnh đạo truy xuất các dữ liệu, báo cáo mọi lúc, mọi nơi dễ dàng và thuận tiện.

Khi nào doanh nghiệp cần ứng dụng ERP?
Bản chất linh hoạt của phần mềm ERP cho phép các doanh nghiệp triển khai giải pháp dựa trên nhu cầu kinh doanh của chính mình. Cụ thể, dưới đây sẽ là một số đề xuất thời điểm doanh nghiệp nên triển khai hoặc nâng cấp hệ thống ERP như:
  • Thay đổi quy mô hoạt động: Tổ chức đang phát triển, đã phát triển hoặc đang có kế hoạch mở rộng quy mô đáng kể.
  • Phát sinh vấn đề trong quản lý: Tổ chức cần phần mềm quản lý doanh nghiệp để giám sát, cải thiện các quy trình vận hành được tốt hơn.
  • Sáp nhập hoặc mua lại: Các tập đoàn cần hợp lý hóa hệ thống giữa các công ty con.
  • Kế thừa hệ thống: Hệ thống hiện tại của tổ chức đã lỗi thời và không có sẵn để nâng cấp hoặc không còn phục vụ đầy đủ cho doanh nghiệp và người dùng.
  • Cập nhật xu hướng quản lý: Các tổ chức được nhà lãnh đạo có tư duy tương lai đã vạch ra một lộ trình công nghệ kinh doanh bao gồm một giải pháp doanh nghiệp mới.
Các loại hình doanh nghiệp được hưởng lợi nhiều nhất từ ERP
Hệ thống ERP được thiết kế ra nhằm giúp các doanh nghiệp giải quyết được các vấn đề khác nhau trong quản lý, vận hành. Trong khi nhiều yếu tố cho thấy sự cần thiết của việc triển khai hệ thống ERP, thì các công ty trong một số ngành nhất định hiện nay có thể thu được nhiều lợi ích nhất từ việc thực hiện, đó là:
  • Ngành cơ khí chế tạo máy
  • Thương mại dịch vụ
  • Ngành công nghiệp thép
  • Ngành xây dựng - Bất động sản
  • Ngành Vật liệu xây dựng - Nội thất
  • Ngành khai thác mỏ - Khoáng sản
  • Ngành vận tải – logistic
  • Ngành dược và thực phẩm
Xem thêm: Các phần mềm ERP tốt nhất ở Việt Nam
 
3 tiêu chí mới xác định là doanh nghiệp công nghệ cao từ 30/4

Theo Cổng thông tin Chính phủ đưa tin, mới đây, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 10/2021/QĐ-TTg quy định về các tiêu chí để xác định một doanh nghiệp công nghệ cao.
tieu-chi-xac-dinh-doanh-nghiep-cong-nghe-cao.webp

Cụ thể, để được xác định là doanh nghiệp công nghệ cao đơn vị phải đáp ứng đầy đủ quy định được nêu trong Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12 được sửa đổi, bổ sung theo Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 và Luật Đầu tư số 61/2020/QH14. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải đáp ứng được 3 tiêu chí cụ thể dưới đây:
Thứ nhất
, doanh thu từ sản phẩm công nghệ cao phải đạt tối thiểu 70% trong tổng doanh thu thuần của doanh nghiệp hàng năm.
Thứ hai, tỷ lệ tổng chi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (NC&PT) công nghệ của doanh nghiệp trên giá trị của tổng doanh thu thuần trừ đi giá trị yếu tố đầu vào (gồm có giá trị nguyên liệu, vật liệu; giá trị linh kiện phục vụ sản xuất nhập khẩu và mua tại nội địa) hàng năm đạt mức nhất định, xét theo quy mô và doanh thu từng doanh nghiệp. Cách tính như sau:
  • Tỷ lệ phải đạt ít nhất 0,5%: Nếu tổng nguồn vốn của doanh nghiệp từ 6.000 tỷ đồng, và tổng số người lao động từ trên 3.000 người;
  • Tỷ lệ phải đạt ít nhất 1%: Nếu doanh nghiệp có tổng nguồn vốn từ 100 tỷ đồng, tổng số lao động từ 200 người trở lên.
Ngoài ra, yếu tố tổng chi cho hoạt động NC&PT của doanh nghiệp sẽ bao gồm: tài sản cố định, khấu hao đầu tư cơ sở hạ tầng, việc chi thường xuyên cho hoạt động NC&PT mỗi năm; chi cho đào tạo, hỗ trợ đào tạo cho lao động NC&PT của doanh nghiệp, phí đăng ký công nhận hay bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích tại Việt Nam...
Cuối cùng là tiêu chí về tỷ lệ lao động trực tiếp thực hiện NC&PT có trình độ chuyên môn (xét từ hệ cao đẳng trở lên và lao động có trình độ cao đẳng không vượt quá 30% trong doanh nghiệp; là lao động đã tham gia ký HĐLĐ chính thức với doanh nghiệp có thời hạn từ 1 năm trở lên hoặc HĐLĐ không xác định thời hạn), trên tổng số lao động đạt các mức nhất định. Cách tính cụ thể như sau:
  • Tỷ lệ phải đạt tối thiểu 1%: Với doanh nghiệp có tổng nguồn vốn từ 6.000 tỷ đồng và tổng số lao động từ 3.000 người trở lên;
  • Tỷ lệ phải đạt tối thiểu 2,5%: Với doanh nghiệp có tổng nguồn vốn từ 100 tỷ đồng, tổng số lao động từ 200 người trở lên;
  • Tỷ lệ đạt tối thiểu 5%: Các doanh nghiệp còn lại (không thuộc hai nhóm trên).
Quyết định số 10/2021/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 30/4/2021, thay thế Quyết định số 19/2015/QĐ-TTg ngày 15/6/2015.
Thông tin thêm: Những doanh nghiệp đã nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao trước thời điểm 30/4 có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp thì thực hiện theo tiêu chí quy định tại Quyết định số 10/2021/QĐ-TTg.

Xem thêm: Những phần mềm kế toán tốt nhất hiện nay
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top