Kiến thức quản trị doanh nghiệp (Phần 2)

Quản trị doanh nghiệp hiệu quả thích ứng với “ba tại chỗ”​

“Ba tại chỗ” là một giải pháp phù hợp trong tình hình hiện nay để duy trì “mục tiêu kép”, vừa bảo đảm an toàn, chống dịch Covid-19 vừa duy trì tăng trưởng kinh tế. Do vậy, cách quản trị truyền thống cũng sẽ buộc phải thay đổi để thích nghi với phương thức làm việc mới này.
Quy định “ba tại chỗ”: bố trí sản xuất, ăn uống, nghỉ ngơi tại chỗ cho người lao động buộc doanh nghiệp (DN) đứng trước lựa chọn phải cắt giảm nhân lực để bảo đảm không gian làm việc an toàn phòng dịch. Vậy, cắt giảm bộ phận nào, duy trì dây chuyền nào, dự phòng nguồn nhân lực ra sao để bình ổn được sản xuất liên tục là bài toán khó. Mặt khác, nếu cắt giảm nhân lực không phù hợp sẽ khiến DN đối mặt với nguy cơ không đủ người để vận hành khi sản xuất phục hồi.
3-tai-cho-la-gi.webp

Doanh nghiệp phải đương đầu với nhiều thách thức

Đó là thách thức về thu hẹp quy mô sản xuất, năng suất lao động giảm, chi phí gia tăng, nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng, nguy cơ thiếu hụt nguồn nhân lực.
Thực hiện quy định này, đồng nghĩa với việc NLĐ buộc phải xa gia đình, thiếu thốn tình cảm, thiếu điều kiện giải trí có thể dẫn đến căng thẳng thần kinh. Đây chính là yếu tố ảnh hưởng đến an toàn và năng suất lao động. Theo học thuyết về tháp nhu cầu của Maslow, nhu cầu về an toàn cho bản thân là nhu cầu quan trọng thứ hai sau nhu cầu về vật chất. Nếu NLĐ cảm thấy làm việc trong môi trường không được an toàn thì động lực làm việc dần dần sẽ bị triệt tiêu. Mặt khác, nếu phải làm việc, sinh hoạt trong điều kiện “ba tại chỗ” kéo dài, DN có nguy cơ phải dừng sản xuất do người lao động bỏ việc hoặc hiệu quả sản xuất không cao. Đây là vẫn chưa tính đến những rủi ro về an toàn lao động khi NLĐ phải làm việc trong môi trường căng thẳng, chịu nhiều stress.
Bên cạnh đó, việc thu hẹp quy mô sản xuất cùng với những phát sinh về chi phí cải tạo nhà xưởng, văn phòng để bố trí nơi ăn nghỉ sẽ làm tăng chi phí không nhỏ cho DN. Trong điều kiện sản xuất bình thường, nguyên vật liệu sản xuất và phân phối sản phẩm được DN định trước nên khó xảy ra trục trặc. Nhưng trong điều kiện dịch bệnh, chuỗi cung ứng có thể đứt gãy bất cứ lúc nào, cho nên DN phải hoạch định lại cách quản trị đầu vào và đầu ra của dây chuyền sản xuất, để sao cho việc cung ứng nguyên vật liệu và phân phối sản phẩm trơn tru. Hơn nữa, tình hình vừa giảm quy mô sản xuất, vừa ngưng sản xuất do thiếu nguyên vật liệu đầu vào hoặc không thể phân phối được sản phẩm còn khiến DN rất dễ bị đóng cửa.

Thay đổi để vượt qua thách thức

Mô hình phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) hiện được vận dụng vào xây dựng chiến lược quản trị kinh doanh. Trong tình hình hiện nay, doanh nghiệp cần tận dụng những điểm mạnh nội tại để vượt qua những thách thức to lớn do dịch bệnh gây ra.
Đối với nguồn nhân lực, DN cần phải có lực lượng lao động dự phòng để sẵn sàng thay thế NLĐ bỏ việc do căng thẳng hoặc lo sợ mất an toàn; lường trước tình huống phải bổ sung nguồn nhân lực nếu có tình trạng lây nhiễm dịch Covid-19 trong DN, bắt buộc phải cách ly. Nếu phải cắt giảm nhân lực để thu hẹp quy mô sản xuất, hãy giữ cho được “bộ khung” là những nhân viên giỏi, tổ trưởng, trưởng bộ phận, trưởng chuyền, quản lý vì đây là lực lượng lao động chủ chốt, khó tuyển dụng hơn.
Hơn nữa, để tạo động lực làm việc cho NLĐ, lãnh đạo DN phải “ba cùng”: cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc với NLĐ, truyền cảm hứng cho họ và giúp cho họ có niềm tin vào nơi làm việc mình gắn bó. Đặc biệt, ngoài vấn đề an toàn phòng dịch thì vấn đề an toàn lao động phải được đặt lên hàng đầu. Trong điều kiện sản xuất với tâm lý bất an, căng thẳng thì tai nạn lao động rất dễ xảy ra. Nhà quản lý cần xem xét, chỉnh sửa lại quy trình HSE (sức khỏe - an toàn - môi trường làm việc) cho phù hợp trong tình hình mới với những quy định chặt chẽ hơn nhằm duy trì môi trường sản xuất an toàn, từ đó giúp tăng năng suất lao động, bảo đảm chất lượng sản phẩm.
Do quy định về “ba tại chỗ” sẽ làm DN phải gánh chịu hàng loạt chi phí phát sinh, kéo theo chi phí trên một đơn vị sản phẩm tăng, buộc phải quản trị chi phí chặt chẽ hơn để sản xuất có hiệu quả. Đối với lực lượng lao động gián tiếp làm việc online và cán bộ lãnh đạo cấp trung, cấp cao cần có chính sách cắt giảm lương phù hợp để tiết giảm chi phí sản xuất. Ngoài ra, vẫn cần duy trì và ưu tiên chế độ lương, thưởng cho người lao động trực tiếp. Tăng cường tìm kiếm thêm đối tác nhà cung cấp với chi phí hợp lý, giảm bớt các đầu mối trung gian cũng được xem là giải pháp hữu hiệu nhằm tiết giảm chi phí.
Trường hợp, với các DN sản xuất đa ngành, đa sản phẩm thì cần chọn lựa cắt giảm ngành sản xuất nào hoặc sản phẩm nào cho phù hợp.

Xem thêm: Phần mềm kế toán tốt nhất hiện nay
 

Chi phí và cách hệ thống ERP hoạt động trong doanh nghiệp​


Dù hoạt động trong lĩnh vực nào thì các doanh nghiệp đều sẽ có những giải pháp phần mềm phù hợp, đáp ứng tối đa cho quy trình hoạt động. Ở đây, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về hệ thống phần mềm ERP – “Enterprise Resource Planning” (Hoạch định Nguồn lực Doanh nghiệp), một giải pháp được đánh giá cao, mang nhiều đặc điểm ưu việt trong việc hỗ trợ quản trị và vận hành của các doanh nghiệp hiện nay.
Vậy cụ thể, hệ thống này hoạt động như thế nào, chi phí đầu tư triển khai ra sao…? Bài viết dưới đây sẽ gợi ý câu trả lời tới bạn.

1. Định nghĩa ERP

ERP là từ viết tắt của cụm từ “Enterprise Resource Management” – một quy trình tổng hợp giúp thu thập và tổ chức dữ liệu kinh doanh thông qua một hệ thống phần mềm tích hợp. Phần mềm ERP chứa các ứng dụng tự động hóa các hệ thống kinh doanh như sản xuất, bán hàng, kế toán, quản trị nhân lực,…
he-thong-erp.webp

Mô hình hệ thống phần mềm ERP cho doanh nghiệp
Nói cách khác, ERP tạo điều kiện thuận lợi cho mọi hoạt động của công ty. Giải pháp ERP giúp tự động hóa và tích hợp các quy trình kinh doanh, nhờ đó doanh nghiệp có thể giảm thiểu số lượng nhân lực tham gia vận hành và chi phí nhân công phải chi trả.

2. Cách một hệ thống ERP trong hoạt động trong doanh nghiệp

Một trong những điểm hấp dẫn nhất của hệ thống ERP là sở hữu nhiều chức năng đi kèm, cụ thể gồm:
1. Tài chính / Kế toán
Một module kế toán sẽ giúp giảm thời gian làm việc cho nhân viên kế toán của doanh nghiệp. (Ví dụ như thời gian nhập thông tin vào bảng tính theo cách thủ công). Bên cạnh đó, một phân hệ kế toán từ hệ thống phần mềm ERP sẽ được tự động hóa và tích hợp để thực hiện các công việc khác như tự động gửi hóa đơn cho khách hàng có số dư mà chưa thanh toán.
2. Nguồn nhân sự
Với module nhân sự, doanh nghiệp sẽ được tự động cập nhật mọi thông tin về đơn đăng ký của ứng viên, cách tính tiền thưởng cho nhân viên và cập nhật thời gian nghỉ có lương của nhân viên (PTO – Paid time off),… Module này có thể tích hợp với module kế toán để tự động hoàn trả cho những nhân viên nào còn dư lương PTO. Việc tích hợp này hoạt động bằng cơ chế để module kế toán tính toán số tiền phải trả cho những nhân viên có số ngày PTO còn lại. Sau đó, tự động nộp khoản thanh toán vào tài khoản ngân hàng của nhân viên mà đã được lưu trữ trong module nhân sự.
Tại các doanh nghiệp lớn hiện nay, việc quản trị KPI của các nhóm đối tượng nhân viên, quản lý tuyển dụng, quản lý chấm công bằng những phương tiện 4.0 (vân tay, khuôn mặt, thẻ từ...) là việc là cần thiết và bắt buộc trong quy trình hoạt động. Các hệ thống ERP chuyên nghiệp cũng đã phát triển thêm những tính năng mới cho module nhân sự nhằm giải yêu cầu từ bài toán trên của doanh nghiệp.
3. Sản xuất, chế tạo
Bất kỳ công ty sản xuất hoặc phân phối nào cũng nên triển khai sớm hệ thống ERP để có thể hưởng lợi tối đa từ việc sở hữu hệ thống này. Bởi các công cụ trong phần mềm ERP giúp hợp lý hóa một số khía cạnh của quy trình sản xuất như: lập kế hoạch sản xuất, quản lý khối lượng công việc của nhân viên, theo dõi hiệu quả kế hoạch sửa chữa máy móc, thiết bị...
4. Quản trị quan hệ khách hàng
Ý nghĩa từ việc ứng dụng module CRM (Quản lý quan hệ khách hàng) nhằm giúp cải thiện mối quan hệ của khách hàng với doanh nghiệp, đảm bảo khách hàng sẽ có trải nghiệm tốt nhất với sản phẩm, dịch vụ đơn vị cung cấp. CRM có thể phân tích lịch sử mua hàng và duyệt web của khách hàng; từ đó, CRM gửi quảng cáo cho các khách hàng mục tiêu tùy theo sản phẩm họ đã xem.
Ngoài ra, các giải pháp CRM và TMS (Transporation Management System – Hệ thống quản trị vận tải) có thể tích hợp, cập nhật cho nhà quản trị chi tiết về tình trạng giao hàng đối với những đơn đặt hàng của khách hàng. Module CRM kết hợp với các hệ thống khác như E-Commerce (thương mại điện tử), Marketing Automation (Marketing tự động)… sẽ tạo nên một hệ sinh thái One-Stop thuận tiện nhất cho người dùng và doanh nghiệp.
5. Theo dõi tồn kho
Một chức năng đặc biệt quan trọng mà hệ thống ERP cung cấp cho người dùng là việc tự động theo dõi hàng tồn kho của doanh nghiệp. Công cụ này trợ giúp doanh nghiệp kiểm soát về giá trị, số lượng vật tư, hàng hóa tồn kho, việc luân chuyển, sử dụng vật tư, tránh thiệt hại trong lưu trữ.
Từ đó, doanh nghiệp có thể hợp lý hóa quy trình phân phối sản phẩm; lập và kiểm soát phiếu nhập/xuất vật tư, hàng hóa trong sản xuất và lưu thông.

Những ngành nào có thể áp dụng hệ thống ERP

Hệ thống phần mềm ERP có thể được sử dụng trong nhiều quy mô doanh nghiệp khác nhau, từ doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa và lớn, cho đến mô hình tập đoàn. Đặc biệt, ERP thích hợp sử dụng với các công ty trong một số ngành nghề như:
  • Ngành sản xuất, chế tạo
  • Ngành bán lẻ
  • Ngành sản xuất/ phân phối
  • Dược phẩm
  • Dịch vụ khách hàng
  • Công nghệ
  • Quốc phòng
  • Ngành xây dựng

3. Chi phí triển khai hệ thống ERP

Chi phí là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm khi cân nhắc đưa ERP vào quá trình hoạt động. Hệ thống ERP được định giá phù hợp với nhu cầu của đối tượng mục tiêu. Đơn giá triển khai của một dự án ERP là khác nhau tùy thuộc vào nhà cung cấp, số lượng module và mô hình triển khai thực tế tại doanh nghiệp. ERP chạy trên nền tảng đám mây dành cho nhiều người thuê (SaaS), thường có phí thấp hơn so với phần mềm được cài chuyên biệt cho doanh nghiệp sử dụng. Hệ thống ERP đám mây không sử dụng phần cứng cũng như không cần thuê chuyên gia hệ thống. Với giải pháp này, nhà cung cấp sẽ bảo trì và tính phí hàng năm cho khách hàng, tùy theo từng loại và số lượng người dùng.
Giá áp dụng hệ thống ERP cũng sẽ khác nhau dựa trên lượng module sử dụng. Các module căn bản là nhân sự, tài chính, CRM..., các module khác thêm vào sẽ được tính phí riêng. Với phần mềm cài đặt riêng, các doanh nghiệp phải mua giấy phép (license) vĩnh viễn nhưng chỉ cần trả 1 lần. Với phần mềm ERP chạy trên nền tảng đám mây, giá sẽ thay đổi tùy theo loại và số lượng module sử dụng. Người dùng cần phải trả phí bảo trì cho máy chủ và cơ sở hạ tầng để lưu trữ phần mềm.
Hệ thống ERP có thể có chi phí phát sinh, bao gồm chi phí triển khai và vận hành liên quan đến bảo trì, nâng cấp và hỗ trợ. Các chi phí này sẽ khác nhau tùy theo từng nhà cung cấp.
Một doanh nghiệp ứng dụng ERP ngay khi đang ở quy mô vừa sẽ có thuận lợi là dễ dàng triển khai và sớm hình thành quy trình hoạt động chuẩn. Ứng dụng ERP là xu hướng quản trị tất yếu, một bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển kinh doanh, đòi hỏi mỗi nhà quản lý cần trang bị sớm cho doanh nghiệp của mình.
BRAVO là một trong những đơn vị hàng đầu trên thị trường Việt Nam hiện nay về cung cấp giải pháp ERP. Với kinh nghiệm hơn 21 năm triển khai cho hơn 3.800 khách hàng, việc hợp tác với một đối tác uy tín và có nền tảng phát triển tốt với nhiều lợi ích gia tăng như BRAVO, sẽ giúp các doanh nghiệp tiến nhanh hơn trong công cuộc số hóa để bắt kịp sự phát triển mạnh mẽ của CMCN 4.0 trên thế giới.

Xem thêm: Những
phần mềm kế toán tốt nhất hiện nay trên thị trường
 

Vốn đầu tư FDI có xu hướng tiếp tục đổ vào Việt Nam​

Ngày 24/08, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam vừa công bố Báo cáo điểm lại tình hình kinh tế Việt Nam tháng 8-2021 dưới hình thức trực tuyến, theo đó, nửa đầu năm 2021, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký đạt 15,3 tỉ USD, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm trước.
thu-hut-von-fdi.webp

Cụ thể, từ tháng 4 đến tháng 6, tốc độ đăng ký vốn giảm mạnh hơn, cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đang tỏ ra thận trọng hơn trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát gần đây.
Dù vậy, chuyên gia kinh tế cao cấp của WB, bà Dorsati Madani vẫn nhận định so với các nước khác thì dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam đang tích cực hơn, phản ánh niềm tin của nhà đầu tư vào khả năng chống đỡ của nền kinh tế Việt Nam. Hơn nữa, bà Dorsati Madani nhấn mạnh dù năm nay vốn FDI vào Việt Nam có thể sẽ thấp hơn trước nhưng điều quan trọng là xu hướng của dòng vốn này vẫn sẽ tăng khi nền kinh tế phục hồi tốt trở lại sau giai đoạn dịch Covid-19.
"Để tận dụng dòng vốn ngoại, Việt Nam cần có khả năng cạnh tranh, hiệu suất cao hơn trong hoạt động sản xuất để duy trì lợi thế và giữ chân các nhà đầu tư nước ngoài. Nhìn vào cơ cấu kim ngạch xuất khẩu hiện tại có thể thấy các sản phẩm sản phẩm công nghệ, máy tính, điện tử, dệt may… đang chiếm tỉ trọng lớn, song cần nâng giá trị gia tăng cho nền kinh tế trong tương lai thông qua việc phát triển các doanh nghiệp trong nước cùng tham gia chuỗi cung ứng này" – bà Dorsati Madani chỉ rõ.
Ông Hoàng Anh Tú, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Bộ TT&TT, nhận định: Trong thời gian này, nếu nói dòng vốn FDI đang dời đi là chưa đúng, có chăng là dòng vốn ngoại dịch chuyển vào Việt Nam chậm lại do một số địa phương đang gặp khó vì dịch Covid-19. Riêng trong lĩnh vực CNTT, báo cáo 7 tháng đầu năm cho thấy vốn FDI vào Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng với khoảng 170 doanh nghiệp ở các lĩnh vực phần mềm, viễn thông, điện – điện tử…

Xem thêm: Phần mềm ERP tốt nhất hiện nay trên thị trường của BRAVO
 

Cách 4 công ty hàng đầu thế giới dùng để đa dạng hóa Hội đồng quản trị​

Thành phần Hội đồng quản trị của đa số công ty thuộc Bảng xếp hạng danh sách 500 công ty lớn nhất Hoa Kỳ do tạp chí Fortune bình chọn, đều mất cân bằng về giới tính và sắc tộc.
Cụ thể, trong 500 Hội đồng quản trị (HĐQT) mà Fortune đã khảo sát các nhóm thiểu số chỉ chiếm 18%. Ngoài ra, từ năm 2004 đến nay, đại diện thiểu số trong nhóm này có mức tăng trưởng trung bình gần như không thay đổi, chỉ tăng 0,5% mỗi năm. Với đà trên, nhóm nghiên cứu nhận định phải mất 50 năm nữa thì các nhóm thiểu số mới có khả năng nắm giữ được 40% số ghế trong HĐQT của các công ty ở Mỹ.
Nhiều nghiên cứu hiện nay đang hướng đến khẳng định vai trò của sự đa dạng sắc tộc, giới tính trong bộ máy quản lý, tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng hoạt động kinh doanh cũng như việc ra quyết định đầu tư của các tổ chức thế giới.
quan-tri-da-van-hoa.webp

4 công ty dưới đây là minh chứng cho sự cân bằng và đa dạng hóa trong HĐQT mà các nhà lãnh đạo có thể tham khảo.

1. Merck

Merck là một tập đoàn khoa học và công nghệ đa quốc gia của Đức có trụ sở chính tại Darmstadt, hiện có mặt tại 66 quốc gia với khoảng 57.000 nhân viên.
Thành viên HĐQT của Merck tương đối đa dạng với 3 giám đốc người da đen (chiếm 21%) và 6 phụ nữ (chiếm 42%). Trong đó, Ken Frazier – một trong những CEO hiếm hoi trong danh sách của Fortune 500 đã từ chức từ cuối tháng 6 nhưng hiện vị này vẫn đang giữ chức Chủ tịch HĐQT của Merck. Ken Frazier chia sẻ: “Chìa khóa để đạt được sự đa dạng đó gồm 2 mặt, thứ nhất là mở rộng nhóm ứng viên đủ tiêu chuẩn và thứ hai là đảm bảo sao cho không có rào cản ngầm hoặc hệ thống nào đó ngăn chặn cơ hội ứng viên phát triển”.
Hơn nữa, Frazier cũng nhấn mạnh, các cuộc trò chuyện về bộ máy quản lý và hệ thống chính trị đã trở nên phổ biến hơn. Điều này gợi ra bài học lớn cho các nhà lãnh đạo rằng nếu họ không thừa nhận sự tồn tại của những rào cản cả bên trong và bên ngoài hệ thống, thì những nỗ lực D&I (Diversity & Inclusion, Đa dạng & Hòa hợp) của họ sẽ tiếp tục thất bại.
Hãy dành thời gian để tìm hiểu và giải quyết những thách thức từ cấp độ hệ thống là bước quan trọng đầu tiên, mà bất kỳ nhà lãnh đạo nào quan tâm đến việc thúc đẩy sự đa dạng của HĐQT trong công ty cũng phải thực hiện.
>> Xem thêm: 5 công việc tất yếu của một CEO chuyên nghiệp

2. Best Buy

Tương tự, HĐQT của Best Buy – Tập đoàn bán lẻ điện tử tiêu dùng đa quốc gia của Mỹ hiện có 4 người da màu và 5 phụ nữ. Tháng 12/2020, doanh nghiệp này cam kết dành 44 triệu USD cho các nỗ lực D&I, bao gồm cả việc chuyển đổi cấp lãnh đạo cấp cao để phù hợp với bộ máy quản lý chung.
“Chúng tôi đã tham gia vào hoạt động D&I từ nhiều năm trước, nhưng từ giờ giờ Best Buy mạnh dạn cam kết để khẳng định trách nhiệm về những điều chúng tôi đã hứa”, Corie S. Barry, một trong những nữ CEO của Best Buy chia sẻ.
Higgins Victor, từng là người phụ nữ duy nhất trong HĐQT của Best Buy cho biết: “Mục tiêu chúng tôi đặt ra không phải đạt được bình đẳng giới mà là tuyển dụng những ứng viên sở hữu kỹ năng phù hợp để hỗ trợ các chiến lược trong tương lai. Best Buy không giới hạn người đó đến từ đâu hay giới tính nào, chúng tôi chào đón tất cả”.
Hiện tập đoàn đang theo đuổi nhiều chiến lược khác nhau, bao gồm việc dành ra ít nhất vài tiếng mỗi tuần để tìm kiếm và phỏng vấn các ứng viên cho vị trí CEO.

3. Starbucks

Năm 2017, Starbucks – Thương hiệu cà phê lớn nhất thế giới đã bổ sung thêm 3 giám đốc mới vào vị trí HĐQT, trở thành tập đoàn có bộ máy quản lý đa dạng nhất nước Mỹ.
Những năm sau đó, “gã khổng lồ về cà phê” này luôn cố gắng duy trì cam kết trong sự đa dạng HĐQT. Tính đến tháng 9/2020, HĐQT của Starbucks có 46% là người da màu và 39% là phụ nữ. 3 tháng sau đó, tập đoàn bổ nhiệm người da màu là bà Mellody Hobson, đồng Giám đốc điều hành của công ty Ariel Investments làm chủ tịch HĐQT.
Tiếp tục củng cố cam kết của mình, trong năm 2020, Starbucks còn gia nhập Liên minh Hành động Đa dạng Hội đồng, một tổ chức ủng hộ hội đồng quản trị của các công ty đa dạng về chủng tộc.
Nếu muốn học hỏi Starbucks, các nhà lãnh đạo có thể lắng nghe kinh nghiệm từ Mellody Hobson: “Chúng ta cần hành động nhiều hơn là chỉ nói. Kết quả mà bạn đang thấy của Starbucks là cả quá trình hành động của tập đoàn. Tôi đồng ý rằng các nhà lãnh đạo phải bổ sung sự đa dạng cho HĐQT đang có”.

4. HP

Theo CEO Enrique Lores , trong HĐQT của HP hiện có 58% là người thiểu số và 42% là phụ nữ. Điều này giúp HP trở thành một trong những công ty có HĐQT đa dạng nhất của ngành công nghệ.
Nan Weitzman – Trưởng bộ phận Thu hút Nhân tài HP chia sẻ: từ năm 2015, sau khi tách khỏi Hewlett Packard, ban quản lý của HP tự đưa ra định hướng rõ ràng trong việc tuyển dụng rằng họ muốn tạo ra đội ngũ lãnh đạo đa dạng, nên sẵn sàng thu hút những người có nền tảng, trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc khác nhau. Điều may mắn là chiến lược này đều được các nhà lãnh đạo lúc đó hoàn toàn tin tưởng và đồng thuận.
Với các công ty thì sau một quá trình hoạt động, để xây dựng lại bộ máy quản lý tương tự như HP ở giai đoạn thành lập thực sự khó khăn, tuy nhiên các nhà lãnh đạo có thể học hỏi kinh nghiệm của công ty công nghệ này.
Tính đa dạng của bộ máy đôi khi đòi hỏi sự thay đổi lớn về hiện trạng. Thông thường, các bước tiến nhỏ như thêm một thành viên thiểu số vào HĐQT sau vài đợt tái cấu trúc là chưa đủ. Vấn đề của các nhà lãnh đạo là cần xác định xem họ đã sẵn sàng chấp nhận sự thay đổi hay chưa.
Việc tạo ra một HĐQT cân bằng yêu cầu cần có một kế hoạch định hướng cụ thể, thời gian, sự cam kết cũng như tính minh bạch, nghiêm túc thực hiện. Đa dạng và hòa nhập là điều đầu tiên mà 4 “ông lớn” trên đang hướng đến trong quá trình đa dạng hóa HĐQT, đây cũng là bài học cho các nhà lãnh đạo hiện nay.

Xem thêm: Phần mềm kế toán tốt nhất hiện nay trên thị trường.
 

Xây dựng danh mục đầu tư: Lời khuyên đến từ 7 chuyên gia hàng đầu​

Lời khuyên từ 7 chuyên gia, nhà quản lý quỹ nổi tiếng thế giới, với 6 người trong số đó là chủ nhân của giải Nobel Kinh tế sẽ giúp bạn tạo dựng danh mục đầu tư hiệu quả.
Trong thực tế, liệu rằng có một hình mẫu danh mục đầu tư (portfolio) hoàn hảo nhằm giúp lợi nhuận tăng tối đa và giảm rủi ro xuống thấp nhất trong tổng thể đầu tư với mọi tình huống hay không? Xét theo quan điểm của 7 nhà đầu tư, quản lý quỹ và chuyên gia kinh tế nổi tiếng dưới đây thì câu trả lời là “KHÔNG”.
Trong số các chuyên gia này, có 6 người là chủ nhân của giải Nobel Kinh tế gồm: nhà kinh tế học hành vi Robert Shiller, William Sharpe - người tạo ra Mô hình Định giá Tài sản Vốn (CAPM), Harry Markowitz - cha đẻ của Lý thuyết Danh mục Hiện đại, Eugene Fama - Giáo sư xây dựng Lý thuyết Thị trường Hiệu quả, Myron Scholes và Robert Merton - chủ nhân Mô hình Black-Scholes trong định giá quyền chọn cùng nguyên Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh tế Mỹ.
xay-dung-danh-muc-dau-tu-tu-loi-khuyen-cua-7-chuyen-gia-hang-dau.webp

Từ trái qua: Giáo sư Myron Scholes, Nhà Kinh tế học hành vi Robert Shiller và cha đẻ của Lý thuất Danh mục Hiện đại - Harry Markowwitz (Ảnh: DNSG)
Theo Markowitz, điều quan trọng nhất trước tiên cần đa dạng hoá danh mục đầu tư. Trong đó, đặt trọng tâm vào xây dựng danh mục chứng khoán, cụ thể là các loại chứng khoán được dự báo đem lại lợi suất cao nhất, với rủi ro đã xác định. Quan điểm này cũng được áp dụng cho nhiều loại tài sản khác như trái phiếu, hàng hóa và bất động sản. Chìa khoá của việc đa dạng hoá xây dựng danh mục nằm ở chỗ nhà đầu tư phải tìm được các loại chứng khoán và tài sản có mức độ tương quan thấp, để sao cho diễn biến thị trường của loại này không gây ảnh hưởng đến diễn biến thị trường của loại kia.
Trong khi đó, Sharpe đưa ra lời khuyên giống như những gì ông đã trình bày thông qua CAPM, tức “Đầu tư vào các quỹ chỉ số để bao phủ toàn thị trường”. Trả lời chuyên trang MarketWatch, Sharpe khuyến nghị nên đầu tư vào 1 quỹ chỉ số thị trường chứng khoán Mỹ và 1 quỹ ngoài Mỹ; tương tự quỹ chỉ số trái phiếu cũng như vậy.
Lấy CAPM làm nền tảng, Fama đã xây dựng bổ sung một mô hình nữa với 2 yếu tố tăng cường đó là: sự khác biệt giữa nhóm vốn hóa nhỏ và vốn hóa lớn, cùng sự khác biệt về lợi suất giữa cổ phiếu giá trị và cổ phiếu tăng trưởng. Theo Fama đánh giá, danh mục đầu tư đa dạng là nên hướng đến cổ phiếu giá trị và cổ phiếu công ty có giá trị vốn hóa nhỏ. Đây là hai loại có xu hướng diễn biến tốt trong dài hạn.
Đối với Scholes, danh mục hoàn hảo là phải kiểm soát được rủi ro, đặc biệt các "rủi ro đuôi", vốn có xác suất xảy ra nhỏ song ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận, phát sinh khi khoản đầu tư di chuyển nhiều hơn ba lần độ lệch chuẩn, tính từ giá trị trung bình.
Riêng Merton cho rằng, danh mục hoàn hảo rốt cuộc bao gồm các tài sản phi rủi ro của riêng bạn, như trái phiếu chính phủ được bảo vệ trước lạm phát. Đối với người đặt mục tiêu kiếm tiền khi nghỉ hưu, lý tưởng nhất là nên lấy tiền tiết kiệm được để mua trái phiều đồng niên, nhằm có dòng thu nhập đều đặn hằng năm.
Trong khi đó, Shiller khuyên nên có mức độ đa dạng lớn với danh mục đầu tư, không chỉ gồm nhiều loại tài sản khác nhau, mà còn đa dạng về địa lý với cả tài sản trong nước lẫn quốc tế. Cụ thể, nhà Kinh tế học khuyên nên tập trung vào các cổ phiếu trên thị trường thế giới, nơi tỷ số CAPE thấp. Tỷ số P/E điều chỉnh theo chu kỳ nền kinh tế (cyclically adjusted price-to-earnings ratio – CAPE) là thước đo định giá sử dụng thu nhập thực trong 10 năm, để làm giảm biến động lợi nhuận xảy ra trong các giai đoạn khác nhau của chu kỳ kinh doanh. Được biết, cũng chính Shiller đã xây dựng tỷ số này, nên tỷ số này được gọi là tỷ số Shiller CAPE.
Vanguard Jack Bogle là người đã tạo ra quỹ tương hỗ chỉ số đầu tiên trên thế giới, danh mục đầu tư của nhà sáng lập quỹ tập trung vào các quỹ chỉ số, như quỹ ETF theo dõi chỉ số S&P 500 của Vanguard. Tại đây, quan điểm của Bogle là hạ thấp chi phí bằng cách sử dụng quỹ chỉ số và không thực hiện các hành động có thể hủy đi giá trị. Đôi lúc tất cả những gì bạn cần làm là: "Không làm gì cả, đứng yên ở đó!".

Xem thêm: Phần mềm ERP tốt nhất hiện nay.
T
 

Lời giải cho bài toán nguồn nhân lực trong đại dịch​


Đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp bị rơi vào trạng thái khủng hoảng nguồn nhân lực do tỷ lệ người lao động nghỉ việc ngày càng cao. Vậy, doanh nghiệp phải làm gì để giữ chân công nhân, giúp họ an tâm sản xuất trong điều kiện dịch bệnh?
Thực tế cho thấy, doanh nghiệp muốn duy trì tốt sản xuất – kinh doanh thì phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau đây đối với nguồn nhân lực.
mau-phuong-an-san-xuat-kinh-doanh-mua-dich.webp

An toàn. Đây được xem là nhân tố hàng đầu mà doanh nghiệp phải ưu tiên nếu muốn giữ nguồn nhân lực. Để người lao động an tâm làm việc, trước hết, doanh nghiệp phải tạo ra một môi trường làm việc an toàn, tránh nguy cơ lây nhiễm chéo. Muốn vậy, người lao động phải được ưu tiên tiêm vaccine.
Trong điều kiện chưa được tiêm vaccine, thì người lao động cần được trang bị đồ bảo hộ đầy đủ, được xét nghiệm định kỳ hay đột xuất và nơi làm việc phải thực hiện triệt để 5K.
>> Quản trị doanh nghiệp hiệu quả thích ứng với “ba tại chỗ”
Bảo hiểm.
Bảo hiểm y tế cho nhân viên và người nhà của họ là vấn đề được người lao động rất quan tâm trong bối cảnh đại dịch. Lâu nay, nhiều doanh nghiệp chỉ đóng BHYT cho người lao động theo luật định, tuy nhiên, trước tình hình hiện nay có thể xem xét mua thêm cho nhân viên và gia đình họ các gói bảo hiểm đặc biệt.
Theo quy định hiện hành, Nhà nước sẽ điều trị miễn phí cho bệnh nhân Covid-19 nên DN có thể mua các gói bảo hiểm sau điều trị cho cả người lao động và gia đình họ. Bởi vì, khi họ chấp nhận làm việc thì cả gia đình đều phải gánh chịu rủi ro lây nhiễm.
Sức khỏe tinh thần. Chủ doanh nghiệp cần quan tâm hơn về sức khỏe tinh thần cho người lao động của mình, bằng các chương trình tư vấn nội bộ hoặc thuê chuyên gia tư vấn (tổ chức trực tuyến). Đây là vấn đề hoàn toàn mới đối với doanh nghiệp, vì trước đấy họ chỉ quan tâm đến sức khỏe thể chất của người lao động mà lơ là vấn đề sức khỏe tinh thần.
Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, người lao động phải làm việc trong điều kiện bất an, áp lực về tài chính, sự lo lắng về sức khỏe bản thân và gia đình sẽ dẫn đến stress, lâu ngày sẽ mất dần động lực làm việc nên có thể nghỉ việc bởi căng thẳng kéo dài. Cho nên, lời khuyên từ chuyên gia tâm lý sẽ giúp người lao động giải tỏa áp lực, tiếp nhận năng lượng tích cực.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch làm việc linh hoạt để người lao động có thể sắp xếp thời gian phù hợp, không cứng nhắc khung giờ như trước đây. Người lao động cần có thêm thời gian để chăm sóc gia đình, chăm sóc con cái vì không đến trường được, nên chế độ làm việc linh hoạt sẽ giúp họ chủ động lựa chọn ca kíp phù hợp với hoàn cảnh cá nhân, miễn sao đảm bảo hoàn thành công việc được giao.
Chỉ số KPI – Đánh giá mức độ hoàn thành công việc cũng cần linh hoạt hơn, vì trong điều kiện làm việc bị hạn chế, năng suất lao động, hiệu suất công việc sẽ giảm.
Đào tạo. Đào tạo cũng là một sự lựa chọn thông minh để giữ nguồn nhân lực, cũng là cách để tối ưu khoảng thời gian trong giai đoạn này; giúp bổ trợ thêm kỹ năng cho người lao động hoặc đào tạo để chuyển đổi nghề giữa các nhóm lao động nhằm thay thế lực lượng lao động bị thiếu hụt.
Quy trình đào tạo có thể tiến hành online thông qua các ứng dụng phổ biến hiện nay như Zoom, Google Meet... nên sẽ tiết kiệm được chi phí và tránh lây lan dịch bệnh.
Giao tiếp. Các cấp lãnh đạo trong doanh nghiệp phải giữ kết nối, giao tiếp thường xuyên với người lao động của mình để kịp thời động viên, xử lý tình huống nảy sinh. Giao tiếp thường xuyên còn giúp giảm trạng thái lo lắng, căng thẳng đối với người lao động, đồng thời qua đây người lãnh đạo có thể đưa ra nhiều quyết sách đúng đắn, kịp thời xử lý tình huống, đặc biệt là sự cố về sức khỏe.
Công nhân ở một số KCN vượt cổng bỏ ra ngoài khi nghe thông tin có ca dương tính tại nơi làm việc là bài học đắt giá đối với doanh nghiệp, do không nắm bắt thông tin và xử lý kịp thời tình huống phát sinh.
Hài lòng. Tạo động lực và mang đến sự hài lòng trong công việc cũng là những nhân tố cần thiết để giữ chân người lao động. Ngoài ra, các chế độ nghỉ phép, lương, thưởng trong giai đoạn này nên được nâng lên một bậc so với lúc bình thường để động viên người lao động. Bởi lúc này đây, người lao động đòi hỏi có mức thu nhập cao hơn đủ để có thể chấp nhận rủi ro và cần có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn nhằm giải tỏa căng thẳng, phục hồi sức khỏe.
Điều này có thể là gánh nặng tài chính đối với doanh nghiệp khi vừa bị giảm quy mô sản xuất vừa đứt gãy chuỗi cung ứng, nhưng trong tình hình hiện nay thì không có sự lựa chọn nào tốt hơn.

Xem thêm: Những phần mềm kế toán tốt nhất hiện nay trên thị trường.
 

Doanh nghiệp cần đổi mới để khôi phục và thích ứng với đại dịch​

Chưa thể lường trước được những nguy cơ bùng phát của dịch bệnh, do đó các doanh nghiệp cần thay đổi để khôi phục sản xuất, kinh doanh thích ứng với đại dịch.

1. Thay đổi là điều tất yếu

Trong bối cảch dịch bệnh bùng phát hiện nay, nhiều doanh nghiệp (DN) đã tìm được cách cho mình để duy trì hoạt động. Từ đó, bắt đầu xuất hiện những xu hướng mới.

Chẳng hạn như, việc thay đổi hành vi khách hàng trong hoạt động mua sắm trực tuyến được ưa chuộng, buộc DN phải thay đổi gói sản phẩm và phương thức bán hàng. Khi chuỗi cung ứng truyền thống bị gián đoạn hoặc không ổn định, ngay lập tức DN phải tìm phương án cung ứng khác. Khi đối tác không thể trực tiếp kiểm soát chất lượng tại nhà máy, DN phải đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng giúp khách hàng theo dõi chất lượng từ xa. Khi Chính phủ quy định các biện pháp đảm bảo an toàn phòng dịch là lúc DN phải thay đổi cách bố trí sản xuất, hội họp, làm việc, báo cáo từ xa. Đó là những xu hướng mới mà mọi DN cần nắm bắt để thích ứng trong bối cảnh dịch bệnh.

Đổi mới để phù hợp với xu hướng mới là yếu tố quyết định đến việc khôi phục DN. Mức độ thành công của quá trình này sẽ phụ thuộc vào mức độ phù hợp của nguồn lực mỗi DN. Có thể hiểu là, rất nhiều vấn đề cần thay đổi như phương thức xúc tiến thương mại, gói sản phẩm, kiểm soát chất lượng, bố trí sản xuất, kỹ năng của đội ngũ, chuỗi cung ứng, bán hàng... Mấu chốt của nút thắt đổi mới này chính là mức độ chuyển đổi số của DN và tính sẵn sàng của đội ngũ. Nếu doanh nghiệp chuẩn bị tốt tâm thế sẵn sàng cho người lao động, chuyển đổi số thành công thì không khó gì để thực hiện những thay đổi khác.

>> Xem thêm: Phần mềm quản lý sản xuất tốt nhất

2. Lựa chọn cách thay đổi

Tùy vào mức độ phù hợp với xu hướng mới và dư địa khôi phục của mỗi DN, có 4 cách để DN lựa chọn thay đổi như sau:

- Lý tưởng nhất là tính phù hợp cao với xu hướng mới và dư địa đổi mới tốt, lúc này DN cần chủ động kiến tạo giá trị mới để vượt lên giành thị phần.

- Nếu mức độ phù hợp với xu hướng mới thấp nhưng dư địa đổi mới khôi phục cao, DN có thể lựa chọn cách đầu tư hoặc mua lại những ý tưởng sáng tạo để phục vụ cho đổi mới.

- Nếu mức độ phù hợp với xu hướng đổi mới cao nhưng dư địa đổi mới khôi phục thấp, DN có thể chọn cách liên minh với đối tác có tính đổi mới cao, kết hợp cùng thực hiện đổi mới.

- Khó nhất là đối với DN mà mức độ phù hợp với xu hướng đổi mới và dư địa đổi mới khôi phục đều hạn chế. Trường hợp này, DN cần linh hoạt tìm ra nút thắt tồn tại trong hàng loạt vấn đề nội tại cần thay đổi, và từng bước tìm cách đổi mới, tranh thủ sự giúp đỡ của đối tác kinh doanh.

thay-doi-san-xuat-sau-dai-dich.webp


Kinh doanh trong bối cảnh đại dịch, có nhiều vấn đề mà DN cần thay đổi để phù hợp với bối cảnh kinh doanh mới như: thay đổi liên quan đến sản phẩm, bố trí sản xuất, phân phối, cung ứng, kiểm soát chất lượng, hệ thống báo cáo, làm việc, quản lý nhân sự.

Khách hàng của DN bất kỳ đều được phân thành hai nhóm, bao gồm khách hàng tiêu dùng cuối cùng và khách hàng DN. Khách hàng có xu hướng mua hàng trực tuyến nên DN phải giới thiệu sản phẩm trên các sàn TMĐT, chợ trực tuyến, trên các trang MXH hoặc quảng bá trên nền tảng Internet. Để bán sản phẩm cho khách hàng tiêu dùng cuối cùng, DN cần thay đổi thiết kế sản phẩm theo hướng tiện lợi cho nhân viên giao hàng và hướng dẫn tỉ mỉ cho khách hàng sử dụng.

Khách hàng DN không có điều kiện đến nhà máy để kiểm tra chất lượng sản phẩm, buộc DN phải tích hợp công nghệ số như kết nối Internet, điện toán đám mây, sử dụng camera để minh bạch hóa các thông số về chất lượng. Khi giới thiệu sản phẩm, DN không chỉ giới thiệu giá trị sử dụng mà còn giới thiệu đầy đủ các thuộc tính đó nhằm thuyết phục khách hàng tốt hơn.

Việc cung ứng nguyên liệu đầu vào nhanh chóng, liên tục, ít bị gián đoạn, đảm bảo chi phí hợp lý là rất khó đối với nhiều DN hiện nay. Do đó, DN cần có nhiều phương án trong xây dựng chuỗi cung ứng đầu vào, đặc biệt xây dựng nhiều phương án cung ứng từ nước ngoài đan xen với phương án cung ứng nội địa là rất quan trọng nhằm ổn định nguyên liệu sản xuất.

Việc động viên, truyền cảm hứng tích cực tác động đến tâm lý, tình cảm của đối tượng NLĐ là vô cùng quan trọng trong lúc này. Làm sao để NLĐ nhận thức được sự thay đổi là việc sống còn của DN cũng như sự phát triển nghề nghiệp của họ.

Trong bối cảnh Covid-19 còn tiếp diễn, ưu tiên cho làm việc từ xa là xu hướng gần như bắt buộc đối với DN. Làm việc luôn đi kèm với báo cáo, thảo luận, ra quyết định kịp thời, nên DN cần đầu tư cho chuyển đổi số để tự động hóa từ nhận đơn hàng, tính toán định mức đầu vào, lịch trình sản xuất, theo dõi quá trình sản xuất, tiếp nhận phản hồi của khách hàng...

Khi chuyển đổi số thành công, dữ liệu về khách hàng, nhà cung cấp và giao dịch được lưu giữ và được tự động xử lý. Khi đó, nhà quản trị có thể dễ phát hiện các vấn đề đang tồn tại cũng như xu hướng tiêu dùng mới.

Để thích ứng với Covid-19, có rất nhiều vấn đề cần thay đổi tùy thuộc vào mô hình hoạt động mỗi DN. Do vậy, DN cần nhận diện sự phù hợp với xu hướng mới và dư địa khôi phục để lựa chọn cách làm phù hợp dựa trên nguồn lực sẵn có và xác định nút thắt cũng như ưu tiên nguồn lực để tháo gỡ nút thắt. Lúc này, việc thay đổi sẽ trở nên dễ dàng hơn.
 

Mẫu quy chế về tiền lương, tiền thưởng và phụ cấp mới nhất năm 2021​

Mẫu quy chế tiền lương, thưởng và phụ cấp tiêu chuẩn bao gồm 5 phần chính. Chi tiết mời bạn đọc theo dõi thông tin dưới đây

I. Những quy định chung

Trong phần quy định chung, doanh nghiệp cần nêu rõ quy định về các nội dung sau:

- Mức lương chính: đây là mức lương chi trả thực tế cho người lao động theo thời gian làm việc quy định trong tháng. Mức lương này được xác lập thông qua mức lương tối thiểu vùng tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP.

- Mức lương đóng bảo hiểm xã hội: bao gồm tất cả các khoản lương và phụ cấp quy định tại khoản 1 điểm a tại khoản 2 điều 4 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH.

- Mức lương thử việc: thông thường doanh nghiệp đều áp dụng mức hưởng 85% lương mức lương của công việc đó.

- Mức lương khoán: thường áp dụng cho những bộ phận phòng ban hoặc vị trí tham gia trực tiếp vào quá trình tạo ra sản phẩm hoặc doanh thu của doanh nghiệp.

- Cách tính lương: Tính theo thời gian làm việc thực tế trong tháng (chấm công) hoặc theo kết quả công việc.

II. Các khoản phụ cấp, phúc lợi khác ngoài lương

Bên cạnh mức lương chính thông qua thỏa thuận và ký kết trong hợp đồng thì người lao động còn nhận những khoản phụ cấp ngoài lương khác như:
  • Phụ cấp chức danh: Áp dụng đối với vị trí chức danh ở cấp bậc quản lý.
  • Phụ cấp ăn trưa: Có thể áp dụng chung đối với tất cả người lao động trong công ty hoặc phân chia theo cấp bậc.
  • Phụ cấp điện thoại, xăng xe: quy định tùy thuộc vào tính chất công việc của từng vị trí và từng bộ phận.
Các khoản phúc lợi phổ biến trong doanh nghiệp gồm có: phúc lợi hiếu, hỉ; phúc lợi hàng năm liên quan đến du lịch, nghỉ mát, tham quan…

III. Quy định về cách tính và trả lương

Các nội dung chi tiết trong phần này gồm có:
  • Cơ sở tính lương cho người lao động: theo thời gian làm việc thực tế (bảng chấm công) hay theo kết quả công việc (theo sản phẩm) hoặc kết hợp cả 2 hình thức.
  • Thời hạn trả lương: Quy định vào ngày bao nhiêu hàng tháng
  • Tiền lương làm thêm ngoài giờ: trong từng trường hợp vào ngày thường, ngày chủ nhật, ngày Lễ tết…
  • Công tác phí: quy định cụ thể về các khoản hỗ trợ trong trường hợp đi công tác. Có thể phân chia theo các tiêu chí: đi về trong ngày, đi cách ngày hoặc vị trí công tác đến các trung tâm thành phố lớn hay các vùng núi cao hải đảo?
  • Quy định chi tiết về những ngày nghỉ hưởng nguyên lương: căn cứ theo quy định chung

IV. Chính sách về chế độ xét duyệt tăng lương

Lộ trình tăng lương là yếu tố quan trọng quyết định đến sự gắn bó của một người lao động với doanh nghiệp. Vì vậy để duy trì sự ổn định của hệ thống nhân sự, chủ doanh nghiệp cần đặc biệt lưu tâm đến vấn đề này. Tùy vào đặc thù của đơn vị mình, mà người lãnh đạo có thể linh hoạt điều chỉnh quy định. Tuy nhiên tất cả đều cần đảm bảo tính rõ ràng và minh bạch để mỗi người lao động đặt ra mục tiêu phấn đấu của họ.

Thông thường mức nâng của mỗi bậc lương sẽ dao động trong khoảng 10 – 20% mức lương hiện tại tùy theo hiệu quả kinh doanh của công ty.

V. Chế độ thưởng

Quy định về các chế độ thưởng, doanh nghiệp cũng hoàn toàn có thể chủ động linh hoạt tùy vào kết quả HĐSX kinh doanh của mình. Có một số các khoản thưởng có thể tham khảo và áp dụng như: Thưởng thâm niên; Thưởng Tết Âm lịch; Thưởng ngày Quốc Khánh, Tết dương lịch, 30/4 – 1/5; Thưởng đạt doanh thu; …

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến mẫu quy chế tiền lương, thưởng và phụ cấp mới nhất. Hy vọng sẽ là nguồn tham khảo hữu ích dành cho bạn đọc và Quý doanh nghiệp. Nếu bạn cũng cần tìm kiếm một hệ thống phần mềm quản trị doanh nghiệp tổng thể (ERP) hãy kết nối ngay với chúng tôi nhé.
 

3 lời khuyên giúp doanh nghiệp giữ chân nhân tài​

Thay vì trả lương theo vị trí, việc chi trả lương thưởng theo kỹ năng giúp tạo động lực cống hiến cho người lao động – đó là một trong những lời khuyên dành cho các doanh nghiệp khi mong muốn giữ chân nhân tài.

Trong hội nghị trực tuyến "Kiến tạo chính sách lương thưởng phúc lợi trong hiện thực mới" của Talentnet, các chuyên gia đánh giá tỷ lệ tăng lương của nhóm doanh nghiệp trong nước đang ở mức thấp nhất trong 10 năm qua với con số là 6,8% và dự kiến giảm nhẹ 0,1% trong năm 2022. Trong khi đó, theo bảng khảo sát về Mức độ hạnh phúc trong công việc của đơn vị này, 94% lao động khẳng định chế độ lương - thưởng ảnh hưởng trực tiếp đến sự hạnh phúc trong công việc.

"Phương án siết chặt lương, thưởng trong thời gian này của doanh nghiệp có thể là một trong những nguyên nhân khiến nhân viên cảm thấy bất mãn và quyết định nghỉ việc, dẫn đến tình trạng thiếu nhân lực", bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Phó tổng giám đốc của Talentnet nhận định và cho rằng, nếu không khéo léo, các nhà lãnh đạo sẽ phải trả giá đắt và hệ thống vận hành có thể đối diện với nguy cơ thiếu người.

Dưới đây là 3 gợi ý được kết luận trong hội nghị để doanh nghiệp vừa có thể cân bằng chi phí lương - thưởng, vừa giữ chân đội ngũ lao động:

Chi trả lương - thưởng theo kỹ năng và hiệu quả công việc​

Cùng với sự phát triển của công nghệ trong hai năm gần đây, tầm quan trọng của việc ứng biến và liên tục cập nhật, học hỏi những kỹ năng cần thiết được đặt lên hàng đầu. Có thể khẳng định rằng: kỹ năng, trình độ là gốc rễ để quyết định lương, thưởng và giá trị của nhân viên. Thay vì trả lương theo vị trí, việc chi trả lương, thưởng theo kỹ năng là chiến lược mới giúp tạo động lực cống hiến cho người lao động trong thời đại mới.

Đảm bảo các phúc lợi thiết yếu, phù hợp với nhu cầu​

Trong thời đại sức khoẻ tinh thần được chú trọng, bên cạnh các gói phúc lợi cơ bản về thể chất, doanh nghiệp có thể cân nhắc các gói phúc lợi tinh thần tùy chỉnh theo nhu cầu để nhân viên linh hoạt lựa chọn như các gói khám chữa bệnh cho gia đình, đăng ký các lớp học ngoại khóa về thiền, yoga, thể thao, nấu ăn… để nâng cao trải nghiệm. Đồng thời chú ý nâng cao đời sống tinh thần tại môi trường làm việc của nhân viên thông qua việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Đảm bảo việc chi trả lương và phúc lợi đúng người - đúng thời điểm​

Nhân viên sẽ cảm thấy bất mãn và có thể giảm hiệu suất hoặc nghỉ việc nếu tình trạng siết chặt lương – thưởng và trả lương muộn xuất hiện cùng lúc. Vì vậy, doanh nghiệp nên cân nhắc các dịch vụ, giải pháp để có thể đảm bảo việc chi trả lương và phúc lợi đúng hạn cho nhân viên.

Trong khuôn khổ hội thảo, chuyên gia từ Talentnet chia sẻ thêm, tuy siết chặt lương thưởng là giải pháp tạm thời để vượt Covid-19, nó có thể để lại hậu quả nghiêm trọng nếu bài toán này không được tính toán cẩn trọng. Doanh nghiệp cần xem xét kỹ các tác động trước khi thay đổi bất kỳ chính sách nào liên quan đến lương thưởng bởi chúng ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động. "Khôn khéo kết hợp nhiều giải pháp khác nhau là chìa khóa giúp doanh nghiệp vừa giải bài toán ngân sách vừa đảm bảo sự hài lòng và giữ chân nhân tài, chuẩn bị cho kế hoạch sản xuất trong bình thường mới", bà Hương khẳng định.

>>> Xem thêm: phần mềm quản trị doanh nghiệp tổng thể BRAVO 8R2
 

Quy trình và thủ tục thành lập doanh nghiệp theo quy định mới nhất​

Giờ đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành rất nhiều các cải cách về thủ tục. Vì vậy, quy trình để đăng ký doanh nghiệp cũng được đơn giản hóa hơn nhiều, bao gồm 4 bước như sau:

1. Cần chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp

  • Bước đầu tiên trong các bước thành lập doanh nghiệp thành công đó chính là lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp. Chủ doanh nghiệp cần hiểu rõ tính đặc thù của từng mô hình doanh nghiệp, từ đó lựa chọn mô hình theo đúng mục tiêu phát triển của công ty. Một số mô hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam như: Công ty TNHH (1 thành viên), Công ty TNHH, Công ty Cổ phần,...
  • Chuẩn bị bản sao của Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu của chủ doanh nghiệp, hoặc các cổ đông (nếu có). Tuy nhiên, mỗi một mô hình doanh nghiệp sẽ có quy định về số lượng thành viên và cổ đông khác nhau. Vì vậy, chủ doanh nghiệp cần nghiên cứu rõ điều khoản này trước khi thành lập cổ đông cho công ty.
Lưu ý: Bản sao Chứng minh nhân dân phải có dấu công chứng không quá 3 tháng và thời hạn CMND chưa quá 15 năm.

  • Chủ doanh nghiệp chọn tên công ty, lựa chọn tên ngắn gọn, ý nghĩa và dễ nhớ. Đặc biệt, tránh tình trạng tên doanh nghiệp bị trùng lặp, đạo nhái. Chủ doanh nghiệp có thể truy cập vào “Cổng thông tin quốc gia” để biết được tên công ty của mình có bị trùng với công ty khác trên thị trường không.
  • Cập nhật đầy đủ thông tin địa chỉ của trụ sở hoạt động, bao gồm: số nhà, ngõ, ngách, hẻm, đường, phường, xã, quận, huyện, số hotline, số fax,...
  • Đăng ký vốn điều lệ phù hợp thông qua ngành nghề kinh doanh. Tuy vốn điều lệ không ảnh hưởng gì đến kết quả đăng ký thành lập doanh nghiệp nhưng nó lại ảnh hưởng đến việc đóng lệ phí môn bài hàng năm của doanh nghiệp. Vì vậy, các chủ doanh nghiệp và cổ đông nên đưa ra con số chính xác nhất.
  • Cập nhật chức danh người đại diện cho doanh nghiệp theo pháp luật. Thông thường, người đại diện sẽ là Tổng Giám Đốc.
  • Xác định lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, ngành nghề phải được mã hóa và đăng ký theo mã ngành cấp 4 theo quy định 27/2018/QĐ-TTg.
>>> Xem thêm: Những điều cần lưu ý về điều lệ công ty năm 2021

2. Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp theo đúng quy trình

  • Soạn thảo đầy đủ hồ sơ của công ty và các giấy tờ cần thiết theo quy định mới hiện hành tại Điều 20 Nghị định 43.
  • Hoàn thiện và nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, nơi mà công ty đặt trụ sở chính (Điều 25 Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010). Tại đây, người đại diện pháp luật của công ty có thể tự nộp hồ sơ hoặc ủy quyền cho người khác đi nộp thay mình. Nếu áp dụng ủy quyền cho người khác thì doanh nghiệp cần tuân thủ theo điều lệ của giấy ủy quyền tại Điều 9 - Thông tư số 01/20213/TT-BKHĐT ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Nếu hồ sơ hợp lệ, chủ doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sau 3 ngày. Và nếu hồ sơ không hợp lệ, chủ doanh nghiệp sẽ nhận được thông tin cần bổ sung hoặc chỉnh sửa thông tin cần thiết.

3. Hoàn thiện làm con dấu pháp nhân

Con dấu pháp nhân có ý nghĩa cực kỳ quan trọng với mô hình doanh nghiệp, nó thể hiện giá trị, sự tin tưởng và chất lượng của doanh nghiệp với đối tác và khách hàng. Để hoàn thiện thủ tục làm con dấu pháp nhân, chủ doanh nghiệp cần tuân thủ 2 bước dưới đây:

Bước 1: Doanh nghiệp cần có 01 bản Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao) mang đến cơ sở có chức năng khắc dấu.

Bước 2: Sau khi được thông báo về việc đến nhận con dấu pháp nhân đã hoàn thành. Chủ doanh nghiệp cần mang theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản gốc) để hoàn thành thủ tục nhận con dấu. Ngoài ra, nếu người đại diện hợp pháp không thể trực tiếp đi nhận con dấu thì có thể ủy quyền cho người khác đi nhận thay mình.

4. Hoàn thiện thủ tục sau khi thành lập công ty

Theo quy định tại Điều 8 của Luật Doanh Nghiệp, các doanh nghiệp sau khi đã hoàn thiện thủ tục đăng ký kinh doanh và có con dấu pháp nhân thì có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn cần hoàn thiện một số thủ tục sau để đảm bảo quá trình hoạt động kinh doanh diễn ra tốt đẹp.

  • Khai báo thuế ban đầu với cơ quan thuế nơi đăng ký kinh doanh trong khoảng thời gian quy định.
  • Thực hiện đăng ký kê khai thuế thông qua dịch vụ chữ ký số theo quy định số 21/2012QH13 về việc sửa đổi và bổ sung của Luật Quản lý thuế.
  • Thực hiện đăng bố cáo theo Điều 28 Luật Doanh Nghiệp.
  • Trình tờ khai và nộp thuế môn bài theo Mẫu số 01/MBAI ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài Chính.
  • Thông báo về việc áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo Mẫu số 06/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài Chính).
  • Triển khai thực hiện thủ tục mua, tự in hóa đơn theo thông tư 39/2014/TT-BTC hóa đơn chứng từ có hiệu lực từ 01/06/2014. Từ ngày 01/09/2014 các doanh nghiệp mới thành lập sẽ được đăng ký tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
  • Treo “hóa đơn mẫu liên 2” tại trụ sở của công ty (yêu cầu bắt buộc)
  • Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

** Những lưu ý khi thành lập doanh nghiệp

Sau khi được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, các doanh nghiệp vẫn nên lưu ý một vài thủ tục sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp mới, cụ thể:

  • Công bố nội dung đăng ký kinh doanh lên trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia (không quá 30 ngày cấp phép).
  • Gắn tên doanh nghiệp hoặc tên chi nhánh tại trụ sở công ty.
  • Thông báo thời gian hoạt động kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh.
  • Thực hiện đăng ký thuế và đóng thuế đúng thời gian (không quá 10 ngày sau khi nhận được giấy đăng ký kinh doanh).
  • Đăng ký giấy phép con theo ngành nghề kinh doanh (nếu cần).
  • Đảm bảo thực hiện góp vốn theo cam kết.
  • Cập nhật tiến độ góp vốn và xin giấy chứng nhận góp vốn.
  • Thực hiện đăng ký tài khoản ngân hàng và mua chữ ký số cho doanh nghiệp.
  • Triển khai thành lập ban kiểm soát (từ 11 thành viên trở lên).
  • Thông báo phát hành hóa đơn GTGT trước khi chính thức phát hành.
>>> Tìm hiểu thêm: Công cụ tối ưu quy trình quản lý doanh nghiệp tổng thể cho doanh nghiệp.
 

Bộ tài liệu hướng dẫn chuyển đổi số cho doanh nghiệp SMEs sắp ra mắt​

VINASA cho biết sẽ cho ra mắt bộ tài liệu miễn phí hướng dẫn chuyển đổi số cho doanh nghiệp SMEs thuộc 26 lĩnh vực, với sự tham gia đóng góp của hơn 40 chuyên gia, lãnh đạo các doanh nghiệp CNTT cung cấp dịch vụ chuyển đổi số, trong đó có Công ty CP Phần mềm BRAVO.

Khái niệm chuyển đổi số (Digital Transformation) xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2018, đến nay, dần trở thành từ khóa phổ biến, một vấn đề nóng từ trong các chương trình nghị sự cấp cao đến những câu chuyện thường ngày của người dân. Năm 2020, Chính phủ đã chính thức phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Trong 2 năm vừa qua, dưới tác động thúc đẩy của đại dịch COVID-19, chuyển đổi số tại Việt Nam đã có những bước tiến rất đáng kể trong hầu hết các ngành, lĩnh vực, khu vực công cũng như khu vực tư nhân. Nhận thức của xã hội về chuyển đổi số được lan tỏa nhanh chóng. Tuy nhiên, nhìn chung ở khối các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp SMEs và các doanh nghiệp sản xuất, tiến trình này đang chưa đạt được như kỳ vọng. Các doanh nghiệp chưa biết lựa chọn đối tác nào để triển khai chuyển đổi số, không biết bắt đầu chuyển đổi từ đâu và chuyển đổi như thế nào.

Do đó, VINASA cho biết: Hiệp hội đã đưa ra sáng kiến và thực hiện xây dựng Bộ tài liệu hướng dẫn Chuyển đổi số cho doanh nghiệp SMEsKhung hướng dẫn chuyển đổi số cho doanh nghiệp sản xuất công nghiệp Việt Nam nhằm đưa ra hướng dẫn cụ thể cho các doanh nghiệp.

Theo đó, 26 bộ tài liệu hướng dẫn chuyển đổi số cho doanh nghiệp SMEs thuộc 26 lĩnh vực sẽ hướng tới từng quy mô, thuộc từng lĩnh vực hoạt động cụ thể để doanh nghiệp biết mình đang ở đâu? Cần bắt đầu từ đâu? Dùng những công cụ gì, của ai? Lộ trình tiếp theo của mình sẽ như thế nào?...

bo-tai-lieu-chuyen-doi-so.webp


VINASA cho biết, sau 4 tháng xây dựng với sự đóng góp của hơn 40 chuyên gia, lãnh đạo các doanh nghiệp CNTT cung cấp dịch vụ chuyển đổi số, trong đó có các chuyên gia đến từ Công ty CP Phần mềm BRAVO, bộ tài liệu hướng dẫn với 26 lĩnh vực riêng biệt thuộc 03 khối thương mại, dịch vụ và sản xuất (quy mô nhỏ) đã được hoàn thành. Tiêu biểu là các lĩnh vực: Bán lẻ, Giáo dục đào tạo, Vận tải kho bãi (Logistics), F&B, Du lịch khách sạn, Vận tải hành khách, May mặc, Thủy sản, Sắt thép…

Bộ Khung hướng dẫn ngoài việc chỉ ra thực trạng và xu hướng của doanh nghiệp trong từng lĩnh vực sẽ tập trung vào 03 phần chính:

  • Khung hướng dẫn chuyển đổi số chi tiết quy mô doanh nghiệp, cấp độ chuyển đổi số
  • Bộ giải pháp chuyển đổi số ứng với từng quy mô, cấp độ
  • Tiêu chí đánh giá Chuyển đổi số tương ứng và những khuyến nghị đào tạo các kỹ năng số cho nhân sự.
Theo công bố, tất cả các tài liệu trên sau khi được xây dựng sẽ được phát hành công khai và miễn phí trên website riêng của từng chương trình. Bộ Khung tài liệu sẽ là khởi đầu cho một loạt các chương trình tập huấn, đào tạo chuyển đổi số bài bản, cụ thể cho các doanh nghiệp.

>> Cùng tìm hiểu Giải pháp quản trị tổng thể hỗ trợ các nhà lãnh đạo trong việc quản lý tất cả các nguồn lực của doanh nghiệp
 

Tư vấn Phần mềm quản lý doanh nghiệp phù hợp theo quy mô và nhu cầu​

1. Phần mềm quản lý doanh nghiệp phù hợp cho quy mô doanh nghiệp vừa và lớn

Doanh nghiệp quy mô vừa và lớn sở hữu khối lượng thông tin dữ liệu khổng lồ, vì vậy việc đồng bộ và liên kết dòng chảy thông tin trong doanh nghiệp là một bài toán hàng đầu đối với nhà quản trị. Mọi sai lệch hay sự chậm trễ về thông tin đều phải đánh đổi bằng những tổn thất vô cùng lớn. Bài toán quản lý trong những doanh nghiệp này cũng có mức độ phức tạp cao, đòi hỏi khả năng linh động tùy chỉnh ở các phần mềm quản lý. Các yêu cầu quản lý cơ bản trong doanh nghiệp vừa và lớn bao gồm: Quản lý Tài chính – Kế toán: Quản lý Nhân sự; Quản lý Sản xuất; Quản lý Máy Móc – Thiết bị; Quản lý Bán hàng; Quản lý Mua hàng; Quản lý Kho Hàng… Đối với một doanh nghiệp Việt việc chọn lựa áp dụng một sản phẩm phần mềm Việt từ những nhà cung cấp uy tín sẽ là sự lựa chọn tối ưu.

Phần mềm quản trị doanh nghiệp BRAVO (ERP-VN)

a. Thông tin nhà cung cấp


Phần mềm quản trị BRAVO (BRAVO 8R2 ERP-VN) được xây dựng theo góc độ quản trị tổng thể với khả năng đáp ứng bài toán cho nhiều ngành nghề lĩnh vực, phù hợp cho các Công ty, Tập đoàn quy mô vừa và lớn. BRAVO 8R2 ERP-VN được xem là sản phẩm chiến lược, được tập trung đầu tư, nghiên cứu và phát triển trong suốt thời gian dài từ nhà cung cấp Công ty Cổ phần phần mềm BRAVO. Với kinh nghiệm triển khai từ năm 1999, BRAVO đã từng bước khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực phần mềm Quản trị doanh nghiệp (ERP).

17_V_webp.webp

Giao diện dashboard BRAVO 8R2 (ERP-VN) tiếng Việt

b. Tính năng nổi bật

  • Công nghệ lập trình tiên tiến, hiện đại: Phần mềm quản trị BRAVO được nghiên cứu và thiết kế dựa trên những nền tảng công nghệ tiên tiến như .NET Framework cùng với hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL của Microsoft, sử dụng các công nghệ WinForms, WCF, SignalR, Xamarin, Angular…
  • Thiết kế linh động, tùy biến dễ dàng: Cho phép người dùng tùy biến về mặt giao diện sử dụng phần mềm trên dashboard.
  • Hệ thống thiết kế mở: Cấu trúc này giúp cho khả năng tùy biến khi phát sinh những yêu cầu quản trị mới từ phía doanh nghiệp đạt mức độ cao nhất.
  • Trợ thủ đắc lực trong công tác quản trị: Hệ thống báo cáo quản trị thiết kế đầy đủ theo đúng biểu mẫu quy định và những yêu cầu thực tế từ người sử dụng. Ngoài ra thông qua các màn hình cảnh báo và các báo cáo với “dữ liệu sống” nhà quản trị có thể cập nhật tình hình một cách nhanh chóng chính xác, từ đó dễ dàng xử lý công việc và đưa ra các quyết định của mình.
  • Giao diện hiện đại, phẳng và tối giản, tối ưu cho chạy đa nền tảng: Hiển thị tối ưu trên mọi nền tảng và thiết bị.
  • Bảo mật tối ưu:
Việc tích hợp sẵn công nghệ WCF đã giải quyết được tối ưu vấn đề bảo mật đối với các Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp quy mô lớn nhiều chi nhánh… khi cần kết nối truyền nhận dữ liệu giữa các chi nhánh hoặc chi nhánh với Tổng công ty thông qua Internet, mà không cần thiết lập WAN hay VPN.

Vấn đề bảo mật dữ liệu bên trong nội bộ doanh nghiệp theo cơ chế phân quyền, cho phép quản lý truy cập chương trình theo tên đăng nhập và mật khẩu người dùng.

c. Tư vấn đánh giá

Phần mềm quản trị BRAVO là một trong số ít nhà cung cấp uy tín có đủ năng lực để cạnh tranh với các hệ thống phần mềm trong và ngoài nước, bởi thế mạnh về khả năng tùy biến và đáp ứng các bài toán quản trị đặc thù. Thực tế chứng minh có rất nhiều dự án tại các Doanh nghiệp lớn đã được BRAVO triển khai thành công. Điển hình với các đơn vị đầu ngành như: Tập đoàn Hòa Phát; Tập đoàn Tân Á Đại Thành; Tập đoàn Trường Hải (THACO Group); Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV); Tổng Công ty Cổ phần Bia Rượu NGK Sài Gòn (SABECO).

Chi phí cho sản phẩm BRAVO linh hoạt theo mức độ phức tạp theo yêu cầu của mỗi doanh nghiệp, bao gồm cả các dịch vụ đi kèm như tư vấn, cài đặt, đào tạo... Vì vậy nhà cung cấp cũng không đưa ra các sản phẩm đóng gói có sẵn để các doanh nghiệp dùng thử.

>>> Tham khảo: Kinh nghiệm triển khai ERP của nhà cung cấp phần mềm BRAVO

2. Phần mềm quản lý doanh nghiệp phù hợp cho quy mô doanh nghiệp SMEs

Không chỉ cần thiết với khối doanh nghiệp quy mô lớn, nhóm Doanh nghiệp SMEs tại Việt Nam với số lượng rất đông đảo cũng cần có phần mềm quản lý doanh nghiệp để công việc quản lý và vận hành của doanh nghiệp cũng dần trở nên dễ dàng và hiệu quả. Dưới đây là một vài phần mềm quản lý doanh nghiệp dành cho các doanh nghiệp SMEs.

2.1. Phần mềm FastWork

Phần mềm FastWork là công cụ quản lý doanh nghiệp thuộc Công ty công nghệ FastWork. Sản phẩm được tạo ra dựa trên nền tảng quản trị và vận hành doanh nghiệp toàn diện, phù hợp với nhiều loại mô hình doanh nghiệp.

Hiện nay, phần mềm FastWork đang sở hữu một vài công cụ văn phòng tiêu biểu như FastWork HRM, FastWork CRM, FastWork Office,... nhằm cung cấp các giải pháp hiện đại hóa quy trình quản lý doanh nghiệp, từ đó số hóa toàn bộ quy trình nghiệp vụ. Ngoài ra, phần mềm FastWork còn sở hữu một vài tính năng nổi trội như:

  • Sở hữu nền tảng điều hành doanh nghiệp All-in-one, giúp người dùng có thể quản lý đa chức năng tại 1 hệ thống.
  • Tính năng chấm công tự động.
  • Sử dụng Dashboard để giám sát và quản lý dự án dễ dàng hơn.
  • Tính năng FastWork Expense giúp người dùng khởi tạo và quản lý chặt chẽ các khoản thu chi hay dòng tiền của doanh nghiệp.
  • Tính năng FastWork CRM giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý dữ liệu và database khách hàng trên một nền tảng trực tuyến.
Bên cạnh những ưu điểm trên thì FastWork vẫn có một vài nhược điểm như người dùng sẽ mất khá nhiều thời gian để có thể làm quen và vận hành thành thạo.

Hiện nay, chi phí của phần mềm FastWork được chia theo các gói như sau:

  • Gói Standard: 60.000 vnd/người dùng/tháng (giới hạn tính năng).
  • Gói Enterprise: 100.000 vnd/người dùng/tháng (không giới hạn tính năng).
  • Chi phí gói FastWork Cloud: 2.000.000 - 10.000.000 vnd (tùy vào số lượng người dùng).
2.2. Phần mềm quản lý doanh nghiệp AMIS

Phần mềm Amis là phần mềm quản trị doanh nghiệp của Công ty Cổ phần MISA. Ứng dụng phần mềm Amis giúp các doanh nghiệp có thể quản lý toàn bộ các nghiệp vụ kế toán, nhân sự, bán hàng,... mọi lúc mọi nơi thông qua thiết bị di động. Đặc biệt, khi sử dụng phần mềm Amis doanh nghiệp có thể kết nối đến các cơ quan thuế, bảo hiểm, hay sàn giao dịch một cách nhanh chóng nhất.

amis-1024x570.webp


Một số tính năng nổi bật của phần mềm Amis:

  • Doanh nghiệp có thể đăng ký sử dụng không cần hỗ trợ cài đặt.
  • Dữ liệu được quản lý tập trung và cập nhật tức thời.
  • Hiển thị thời gian thực khi nhân viên tạo đơn xin nghỉ (ngày, giờ, phút).
  • Tính năng cập nhật tức thời chế độ của kế toán - tài chính thông qua internet.
  • Có thể kết nối với các phần mềm bán hàng, từ đó tiếp nhận các yêu cầu cấp hóa đơn, hợp đồng….
  • Tính năng kê khai thuế trực tuyến, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí.
  • Cho phép thủ quỹ quản lý trực tiếp trên phần mềm.
Hiện nay, chi phí sử dụng phần mềm Amis trong năm đầu tiên là 20.000.000 vnd và năm thứ hai là 10.000.000 vnd (chưa bao gồm phí gia hạn lưu lượng). Nhìn chung, phần mềm Amis sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi trội nhờ các tính năng trên. Tuy nhiên nhược điểm của Amis chính là giá cao hơn các thương hiệu khác.

2.3. Phần mềm quản lý Ecount

Phần mềm quản lý Ecount là một hệ thống ứng dụng quản lý doanh nghiệp nhỏ với đầy đủ các tính năng như kinh doanh, sản xuất, mua hàng, quản lý nhân sự, quản lý lương,... Đây là phần mềm thuộc Tập đoàn Ecount phát triển, với khá nhiều tính năng tiện ích như:

  • Quản trị và phân tích: doanh nghiệp có thể kiểm soát được hiệu quả của các mặt hàng kinh doanh.
  • Tính năng quản lý mua hàng: cung cấp các kênh quản lý hàng tồn kho và cung cấp các mặt hàng tương ứng với nhu cầu thống kê trên hệ thống.
  • Tính năng CRM: giúp doanh nghiệp kiểm soát tình trạng khách hàng trên hệ thống.
  • Cho phép người dùng có thể thống kê, tính toán và quản lý chi phí.
Chi phí để doanh nghiệp đăng ký và sử dụng phần mềm Ecount là 1.000.000 vnd/tháng và 12.000.000 vnd/năm. Đặc biệt, với chi phí bỏ ra này doanh nghiệp sẽ không bị giới hạn người dùng.
 

Doanh nghiệp xanh đi liền với phát triển bền vững​


Tăng trưởng xanh đang là xu thế mới trong tăng trưởng kinh tế hiện nay, thực hiện mục tiêu kép phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Xu thế này đã thúc đẩy sự ra đời một mô hình xanh đó chính là doanh nghiệp xanh. Vậy doanh nghiệp xanh là gì? Các bước để trở thành doanh nghiệp xanh như thế nào?

1. Doanh nghiệp xanh là gì?

Doanh nghiệp xanh hay Doanh nghiệp bền vững là doanh nghiệp có tác động tiêu cực tối thiểu hoặc có khả năng tác động tích cực đến môi trường, cộng đồng, nền kinh tế toàn cầu hoặc địa phương. Doanh nghiệp xanh hoạt động có trách nhiệm với xã hội, tập trung vào việc thực hiện những quy tắc và thông lệ có lợi cho người lao động và cộng đồng.
Việc trở thành doanh nghiệp xanh giúp cho bản thân doanh nghiệp có môi trường làm việc trong lành, giảm thiểu tối đa được những hệ lụy với môi trường sống, với xã hội, góp phần tạo thương hiệu và sự ủng hộ của người tiêu dùng.

2. Các bước để trở thành một "Doanh nghiệp xanh"

Các bước chiến lược để doanh nghiệp trở thành một “Doanh nghiệp xanh”:
  • Bước 1: Tuân thủ các nguyên tắc bảo vệ môi trường
Để trở thành một “Doanh nghiệp xanh”, doanh nghiệp nên thực hiện đúng những nguyên tắc bảo vệ môi trường liên quan tới công việc kinh doanh. Việc này không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, mà còn giúp cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất và kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.
  • Bước 2: Phát triển một hệ thống quản lý tối ưu
Kế hoạch quản lý hợp lý sẽ giúp tạo ra một không gian làm việc thân thiện với môi trường và sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng.
  • Bước 3: Thiết lập văn phòng xanh
Xây dựng một “Văn phòng xanh” với hệ thống điều hòa nhiệt độ cũng như các thiết bị văn phòng, hệ thống ánh sáng sử dụng năng lượng hiệu quả góp phần giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí.
  • Bước 4: Mua sắm “xanh”
Doanh nghiệp cần phải cân nhắc mua các sản phẩm thân thiện với môi trường như: Các sản phẩm tiết kiệm năng lượng; Chế phẩm sinh học; Các sản phẩm không gây độc hại; Sản phẩm có thể làm mới hoặc tái chế; …
  • Bước 5: Sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng
Việc sử dụng hợp lý nguồn năng lượng là phương thức dễ dàng và hiệu quả nhất giúp cắt giảm chi phí, tăng lợi nhuận, và tạo giá trị cho doanh nghiệp.
  • Bước 6: Giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế rác thải
Dù doanh nghiệp thải ra bất kì loại rác thải hay khối lượng rác như thế nào nó cũng rất tốn kém. Vì thế hạn chế rác thải sẽ tiết kiệm chi phí thu dọn cho doanh nghiệp. Ngoài ra, các phương pháp giảm thiểu rác thải cũng giúp tiết kiệm chi phí mua nguyên liệu thô, các vật dụng và thiết bị văn phòng.

3. Việt Nam định hướng phát triển nền kinh tế xanh

Phát triển kinh tế gắn với chống biến đổi khí hậu, gìn giữ môi trường sống là một trong những vấn đề quan trọng tại Hội nghị Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu COP26. Đại diện cho Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh việc ứng phó với biến đổi khí hậu, phục hồi tự nhiên phải trở thành ưu tiên cao nhất trong mọi quyết sách phát triển, là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất của mọi cấp, mọi ngành, mọi doanh nghiệp và người dân. Đặc biệt, khoa học phải đi trước để dẫn dắt, thúc đẩy chuyển đổi mô hình phát triển hướng tới kinh tế xanh hiện đại.
Hoi_nghi_COP26.webp

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu (COP26) - Ảnh: Reuters

Đầu tháng 10/2021, Chính phủ Việt Nam cũng đã ký Quyết định số 1658/QĐ-TTG phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050”, với mục tiêu chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa các ngành kinh tế, áp dụng dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, phát huy lợi thế cạnh tranh và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
Theo xu hướng đó, nhiều doanh nghiệp đã không ngừng nghiên cứu, tiếp cận khoa học hiện đại, ứng dụng công nghệ để mang đến những sản phẩm có ích cho cộng đồng.

4. BRAVO với phát triển kinh tế xanh bền vững

Nhận thức rõ vấn đề này, cộng đồng doanh nghiệp xác định là nhân tố đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp “tăng trưởng xanh”. Việc thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp mà còn giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, đảm bảo phát triển bền vững.
Là một trong những doanh nghiệp nằm trong Top 10 Sao Khuê 2021, BRAVO đã và đang triển khai định hướng tập trung phát triển bền vững hướng đến kinh tế xanh. Lấy CNTT làm trọng tâm, BRAVO tin tưởng vào sứ mệnh đem giải pháp công nghệ hiện đại vào vận hành doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giảm quy trình giấy tờ, tối ưu chi phí quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực và nâng cao hiệu quả SXKD của doanh nghiệp.
BRAVO luôn không ngừng đầu tư nghiên cứu, phát triển và đẩy nhanh tốc độ ứng dụng công nghệ mới vào sản phẩm. Và thực tế đã chứng minh, phần mềm quản trị doanh nghiệp BRAVO 8R2 với chất lượng ngày càng được nâng cao, giúp doanh nghiệp tự tin trong công cuộc chuyển đổi số, số hóa quy trình. BRAVO 8R2 mang đến những thông tin chính xác, kịp thời về tình hình hoạt động của doanh nghiệp thông qua các công cụ thống kê, phân tích và khả năng truy xuất, tra cứu mọi lúc, mọi nơi với dữ liệu phát sinh theo thời gian thực.

Có thể bạn quan tâm: Phần mềm quản trị doanh nghiệp của BRAVO
 

Doanh nghiệp xanh đi liền với phát triển bền vững​

Tăng trưởng xanh đang là xu thế mới trong tăng trưởng kinh tế hiện nay, thực hiện mục tiêu kép phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Xu thế này đã thúc đẩy sự ra đời một mô hình xanh đó chính là doanh nghiệp xanh. Vậy doanh nghiệp xanh là gì? Các bước để trở thành doanh nghiệp xanh như thế nào?

1. Doanh nghiệp xanh là gì?

Doanh nghiệp xanh hay Doanh nghiệp bền vững là doanh nghiệp có tác động tiêu cực tối thiểu hoặc có khả năng tác động tích cực đến môi trường, cộng đồng, nền kinh tế toàn cầu hoặc địa phương. Doanh nghiệp xanh hoạt động có trách nhiệm với xã hội, tập trung vào việc thực hiện những quy tắc và thông lệ có lợi cho người lao động và cộng đồng.
Việc trở thành doanh nghiệp xanh giúp cho bản thân doanh nghiệp có môi trường làm việc trong lành, giảm thiểu tối đa được những hệ lụy với môi trường sống, với xã hội, góp phần tạo thương hiệu và sự ủng hộ của người tiêu dùng.

2. Các bước để trở thành một "Doanh nghiệp xanh"

Các bước chiến lược để doanh nghiệp trở thành một “Doanh nghiệp xanh”:
  • Bước 1: Tuân thủ các nguyên tắc bảo vệ môi trường
Để trở thành một “Doanh nghiệp xanh”, doanh nghiệp nên thực hiện đúng những nguyên tắc bảo vệ môi trường liên quan tới công việc kinh doanh. Việc này không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, mà còn giúp cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất và kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.
  • Bước 2: Phát triển một hệ thống quản lý tối ưu
Kế hoạch quản lý hợp lý sẽ giúp tạo ra một không gian làm việc thân thiện với môi trường và sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng.
  • Bước 3: Thiết lập văn phòng xanh
Xây dựng một “Văn phòng xanh” với hệ thống điều hòa nhiệt độ cũng như các thiết bị văn phòng, hệ thống ánh sáng sử dụng năng lượng hiệu quả góp phần giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí.
  • Bước 4: Mua sắm “xanh”
Doanh nghiệp cần phải cân nhắc mua các sản phẩm thân thiện với môi trường như: Các sản phẩm tiết kiệm năng lượng; Chế phẩm sinh học; Các sản phẩm không gây độc hại; Sản phẩm có thể làm mới hoặc tái chế; …
  • Bước 5: Sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng
Việc sử dụng hợp lý nguồn năng lượng là phương thức dễ dàng và hiệu quả nhất giúp cắt giảm chi phí, tăng lợi nhuận, và tạo giá trị cho doanh nghiệp.
  • Bước 6: Giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế rác thải
Dù doanh nghiệp thải ra bất kì loại rác thải hay khối lượng rác như thế nào nó cũng rất tốn kém. Vì thế hạn chế rác thải sẽ tiết kiệm chi phí thu dọn cho doanh nghiệp. Ngoài ra, các phương pháp giảm thiểu rác thải cũng giúp tiết kiệm chi phí mua nguyên liệu thô, các vật dụng và thiết bị văn phòng.

3. Việt Nam định hướng phát triển nền kinh tế xanh

Phát triển kinh tế gắn với chống biến đổi khí hậu, gìn giữ môi trường sống là một trong những vấn đề quan trọng tại Hội nghị Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu COP26. Đại diện cho Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh việc ứng phó với biến đổi khí hậu, phục hồi tự nhiên phải trở thành ưu tiên cao nhất trong mọi quyết sách phát triển, là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất của mọi cấp, mọi ngành, mọi doanh nghiệp và người dân. Đặc biệt, khoa học phải đi trước để dẫn dắt, thúc đẩy chuyển đổi mô hình phát triển hướng tới kinh tế xanh hiện đại.
Hoi_nghi_COP26.webp

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu (COP26) - Ảnh: Reuters
Đầu tháng 10/2021, Chính phủ Việt Nam cũng đã ký Quyết định số 1658/QĐ-TTG phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050”, với mục tiêu chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa các ngành kinh tế, áp dụng dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, phát huy lợi thế cạnh tranh và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
Theo xu hướng đó, nhiều doanh nghiệp đã không ngừng nghiên cứu, tiếp cận khoa học hiện đại, ứng dụng công nghệ để mang đến những sản phẩm có ích cho cộng đồng.

4. BRAVO với phát triển kinh tế xanh bền vững

Nhận thức rõ vấn đề này, cộng đồng doanh nghiệp xác định là nhân tố đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp “tăng trưởng xanh”. Việc thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp mà còn giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, đảm bảo phát triển bền vững.
Là một trong những doanh nghiệp nằm trong Top 10 Sao Khuê 2021, BRAVO đã và đang triển khai định hướng tập trung phát triển bền vững hướng đến kinh tế xanh. Lấy CNTT làm trọng tâm, BRAVO tin tưởng vào sứ mệnh đem giải pháp công nghệ hiện đại vào vận hành doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giảm quy trình giấy tờ, tối ưu chi phí quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực và nâng cao hiệu quả SXKD của doanh nghiệp.
BRAVO luôn không ngừng đầu tư nghiên cứu, phát triển và đẩy nhanh tốc độ ứng dụng công nghệ mới vào sản phẩm. Và thực tế đã chứng minh, phần mềm quản trị doanh nghiệp BRAVO 8R2 với chất lượng ngày càng được nâng cao, giúp doanh nghiệp tự tin trong công cuộc chuyển đổi số, số hóa quy trình. BRAVO 8R2 mang đến những thông tin chính xác, kịp thời về tình hình hoạt động của doanh nghiệp thông qua các công cụ thống kê, phân tích và khả năng truy xuất, tra cứu mọi lúc, mọi nơi với dữ liệu phát sinh theo thời gian thực.

Có thể bạn quan tâm: Phần mềm ERP tốt nhất của BRAVO
 

Top phần mềm quản lý KPI hiệu quả cho doanh nghiệp​


Bài toán nhân sự trong doanh nghiệp luôn là vấn đề quan trọng khiến cho các nhà lãnh đạo phải lưu tâm. Phương án lựa chọn và áp dụng những phần mềm hỗ trợ việc theo dõi và đánh giá hiệu quả công việc của nhân sự đã được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Một phần mềm quản lý KPI phù hợp sẽ là chìa khóa giúp nhà quản trị giải quyết bài toán này một cách dễ dàng.

1. Khái niệm và vai trò của phần mềm KPI

Để hiểu về định nghĩa phần mềm KPI, trước tiên bạn đọc cần hiểu về khái niệm KPI là gì? KPI là tên viết tắt của cụm từ Key Performance Indicator. Đây là chỉ số để kiểm soát, đo lường và đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của một nhân viên. Hình thức thể hiện của chỉ số KPI khá là đa dạng thông qua số liệu cụ thể, tỷ lệ hoặc các chỉ tiêu định lượng khác. Tùy thuộc vào đặc thù và quy trình quản lý trong mỗi phòng ban, quản lý sẽ đưa ra các chỉ số KPI sao cho phù hợp nhất.
Và phần mềm quản lý KPI chính là công cụ để thiết lập, quản lý và hỗ trợ đánh giá các chỉ số KPI đó một cách bài bản, logic và có hệ thống. Phần mềm KPI sẽ thể hiện hiệu quả làm việc của nhân sự một cách trực quan thông qua màu sắc, số liệu hình ảnh dashboard, biểu đồ, báo cáo. Thông qua đây, nhà quản lý sẽ có cái nhìn toàn diện và đánh giá chính xác về kết quả làm việc của từng cá nhân, từng bộ phận. Từ đó sẽ có những chính sách động viên hoặc kỷ luật phù hợp để điều chỉnh thái độ làm việc của nhân viên một cách kịp thời. Nhờ vào tính năng ghi nhận báo cáo tức thời, phần mềm KPI cũng góp phần thúc đẩy khả năng hoàn thành KPI cho mỗi nhân viên trong mỗi kỳ làm việc.

2. Tính năng cơ bản của phần mềm quản lý KPI

Tùy thuộc theo năng lực của mỗi nhà cung cấp, mỗi phần mềm quản lý KPI sẽ sở hữu những tính năng riêng để nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình. Tuy nhiên dưới đây là 4 tính năng cơ bản hầu hết bất kỳ phần mềm KPI nào cũng có thể đáp ứng.
  • Xây dựng tiêu chí mục tiêu cho từng vị trí, bộ phận
Phần mềm quản lý KPI trợ giúp người dùng quản lý nhân sự một cách hiệu quả thông qua khả năng xây dựng và quản lý hệ thống tiêu chí mục tiêu cho từng vị trí và bộ phận. Từ nguồn dữ liệu xác lập sẵn có, hệ thống có thể tự động tính toán số liệu cho các kỳ tiếp theo; trợ giúp đo lường và đánh giá hiệu quả một cách tự động.
  • Thiết lập chỉ tiêu KPIs cụ thể cho từng vị trí, chức danh
Mỗi vị trí, chức danh sẽ có mức chỉ tiêu KPIs khác nhau phụ thuộc vào các yếu tố liên quan như tính chất công việc hoặc mức thu nhập. Người dùng cần phải xây dựng công thức đánh giá mức độ hoàn thành cho từng chỉ tiêu và từ đấy hệ thống sẽ tự động cập nhật thang điểm, mức độ thành tích.
  • Theo dõi tiến độ, duy trì hoạt động hướng đến mục tiêu KPI
Theo dõi và cảnh báo tiến độ thực hiện công việc là tính năng quan trọng và thiết yếu với người dùng. Việc thể hiện báo cáo theo dõi tiến độ có thể theo nhiều cách khác nhau, nhưng chung quy vẫn có thể cung cấp tới từng nhân viên và người quản lý những thông tin cần thiết cho từng vị trí. Từ đó mỗi cá nhân sẽ có những kế hoạch phù hợp để đạt được KPI mục tiêu theo tiến độ đề ra.
  • Đánh giá kết quả thực hiện theo mục tiêu
Với việc cập nhật số liệu liên tục và tự động, các báo cáo thống kê sẽ được truy xuất một cách nhanh chóng và chính xác. Từ đó người quản lý sẽ đưa ra những đánh giá toàn diện và phù hợp theo kết quả có được từ hệ thống. Đây là cơ sở cụ thể để ban lãnh đạo đưa ra các quyết định khen thưởng đúng người, đúng việc thúc đẩy nhân viên làm việc tăng năng suất
>>> Có thể bạn quan tâm: Hệ thống MES là gì và ứng dụng phần mềm MES trong doanh nghiệp

3. Top phần mềm quản lý KPI hiệu quả

3.1. Phần mềm Base Goal

Base Goal không chỉ được biết tới là một được biết tới là phần mềm quản trị doanh nghiệp mà đây cũng là một phần mềm quản lý KPI hàng đầu tại Việt Nam. Sở hữu giao diện thân thiện, Base Goal cung cấp đầy đủ tính năng của một phần mềm quản lý KPI đạt chuẩn. Sau khi đi vào hoạt động, KPI của từng cá nhân và phòng ban thiết lập nhất quán theo mục tiêu chung và được liên kết chặt chẽ với từng công việc cụ thể.
phan-mem-base-goal.webp

Phần mềm Base Goal
  • Đặc điểm nổi bật trên phần mềm Base Goal:
- Xây dựng hệ thống quản lý KPIs theo sơ đồ cây mục tiêu hoàn chỉnh trong nội bộ từ cấp cao nhất là doanh nghiệp -> Phòng ban -> Đội nhóm -> Nhân viên. Toàn bộ quy trình vận hành trong doanh nghiệp được cụ thể hóa tới từng số lượng, đơn vị đo lường.
- Phần mềm có khả năng liên kết KPI với các phần mềm và ứng dụng khác một cách dễ dàng.
- Phần mềm tự động thu thập và tổng hợp kết quả công việc từ nhiều nguồn khác nhau. Cập nhật các cảnh báo tức thời để nhân viên và quản lý dễ dàng nắm bắt được tiến độ và hiệu quả công việc thực hiện.
- Hệ thống báo cáo đa dạng, truy xuất tự động nhanh chóng bao gồm: Báo cáo tiến độ hoàn thành KPI/OKR chung, của từng đội nhóm; Báo cáo nhân viên đạt tiến độ cao nhất/thấp nhất,…
  • Chi phí sử dụng phần mềm quản lý KPI Base Goal được tính theo tháng và dao động ở mức 450.000VNĐ đến 900.000VNĐ. Cụ thể như sau:
- Gói Starter mức 450,000 VND/tháng với số lượng 30 tài khoản sử dụng
- Gói Growth mức 900,000 VND/tháng với số lượng 60 tài khoản sử dụng
- Gói Business mức 900,000 VND/tháng với số lượng 60 tài khoản sử dụng và phát sinh thêm 15.000VNĐ cho một tài khoản/tháng từ tài khoản 61 trở lên.

3.2. Phần mềm KPI iHCM

iHCM được biết tới là phần mềm quản trị hiệu suất làm việc của nhân sự và điều hướng kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp. iHCM tích hợp nhiều công cụ quản lý hiện đại như KPI, BSC, từ điển năng lực, OKR, Kanban,... giúp hiệu quả hoạt động của ứng dụng đem lại liên tục và rõ rệt.
  • Đặc điểm Phần mềm KPI iHCM:
- Hỗ trợ Hoạch định mục tiêu cụ thể cho từng nhân viên: Thông qua bộ thư viện mục tiêu mẫu đa dạng, Phần mềm iHCM có khả năng thiết lập, liên kết và chia sẻ tới các phân quyền người dùng khác một cách đơn giản. Người dùng có thể chủ động thiết lập KPI, OKR, từ điển năng lực, thẻ điểm cân bằng ngay trên hệ thống.
- Phần mềm hỗ trợ giám sát chặt chẽ từng đầu mục công việc để hướng tới hoàn thành mục tiêu tổng thể. Hệ thống cập nhật liên tục các thông tin như mục tiêu, công việc, lịch làm việc, tiến độ hoàn thành mục tiêu,... của nhân viên. Nhiều chỉ số KPI cần thiết được thể hiện một cách trực quan thông qua các định dạng đồ thị, biểu bảng phong phú.
- Hệ thống hỗ trợ quá trình tương tác giữa các người dùng có liên quan công việc với nhau thông qua email và các thiết bị di động. Ngoài ra phần mềm có thể lưu lại nhật ký tiến trình làm việc và tương tác như mạng xã hội.
- Đánh giá hiệu suất nhân viên theo mục tiêu và KPI: Thông qua hệ thống phần mềm iHCM, tự bản thân nhân viên hoặc người quản lý đều có thể dễ dàng đánh giá được hiệu quả công việc một cách minh bạch và chính xác.
giao-dien-phan-mem-ihcm.webp

Giao diện hiển thị phần trăm KPI đạt được trên phần mềm iHCM
  • Chi phí để doanh nghiệp có thể áp dụng hệ thống bao gồm 2 hạng mục:
- Chi phí khởi tạo dịch vụ hay còn gọi là chi phí thiết lập cố định 10,000,000 VND. iHCM đưa ra hai mức giá phiên bản khác nhau cho hai gói.
- Chi phí biến đổi theo số lượng người dùng bao gồm: Gói Enterprise: 99.000VND/tháng/người; Gói Enterprise Plus: 139.000VND/tháng/người.
Bên cạnh phương án áp dụng phần mềm quản lý KPI thì việc chọn lựa một phần mềm quản lý nhân sự chuyên nghiệp cũng là một giải pháp tối ưu hiệu quả vấn đề nhân lực. Đặc biệt trong những doanh nghiệp vừa và lớn tính phù hợp càng được đánh giá cao. Bởi bên cạnh tính năng quản lý KPI, đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên thì phần mềm quản lý nhân sự còn là công cụ hỗ trợ đắc lực về vấn đề tuyển dụng, đào tạo, tính lương – BHXH cho mỗi cán bộ công nhân viên.

Xem thêm: Phần mềm quản lý Nhân sự - Tiền lương của BRAVO
 

Review về các phần mềm quản lý công việc, giao việc phổ biến​


Ngày nay, các chủ doanh nghiệp đang dần nắm bắt xu hướng cách mạng công nghiệp 4.0 để áp dụng vào mô hình doanh nghiệp. Điển hình là việc đón đầu xu hướng sử dụng các phần mềm thông minh như phần mềm quản lý công việc. Từ đó giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí và nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên. Dưới đây là một số phần mềm quản lý công việc, giao việc đang được đánh giá tốt nhất hiện nay.

1. Khái niệm và vai trò của phần mềm quản lý công việc

Phần mềm quản lý công việc được hiểu là một công cụ giúp số hóa mọi quy trình quản lý. Cho phép các chủ doanh doanh nghiệp, chủ đầu tư có thể theo dõi tất cả các công việc của người lao động trong doanh nghiệp.
Ngoài ra, phần mềm quản lý công việc còn đóng vai trò rất lớn cho doanh nghiệp như:
  • Quản lý thông tin hiệu quả:
Sử dụng phần mềm quản lý công việc sẽ là chìa khóa vàng giúp cho các chủ doanh nghiệp, nhà quản lý dễ dàng quản lý tất cả thông tin một cách hiệu quả và có hệ thống nhất. Tại đây, chủ doanh nghiệp sẽ chủ động phân chia các công việc xuống các đầu nhân viên một cách dễ dàng hoặc có thể theo dõi được các luồng công việc nhân viên đang thực hiện. Từ đó giúp chủ doanh nghiệp dễ dàng đánh giá năng lực của mỗi nhân viên.
Ngoài ra, nhờ vào việc sử dụng phần mềm này, các quản lý có thể kiểm soát được deadline công việc. Từ đó giúp nhà quản lý có thể đốc thúc nhân viên xử lý công việc quan trọng kịp thời và đúng tiến độ.
  • Hỗ trợ việc quản lý công việc từ xa
Hiện nay, các chủ doanh nghiệp hay nhà quản trị thường có những chuyến công tác đi xa. Nhờ vào việc ứng dụng phần mềm quản lý công việc, các nhà quản trị có thể dễ dàng quản lý công việc từ xa một cách hiệu quả nhất. Bởi tất cả dữ liệu đều được quản lý trên cùng một hệ thống, nhà quản trị sẽ theo dõi được nhật ký sử dụng ngay trên phần mềm.
  • Tiết kiệm chi phí quản lý
Ứng dụng phần mềm quản lý công việc giúp nhà quản trị nâng cao hiệu quả quản lý và tạo được sự liên kết giữa các phòng ban. Từ đó, tối đa hóa năng suất lao động và giảm chi phí quản lý cho doanh nghiệp.

2. Review các phần mềm quản lý công việc, giao việc phổ biến hiện nay.

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều phần mềm quản lý công việc dành cho doanh nghiệp. Trong đó, có một số cái tên nổi bật nhất là Asana, Microsoft Planner, Trello, Wrike,... Tuy nhiên, để doanh nghiệp có thể lựa chọn được giải pháp tốt nhất thì cần theo dõi các tiêu chí dưới đây.

2.1. Phần mềm quản lý công việc - Asana

Trong những năm gần đây, Asana đang được đánh giá là phần mềm quản lý dự án tốt nhất. Asana giúp nhà quản trị có thể theo dõi dự án, công việc trên một giao diện đơn giản. Hay nhà quản trị có thể kiểm soát các đầu mục chi tiết trong dự án hoặc theo dõi công việc linh hoạt thông qua bảng Kanban, To-do-list,... Có thể nói, đây là một phần mềm đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu mà các quản lý muốn kiểm soát khối lượng và tiến độ công việc của một doanh nghiệp.
Một số ưu và nhược điểm của phần mềm Asana:
Ưu điểm:
  • Sở hữu đầy đủ tính năng: Nhà quản trị có thể tạo công việc, giao việc, sắp xếp thứ tự ưu tiên, nhận xét và thảo luận công việc,... Đặc biệt, Asana có tính năng liên kết một nhiệm vụ với nhiều dự án mà không cần sao chép. Ngoài ra, phần mềm này còn giúp nhà quản trị có thể tích hợp với Slack, DropBox, Github,...
  • Hỗ trợ lập kế hoạch - Theo dõi trạng thái: Asana giúp nhà quản trị có một cái nhìn tổng quan về dự án thông qua tính năng Timeline. Và nhà quản trị có thể tích hợp Asana với Instagantt (miễn phí) để theo dõi được tiến độ một cách trực quan hơn.
  • Báo cáo: Hiện nay với phiên bản miễn phí, doanh nghiệp có thể lập báo cáo theo biểu đồ tiến độ (progress report) trên Asana. Còn các báo cáo chuyên sâu và chi tiết hơn sẽ được mở rộng ở phiên bản trả phí.
  • Tính năng phân quyền riêng tư hoặc công khai theo dự án và nhiệm vụ.
Nhược điểm:
  • Giới hạn người dùng: Với bản miễn phí, phần mềm chỉ hỗ trợ người sử dụng tối đa là 15 thành viên.
  • Chi phí sử dụng: Nếu doanh nghiệp muốn mở rộng thêm một số tính năng như tùy chỉnh cho dự án, báo cáo nâng cao, thiết lập quyền riêng tư cho dự án,... Hay mở thêm số lượng người sử dụng thì doanh nghiệp cần dùng bản nâng cấp với chi phí 9,99$/người dùng/tháng. Vì vậy, để sở hữu trọn vẹn các tính năng của phần mềm thì doanh nghiệp sẽ phải chi trả một khoản chi phí khá cao.

2.2. Phần mềm Microsoft Planner

Microsoft Planner được biết đến là một hệ thống phần mềm giúp nhà quản trị quản lý các công việc thông qua bảng Kanban. Đây là một giải pháp hữu ích dành cho các đội nhóm làm việc, dự án hoặc những người làm việc từ xa. Từ đó có thể phân công, quản lý và kiểm soát mọi công việc của nhân viên.
Một số ưu và nhược điểm của Microsoft Planner:
Ưu điểm:
  • Cho phép tích hợp với các dịch vụ khác của Microsoft như Office 365 Groups, Outlook, OneNote,... Từ đó người dùng có thể dễ dàng sử dụng hoặc chia sẻ các tập tin Word, PowerPoint, Excel,...
  • Tính bảo mật cao.
  • Tích hợp cửa sổ nhiệm vụ minh bạch và đầy đủ mọi thông tin.
Nhược điểm:
Chi phí sử dụng khá cao, doanh nghiệp có thể đăng ký dùng thử miễn phí. Tuy nhiên để có đầy đủ các tính năng trong phần mềm, doanh nghiệp cần chi trả các gói như:
  • Gói chuyên nghiệp: 99$/ tháng cho 1 người dùng.
  • Gói kinh doanh: 300$/ tháng cho 10 người dùng.
  • Gói doanh nghiệp: 2000$/ tháng cho 1000 người dùng.

2.3. Phần mềm quản lý công việc - Trello

Trello được biết là phần mềm quản lý dự án dựa trên bảng Kanban, phần mềm này hiện đang được các chủ doanh nghiệp Việt Nam tin dùng rộng rãi. Với phần mềm này, các chủ doanh nghiệp sẽ có cái nhìn tổng quan cục diện dựa trên các bảng thông tin trên giao diện phần mềm. Nhờ vào phần thiết kế tối giản, cách thức sử dụng vô cùng đơn giản sẽ giúp cho người dùng dễ dàng thao tác công việc ngay trên phần mềm. Đặc biệt, người dùng có thể phân chia công việc và theo dõi tiến độ công việc,... chỉ với một thao tác kéo thả vô cùng đơn giản.
Ưu điểm:
  • Phần mềm dễ sử dụng, người dùng dễ dàng thao tác nghiệp vụ.
  • Giao diện tích hợp nhiều tính năng, được so sánh giống như các tờ giấy note.
Nhược điểm:
Phần mềm Trello chỉ áp dụng cho teamwork nên không hỗ trợ các tính năng như:
  • Không có chat nhóm.
  • Không hỗ trợ phân cấp thành viên quản trị.
  • Không có báo cáo công việc.
  • Quản lý thời gian không hiệu quả.
Chi phí sử dụng phần mềm Trello được chia theo các gói dịch vụ như sau:
  • Gói Standard: 5$/ tháng/ người dùng.
  • Gói Premium: 10$/ tháng/ người dùng.
  • Gói Enterprise: 17,50$/ tháng/ người dùng.
>>> Xem thêm: Lời giải cho bài toán quản trị nhân sự trong doanh nghiệp.

2.4. Phần mềm Wrike

Ngoài các phần mềm như Trello, Asana thì Wrike cũng được đánh giá là một giải pháp quản lý dự án hiệu quả. Nếu như ở phần mềm Asana giúp người dùng có thể làm việc không cần email thì trong phần mềm Wrike lại không chỉ email mà còn gần như hầu hết các công cụ khác.
Một số ưu và nhược điểm của phần mềm Wrike:
Ưu điểm:
  • Tính năng cộng tác: Hỗ trợ giao việc, phân việc, tag tên, liên kết một nhóm nhiệm vụ trên dự án,...
  • Tạo công việc trực tiếp qua email chỉ với một cú nhấp chuột.
  • Hỗ trợ quản lý thời gian trên từng đầu việc.
  • Báo cáo realtime
  • Cho phép phân quyền sử dụng cơ bản (ở bản miễn phí).
Nhược điểm:
Chi phí sử dụng cao, với bản miễn phí, người dùng sẽ có 5 tài khoản để sử dụng cùng một số tính năng cơ bản trên phần mềm.
Hiện nay, phẩn mềm Wrike có một số gói chi phí như sau:
  • Gói Professional: 9.8$/ tháng/ người dùng (dành cho nhóm 5 - 15 người).
  • Gói Business: 24.8$/ tháng/ người dùng.
Như vậy, trên đây là một số các phần mềm quản lý công việc, giao việc phổ biến nhất hiện nay. Các chủ doanh nghiệp hay nhà quản trị có thể dựa vào các tính năng hữu ích cùng với mức chi phí để lực chọn ra loại phần mềm phù hợp nhất với mô hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp. Hy vọng bài viết trên trên đây sẽ mang lại nhiều kiến thức hữu ích cho bạn đọc.

Xem thêm: Phần mềm quản trị công việc tốt nhất hiện nay của BRAVO
 

Quy trình và thủ tục thành lập doanh nghiệp theo quy định mới nhất hiện hành​


Hiện nay, tỷ lệ doanh nghiệp mới được thành lập ngày một tăng cao. Đây là bước đầu tiên để đặt nền móng cho việc phát triển kinh doanh, cũng như mở rộng quy mô sau này cho doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ được quy trình và thủ tục để thành lập doanh nghiệp. Dưới đây là 4 quy trình để hoàn thành thủ tục thành lập doanh nghiệp theo quy định mới nhất hiện hành.
thu-tuc-thanh-lap-doanh-nghiep-01.webp

1. Đăng ký thành lập doanh nghiệp là gì?

Đăng ký thành lập doanh nghiệp thường được hiểu theo 2 hướng:
- Xét theo góc độ kinh tế: Đăng ký doanh nghiệp là việc tạo lập nên một tổ chức kinh doanh. Trong đó, cá nhân hay tổ chức đứng ra thành lập phải đáp ứng đủ các tiêu chí về cơ sở vật chất như nguồn vốn, trụ sở công ty, nguồn nhân lực, thiết bị máy móc, dây chuyền sản xuất, nhà xưởng,…
- Xét theo góc độ pháp lý: Đăng ký doanh nghiệp là một thủ tục hành chính do người đại diện thành lập đứng ra thực hiện tại cơ quan đăng ký kinh doanh, nhằm sở hữu giấy đăng ký doanh nghiệp hợp pháp theo pháp luật Việt Nam.

2. Tổng hợp 4 quy trình để hoàn thành thủ tục thành lập doanh nghiệp

Giờ đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành rất nhiều các cải cách về thủ tục. Vì vậy, quy trình để đăng ký doanh nghiệp cũng được đơn giản hóa hơn nhiều, bao gồm 4 bước như sau:

2.1. Cần chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp

  • Bước đầu tiên trong các bước thành lập doanh nghiệp thành công đó chính là lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp. Chủ doanh nghiệp cần hiểu rõ tính đặc thù của từng mô hình doanh nghiệp, từ đó lựa chọn mô hình theo đúng mục tiêu phát triển của công ty. Một số mô hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam như: Công ty TNHH (1 thành viên), Công ty TNHH, Công ty Cổ phần,...
  • Chuẩn bị bản sao của Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu của chủ doanh nghiệp, hoặc các cổ đông (nếu có). Tuy nhiên, mỗi một mô hình doanh nghiệp sẽ có quy định về số lượng thành viên và cổ đông khác nhau. Vì vậy, chủ doanh nghiệp cần nghiên cứu rõ điều khoản này trước khi thành lập cổ đông cho công ty.
Lưu ý: Bản sao Chứng minh nhân dân phải có dấu công chứng không quá 3 tháng và thời hạn CMND chưa quá 15 năm.
  • Chủ doanh nghiệp chọn tên công ty, lựa chọn tên ngắn gọn, ý nghĩa và dễ nhớ. Đặc biệt, tránh tình trạng tên doanh nghiệp bị trùng lặp, đạo nhái. Chủ doanh nghiệp có thể truy cập vào “Cổng thông tin quốc gia” để biết được tên công ty của mình có bị trùng với công ty khác trên thị trường không.
  • Cập nhật đầy đủ thông tin địa chỉ của trụ sở hoạt động, bao gồm: số nhà, ngõ, ngách, hẻm, đường, phường, xã, quận, huyện, số hotline, số fax,...
  • Đăng ký vốn điều lệ phù hợp thông qua ngành nghề kinh doanh. Tuy vốn điều lệ không ảnh hưởng gì đến kết quả đăng ký thành lập doanh nghiệp nhưng nó lại ảnh hưởng đến việc đóng lệ phí môn bài hàng năm của doanh nghiệp. Vì vậy, các chủ doanh nghiệp và cổ đông nên đưa ra con số chính xác nhất.
  • Cập nhật chức danh người đại diện cho doanh nghiệp theo pháp luật. Thông thường, người đại diện sẽ là Tổng Giám Đốc.
  • Xác định lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, ngành nghề phải được mã hóa và đăng ký theo mã ngành cấp 4 theo quy định 27/2018/QĐ-TTg.

2.2. Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp theo đúng quy trình

  • Soạn thảo đầy đủ hồ sơ của công ty và các giấy tờ cần thiết theo quy định mới hiện hành tại Điều 20 Nghị định 43.
  • Hoàn thiện và nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, nơi mà công ty đặt trụ sở chính (Điều 25 Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010). Tại đây, người đại diện pháp luật của công ty có thể tự nộp hồ sơ hoặc ủy quyền cho người khác đi nộp thay mình. Nếu áp dụng ủy quyền cho người khác thì doanh nghiệp cần tuân thủ theo điều lệ của giấy ủy quyền tại Điều 9 - Thông tư số 01/20213/TT-BKHĐT ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Nếu hồ sơ hợp lệ, chủ doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sau 3 ngày. Và nếu hồ sơ không hợp lệ, chủ doanh nghiệp sẽ nhận được thông tin cần bổ sung hoặc chỉnh sửa thông tin cần thiết.

2.3. Hoàn thiện làm con dấu pháp nhân

Con dấu pháp nhân có ý nghĩa cực kỳ quan trọng với mô hình doanh nghiệp, nó thể hiện giá trị, sự tin tưởng và chất lượng của doanh nghiệp với đối tác và khách hàng. Để hoàn thiện thủ tục làm con dấu pháp nhân, chủ doanh nghiệp cần tuân thủ 2 bước dưới đây:
Bước 1: Doanh nghiệp cần có 01 bản Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao) mang đến cơ sở có chức năng khắc dấu.
Bước 2: Sau khi được thông báo về việc đến nhận con dấu pháp nhân đã hoàn thành. Chủ doanh nghiệp cần mang theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản gốc) để hoàn thành thủ tục nhận con dấu. Ngoài ra, nếu người đại diện hợp pháp không thể trực tiếp đi nhận con dấu thì có thể ủy quyền cho người khác đi nhận thay mình.

2.4. Hoàn thiện thủ tục sau khi thành lập công ty

Theo quy định tại Điều 8 của Luật Doanh Nghiệp, các doanh nghiệp sau khi đã hoàn thiện thủ tục đăng ký kinh doanh và có con dấu pháp nhân thì có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn cần hoàn thiện một số thủ tục sau để đảm bảo quá trình hoạt động kinh doanh diễn ra tốt đẹp.
  • Khai báo thuế ban đầu với cơ quan thuế nơi đăng ký kinh doanh trong khoảng thời gian quy định.
  • Thực hiện đăng ký kê khai thuế thông qua dịch vụ chữ ký số theo quy định số 21/2012QH13 về việc sửa đổi và bổ sung của Luật Quản lý thuế.
  • Thực hiện đăng bố cáo theo Điều 28 Luật Doanh Nghiệp.
  • Trình tờ khai và nộp thuế môn bài theo Mẫu số 01/MBAI ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài Chính.
  • Thông báo về việc áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo Mẫu số 06/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài Chính).
  • Triển khai thực hiện thủ tục mua, tự in hóa đơn theo thông tư 39/2014/TT-BTC hóa đơn chứng từ có hiệu lực từ 01/06/2014. Từ ngày 01/09/2014 các doanh nghiệp mới thành lập sẽ được đăng ký tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
  • Treo “hóa đơn mẫu liên 2” tại trụ sở của công ty (yêu cầu bắt buộc)
  • Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

3. Những lưu ý khi thành lập doanh nghiệp

Sau khi được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, các doanh nghiệp vẫn nên lưu ý một vài thủ tục sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp mới, cụ thể:
  • Công bố nội dung đăng ký kinh doanh lên trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia (không quá 30 ngày cấp phép).
  • Gắn tên doanh nghiệp hoặc tên chi nhánh tại trụ sở công ty.
  • Thông báo thời gian hoạt động kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh.
  • Thực hiện đăng ký thuế và đóng thuế đúng thời gian (không quá 10 ngày sau khi nhận được giấy đăng ký kinh doanh).
  • Đăng ký giấy phép con theo ngành nghề kinh doanh (nếu cần).
  • Đảm bảo thực hiện góp vốn theo cam kết.
  • Cập nhật tiến độ góp vốn và xin giấy chứng nhận góp vốn.
  • Thực hiện đăng ký tài khoản ngân hàng và mua chữ ký số cho doanh nghiệp.
  • Triển khai thành lập ban kiểm soát (từ 11 thành viên trở lên).
  • Thông báo phát hành hóa đơn GTGT trước khi chính thức phát hành.
Trên đây là những thông tin về quy trình và thủ tục để thành lập doanh nghiệp theo đúng quy định mới nhất hiện hành. Hy vọng rằng, qua bài viết này các doanh nghiệp sẽ áp dụng thành công các thủ tục pháp lý để sớm đưa công ty vào hoạt động.

Xem thêm: Hệ thống ERP của BRAVO
 

3 lời khuyên giúp doanh nghiệp giữ chân nhân tài​


Thay vì trả lương theo vị trí, việc chi trả lương thưởng theo kỹ năng giúp tạo động lực cống hiến cho người lao động – đó là một trong những lời khuyên dành cho các doanh nghiệp khi mong muốn giữ chân nhân tài.
Trong hội nghị trực tuyến "Kiến tạo chính sách lương thưởng phúc lợi trong hiện thực mới" của Talentnet, các chuyên gia đánh giá tỷ lệ tăng lương của nhóm doanh nghiệp trong nước đang ở mức thấp nhất trong 10 năm qua với con số là 6,8% và dự kiến giảm nhẹ 0,1% trong năm 2022. Trong khi đó, theo bảng khảo sát về Mức độ hạnh phúc trong công việc của đơn vị này, 94% lao động khẳng định chế độ lương - thưởng ảnh hưởng trực tiếp đến sự hạnh phúc trong công việc.
"Phương án siết chặt lương, thưởng trong thời gian này của doanh nghiệp có thể là một trong những nguyên nhân khiến nhân viên cảm thấy bất mãn và quyết định nghỉ việc, dẫn đến tình trạng thiếu nhân lực", bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Phó tổng giám đốc của Talentnet nhận định và cho rằng, nếu không khéo léo, các nhà lãnh đạo sẽ phải trả giá đắt và hệ thống vận hành có thể đối diện với nguy cơ thiếu người.
Dưới đây là 3 gợi ý được kết luận trong hội nghị để doanh nghiệp vừa có thể cân bằng chi phí lương - thưởng, vừa giữ chân đội ngũ lao động:

Chi trả lương - thưởng theo kỹ năng và hiệu quả công việc​

Cùng với sự phát triển của công nghệ trong hai năm gần đây, tầm quan trọng của việc ứng biến và liên tục cập nhật, học hỏi những kỹ năng cần thiết được đặt lên hàng đầu. Có thể khẳng định rằng: kỹ năng, trình độ là gốc rễ để quyết định lương, thưởng và giá trị của nhân viên. Thay vì trả lương theo vị trí, việc chi trả lương, thưởng theo kỹ năng là chiến lược mới giúp tạo động lực cống hiến cho người lao động trong thời đại mới.

Đảm bảo các phúc lợi thiết yếu, phù hợp với nhu cầu​

Trong thời đại sức khoẻ tinh thần được chú trọng, bên cạnh các gói phúc lợi cơ bản về thể chất, doanh nghiệp có thể cân nhắc các gói phúc lợi tinh thần tùy chỉnh theo nhu cầu để nhân viên linh hoạt lựa chọn như các gói khám chữa bệnh cho gia đình, đăng ký các lớp học ngoại khóa về thiền, yoga, thể thao, nấu ăn… để nâng cao trải nghiệm. Đồng thời chú ý nâng cao đời sống tinh thần tại môi trường làm việc của nhân viên thông qua việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Đảm bảo việc chi trả lương và phúc lợi đúng người - đúng thời điểm​

Nhân viên sẽ cảm thấy bất mãn và có thể giảm hiệu suất hoặc nghỉ việc nếu tình trạng siết chặt lương – thưởng và trả lương muộn xuất hiện cùng lúc. Vì vậy, doanh nghiệp nên cân nhắc các dịch vụ, giải pháp để có thể đảm bảo việc chi trả lương và phúc lợi đúng hạn cho nhân viên.
Trong khuôn khổ hội thảo, chuyên gia từ Talentnet chia sẻ thêm, tuy siết chặt lương thưởng là giải pháp tạm thời để vượt Covid-19, nó có thể để lại hậu quả nghiêm trọng nếu bài toán này không được tính toán cẩn trọng. Doanh nghiệp cần xem xét kỹ các tác động trước khi thay đổi bất kỳ chính sách nào liên quan đến lương thưởng bởi chúng ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động. "Khôn khéo kết hợp nhiều giải pháp khác nhau là chìa khóa giúp doanh nghiệp vừa giải bài toán ngân sách vừa đảm bảo sự hài lòng và giữ chân nhân tài, chuẩn bị cho kế hoạch sản xuất trong bình thường mới", bà Hương khẳng định.

Xem thêm: Phần mềm quản lý Nhân sự - Tiền lương của BRAVO
 

Thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay​

Theo báo cáo chỉ số thương mại điện tử EBI năm 2022 do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) mới công bố, trong khó khăn chung của nền kinh tế, lĩnh vực thương mại điện tử tiếp tục duy trì được đà phát triển nhanh và ổn định.
Năm 2021 thương mại điện tử Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng trên 20% và đạt quy mô trên 16 tỷ USD. Tốc độ này sẽ cao hơn nhiều trong năm 2022 nhờ kiểm soát tốt đại dịch Covid-19 và những động lực tăng trưởng từ làn sóng thứ hai. Làn sóng thứ hai của thương mại điện tử diễn ra từ tháng 6-9/2021 trùng với đợt dịch thứ tư.
Trong thời gian diễn ra hai làn sóng này toàn bộ hoạt động kinh tế xã hội bị trì trệ, kinh doanh thương mại điện tử bị tác động nghiêm trọng nhưng đông đảo thương nhân đã nỗ lực chuyển đổi số để nắm bắt cơ hội kinh doanh mới. Đồng thời, người tiêu dùng trực tuyến tăng mạnh cả về số lượng và chất lượng. Làn sóng thứ hai cộng hưởng với làn sóng thứ nhất đã thúc đẩy thương mại điện tử phát triển nhanh và vững chắc hơn.
thuong-mai-dien-tu-VN.webp

Ảnh: Thị trường thương mại điện tử bùng nổ tại Việt Nam
Báo cáo EBI 2022 đánh giá sự xuất hiện và phát triển của các nền tảng hỗ trợ mua bán trong cộng đồng (Social Commere) có thể tạo ra xu hướng mới thúc đẩy mạnh mẽ lĩnh vực bán lẻ trực tuyến trong giai đoạn tới ở nước ta, tăng trải nghiệm mua sắm của khách hàng và tạo ra nhiều việc làm mới tại mọi địa phương.
Chẳng hạn, tại nhiều khu vực có mật độ dân cư cao, điển hình như các chung cư, một số cư dân đã ứng dụng các mạng xã hội để tạo ra cộng đồng khách hàng mua sắm trực tuyến thân thiết. Các cư dân này thường là phụ nữ nội trợ hoặc những người có thời gian rảnh và muốn tăng thu nhập ngoài công việc chính của họ. Những mặt hàng được mua sắm phổ biến nhất theo mô hình này là thực phẩm, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, đồ dùng gia đình. Trên thực tế, một tỷ lệ nhất định những cư dân này đã trở thành thương nhân và sau đợt dịch thứ tư họ vẫn tiếp tục kinh doanh thành công.
Với mô hình mua bán trong cộng đồng, sức mạnh của thương mại điện tử có thể sẽ chuyển từ các nhà sản xuất và phân phối tới đông đảo người bán cá nhân và có thể tạo ra một cuộc cách mạng mới trong lĩnh vực bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trực tuyến. Xu hướng phát triển của mô hình mua bán trong cộng đồng ở Việt Nam cũng tương đồng với các nước đang phát triển tiên phong về thương mại điện tử.
Tuy nhiên, EBI cũng nhấn mạnh sự phát triển nhanh của thương mại điện tử nước ta phụ thuộc rất lớn vào khả năng thu hút vốn đầu tư vào các nền tảng trong hệ sinh thái kinh doanh trực tuyến cũng như nguồn nhân lực chất lượng cao.
Báo cáo năm nay đã phân tích kỹ hơn hai điều kiện cần này đối với thương mại điện tử giai đoạn tới. Trong đó, nguồn nhân lực thương mại điện tử vừa thiếu vừa yếu là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc lựa chọn tên miền chưa phù hợp cũng như hiệu quả hoạt động rất thấp của các sàn thương mại điện tử tại các địa phương.
TP.HCM và Hà Nội là những địa phương chịu phong tỏa nặng nề nhất để phòng chống Covid-19 nhưng lại liên tiếp dẫn đầu về thương mại điện tử. Trong khi đó, các địa phương ở khu vực miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ có mức độ phát triển thương mại điện tử thấp hơn đáng kể so với trung bình cả nước.
Bên cạnh đó, nhiều đơn vị vận hành sàn thương mại điện tử hầu như chưa có cán bộ được đào tạo chuyên sâu về thương mại điện tử. Trên phạm vi cả nước, việc thu hút nhiều hơn đầu tư nước ngoài và trong nước vào các nền tảng thương mại điện tử chỉ là một điều kiện cần cho sự phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn tới. Nguồn nhân lực chất lượng cao về thương mại điện tử tại hàng triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các hộ kinh doanh trên cả nước chính là một trong các yếu tố quyết định tới sự phát triển nhanh và bền vững của thương mại điện tử nước ta trong giai đoạn tới.
Với thực trạng trên, trong giai đoạn tiếp theo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục đề xuất các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp quan tâm tới hoạt động hỗ trợ các địa phương thu hẹp khoảng cách số nói chung và phát triển thương mại điện tử nói riêng.

Xem thêm: Phần mềm ERP của BRAVO
 

03 mối nguy cơ với các nền kinh tế mới nổi năm 2022​

Mỹ thắt chặt chính sách tiền tệ, kinh tế Trung Quốc chậm lại và biến thể Omicron là ba rủi ro lớn được dự đoán sẽ gây ảnh hưởng tới các thị trường mới nổi năm 2022.

Chính sách thắt chặt tiền tệ của Mỹ

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho biết Fed có thể đẩy nhanh kế hoạch giảm quy mô mua lại tài sản. Với vai trò của đồng USD và trái phiếu kho bạc Mỹ trong hệ thống tài chính toàn cầu, động thái của Fed có thể tác động đến tâm lý của nhà đầu tư với tài sản rủi ro. Theo đó, dòng vốn đổ vào các thị trường mới nổi sẽ có xu hướng giảm dần. Đồng USD sẽ mạnh lên, do vai trò của nó trong dòng chảy thương mại toàn cầu.
Để đánh giá xem nơi nào phải đối mặt với sức ép lớn nhất từ việc Fed đang thắt chặt chính sách, The Economist đã thu thập dữ liệu vĩ mô của 40 nền kinh tế mới nổi. Thâm hụt tài khoản vãng lai lớn, mức nợ cao (đặc biệt là nợ nước ngoài), lạm phát tràn lan và dự trữ ngoại hối thiếu hụt là những chỉ số có thể gây rắc rối cho các quốc gia, nếu dòng vốn đảo chiều do Mỹ thắt chặt chính sách tiền tệ. Kết hợp các thông số này của các quốc gia sẽ tạo ra "chỉ số dễ bị tổn thương". Kết quả là một số thị trường sẽ gặp rắc rối nghiêm trọng. Ví dụ như Argentina, quốc gia đứng đầu danh sách về chỉ số này. Họ phải đối mặt với lạm phát trên 50% và khủng hoảng kinh tế ngày càng trầm trọng.
3-moi-nguy-co-voi-cac-nen-kinh-te-moi-noi-bravo.webp

Nguồn đồ họa: The Economist

Tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc chậm lại

Trung Quốc là nước tiêu thụ nhôm, than đá, bông và đậu nành lớn nhất thế giới và là nhà nhập khẩu chính của nhiều mặt hàng, từ thiết bị cơ bản đến rượu vang. Do vậy, khi Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, các nhà xuất khẩu trên thế giới sẽ đối mặt với nhiều rủi ro, thiệt hại.
The Economist cũng tiến hành xếp hạng 40 nền kinh tế mới nổi như trên, theo tiêu chí GDP của họ phụ thuộc ra sao vào giao thương với Trung Quốc, để tạo ra chỉ số mức độ dễ bị tổn thương vì kinh tế Trung Quốc. Nhiều nước xuất khẩu lớn sang Trung Quốc, như Việt Nam, đang là những mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, họ sẽ không gặp khó khăn khi Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, miễn là người Mỹ tiếp tục mua sắm và quan hệ thương mại Trung - Mỹ vẫn ổn định, vì các nước này cung ứng nguyên vật liệu cho Trung Quốc sản xuất hàng đi Mỹ. Trong khi đó, chịu rủi ro lớn hơn là những nước xuất khẩu sản phẩm cho tiêu thụ tại Trung Quốc. Đó có thể là thực phẩm hay nguyên vật liệu xây dựng.
Kết hợp hai thước đo mức độ dễ bị tổn thương do Mỹ thắt chặt chính sách và Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, chúng ta sẽ thấy các nền kinh tế mới nổi nào chịu rủi ro do biến động của một trong hai siêu cường này. Thậm chí, có vài nước nhiều khả năng chịu tác động lớn của cả hai, như Brazil và Chile.
Sức ép tổng hợp lần này dự kiến sẽ có xu hướng rất xấu, do Fed được cho là sẽ thắt chặt chính sách nhanh hơn so với những năm 2010. Trung Quốc cũng có nguy cơ khó khăn hơn so với nửa thập kỷ trước. Hầu hết nhà kinh tế cho rằng tăng trưởng của họ sẽ chậm lại, còn 4,5-5,5%, trước cả khi Omicron xuất hiện. Nếu không tính năm 2020, thì đây sẽ là tốc độ tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 1990.

Sự lây lan của Omicron và nguy cơ xuất hiện các biến thể khác

Sự xuất hiện của biến thể Omicron đã làm dấy lên làn sóng bán tháo trên thị trường tài chính vào cuối tháng 11 vừa qua. Vẫn còn rất ít thông tin về mức độ nguy hiểm của Omicron nhưng giới đầu tư đều lo ngại chủng virus mới có khả năng lây nhiễm cao sẽ cản trở đà phục hồi của kinh tế thế giới. Các nền kinh tế mới nổi vẫn đặc biệt dễ bị tổn thương bởi sự bùng phát của Covid-19. Các nước nghèo vẫn có tỷ lệ tiêm chủng thấp hơn nước giàu.
Sự lây lan của một biến thể mới mà các loại vaccine hiện tại không có nhiều hiệu quả sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ cho các nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch. Nói rộng hơn thì ngân sách của các nước này không đủ khả năng chi tiêu thêm nhằm tiếp tục cứu ngành du lịch.
Sự kết hợp của 3 rủi ro nói trên sẽ khiến kinh tế các nước nghèo chật vật hơn nữa. Dòng vốn rút đi khi Fed thắt chặt chính sách có thể khiến các chính phủ thị trường mới nổi gặp khó khăn khi đối mặt với những đợt bùng phát mới.
Các đợt phong tỏa cục bộ do Omicron ở Trung Quốc có thể giáng một đòn nữa vào các nhà xuất khẩu ở thị trường mới nổi. Trong khi đó, các quốc gia phụ thuộc vào du lịch ở Đông Nam Á, từng là điểm đến nổi tiếng của du khách Trung Quốc, có thể sẽ còn đìu hiu thêm một thời gian nữa.

Xem thêm: Phần mềm quản trị doanh nghiệp BRAVO
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top