Ðề: Khai Phong Phủ kính báo...
Hum nay rảnh rỗi vào đây làm cái lý lịch trích ngang cho bà con tham khảo nhé. hihihi
Bao Chửng (999–1062), tự Hy Nhân, là người tỉnh Lư Châu, Hợp Phì (nay là tỉnh An Huy)
Cha là Bao Nghi, từng giữ chức đại phu trong triều. Sau khi qua đời, Bao Nghi được phong Hình Bộ Thị Lang.
Cuộc đời Bao Chửng
Lúc nhỏ, Bao Công đã nổi tiếng là đứa con hiếu thảo, tính tình đôn hậu, sống mực thước.
Năm 1027, ông thi đậu tiến sĩ, được cử đến nhậm chức tri huyện Kiến Xương (nay thuộc tỉnh Giang Tây).
Do cha mẹ tuổi già sức yếu, không thể đến sống ở Kiến Xương, nên Bao Công phải xin từ quan, ở lại quê nhà tận tình chăm sóc cha mẹ.
Từ bỏ danh lợi để làm tròn chữ hiếu, tấm lòng hiếu thảo của Bao Công là tấm gương sáng cho người dân ở Lư Châu noi theo.
Tuy nhiên, đa số những bộ phim dựng lại cuộc đời của Bao Công đều tập trung vào sự công chánh liêm minh của ông, bỏ quên câu chuyện về lòng hiếu thảo.
Sau khi cha mẹ qua đời, ông mới trở lại quan trường.
Trước tiên, nhậm chức tri huyện Thiên Trường (nay thuộc tỉnh An Huy), sau đó là tri huyện Đoan Châu (nay thuộc tỉnh Quảng Đông).
Từ khi làm quan, huyện nào có Bao Công ngồi ở công đường, nơi đó bọn tham quan không còn đất dung thân, khiến người dân kính phục.
Sau khi ông mãn nhiệm ở Đoan Châu, tiếng thơm về lòng tận tụy và thanh liêm của ông lan truyền khắp nơi.
Ông được triệu về kinh thành nhậm chức Trung thừa, rồi được thăng chức Giám Sát Ngự Sử, Tam Tư Hộ Bộ Phó Sử, đến Thiên Chương Các Thị Chế (người đời sau còn gọi ông là Bao Thị Chế).
Năm 1052. Bao Công vì giúp đỡ người thân là Trương Nghêu Tá là làm phật lòng vua Nhân Tông, bị thuyên chuyển đến Hà Bắc làm Nhậm đốc chuyển vận sử, một chức quan khá cao. Vua Nhân Tông chỉ định cho Bao Công rời khỏi kinh thành một thời gian.
Bốn năm sau, ông mới được triệu về kinh nhậm chức tri phủ ở Khai Phong Phủ.
Đây là chức vị rất quan trọng (tương đương thị trưởng Bắc Kinh ngày nay, lo về trị an của kinh thành, là chức quan nổi bật trong triều.
Lúc ở Khai Phong Phủ, Bao Công thường ngồi hướng Nam để tỏ lòng tôn kính vua, nhưng khi thăng đường ông lại ngồi theo hướng Bắc, do vậy các từ trong phim có câu “Bao Công đồ đảo tọa Nam nha Khai Phong Phủ”.
Chức vụ cao nhất là Bao Công đảm nhận ở cuối đời là Khuông Mật Phó Sử, tương đương với phó tể tướng.
Công nguyên 1062, ông lâm bệnh ở phủ nha, không lâu sau qua đời, hưởng thọ 64 tuổi.
Triều đình phong Lễ Bộ Thượng Thư và truy tặng hiệu “Hiếu Túc”, có nghĩa là hiếu đạo và thiết diện vô tư.
Vì Bao Công cả đời làm quan thanh liêm, người dân trăm họ gọi ông là Bao Thanh Thiên, các sĩ phu tôn xưng là Bao Công.
Khi ông qua đời, vua Tống Nhân Tông đích thân là chủ lễ truy điệu, tang lễ được tổ chức long trọng, phái một đoàn ngự lâm quên hộ tống linh cửu Bao Công về mai táng ở quê nhà ông.
Hiện nay đền thờ của ông có hai câu liễn: “Lý Oan Ngục, Quan Tiết Bất Thông, Tự Thị Diệm La Khí Tượng. Chẩn Tai Lê, Từ Thiện Vô Lương, Y Nhiên Bồ Tát Tâm Trường”. Đại ý nói về phẩm chất cao quý của ông..
Hết rùi heheheh
Bí ẩn mộ Bao Công
Bao Công là một vị quan đứng đầu Phủ Khai Phong, xét án rất công minh chính trực, nổi tiếng với các vụ “Tra án Quách Hòe”, “Ngựa Bạch Long”, “Giấc mộng hoàng kim”... thường được gọi là “Bao Công kỳ án”.
Người đã phanh phui những vụ án động trời, đụng chạm đến cả triều đình nhà Tống, hẳn bị nhiều người thù ghét, nên khi mất thọ 64 tuổi đã phải bí mật đem chôn. Mộ Bao Công ở đâu, xem ra còn là một điều bí ẩn.
Theo các tài liệu trong sử Trung Hoa thì ở phía tây nam, huyện Củng, tỉnh Hà Nam có 9 ngôi mộ của các hoàng đế nhà Tống được gọi là “Tống lăng ở Củng huyện”, là một di tích nổi tiếng. Gần lăng Vĩnh Định của Tống Chân Tông, có một ngôi mộ tròn được mọi người kháo nhau đó chính là mộ Bao Công. Do được ân sủng nên mộ được xây cao tới 5 mét. Trong một bức ảnh về “Đệ tử chùa Thiếu Lâm”, người ta ghi lại việc hai chị em Hồng Gia Ban bị bọn ác bá truy bức chạy đến gần nơi mộ của Bao Công, trên mộ còn ghi rõ dòng chữ: “Mộ Thừa tướng Hiếu Túc Bao Công”.
Dẫu là những chứng cứ lịch sử, nhưng e rằng còn sai lầm!
Theo các nhà khảo cổ, mộ Bao Công và vợ là Đổng Thi, mộ con trai trưởng của ông là Bao Ý và vợ, con trai thứ là Bao Thụ và vợ, mộ của cháu ông là Bao Vĩnh, 10 năm trước đây đã được khai quật ở xóm Song Vu, làng Đại Hưng, ngoại ô thị trấn Hợp Phì, tỉnh An Huy. Theo bài minh được đào lên bên bờ sông Phì Thủy nói rõ thêm thân thế của Bao Công thuở sinh thời, đã bổ sung và sửa những điều sai trái... Vụ khai quật còn lưu được nhiều cổ vật rất quý từ đó có thể tìm hiểu về sinh hoạt văn hóa, chính trị, kinh tế các triều đại Tống.
Vậy mộ Bao Công thực là ở đâu?
Theo sử Trung Quốc, Bao Công là nhà chính trị kiệt xuất họ Bao tên Chửng, chữ là Hi Nhân, quê gốc ở Lư Châu, Hợp Phì, đậu tiến sĩ năm Thiên Thánh thứ 5, đời Tống Nhân Tông. Ông sống trong thời nhà Tống bắt đầu yếu kém, tộc Khiết Đan luôn uy hiếp phía bắc, thù trong giặc ngoài luôn là những mối nguy lớn. Vai trò Bao Công ở giai đoạn này trong chính sử và dã sử coi như một tấm gương có một không hai, đến kẻ thù cũng phải nể sợ... Cái tên Bao Công được người đời tôn xưng, cũng vì những đức tính cao quý và những tài năng xử án của ông.
Mộ thực của Bao Công ở ngoại ô thị trấn Hợp Phì, đã xác định, không những được giới khảo cổ khai quật xác minh mà còn được những tài liệu cũ khi trùng tu bia của ông những năm Khánh Nguyên đời Tống, do Lâm Chí ở Hoài Nam Tây Lộ soạn. Mộ Bao Công ở “Lăng các vua nhà Tống”, mộ lớn, bia cao, tất nhiên chỉ là “mộ giả, bia giả”. Tuy nhiên, sự việc không hề đơn giản.
Vì trước ngày khai quật mộ Bao Công ở Hợp Phì, ai cũng cho mộ Bao Công ở Tống Lăng (huyện Củng) là “thực”, không những vì vị thế khá được đề cao và đẹp mà các sử liệu địa phương thời Gia Tịnh năm thứ 34 ghi trong Trùng tu mộ Hiếu Túc Bao Công... Năm Thuận Trị triều Thanh và những năm sau này trong “Hà Nam thông chí” đều chép như thế, lưu truyền dai dẳng hàng năm, sáu trăm năm. Hiện nay nhiều người còn nghi vấn: “Việc tu sửa mộ Bao Công ở Củng huyện vào lúc nào? Tại sao lại xây mộ Bao Công ở đây? Trong đó chôn cất gì? Ngôi mộ ở Củng huyện và mộ ở Hợp Phì có quan hệ ra sao?”. Những điều này còn chưa được giải đáp.
Bao Công có 2 mộ đang còn là chuyện “sai, đúng nghìn năm”. Nhưng mộ Bao Công cao và to ở huyện Củng (Tống lăng); mộ Bao Công ở Hợp Phì giả thực là ngôi nào xem ra vẫn còn là điều bí ẩn.
http://www.vnmedia.vn/NewsDetail.asp?NewsId=149907&Catid=11