Kế toán Quản Trị ở công ty thương mại!!!

camranh

New Member
Hội viên mới
:helpsmilie: Anh chị ơi cho Em hỏi kế toán quản trị ở công ty thương mại thì cần xây dựng như thế nào. Đặc điểm khác nhất mà cần xây dựng so với công ty sản xuất, thông thường trong công ty thương mại bao gồm những bộ phận nào? Em xin chân thành cảm ơn và mong được sự hướng dẫn của anh chị.
 
Ðề: Kế toán Quản Trị ở công ty thương mại!!!

* Tớ thấy KTQT ở các Cty TM chủ yếu là quản trị CP và KQKD theo dạng phân tích bộ phận - các bộ phận sẽ lên một kế hoạch về CP của mình dựa theo nhu cầu và các chỉ tiêu được đưa ra từ cấp quản lý cao hơn(VD: Bộ phận marketing phải tiến hành bao nhiêu C/trình với ngân sách bao nhieu trong năm tài chính tới để phục vụ cho mục đích KD của DN như: mở rộng sang thị trường miền tây, chiếm lĩnh 10% thị phần .... mí cái này thì đố ông KTQT nào làm được mà phải được thực hiện bởi phụ trách bộ phận đó => Bộ phận KTQT sẽ tập hợp và tổng hợp các báo cáo này lại => từ những thông tin nhận được ông KTQT phải biết được rằng mình phải lấy tiền từ đâu để trang trải - vay bi nhiêu, tự trang trải bi nhiêu => lập kế hoạch chi tiêu và căn cứ vào nó để phân tích các CP biến động trong kỳ như với giá bán giảm như hiện nay thì cần phải bán bao nhiêu SP với mức giá bao nhiêu mới đạt được Lợi nhuận mong muốn => đưa ra các chương trình chiết khấu, khuyến mãi ....... :confuse1: viết xong cũng choáng !!! :confuse1:

+ Thưa các pác!! cái này là em dựa trên kinh nghiệm của em ah, pác nào đã từng làm thì giúp em ý kiến để hoàn thiện Topic này nhé - cũng rất hay đấy ah.

** Pác [you] nghĩ sao về KTQT ?/?
 
Ðề: Kế toán Quản Trị ở công ty thương mại!!!

Hi... cái này thì tui kg có ý kiến rùi. Theo Mơ biết, đã nói là quản trị thì mỗi công ty có mỗi cách khác nhau: quản trị CP, quản trị bán hàng,... Lúc trước Mơ cũng gặp mấy công ty thương mại, nhìn mấy cái báo cáo quản trị bán hàng của họ mà...bủn rủn tay chân.

Túm lại, quang trọng là Sếp cần các báo cáo như thế nào thôi.

Hỏng biết có đúng không ta?????? Kid
 
Ðề: Kế toán Quản Trị ở công ty thương mại!!!

* Tớ thấy KTQT ở các Cty TM chủ yếu là quản trị CP và KQKD theo dạng phân tích bộ phận - các bộ phận sẽ lên một kế hoạch về CP của mình dựa theo nhu cầu và các chỉ tiêu được đưa ra từ cấp quản lý cao hơn(VD: Bộ phận marketing phải tiến hành bao nhiêu C/trình với ngân sách bao nhieu trong năm tài chính tới để phục vụ cho mục đích KD của DN như: mở rộng sang thị trường miền tây, chiếm lĩnh 10% thị phần .... mí cái này thì đố ông KTQT nào làm được mà phải được thực hiện bởi phụ trách bộ phận đó => Bộ phận KTQT sẽ tập hợp và tổng hợp các báo cáo này lại => từ những thông tin nhận được ông KTQT phải biết được rằng mình phải lấy tiền từ đâu để trang trải - vay bi nhiêu, tự trang trải bi nhiêu => lập kế hoạch chi tiêu và căn cứ vào nó để phân tích các CP biến động trong kỳ như với giá bán giảm như hiện nay thì cần phải bán bao nhiêu SP với mức giá bao nhiêu mới đạt được Lợi nhuận mong muốn => đưa ra các chương trình chiết khấu, khuyến mãi ....... :confuse1: viết xong cũng choáng !!! :confuse1:

+ Thưa các pác!! cái này là em dựa trên kinh nghiệm của em ah, pác nào đã từng làm thì giúp em ý kiến để hoàn thiện Topic này nhé - cũng rất hay đấy ah.

** Pác [you] nghĩ sao về KTQT ?/?

Tiếp nè!

Kế toán quản trị ở các cty thương mại sẽ thực hiện nhiệm vụ cập nhập số liệu xử lý số liệu và phân tích đồng thời kiểm soát các chi phí, tình hình tài chính liên quan tới bộ phận mình phụ trách. Tỷ dụ kế toán bán hàng sẽ cập nhập hóa đơn chứng từm các chính sách khuyến mãi hỗ trợ của phòng kinh doanh đã đề ra, hàng ngày tổng hợp phân tích tình hình bán hàng của mình cho sếp nếu được yêu cầu, kế toán thanh toán tập hợp tất cả các nghiệp vụ liên quan tới công nợ và tình hình thu tiền khách hàng, chi tỉền trả nhà cung cấp...
Mỏi tay quá pác [you] bổ sung thêm
:cheers1:
 
Ðề: Kế toán Quản Trị ở công ty thương mại!!!

Về vấn đề KTQT này tớ cũng đang trong giai đoạn cần học hỏi. Các Anh chị em có kinh nghiệm cùng vào trao đổi để bổ sung kiến thức cho nhau nhé. Tớ đang làm kinh doanh bạo gan nhảy sang phòng K.toán. Kinh nghiệm non nớt, nghiệp vụ tẹp nhem nên rất muốn học hỏi từ các anh chị em và từ diễn đàn.
:helpsmilie:
* Tớ thấy KTQT ở các Cty TM chủ yếu là quản trị CP và KQKD theo dạng phân tích bộ phận - các bộ phận sẽ lên một kế hoạch về CP của mình dựa theo nhu cầu và các chỉ tiêu được đưa ra từ cấp quản lý cao hơn(VD: Bộ phận marketing phải tiến hành bao nhiêu C/trình với ngân sách bao nhieu trong năm tài chính tới để phục vụ cho mục đích KD của DN như: mở rộng sang thị trường miền tây, chiếm lĩnh 10% thị phần .... mí cái này thì đố ông KTQT nào làm được mà phải được thực hiện bởi phụ trách bộ phận đó => Bộ phận KTQT sẽ tập hợp và tổng hợp các báo cáo này lại => từ những thông tin nhận được ông KTQT phải biết được rằng mình phải lấy tiền từ đâu để trang trải - vay bi nhiêu, tự trang trải bi nhiêu => lập kế hoạch chi tiêu và căn cứ vào nó để phân tích các CP biến động trong kỳ như với giá bán giảm như hiện nay thì cần phải bán bao nhiêu SP với mức giá bao nhiêu mới đạt được Lợi nhuận mong muốn => đưa ra các chương trình chiết khấu, khuyến mãi ....... :confuse1: viết xong cũng choáng !!! :confuse1:

+ Thưa các pác!! cái này là em dựa trên kinh nghiệm của em ah, pác nào đã từng làm thì giúp em ý kiến để hoàn thiện Topic này nhé - cũng rất hay đấy ah.

** Pác [you] nghĩ sao về KTQT ?/?
 
Ðề: Kế toán Quản Trị ở công ty thương mại!!!

Phương pháp để tiến hành kế toán quản trị gồm :
1. Phương pháp lập chứng từ : Chứng từ là giấy tờ chứng minh sự phát sinh,hoặc hoàn thành nghiệp vụ kinh tế. Chứng từ được lập phục vụ cho cả kế toán tài chính và kế toán quản trị. Do vậy ngoài những nội dung cơ bản của chứng từ để phục vụ yêu cầu kế toán tổng hợp trên TK cấp 1,cấp 2 (những nội dung này đã được quy định trong hệ thống chứng từ do nhà nước ban hành), kế toán còn phải căn cứ vào yêu cầu kế toán chi tiết trên TK cấp 3, 4 v.v… và sổ chi tiết để quy định thêm các nội dung ghi chép trên chứng từ để phục vụ yêu cầu này. Chứng từ sau khi lập được chuyển cho bộ phận kế toán tài chính và kế toán quản trị (mỗi bộ phận một liên ) để làm căn cứ hạch toán.
2. Phương pháp đánh giá: Là dùng tiền biểu hiện giá trị tài sản. Nguyên tắc đánh giá của kế toán tài chính là : giá gốc (giá thực tế ). Trong kế toán quản trị, tài sản cũng được đánh giá theo giá gốc,để đối chiếu số liệu giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị.Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin nhanh phục vụ yêu cầu quản lý tức thời, cần thiết phải sử dụng giá ước tính (giá hạch toán ) trong kế toán quản trị
3. Phương pháp tài khoản là phương pháp tập hợp hệ thống hoá nghiệp vụ kinh tế theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ nhằm phản ánh và giám đốc thường xuyên từng đối tượng kế toán. Trong kế toán quản trị các TK được sử dụng để theo dõi từng đối tượng của kế toán quản trị, đây là đối tượng của kế toán tài chính được chi tiết hoá, theo yêu cầu cung cấp thông tin của nhà quản lý doanh nghiệp.
4. Phương pháp ghi sổ kép là cách ghi nghiệp vụ kinh tế vào TK kế toán, thể hiện được mối quan hệ giữa các đối tượng kế toán.
5. Phương pháp tính giá thành : Là phương pháp xác định chi phí trong một khối lượng sản phẩm hoặc dịch vụ đã hoàn thành sản xuất. Trong kế toán quản trị việc tính giá thành được tiến hành theo yêu cầu hạch toán nội bộ.
6. Phương pháp lập báo cáo nội bộ theo yêu cầu cung cấp thông tin của các nhà quản lý doanh nghiệp theo các cấp quản lý trong nội bộ doanh nghiệp.
7. Phương pháp đồ thị để phục vụ cho việc ra các quyết định, lập phương án kinh doanh.

Như vậy phương pháp kế toán quản trị cũng là phương pháp kế toán nói chung, nhưng có các đặc điểm riêng để phù hợp với tính chất thông tin của kế toán quản trị, đó là :
-Tính đặc thù nội bộ của các sự kiện.
-Tính linh hoạt, tính thích ứng với sự biến biến đổi hàng ngày của các sư kiện.
-Tính chất phi tiền tệ được chú trọng nhiều hơn trong các chỉ tiêu báo cáo.
-Tính dự báo ( phục vụ việc lập kế hoạch ).
-Tính pháp lý đối với tài liệu gốc và tính hướng dẫn ở thông tin trên báo cáo quản trị.
-Không có tính chuẩn mực chung.

Trên cơ sở mục tiêu và yêu cầu quản lý của nhà quản trị doanh nghiệp, để xác định nội dung kế toán quản trị trong từng doanh nghiệp cụ thể. Nội dung này mang tính đặc thù của từng doanh nghiệp, nhưng có thể khái quát thành các nội dung sau :
° Kế toán chi tiết tài sản cố định: Gồm việc hạch toán về số lượng, giá trị, các thông số kỹ thuật, thời gian khấu hao, mức khấu hao, sự biến động về số lượng, về giá trị do nhượng bán, do thanh lý, do chuyển nội bộ, do điều chuyển theo lệnh cấp trên v.v…
° Kế toán chi tiết vật tư , hàng hoá, thành phẩm : Gồm việc hạch toán theo số lượng và giá trị của từng thứ, từng nhóm, theo từng kho (nơi quản lý ).
° Kế toán chi tiết nợ phải thu, nợ phải trả theo từng đối tượng nợ, từng nghiệp vụ phát sinh nợ và thanh toán nợ, theo dõi kỳ hạn thanh toán nợ, hạch toán chi tiết khoản nợ bằng ngoại tệ và bằng đồng Việt Nam.
° Kế toán chi phí phát sinh theo từng đối tượng hạch toán, theo nội dung kinh tế, theo khoản mục giá thành. Xác định giá thành sản xuất cho các đối tượng tính giá thành.
° Kế toán chi tiết nguồn vốn kinh doanh theo các đối tượng góp vốn.
° Kế toán chi phí và thu nhập theo từng bộ phận trong doanh nghiệp, theo yêu cầu hạch toán nội bộ.
° Lập các báo cáo nội bộ theo định kỳ (do các nhà quản lý doanh nghiệp quy định và báo cáo nhanh theo yêu cầu đột xuất để phục vụ yêu cầu ra quyết định của các nhà quản lý trong doanh nghiệp.
° Thu thập và xử lý thông tin để phục vụ yêu cầu ra các quyết định ngắn hạn và dài hạn.
° Lập dự toán để phục vụ chức năng giám sát quá trình sản xuất kinh doanh.

Những nội dung trên đã bao gồm nội dung kế toán chi tiết mà lâu nay hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam đã thực hiện, nhưng ở mức độ ghi nhận sự kiện, chưa tổng hợp thành các thông tin phục vụ yêu cầu quản lý. Ngoài ra còn những nội dung mang tính tài chính để phục vụ yêu cầu lập kế hoạch thì hầu như chưa thực hiện. Điều này chấp nhận được với một nền kinh tế mang tính bao cấp, trong đó tính chủ động không nhiều, tính dự báo không phải là yêu cầu cấp thiết. Trong nền kinh tế thị trường, nền kinh tế mở, doanh nghiệp hoạt động trong môi trường đầy phức tạp, nhiều biến động, nhiều rủi ro. Doanh nghiệp phải chủ động trong kinh doanh, phải tự quyết định các vấn đề kinh tế tài chính có liên quan đến sự tồn tại của doanh nghiệp, do đó thông tin để làm cơ sở cho các quyết định phải là thông tin nhiều mặt, thông tin hữu ích. Những thông tin này không chỉ trong khuôn khổ hạch toán kế toán, mà nó còn mang tính hạch toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ và không loại trừ các chỉ tiêu tài chính, bởi vì kế toán và tài chính luôn có các quan hệ mật thiết trong các sự kiện kinh tế. Loại thông tin này chỉ được cung cấp bởi bộ phận kế toán quản trị trong doanh nghiệp. Như vậy kế toán quản trị không chỉ là kế toán chi tiết mà là kế toán chi tiết và phân tích phục vụ yêu cầu quản trị doanh nghiệp.

Trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, phần kế toán tài chính là phần được chú trọng duy nhất, mặc dù các yêu cầu về cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý luôn được đặt ra. Có tình trạng này là do : Hệ thống kế toán doanh nghiệp vốn vận hành theo chế độ kế toán thống nhất, do Nhà nước ban hành, mà chế độ kế toán hiện nay mới chỉ cập nhật đến nội dung kế toán tài chính (trong đó bao gồm kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết ở một số đối tượng ). Cho nên các doanh nghiệp đã không tự tìm đến hệ thống kế toán nào khác ngoài hệ thống kế toán tài chính.

Để hệ thống kế toán quản trị được áp dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam, vận hành đồng thời với hệ thống kế toán tài chính, cần phải có sự hướng dẫn, sự tác động từ phía Nhà nước. Tuy nhiên kế toán quản trị xuất phát từ mục tiêu quản lý doanh nghiệp, mang tính đặc thù của loại hình hoạt động, nên không thể mang tính bắt buộc thống nhất trong các loại hình doanh nghiệp.

Về phía doanh nghiệp, là chủ thể hành động, cần phải nhận thức rõ sự cần thiết của kế toán quản trị, phân biệt phạm vi kế toán quản trị, nội dung kế toán quản trị, phương pháp tiến hành kế toán quản trị, để tổ chức bộ máy tiến hành công tác kế toán quản trị, tổ chức sổ, xây dựng hệ thống báo cáo.
Chức năng của kế toán quản trị

Trước hết phải xuất phát từ mong muốn của nhà quản lý các cấp trong nội bộ doanh nghiệp để đặt ra các yêu cầu thông tin cụ thể cho mọi lĩnh vực gắn với các chức năng quản lý (Chức năng lập kế hoạch,chức năng kiểm tra, chức năng tổ chức và điều hành, chức năng ra quyết định).
- Đối với chức năng lập kế hoạch. Kế toán quản trị phải cung cấp các chỉ tiêu về số lượng và giá trị phù hợp với chỉ tiêu kế hoạch. Các chỉ tiêu này vừa có tính quá khứ, vừa có tính dự báo.
-Đối với chức năng kiểm tra. Kế toán quản trị cung cấp các thông tin theo mục tiêu quản lý đặt ra. Các thông tin này được hình thành trên cơ sở tổ chức hạch toán chi tiết, bằng phương pháp kế toán và bằng phương pháp phân tích đồ thị biểu diễn các thông tin do kế toán và các nghành khác cung cấp.
-Đối với chức năng điều hành, kế toán quản trị cung cấp thông tin về các chỉ tiêu hoạt động chủ yếu bằng chỉ tiêu phi tiền tệ, trên các báo cáo nhanh. Để có các thông tin này. Phần lớn các chứng từ phục vụ cho kế toán quản trị có cùng nguồn gốc với kế toán tài chính, nhưng do mục đích cung cấp thông tin khác nhau, nên mức độ xử lý chứng từ có khác nhau. Do vậy trên cùng một hệ thống chứng từ kế toán, chỉ cần thêm vào các nội dung chi tiết để phục vụ hạch toán chi tiết theo yêu cầu của kế toán quản trị. Mặt khác cũng cần thiết số liệu từ nguồn khác. Ví dụ : Số liệu về thống kê thị phần các mặt hàng trên thị trường, số liệu thống kê về lao động,về thị trường lao động.v.v…
 
Ðề: Kế toán Quản Trị ở công ty thương mại!!!

Báo cáo quản trị

Từ những nội dung thông tin cụ thể để thiết kế các báo cáo quản trị, quy định trách nhiệm và định kỳ lập các báo cáo quản trị do bộ phận kế toán quản trị lập bao gồm :
1. Báo cáo về vốn bằng tiền : tiền mặt tại quỹ theo từng loại tiền, tiền gửi theo từng TK ngân hàng theo từng loại tiền (VNĐ, ngoại tệ các loại)
2. Báo cáo về công nợ : Các khoản nợ phải thu, nợ phải trả, phân loại theo kỳ hạn thanh toán (trong hạn thanh toán, quá hạn thanh toán.v.v…)
3. Báo cáo về chi phí và giá thành sản xuất : báo cáo chi phí theo từng nội dung kinh tế, báo cáo chi phí theo từng bộ phận, báo cáo giá thành thực tế theo đối tượng tính giá thành theo khoản mục (nếu lập giá thành kế hoạch theo khoản mục ), theo yếu tố (nếu lập giá thành kế hoạch theo yếu tố ). Ngoài việc tính giá thành thực tế, còn có thể cần phải tính giá thành thực tế kết hợp với dự toán để cung cấp thông tin kịp thời phục vụ việc định giá bán sản phẩm hoặc ký hợp đồng sản xuất, hợp đồng cung cấp dịch vụ. Trong trường hợp này các báo cáo giá thành được thể hiện bằng phiếu tính giá thành. Phiếu tính giá thành được thiết kế trên cơ sở phương pháp tính giá thành đã lựa chọn.
4. Báo cáo doanh thu, chi phí và kết quả theo từng bộ phận. Tuỳ theo từng cấp quản lý mà thiết kế nội dung báo cáo cho thích hợp với sự phân cấp trong trách nhiệm quản lý cho bộ phận đó. Ví dụ : Với từng tổ sản xuất thì trách nhiệm quản lý là các chi phí trực tiếp sản xuất, với phân xưởng sản xuất thì trách nhiệm quản lý là chi phí trực tiếp sản xuất và chi phí chung ở phân xưởng sản xuất, đối với từng loại sản phẩm, loại hoạt động trong doanh nghiệp thì trách nhiệm quản lý là chi phí, thu nhập và kết quả của từng loại sản phẩm, loại hoạt động đó v.v…

Nhằm phục vụ cho việc lập các báo cáo quản trị, cần phải tổ chức sổ kế toán để ghi chép theo mục tiêu kế toán quản trị : Cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu quản lý nội bộ doanh nghiệp. Sổ kế toán quản trị gồm:

1. Các sổ chi tiết theo đối tượng kế toán cần chi tiết ở mức độ cao nhất mà không thể mở TK chi tiết. Ví dụ : các đối tượng là TSCĐ, hàng tồn kho, công nợ v.v…Việc ghi chép trên các sổ chi tiết này theo chỉ tiêu tiền tệ và phi tiền tệ. Chỉ tiêu tiền tệ được tổng hợp lại để đối chiếu với phần kế toán tổng hợp thuộc kế toán tài chính. Trong sổ chi tiết có thể sử dụng chỉ tiêu tiền tệ theo giá ước tính để phục vụ cho việc cung cấp thông tin nhanh, cuối kỳ sẽ điều chỉnh về chỉ tiêu giá thực tế để đối chiếu.
2. Các sổ TK cấp 3, cấp 4 v.v …sử dụng trong trường hợp các đối tượng kế toán có yêu cầu chi tiết không cao.
3. Các bảng tính,các biểu đồ, sử dụng trong trường hợp cần phải tính toán các chỉ tiêu, biểu diễn các chỉ tiêu, phục vụ cho việc khảo sát các tình huống để làm căn cứ cho việc ra các quyết định ngắn hạn, dài hạn.

Kiến nghị

Ngày nay nền kinh tế Việt Nam đang chuyển động để vận hành theo cơ chế kinh tế thị trường. Hệ thống kế toán Việt Nam đang được chuyển đổi phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường, thông lệ và chuẩn mực kế toán quốc tế. Việc xác định rõ phạm vi kế toán quản trị là vấn đề cần thiết để làm cơ sở cho việc tổ chức công tác kế toán quản trị và hoàn thiện nội dung kế toán quản trị trong doanh nghiệp. Nhà nước cần tham gia vào việc xây dựng hệ thống kế toán quản trị với tư cách là người hướng dẫn, không can thiệp sâu vào công tác kế toán quản trị,nhưng cũng không nên thả nổi vấn đề này, bởi vì nhà nước Việt Nam có chức năng quản lý nền kinh tế ở tầm vĩ mô.

Để thực hiện yêu cầu này, nhà nước cần phải làm một số công việc sau:
1. Hoàn thiện về lý luận kế toán quản trị ở Việt Nam, bao gồm các nội dung:
- Xác định rõ phạm vi kế toán quản trị và nội dung kế toán quản trị trong doanh nghiệp.
- Xác lập mô hình kế toán quản trị cho các loại hình doanh nghiệp: công nghiệp, xây dựng cơ bản, thương mại, giao thông, bưu điện v.v…
- Xác lập mô hình kế toán quản trị theo từng quy mô : Doanh nghiệp quy mô lớn, doanh nghiệp quy mô trung bình, doanh nghiệp quy mô nhỏ.
2. Hướng dẫn, định hướng kế toán quản trị đối với các doanh nghiệp, tập trung vào một số nội dung:
- Phân loại chi phí.
- Số lượng,nội dung khoản mục giá thành sản phẩm dịch vụ.
- Xác định các trung tâm chi phí, theo từng ngành khác nhau.
- Yêu cầu hạch toán chi tiết về thu nhập.
- Các phương pháp tập hợp chi phí theo đối tượng hạch toán.
- Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang.
- Các phương pháp tính giá thành.
- Các loại dự toán.
- Các loại báo cáo quản trị.
- Các chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.
- Các loại sổ chi tiết, thẻ chi tiết.
v.v…

Kế toán quản trị mang đậm tính đặc thù, là vấn đề mang màu sắc chi tiết, gắn với từng doanh nghiệp cụ thể, do đó không thể có quy định thống nhất về nội dung kế toán quản trị cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên rất cần sự hướng dẫn, định hướng của Nhà nước như trên, để kế toán quản trị có thể dễ dàng đi vào thực tế, và thực sự được thừa nhận như một tất yếu không thể hòa tan vào kế toán tài chính.

(Theo TCKTPT)
 
Ðề: Kế toán Quản Trị ở công ty thương mại!!!

:helpsmilie: Anh chị ơi cho Em hỏi kế toán quản trị ở công ty thương mại thì cần xây dựng như thế nào. Đặc điểm khác nhất mà cần xây dựng so với công ty sản xuất, thông thường trong công ty thương mại bao gồm những bộ phận nào? Em xin chân thành cảm ơn và mong được sự hướng dẫn của anh chị.

* KTQT là sử dụng những thông tin thu thập được từ KTTC để đưa ra các dự đoán về tương lai, vậy theo các pác thì có các phương pháp nào để thực hiện nhỉ ?/? các chỉ số chính ?/? :confuse1:
 
Ðề: Kế toán Quản Trị ở công ty thương mại!!!

Tôi mới tham gia diễn đàn này và ít có dịp để vào thăm.Hi vọng sẽ có nhiều cơ hội giao lưu cũng như học tập thêm những thành viên đi trước.Đối với môn kế toán quản trị thì chỉ mới biết sơ khai chưa nắm rõ được những nguyên tắc cơ bản nhiều lắm.Tôi đang tìm tài liệu để làm nghiên cứu khoa học mà muốn nghiên cứu sâu hơn về kế toán quản trị .Nếu thành viên nào có tài liệu về môn này xin cung cấp cho với.Thanks trước nha
 
Ðề: Kế toán Quản Trị ở công ty thương mại!!!

Các bác viết nhiều quá, hay quá nhưng Gã không nhồi thêm được vào nữa.
Gã chỉ dám đi theo khái niệm này thôi.
Kế toán quản trị là gì? là kế toán cung cấp thông tin, thông tin thì phải sao? phải kịp thời, phải chính xác? thế cấp cho ai? cho người ra quyết định. Cho người quyết định nhưng phải kịp thời, muốn vậy ta phải chuẩn bị trước từ khâu nhập liệu để ra số báo cáo.

Nói tóm lại là kế toán quản trị là phải đoán xem nhà quản trị cần gì, ta chuẩn bị trước rồi báo cáo, nếu giỏi thì thêm mấy dòng phân tích và tư vấn cho ông ta.
 
Ðề: Kế toán Quản Trị ở công ty thương mại!!!

* Tớ thấy KTQT ở các Cty TM chủ yếu là quản trị CP và KQKD theo dạng phân tích bộ phận - các bộ phận sẽ lên một kế hoạch về CP của mình dựa theo nhu cầu và các chỉ tiêu được đưa ra từ cấp quản lý cao hơn(VD: Bộ phận marketing phải tiến hành bao nhiêu C/trình với ngân sách bao nhieu trong năm tài chính tới để phục vụ cho mục đích KD của DN như: mở rộng sang thị trường miền tây, chiếm lĩnh 10% thị phần .... mí cái này thì đố ông KTQT nào làm được mà phải được thực hiện bởi phụ trách bộ phận đó => Bộ phận KTQT sẽ tập hợp và tổng hợp các báo cáo này lại => từ những thông tin nhận được ông KTQT phải biết được rằng mình phải lấy tiền từ đâu để trang trải - vay bi nhiêu, tự trang trải bi nhiêu => lập kế hoạch chi tiêu và căn cứ vào nó để phân tích các CP biến động trong kỳ như với giá bán giảm như hiện nay thì cần phải bán bao nhiêu SP với mức giá bao nhiêu mới đạt được Lợi nhuận mong muốn => đưa ra các chương trình chiết khấu, khuyến mãi ....... :confuse1: viết xong cũng choáng !!! :confuse1:

------------------
vấn đề này tôi cũng không được rõ tôi cũng có ý nghĩ như pác thôi
KTQT là một môn phân tích số liệu trong tương lai...để tìm ra phương án kinh doanh tốt hơn kỳ quá khứ
mỗi bộ phận nên lên một kế hoạch riêng cả về chi phí lẫn doanh thu
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Ðề: Kế toán Quản Trị ở công ty thương mại!!!

Còn tùy theo mô hình thực tế of DN mà xây dựng hệ thống quản trị.
 
Ðề: Kế toán Quản Trị ở công ty thương mại!!!

** Pác [you] nghĩ sao về KTQT ?/?

cái này thì mình cũng pó tay, Theo mình nghĩ thì Pác Mo nói đúng đó, tùy theo công ty và yêu cầu của doanh nghiệp mà làm, chứ hỏi thì tràn giang đại hải, hổng biết mò đâu. Công ty của mình là sản xuất, thương mại nên Sếp yêu cầu là thu thập tất cả các chứng từ của các phòng, ban, phân xưởng .ví dụ như: Kế toán bán hàng thì thu thập HĐ về các khoảng DT hoặc giảm giá HH do khuyến mãi. KT công nợ thì quản lý về phải thu, phải chi.Kế toán kho thì về XNT hàng........v..v... Nói túm lại là KTQT phải thống kê tất cả các chứng từ đầu ra, đầu vào. định khoản đúng các TK, (cái nào đưa vào chi phí sản xuất, cái nào đưa vào TSCĐ.) lên Bảng cân đối phát sinh của DN. báo cáo chỉ tiêu hoạt động hàng tháng.các nguốn thu. chi, TSCĐ, tình hình tài chính của Cty, khả năng thanh toán công nợ :banginvg1: Và quan trọng nhất là khi Sếp hỏi hay thắc mắc bất cứ gì thì anh KTQT điều phải nắm rõ để báo cáo. :confuse1:
vì BC đang làm ở cty có quy mô lớn nên phải lập Bảng cân đối mỗi ngày, :hypo: nhắc tới chóng mặt quá :confuse1:
Pác nào help dùm BC....:banghead:...còn Pác Kid thấy sao???
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Ðề: Kế toán Quản Trị ở công ty thương mại!!!

theo minh KTQT dung để sử dụng cung cấp thông tin trong nội bộ công ty ,để dn đề ra những chiến lược hoạch đinh trong tương lai nhằm mục tiêu lợi nhuận do đó theo mình nghĩ mỗi công ty sẽ co các báo cao khác nhau con kế toán tài chính là phương tiện cung cấp ra bên ngoài ,minh cung đang học KTQT nên cung lơ mơ lắm nên mình không biết công ty thương mại xây dựng kế toán như thế nào cả .
 
Ðề: Kế toán Quản Trị ở công ty thương mại!!!

Cam Ranh cảm ơn các bạn đã đóng góp rất lớn trong Chuyên mục "Kế toán Quản Trị ở công ty thương mại!!!". Đây là đề tài mà mình sẽ báo cáo trước khi ra trường và là đề tài khá mới mà thông qua đề tài này mình mong các anh chị cùng chia sẻ, các doanh nghiệp có thể vận dụng một phần nào đó trong công tác Kế toán của mình, Kết quả của Bài báo cáo này sẽ cần rất nhiều vào sự góp ý cũng như chia sẻ của các anh, chị. Và Em đang hoàn thiện các câu hỏi khảo sát liên quan đến kế toán quản trị tại các doanh nghiệp thương mại, cũng như cách xây dựng mô hình chung mà mỗi doanh nghiệp có thể dựa vào cái chung này để xây dựng mô hình kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh riêng biệt của mình. Cam Ranh xin cảm ơn tất cả đóng góp ý kiến của các bạn sinh viên, các anh chị đã đi làm cũng như các Doanh nghiệp thương mại. Và vài ngày nữa Cam Ranh sẽ đăng "Bảng khảo sát Kế toán quản trị tại các danh nghiệp thương mại" của mình lên, mong được sự giúp đỡ và hưởng ứng của mọi người.
 
Ðề: Kế toán Quản Trị ở công ty thương mại!!!

Kế Toán Quản Trị ở ở Mỗi Doanh Nghiệp Tư đưa Ra Một Hệ Thống Báo Cáo để Phục Vụ Cho Các Nhà Quản Trị Trong Tổ Chức Của Mình, Báo Cáo Kế Toán Quản Trị Có Thể được Lập Tùy ý Bất Kỳ Lúc Nào Mà Nhà Quản Trị Yêu Cầu, Mục đích Của Kế Toán Quản Trị Là Hướng Về Tương Lai Của Doanh Nghiệp. Xem Xét Những Cơ Hội Cũng Như Rủi Ro Mà Doanh Nghiệp Sẽ Gạp Phải Trong Tương Lai, Số Liệu Của Kế Toán Quản Trị Chỉ Mang Tính Tương đối.
 
Ðề: Kế toán Quản Trị ở công ty thương mại!!!

Tiếp nè!

Kế toán quản trị ở các cty thương mại sẽ thực hiện nhiệm vụ cập nhập số liệu xử lý số liệu và phân tích đồng thời kiểm soát các chi phí, tình hình tài chính liên quan tới bộ phận mình phụ trách. Tỷ dụ kế toán bán hàng sẽ cập nhập hóa đơn chứng từm các chính sách khuyến mãi hỗ trợ của phòng kinh doanh đã đề ra, hàng ngày tổng hợp phân tích tình hình bán hàng của mình cho sếp nếu được yêu cầu, kế toán thanh toán tập hợp tất cả các nghiệp vụ liên quan tới công nợ và tình hình thu tiền khách hàng, chi tỉền trả nhà cung cấp...
Mỏi tay quá pác [you] bổ sung thêm
:cheers1:
Kiểm soát phân tích chi phí là ngán nhất vì nó đụng chạm rất nhiều người !!!Phân tích lãi lỗ cụ thể từng nhóm hàng, từng mặt hàng để thấy được mặt hàng nào là mặt hàng chiến lược, phân tích các tỷ suất lãi trên vốn, lãi trên doanh thu, tỷ suất thu hồi nợ, tỷ suất trả nợ, vòng quay vốn, vòng quay kho :sweatdrop::confuse1:
 
Ðề: Kế toán Quản Trị ở công ty thương mại!!!

Tiếp nè!

Kế toán quản trị ở các cty thương mại sẽ thực hiện nhiệm vụ cập nhập số liệu xử lý số liệu và phân tích đồng thời kiểm soát các chi phí, tình hình tài chính liên quan tới bộ phận mình phụ trách. Tỷ dụ kế toán bán hàng sẽ cập nhập hóa đơn chứng từm các chính sách khuyến mãi hỗ trợ của phòng kinh doanh đã đề ra, hàng ngày tổng hợp phân tích tình hình bán hàng của mình cho sếp nếu được yêu cầu, kế toán thanh toán tập hợp tất cả các nghiệp vụ liên quan tới công nợ và tình hình thu tiền khách hàng, chi tỉền trả nhà cung cấp...
Mỏi tay quá pác [you] bổ sung thêm
:cheers1:

Quản lý chuyên sâu số liệu theo các hoạt động: mua hàng, bán hàng, doanh thu, chi phí, lãi lỗ, khách hàng .. phục vụ hiệu quả nhất cho công tác quản trị tài chính doanh nghiệp.

Quản lý tiền mặt - công nợ:

+ Theo dõi cùng lúc nhiều loại tiền ngoại tệ cho từng đối tượng. báo cáo tồn quỹ túc thời.

+ Theo dõi công nợ, thanh toán tổng hợp và chi tiết tới từng hóa đơn của từng nhóm, từng khách hàng, nhà cung cấp.

+ Cho khách hàng theo từng đối tượng giúp phân loại khách hàng và nhà cung cấp. Thuận tiện cho việc quản lý khách hàng và nhà cung cấp theo khu vực, đặc điểm, lĩnh vực, loại hàng hóa và doanh số...

+ Bù trừ công nợ giữa các khách hàng và nhà cung cấp...

Quản lý mua hàng:

+ Theo dõi tình hình mua hàng chi tiết theo từng chủng loại, từng kho, hàng quy đổi.

+ Phân biệt giá mua, thuế, chi phí thu mua từng loại hàng.

+ Tự động lập bảng tính giá vốn hàng nhập khẩu.

+ Phân tích hàng mua theo từng nhà cung cấp.

Quản lý bán hàng:

+ Lập kế hoạch dự kiến doanh số bán hàng

+ Tự động át giá bán theo kế hoạch. Tự động điều chỉnh giá bán cho từng khách hàng.

+ Phân tích doanh thu bán hàng đa dạng theo khách hàng, theo thời gian, theo thuận lợi, theo mặt hàng, theo hóa đơn... Phân tích bán hàng theo "Top 10"

+ Cập nhập tức thời tình hình bán hàng cả về số lượng và giá bán, giá vốn, tiền lãi trên nhóm hàng, trên từng mặt hàng.

Quản lý hàng tồn kho:

+ Có thể quản lý hàng tồn kho theo từng lần mua, từng loại giá mua, hàng quy đổi.

+ Báo âm hàng tồn kho: Ở cả báo cáo tổng hợp và báo cáo chi tiết. Báo âm trong cả trường hợp âm cục bộ(đầu và cuối tháng dương giữa tháng âm: âm trong một lần xuất...)

+ Kiểm tra hạn mức dự trữ hàng tồn kho: Thông báo hàng tồn vượt hạn mức dự trữ tối thiểu hoặc tối đa đã đặt trước, giúp người quản lý có kế hoạch điều chỉnh số lượng hàng tồn kịp thời.

+ Kiểm tra hàng tồn khi xuật kho: cảnh báo hàng tồn trong kho không đủ xuất (nếu số lượng xuất lớn hơn số tồn kho) ngay trong khi nhập chứng từ.

+ Quản lý hàng ký gửi: Theo dõi hàng xuất ký gửi còn tồn ở các đại lý.

+ Theo dõi luôn chuyển hàng nội bộ giữa các kho.

+ Tính giá xuất theo nhiều phương pháp: Bình quân di động, bình quân tháng, NTXT

Quản lý tài sản - CCDC:

+ Quản lý và trích khấu hao, phân bổ khấu hao tài sản cố định chi tiết từng bộ phận, phân xưởng.

+ Theo dõi trạng thái hoạt động của tài sản.

+ Theo dõi tài sản theo từng nguồn hình thành.

Quản Lý nhân sự:

+ Chấm công hàng ngày cho từng nhân viên, theo từng phòng ban. tính và quản lý lương theo thời gian, lương cố định, định mức tiền lương...

+ Theo dõi công nợ chi tiết nhân viên.
 
Ðề: Kế toán Quản Trị ở công ty thương mại!!!

Cảm ơn thời gian qua các anh (chị) đã không ngừng giúp đỡ và hướng dẫn, và sau đây là bảng khảo sát mà em mong muốn anh (chị) hãy dành một ít thời gian cùng nhau góp ý, sửa sai, bổ sung thêm và có thể được thì anh chị đã hoặc đang làm trong công ty thương mại "check" giùm em và nếu tiện liên hệ mong mọi người hãy mail lại cho em theo địa chỉ kimtinhsao@yahoo.com và không ngại thì anh (chị) hãy nêu tên công ty thương mại mà mình đang làm. Một lần nữa mong được sự giúp đỡ hữu tình của mọi người. Em chân thành cảm ơn!!!



CÁC CÂU HỎI KHẢO SÁT
1. Công ty bạn tổ chức bộ máy kế toán:
a. Kế toán quản trị
b. Kế toán tài chính
c. Cả hai

2. Cơ cấu bộ máy kế toán gồm:
a. Nhân viên kế toán các phần hành
b. Nhân viên kế toán đảm đương một số phần hành

3. Doanh nghiệp tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức:
a. Tập trung
b. Phân tán
c. Cả hai

4. Hệ thống chứng từ kế toán của doanh nghiệp sử dụng loại chứng từ:
a. Thống kê
b. Ban đầu

5. Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp xây dựng các tài khoản chi tiết cấp 3,4,5 chủ yếu để theo dõi:
a. Doanh thu, chi phí, công nợ
b. Tương ứng với các khoản mục

6. Hệ thống sổ kế toán, doanh nghiệp theo dõi chi tiết doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh theo từng loại công việc, mặt hàng, sản phẩm và bộ phận kinh doanh thông qua:
a. Tất cả sổ chi tiết liên quan
b.Sổ chi tiết mua hàng, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp

7. Hệ thống báo cáo kế toán quản trị:
a.Chủ yếu là Báo cáo Doanh thu, chi phí, lợi nhuận theo từng bộ phận, mặt hàng sản phẩm
b.Đầy đủ

8. Hệ thống thông tin kế toán quản trị đóng vai trong một tổ chức:
a.Rất quan trọng
b.Ít quan trọng

9. Kế toán chi tiết doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh mục đích:
a.Tính giá thành theo từng loại sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh
b.Đánh giá thành quả quản lý của các nhà quản trị theo các trung tâm trách nhiệm.

10. Phân loại chi phí:
T a.Theo lĩnh vực hoạt động
b.Theo cách ứng xử của chi phí

11. Lựa chọn tiêu thức phân bổ:
a.Không phù hợp
b.Phù hợp (các nguyên nhân gây ra sự phát sinh chi phí)

12. Phân tích chi phí
a.Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi phí
b.Ứng dụng trong việc ra quyết định kinh doanh trong ngắn hạn

13. Phân tích điểm hòa vốn trong việc ra quyết định kinh doanh:
a. Tính toán sơ bộ
b. Có hệ thống

14. Lập dự toán hoạt động kinh doanh:
a. Tổng quát
b. Chi tiết và mang tính hệ thống

15. Công tác phân tích hoạt động kinh doanh được tiến hành:
a. Thường xuyên
b. Rất ít khi

16. Doanh nghiệp lập báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí:
a. Có
b. Không

17. Công tác phân tích chênh lệch giữa dự toán và thực tế được thực hiện một cách:
a. Thường xuyên
b. Không có

18. Kế toán quản trị đối với doanh nghiệp:
a. Quan trọng
b. Chưa cần thiết

19. Kế toán Quản Trị theo Doanh nghiệp hiện nay ít quan tâm là do:
a. Quy mô công ty nhỏ, nghiệp vụ kinh tế phát sinh giản đơn
b. Chưa có mô hình kiểu mẫu để áp dụng cũng như hướng dẫn cụ thể của cơ quan chức năng.
c. Cả hai

20. Doanh nghiệp mong muốn xây dựng kế toán quản trị trên cơ sở:
a. Có một mô hình vận dụng chuẩn tương ứng với hình thức kinh doanh
b. Cần có sự hướng dẫn cụ thể hơn nữa của các cơ quan chức năng tránh lúng túng trong việc thực hiện.
c. Cả hai
:helpsmilie:
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Kế toán Quản Trị ở công ty thương mại!!!

Tớ nghĩ KTQT ở Công ty Thương Mại như vậy là đúng rồi. Việc lấy cơ sở chi phí nếu ở thương mại hay sản xuất gì thì cũng có sự phối hợp về thông tin của các bộ phận thì KTQT mới làm được. KTQT chủ yếu là người tập hợp số liệu và phân tích nó bằng những báo cáo theo những tiêu chí khác nhau thôi.

* Tớ thấy KTQT ở các Cty TM chủ yếu là quản trị CP và KQKD theo dạng phân tích bộ phận - các bộ phận sẽ lên một kế hoạch về CP của mình dựa theo nhu cầu và các chỉ tiêu được đưa ra từ cấp quản lý cao hơn(VD: Bộ phận marketing phải tiến hành bao nhiêu C/trình với ngân sách bao nhieu trong năm tài chính tới để phục vụ cho mục đích KD của DN như: mở rộng sang thị trường miền tây, chiếm lĩnh 10% thị phần .... mí cái này thì đố ông KTQT nào làm được mà phải được thực hiện bởi phụ trách bộ phận đó => Bộ phận KTQT sẽ tập hợp và tổng hợp các báo cáo này lại => từ những thông tin nhận được ông KTQT phải biết được rằng mình phải lấy tiền từ đâu để trang trải - vay bi nhiêu, tự trang trải bi nhiêu => lập kế hoạch chi tiêu và căn cứ vào nó để phân tích các CP biến động trong kỳ như với giá bán giảm như hiện nay thì cần phải bán bao nhiêu SP với mức giá bao nhiêu mới đạt được Lợi nhuận mong muốn => đưa ra các chương trình chiết khấu, khuyến mãi ....... :confuse1: viết xong cũng choáng !!! :confuse1:

+ Thưa các pác!! cái này là em dựa trên kinh nghiệm của em ah, pác nào đã từng làm thì giúp em ý kiến để hoàn thiện Topic này nhé - cũng rất hay đấy ah.

** Pác [you] nghĩ sao về KTQT ?/?
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top