Kế toán giá thành nhà hàng , khách sạn

  • Thread starter MINH THƯ
  • Ngày gửi
Đã gọi là giá thành thì không bao giờ có chuẩn. Giá thành chỉ mang tính chất tương đối. Cái quan trong là các chi phí đầu vào bạn theo dõi chặt chẽ thì tính chính xác của nó càng cao
Chào bạn thinhvd, bạn cho mình hỏi chút nhé. Khi mà tính giá thành của nhà hàng đó, thì hàng ngày khi xuất nvl thì mình tập hết trên TK 154 rồi cuối tháng kết chuyển sang TK 632 hay là ngày nào có xuất hóa đơn cho khách thì mình phải tập hợp giá thành của ngày đó để kết chuyển giá vốn luôn? Theo mình hiểu định mức từng món ăn mình lập ra chỉ để theo dõi nội bộ thôi đúng ko? vì thực tế mà tính giá thành từng món ăn thì rất phức tạp. Ví dụ như bột canh, hạt tiêu....mỗi món ăn cho vào 1 ít thì phân bổ kiểu gì???
Các bạn nào đã từng làm kế toán nhà hàng thì chỉ giáo giúp mình nhé.
Cảm ơn cả nhà.
 
Về định khoản: nếu bên bạn theo QĐ 15 thì định khoản chi phí vào tài khoản đầu 6 (621, 622, 627), nếu bên bạn theo QĐ 48 thì cho vào tài khoản 154 (chia chi tiết)
Về định mức: Định mức NVL chính bạn nhé. Còn bột canh, hạt tiêu, dầu ăn, mì chính, nước mắm...chỉ là gia vị (nguyên phụ liệu). Các nguyên phụ liệu này được tập hợp chung vào cuối tháng rồi phân bổ. Cái bạn cần là phải đưa ra định mức NVL chính: ví dụ 1 đĩa gà rang muối loại A hết 0,7kg gà. Định mức này sau này còn phục vụ cơ quan thuế đến kiểm tra và định mức này để làm tỷ lệ phân bổ chứ ko thể lấy chính xác số lượng định mức được
Tập hợp giá thành; Thông thường bên nhà hàng sẽ phải kiểm kê hàng ngày. Cuối ngày phải kiểm kê: Lượng tồn NVL chính, món ăn xuất ra, lượng NVL nhâp về. Khi đó ta tính: Lượng NVL chính sử dụng từng loại = Lượng NVL tồn hôm trước + NVL nhập về - NVL kiểm kê cuối ngày
 
Về định khoản: nếu bên bạn theo QĐ 15 thì định khoản chi phí vào tài khoản đầu 6 (621, 622, 627), nếu bên bạn theo QĐ 48 thì cho vào tài khoản 154 (chia chi tiết)
Về định mức: Định mức NVL chính bạn nhé. Còn bột canh, hạt tiêu, dầu ăn, mì chính, nước mắm...chỉ là gia vị (nguyên phụ liệu). Các nguyên phụ liệu này được tập hợp chung vào cuối tháng rồi phân bổ. Cái bạn cần là phải đưa ra định mức NVL chính: ví dụ 1 đĩa gà rang muối loại A hết 0,7kg gà. Định mức này sau này còn phục vụ cơ quan thuế đến kiểm tra và định mức này để làm tỷ lệ phân bổ chứ ko thể lấy chính xác số lượng định mức được
Tập hợp giá thành; Thông thường bên nhà hàng sẽ phải kiểm kê hàng ngày. Cuối ngày phải kiểm kê: Lượng tồn NVL chính, món ăn xuất ra, lượng NVL nhâp về. Khi đó ta tính: Lượng NVL chính sử dụng từng loại = Lượng NVL tồn hôm trước + NVL nhập về - NVL kiểm kê cuối ngày
Chào bạn, như bạn nói vậy là cứ treo hết trên 154 rồi cuối tháng kết chuyển sang 632 (Theo quyết định 15 thì tập hợp hết trên tài khoản đầu 6 rồi cuối tháng cho sang 154, sau đó mới đưa sang giá vốn). Ý mình hỏi là chỉ cần tổng chi phí trong 1 tháng phù hợp với doanh thu của tháng thôi, hay là ngày nào xuất hóa đơn cho khách thì tính giá thành của từng đơn đặt hàng của khách luôn?
Ví dụ: hôm nay ngày 10/10/2014 mình đặt 1 mâm cho 6 người ăn, và mình lấy hóa đơn. Vậy khi nhà hàng xuất hóa đơn cho em thì có phải tính giá thành mâm của em ngày hôm đó và xuất giá vốn 632 ngay ko? hay treo trên TK 154 rồi cuối tháng mới cho sang TK632???
Em cảm ơn!
 
Giá thành được tính vào cuối tháng bạn nhé. Vì giá vốn NVL đầu vào thì cuối tháng bạn mới tính được mà NVL lại là đầu vào để xác định giá thành mà. Tương tự các khoản lương, khấu hao...thì bạn tính vào cuối tháng ==> cuối tháng tính giá thành
 
Giá thành được tính vào cuối tháng bạn nhé. Vì giá vốn NVL đầu vào thì cuối tháng bạn mới tính được mà NVL lại là đầu vào để xác định giá thành mà. Tương tự các khoản lương, khấu hao...thì bạn tính vào cuối tháng ==> cuối tháng tính giá thành
Cảm ơn bạn, bạn cho mình hỏi chút nữa nhé, ở đây là nhà hàng nên sản phẩm là các món ăn làm ra là bán ngay nên ko cần phải nhập kho, nhưng đối với các công ty sản xuất các mặt hàng bắt buộc phải nhập kho ví dụ: sx tấm ốp nhôm nhựa, tủ vải, bàn, ghế....(giả sử ngày 10/10/2014 bán hàng và xuất hóa đơn cho khách) thì cuối tháng mới tính giá thành thì lại ko hợp lý, vì tính giá thành xong mới nhập kho => xuất hàng trước ngày nhập kho.
 
Mình hiểu là bên nhà hàng có số lượng xuất bán chính bằng số lượng nhập kho thành phẩm luôn. Tuy nhiên nếu bạn không nhập kho thì bạn lên bảng nhập xuất tồn kiểu gì
 
Mình hiểu là bên nhà hàng có số lượng xuất bán chính bằng số lượng nhập kho thành phẩm luôn. Tuy nhiên nếu bạn không nhập kho thì bạn lên bảng nhập xuất tồn kiểu gì
Theo mình nghĩ là chỉ theo dõi xuất, nhập, tồn nguyên vật liệu thôi. Còn thành phẩm là các món ăn thì có phiếu ăn của khách rồi (bill).
 
Mình hiểu ý bạn. Nhưng cái chính là nhập xuất tồn món ăn bán ra ấy. Phiếu ăn của khách hàng phiếu xuất món ăn rồi, nếu ko có phiếu nhập món ăn thì hiển nhiên sẽ bị âm kho. Ko thì bạn phải giả lập phiếu xuất món ăn đó là phiếu nhập kho món ăn luôn
 
Mình hiểu ý bạn. Nhưng cái chính là nhập xuất tồn món ăn bán ra ấy. Phiếu ăn của khách hàng phiếu xuất món ăn rồi, nếu ko có phiếu nhập món ăn thì hiển nhiên sẽ bị âm kho. Ko thì bạn phải giả lập phiếu xuất món ăn đó là phiếu nhập kho món ăn luôn
Mình ko nhập kho món ăn mà treo hết trên TK154 rồi cuối tháng căn cứ vào đầu ra mà xuất ssang giá vốn cho hợp lý thôi, còn món ăn có bill rồi, đối với những khách theo đoàn thì 1 là có bill, 2 là có hợp đồng rồi. giả sử khách gọi 1 nửa suất cơm cho 1 đứa trẻ con thì bạn nhập kho làm sao đc?
 
Như thế thì bạn tính tổng chi phí chứ ko phải tính giá thành từng món ăn nhé
 
Như thế thì bạn tính tổng chi phí chứ ko phải tính giá thành từng món ăn nhé
Mình nghĩ là tổng chi phí phù hợp với tổng doanh thu theo nguyên tắc phù hợp là đc, Vậy nếu tính giá thành từng món ăn ở bước này bạn làm như thế nào? mình chưa hiểu.
 
Haizzz. Mình đang phân tích cho bạn rõ ràng để tính giá thành thì bạn phải xuất NVL, nhâp kho món ăn, có định mức thì mới tính được thì bạn cứ nói là không nhập kho rồi theo bill, rồi nhập thẳng 154....
khi hỏi laij là giá thành từng món ăn thì bạn lại nói là chưa hiểu.botay.com
 
M
Haizzz. Mình đang phân tích cho bạn rõ ràng để tính giá thành thì bạn phải xuất NVL, nhâp kho món ăn, có định mức thì mới tính được thì bạn cứ nói là không nhập kho rồi theo bill, rồi nhập thẳng 154....
khi hỏi laij là giá thành từng món ăn thì bạn lại nói là chưa hiểu.botay.com
Mình hiểu ý bạn là lập định mức từng món ăn, nhưng định mức chỉ là dùng để phân bổ các chi phí chung và chi phí nvl phụ thôi. nếu lấy theo định mức mà tính giá thành như vậy có sát với thực tế ko? Bạn có thể cho mình ví dụ đc ko?
 
Đấy! bạn tuanbach1988 hình như chỉ đọc đến chỗ nào thấy ko hiểu rồi phản hồi luôn chứ ko đọc tiếp thì phải.
Ở trên mình nói lập định mức ra để lấy làm tỷ lệ phân bổ chứ ko phải lập định mức để lấy đúng bằng số thực tế nhé
Định mức này sau này còn phục vụ cơ quan thuế đến kiểm tra và định mức này để làm tỷ lệ phân bổ chứ ko thể lấy chính xác số lượng định mức được
 
Đấy! bạn tuanbach1988 hình như chỉ đọc đến chỗ nào thấy ko hiểu rồi phản hồi luôn chứ ko đọc tiếp thì phải.
Ở trên mình nói lập định mức ra để lấy làm tỷ lệ phân bổ chứ ko phải lập định mức để lấy đúng bằng số thực tế nhé
do nội dung mình hỏi hơi dài, mình đã gửi vào gmail của bạn, bạn xem có đúng ý bạn trả lời với mình ko nhé. Thank's bạn.
 
Ðề: Kế toán giá thành nhà hàng , khách sạn

Tớ cũng mới chuyển qua làm bên mảng nhà hàng. Chưa nhiều kinh nghiệm lắm. Nhưng tớ thấy việc tính giá thành cho các món ăn thì khá là phức tạp. Trước hết bạn phải nắm được định mức của từng món ăn_ điều này khá là khó khăn bởi vì số lượng món ăn trong nhà hàng rất là nhìu. Thứ nữa bạn sẽ phải phân bổ chi phí nhân công, chi phí sxc....theo định mức món ăn.

Chỗ tớ đang làm, đối với mảng thuế, tớ không tính giá thành cho từng món ăn, đối với NVL tươi sống thì chuyển trực tiếp vào 621, cuối kỳ sẽ căn trên doanh thu và để lại một vài hđ cuối tháng cho tồn, còn chi phí sxc thì sẽ phân bổ theo mức nhất định.

Còn mảng nội bộ thì đang khá là đau đầu khi đang xây dựng định mức món ăn để có thể tính giá thành món ăn và kiểm soát khâu thực phẩm nhập vào. Hic tớ cũng đang tìm kiếm giải pháp cho vấn đề này, ai có kinh nghiệm gì thì chia sẻ nhỉ ???
Mình là thành viên mới làm bên lĩnh vực tư vấn - ứng dụng Phần Mềm Quản Lý DN. Mình có triển khai vài dự án khách sạn - nhà hàng ngoài Nha trang thấy cách họ quản lý là: các món có giá trị lớn thì sẽ có định mức (do Bếp đưa) còn các NVL có giá trị thấp thì nhập về đưa thẳng vào chi phí luôn.
-> Đa số các KS-NH họ đều quản lý tới mức vậy thôi chứ muốn quản lý chặt chẽ nữa cũng không thể làm được.
@: nếu bạn cần trao đổi thêm vấn đề gì nữa có thể liên hệ mình qua sky: 'viet_ktqt'
Chúc bạn thành công trong công việc
 
Bạn vietnk nói phương án thế thì chỉ dành cho nhà hàng nhỏ thôi => phương án của bạn làm thuế thì hợp lý
Các phụ liệu, gia vị ở các nhà hàng thường nhâp về với khối lượng lớn và xuất dùng dần. Ví dụ nhập dầu ăn, nước mắm thì thường là nhập cả thùng về, cuối tháng kiểm kê ước lượng xem đã dùng bao nhiêu. Như thế giá thành mới có đô chính xác cao. Chứ nhập rồi xuất hết vào chi phí thì không hợp lý tẹo nào
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top