Kế toán doanh nghiệp trồng rừng

Bác nào có 1 bộ hồ sơ kế toán của doanh nghiệp kế toán trồng rừng ko vui lòng cho mình xin với ah.
địa chỉ email mình: hntrung86@gmail.com
đt: 0982.962.936

Việc thực hiện chế độ kế toán trong các hợp tác xã nông, lâm, ngư nghiệp và nghề muối hiện nay là rất phổ biến, tuy nhiên công tác áp dụng kế toán còn phức tạp, thiếu thống nhất và còn nhiều bất cập. Do đó, nhằm thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch về tài chính, xác định trách nhiệm và cách thức thực hiện đúng và đầy đủ chế độ kế toán trong các hợp tác xã, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 24/2010/TT- BTC ngày 23/2/2010 về việc hướng dẫn kế toán áp dụng cho Hợp tác xã Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Ngư nghiệp và Nghề muối. Thông tư này được ban hành có 3 Chương và 12 Điều với những sửa đổi bổ sung sau đây:

Hệ thống tài khoản kế toán quy định trong Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 được đổi tên một số tài khoản kế toán và bổ sung các tài khoản cấp 2 như sau:

Đổi tên Tài khoản Kế toán
  • Đổi tên Tài khoản 131- “Phải thu của khách hàng” thành “Phải thu”
  • Đổi tên Tài khoản 311 - “Vay ngắn hạn” thành “Vay”vv...
Gộp tài khoản kế toán

Gộp các Tài khoản 155 - “Thành phẩm”; Tài khoản 156 - “Hàng hoá”, thành Tài khoản 155 - “Sản phẩm, hàng hoá”vv...

Bổ sung các Tài khoản sau

Tài khoản cấp 1 (trong Bảng Cân đối kế toán). Tài khoản 122 - Cho xã viên vay. Tài khoản 122 có 3 Tài khoản cấp 2: TK 1221 - Cho xã viên vay trong hạn; TK 1222 - Cho xã viên vay quá hạn; TK 1223 - Khoanh nợ cho xã viên vay,vv...

Không dùng một số Tài khoản kế toán sau: Tài khoản 1113, 1123 - Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý; Tài khoản 1591 - Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn; Tài khoản 138 - Phải thu khác; vv...

Các Hợp tác xã cần phải chú ý các trường hợp cần bổ sung Tài khoản cấp 1, cấp 2 hoặc sửa đổi Tài khoản cấp 1, cấp 2 về tên, ký hiệu, nội dung và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đặc thù phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.

Các Hợp tác xã có thể mở thêm Tài khoản cấp 2 và Tài khoản cấp 3 đối với những tài khoản không có quy định Tài khoản cấp 2, Tài khoản cấp 3 tại Danh mục Hệ thống tài khoản kế toán đã quy định trong Thông tư này nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của Hợp tác xã mà không phải đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận.

Ngoài ra, các Hợp tác xã cần chú ý một số nội dung kế toán đặc thù của Hợp tác xã như sau:

Tại Điều 6 có quy định rõ, Hợp tác xã dùng tài khoản để cho vay nội bộ ... phải tuân thủ theo quy định của pháp luật đối với hoạt động tín dụng nội bộ Hợp tác xã. Chỉ hạch toán phần nợ gốc vào Tài khoản ... còn tiền lãi cho vay hạch toán vào tài khoản khác. Bộ phận kế toán Hợp tác xã (Bộ phận theo dõi hoạt động tín dụng nội bộ) phải mở sổ theo dõi các khoản tiền cho vay theo từng xã viên vay về nợ gốc, trong đó: nợ trong hạn, quá hạn, khoanh nợ hoặc được phép xóa nợ, lãi và việc thanh toán các khoản tiền đó.

Mặc khác, tùy thuộc vào loại tài khoản vay mà các Hợp tác xã thực hiện chế độ vay phù hợp: chẳng hạn tài khoản 136 – phải thu nội bộ dùng để các doanh nghiệp do các Hợp tác xã thành lập vay mượn, chi hộ, trả hộ,vv... phản ánh các khoản nợ và tình hình thanh toán các khoản phải thu của doanh nghiệp.

Tài khoản 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dùng để tập hợp chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của Hợp tác xã và phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành.

Tài khoản 322 - Tiền gửi của xã viêndùng để phản ánh số tiền xã viên gửi vào Hợp tác xã để được hưởng lãi suất theo hình thức tín dụng nội bộ.vv...

Mỗi một tài khoản vay, Thông tư đều đưa ra các nguyên tắc hạch toán tài khoản; kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản; phương pháp kế toán.

Qua đó tất cả các Hợp tác xã phải tuân thủ các quy định về hệ thống Báo cáo tài chính (Danh mục, mẫu biểu, phương pháp lập) và phải lập, gửi Báo cáo tài chính năm theo quy định gửi đến Phòng Kế hoạch tài chính, phòng nông nghiệp & PTNT, chi cục thuế (Quận, huyện). Thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 60 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Ngoài ra các Hợp tác xã có thể lập Báo cáo tài chính hàng tháng, quý để phục vụ yêu cầu quản lý và điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã.

Chế độ chứng từ kế toán áp dụng cho Hợp tác xã thực hiện theo Luật Kế toán , Quyết định 48/2006/QĐ-BTC(Phần Chế độ Chứng từ kế toán) và qui định của Thông tư này (Danh mục Chứng từ kế toán - Theo Phụ lục số 03).

Các HTX có hoạt động tín dụng nội bộ thì ngoài việc áp dụng Chế độ chứng từ kế toán theo qui định nêu trên, còn phải tuân thủ về chứng từ hoạt động tín dụng nội bộ do Ngân hàng Nhà nước qui định.

Chế độ sổ kế toán

Chế độ Sổ kế toán áp dụng cho Hợp tác xã thực hiện theo Luật Kế toán , Quyết định 48/2006/QĐ-BTC (Phần Chế độ Sổ Kế toán) và bổ sung, sửa đổi tại Thông tư này (Danh mục, mẫu sổ kế toán - Theo Phụ lục số 04).

Nội dung chi tiết xem tại Thông tư 24/2010/TT- BTC trong file đính kèm nhé
 

Đính kèm

  • 24-2010-TT-BTC.rar
    38.2 KB · Lượt xem: 261
Thansk Bác nhiều. Nhưng mình đang muốn hỏi về một công ty cổ phần tiến hành trồng rừng chứ ko phải là HTX. Bác có tài liệu nào về Doanh nghiệp như vậy ko ah
 
Thansk Bác nhiều. Nhưng mình đang muốn hỏi về một công ty cổ phần tiến hành trồng rừng chứ ko phải là HTX. Bác có tài liệu nào về Doanh nghiệp như vậy ko ah

Về bản chất nếu bạn hoạt động như một doanh nghiệp bình thường, và trồng rừng như một dự án thì bạn có thể thực hiện sồ sách kế toán theo quyết định 48 (dành cho doanh nghiệp v& nhỏ) hoặc quy định của thông tư 200/2014/TT-BTC. Bạn tham khảo bài viết này nhé: http://danketoan.com/threads/lap-bao-cao-tai-chinh-theo-thong-tu-200-2014-tt-btc.241028/
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top