hợp đồng lao động.

Ðề: hợp đồng lao động.

cho em hỏi 1 chút ạh. CÔng ty em có 2 LĐ đã làm được 4 tháng rùi mà chưa ký HDLĐ, em đề nghị Sếp thì Sếp cứ nói từ từ đang còn trong thời hạn thử việc để khoảng 2 tháng sau mới ký. Theo các bác thì người lao động có kiện chủ DN được k?
- Luật quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm lập HDLD.
- Thời gian tối đa để gọi là thử việc đã có quy định.
- Người LD không biết luật thì mất quyền lợi của họ mà nhiều khi Công Đoàn không đủ cơ sở để can thiệp.
- Người sử dụng LD không được quyền nói không biết Luật. Vô ý hay cố ý đều xử như nhau.
- Không cần người LD phải kiện. Cơ quan chức năng có quyền kiểm tra (theo đúng trình tự thủ tục).
- Người sử dụng lao động không được lợi dụng các hình thức ký hợp đồng thử việc, hợp đồng thời vụ nhiều lần liên tiếp nhau để thay thế hợp đồng chính thức.
- Khi chuyển sang hợp đồng chính thức có thời hạn hoặc không có thời hạn thì thời gian thử việc được tính chung thành thời gian làm việc chính thức để tham gia đóng BHXH.
------------
Theo tôi nhớ thời gian thử việc của lao động phổ thông không quá 7 ngày, của nghề trung cấp không quá 15 ngày, của Đại học không quá 1 tháng. Hổng biết nhớ đúng hông.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Không có HĐ thử việc riêng đâu. Trong HĐLĐ, có nêu rõ: giai đoạn thử việc với nghĩa vụ và quyền lợi tương ứng. Hết giai đoạn thử việc đó, nếu không có già thay đổi, thì HDLĐ cứ au-to-ma-tic mà tiếp tục thui.:banginvg1::banginvg1:
Có hợp đồng thử việc nhưng chưa cần phải đăng ký sử dụng lao động và do đó chưa phải đóng BHXH.
Làm HDLD chia 2 giai đoạn cũng được.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: hợp đồng lao động.

Theo tôi nhớ thời gian thử việc của lao động phổ thông không quá 7 ngày, của nghề trung cấp không quá 15 ngày, của Đại học không quá 1 tháng. Hổng biết nhớ đúng hông.

Nhớ gần đúng rồi bác ạ
Con số là 6 - 30 - 60
Chắc là đúng rùi
 
Ðề: hợp đồng lao động.

quái quá đi.thư việc mất 3 tháng,ko được lại ký hợp đồng thử việc tiếp 3 tháng??? hix
 
Ðề: hợp đồng lao động.

quái quá đi.thư việc mất 3 tháng,ko được lại ký hợp đồng thử việc tiếp 3 tháng??? hix
Kệ đi. Chừng nào chịu hết nổi hoặc bị cho nghỉ luôn thì lên méc phòng LD-TB-XH.
 
Ðề: hợp đồng lao động.

- Luật quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm lập HDLD.
- Thời gian tối đa để gọi là thử việc đã có quy định.
- Người LD không biết luật thì mất quyền lợi của họ mà nhiều khi Công Đoàn không đủ cơ sở để can thiệp.
- Người sử dụng LD không được quyền nói không biết Luật. Vô ý hay cố ý đều xử như nhau.
- Không cần người LD phải kiện. Cơ quan chức năng có quyền kiểm tra (theo đúng trình tự thủ tục).
- Người sử dụng lao động không được lợi dụng các hình thức ký hợp đồng thử việc, hợp đồng thời vụ nhiều lần liên tiếp nhau để thay thế hợp đồng chính thức.
- Khi chuyển sang hợp đồng chính thức có thời hạn hoặc không có thời hạn thì thời gian thử việc được tính chung thành thời gian làm việc chính thức để tham gia đóng BHXH.

Theo nguyên tắc thì đúng như bạn nói, nhưng khổ 1 nổi là cho dù có đi khiếu nại hay kiện cáo thì chắc gì công lý nghiêng về phía mình đâu !?! (vì hầu hết những trường hợp này đều là ở những cty nhỏ xíu, chẳng ai thèm quan tâm cái sự kiện cáo của mình. Chứ ở cty lớn thì họ rất sợ những vụ kiện thưa lùm xùm kiểu như vậy nên làm đàng hoàng hơn nhiều!).
 
Ðề: hợp đồng lao động.

Theo nguyên tắc thì đúng như bạn nói, nhưng khổ 1 nổi là cho dù có đi khiếu nại hay kiện cáo thì chắc gì công lý nghiêng về phía mình đâu !?! (vì hầu hết những trường hợp này đều là ở những cty nhỏ xíu, chẳng ai thèm quan tâm cái sự kiện cáo của mình. Chứ ở cty lớn thì họ rất sợ những vụ kiện thưa lùm xùm kiểu như vậy nên làm đàng hoàng hơn nhiều!).

ừh như bonggon nói đúng đó, mấy công ty nhỏ họ không sợ kiện cáo đâu, mà người lao động cũng nghĩ kiện cáo thì được gì nào? thêm 1 tháng lương ư? nhưng thời gian đâu? cái thời gian đó họ lo cho cơm áo gạo tiền có lẽ có ích hơn , kiện cáo chắc gì mình thắng, mình chỉ là 1 hạt cát bé nhỏ.đúng k ạh, nên họ thường bỏ qua luôn
 
Ðề: hợp đồng lao động.

Không có HĐ thử việc riêng đâu. Trong HĐLĐ, có nêu rõ: giai đoạn thử việc với nghĩa vụ và quyền lợi tương ứng. Hết giai đoạn thử việc đó, nếu không có già thay đổi, thì HDLĐ cứ au-to-ma-tic mà tiếp tục thui.:banginvg1::banginvg1:

Cái này hình như hok có trong Luật Lao động đâu nhe bạn.
Khi hết thời gian thử việc thì Cty có thể đề nghị ký tiếp 1 HDLĐ thử việc nữa nếu bạn chưa đạt yêu cầu và có thể cắt HĐLĐ nếu bạn hok đạt yêu cầu công việc của cty đây.
 
Ðề: hợp đồng lao động.

ừh như bonggon nói đúng đó, mấy công ty nhỏ họ không sợ kiện cáo đâu, mà người lao động cũng nghĩ kiện cáo thì được gì nào? thêm 1 tháng lương ư? nhưng thời gian đâu? cái thời gian đó họ lo cho cơm áo gạo tiền có lẽ có ích hơn , kiện cáo chắc gì mình thắng, mình chỉ là 1 hạt cát bé nhỏ.đúng k ạh, nên họ thường bỏ qua luôn
Chỗ màu đỏ: Trật lất.
Người LD không cần kiện.
Đơn giản là phòng LD-TB-XH biết chuyện và xuống ktra DN.
Hơn nữa không có HDLD thì không được tính vào chi phí -> DN thiệt nhiều hơn người LD.
Trừ khi DN đã có ý định trốn thuế -> xem lại chỗ màu xanh: họ có sợ không? Chưa chắc.
 
Ðề: hợp đồng lao động.

Chỗ màu đỏ: Trật lất.
Người LD không cần kiện.
Đơn giản là phòng LD-TB-XH biết chuyện và xuống ktra DN.
Hơn nữa không có HDLD thì không được tính vào chi phí -> DN thiệt nhiều hơn người LD.Trừ khi DN đã có ý định trốn thuế -> xem lại chỗ màu xanh: họ có sợ không? Chưa chắc.

Những gì bạn nói không sai, nhưng chỉ có trên lý thuyết thôi, còn thực tế thì khác hẳn đấy. Mấy cái phòng LD-TB-XH chẳng làm được tích sự gì! Còn mấy chi cục thuế thì chỉ cần có cái đầu tiên là ok, hàng tá cty trốn thuế mà vẫn qua. :happy3:

Còn cái dòng đỏ đỏ, miễn sao kiếm được hóa đơn bù vào để hợp lý hóa chi phí thôi. Mấy ông chi cục thuế biết tất nhưng đâu vẫn vào đấy thôi!!!

Chỉ khi nào không còn tiêu cực, hệ thống pháp luật hoàn chỉnh thì cái lý thuyết kia mới trở thành hiện thực được! Amen! :thumbup:
 
Ðề: hợp đồng lao động.

Những gì bạn nói không sai, nhưng chỉ có trên lý thuyết thôi, còn thực tế thì khác hẳn đấy. Mấy cái phòng LD-TB-XH chẳng làm được tích sự gì! Còn mấy chi cục thuế thì chỉ cần có cái đầu tiên là ok, hàng tá cty trốn thuế mà vẫn qua. :happy3:

Còn cái dòng đỏ đỏ, miễn sao kiếm được hóa đơn bù vào để hợp lý hóa chi phí thôi. Mấy ông chi cục thuế biết tất nhưng đâu vẫn vào đấy thôi!!!

Chỉ khi nào không còn tiêu cực, hệ thống pháp luật hoàn chỉnh thì cái lý thuyết kia mới trở thành hiện thực được! Amen! :thumbup:

hehehhe Thanks bonggon nhé, Bạn nghĩ rất giống mình, mấy anh trên XLDTBXH ấy có bao giờ xuống địa bàn đâu mà biết. kiện mấy ông ư? có xiền là ok hết, chỉ người lao động là thiệt thòi. hehheh
 
Ðề: hợp đồng lao động.

Hợp đồng khoán thì ghi nhận vào chi phí lương như thế nào?ví dụ giao khoán là 4tr thì có trích lại 10% giá trị hợp đồng của người được giao khoán để tính thuế thu nhập cá nhân hay không?
 
Ðề: hợp đồng lao động.

Hợp đồng khoán thì ghi nhận vào chi phí lương như thế nào?ví dụ giao khoán là 4tr thì có trích lại 10% giá trị hợp đồng của người được giao khoán để tính thuế thu nhập cá nhân hay không?

Hợp đồng khoán thì tiền lương trả cho người lao động được thuê ngoài thực hiện sẽ hạch toán
Nợ TK 641,642,154,627..
Có TK 111,112

Có hợp đồng giao khoán đúng theo pháp luật với mức giao khoán 4 triệu cho cá nhân của bạn thì bạn phải trích lại 10 % để nộp thuế TNCN theo thông tư 81 và chi phí này là chi phí hợp lý của DN bạn theo thông tư 134/2007/TT-BTC hướng dẫn nghị định 24/2007/NĐ-CP.

Thân!
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top