Hóa đơn điện tử 2022 _ Những nội dung mới nhất cần lưu ý

Kind.tax

Member
Hội viên mới
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

- Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14​
- Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020​
- Thông tư 78/2021/TT-BTC ngày 17/09/2021​
- Thông tư 23/2021/TT-BTC ngày 30/03/2021​
- Quyết định 1832/QĐ-BTC ngày 20/09/2021​
- Quyết định số 1447/QĐ-TCT ngày 05/10/2021 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế ban hành Quy trình quản lý hóa đơn điện tử​
- Quyết định số 1450/QĐ-TCT ngày 07/10/2021 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế quy định thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ hóa đơn điện tử và phương thức truyền nhận với CAT.​
- CV số 4144 hướng dẫn nội dung mới của TT 78/2021/TT-BTC​

1652762639993.png


II. NỘI DUNG MỚI CẦN LƯU Ý

Nguyên tắc lập hóa đơn chứng từ:


1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa)[D1] , không phân biệt giá trị từng lần cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
2. Phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này​
3. Phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.​
4. Đúng thông tin đăng ký theo điều 15 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.​
5. Không thuộc trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử của cơ quan thuế theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.​
(K1 Đ 90 Luật QLT 2019, K1 Đ4 ND123/2020/NĐ-CP)
Lưu ý: trường hợp xuất khẩu phải xuất hóa đơn GTGT. Trước đây không xuất hóa đơn mà sử dụng hóa đơn thương mại​

Thời điểm lập hóa đơn:

1. Bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa.​
2. Cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.​
Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng)​
3. Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.​
4. 14 trường hợp cụ thể quy định tại khoản 4 điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP và điều 6 TT78/2021/TT-BTC:​
- Đối với các doanh nghiệp cần thời gian đối soát như (cung cấp dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải hàng không, cung ứng nhiên liệu hàng không cho các hãng hàng không, hoạt động cung cấp điện (trừ đối tượng quy định tại điểm h khoản này), nước, dịch vụ truyền hình, dịch vụ bưu chính chuyển phát (bao gồm cả dịch vụ đại lý, dịch vụ thu hộ, chi hộ), dịch vụ viễn thông (bao gồm cả dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng), dịch vụ logistic, dịch vụ công nghệ thông tin (trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này) bán hàng với số lượng lớn, phát sinh thường xuyên thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu giữa các bên nhưng chậm nhất không quá ngày 07 của tháng sau tháng phát sinh việc cung cấp dịch vụ hoặc không quá 07 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ quy ước. Kỳ quy ước để làm căn cứ tính lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp căn cứ thỏa thuận giữa đơn vị bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ với người mua.​
- Thời điểm lập hóa đơn đối với các trường hợp tổ chức kinh doanh mua dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website và hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế chậm nhất không quá 05 ngày kế tiếp kể từ ngày chứng từ dịch vụ vận tải hàng không xuất ra trên hệ thống website và hệ thống thương mại điện tử​
- …​

Nội dung hóa đơn cần lưu ý:

1. Thời điểm lập hóa đơn khác với thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử thì thời điểm khai thuế là thời điểm lập hóa đơn.
2. Liên quan đến hóa đơn xuất khẩu:
- Thành tiền ghi bằng nguyên tệ.​
- Tỷ giá trên hóa đơn có gía trị ngoại tệ: Ghi dòng cuối dùng của phần nội dung hàng hóa, dịch vụ.​
Trước ngày 01/01/2022: TG mua vào của NHTM mở tài khoản (TT26/2015/TT-BTC)​
Sau ngày 01/01/2022: ghi theo quy định của pháp luật kế toán.
- Trường hợp nhận tiền trước: TG mua vào/ xấp xỉ theo quy định tại thời điểm nhận tiền. (Khoản 3 Điều 1 TT53/2016/TT-BTC sửa đổi TT 200/2014/TT-BTC)​
- Trường hợp thanh toán ngay: TG mua vào/ xấp xỉ tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế.​

3. Các trường hợp không bắt buộc phải đầy đủ nội dung thường gặp:
- Trên hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua (bao gồm cả trường hợp lập hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng ở nước ngoài). Trừ trường hợp có thỏa thuận của người mua vào người bán.​
- Đối với hóa đơn điện tử của cơ quan thuế cấp theo từng lần phát sinh không nhất thiết phải có chữ ký số của người bán, người mua​
- Đối với hóa đơn điện tử bán hàng tại siêu thị, trung tâm thương mại mà người mua là cá nhân không kinh doanh thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có tên, địa chỉ, mã số thuế người mua.​
- Đối với hóa đơn điện tử bán xăng đầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh thì không nhất thiết phải có các chỉ tiêu tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn; tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua, chữ ký điện tử của người mua; chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng.​
- Đối với chứng từ điện tử dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website và hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế cho người mua là cá nhân không kinh doanh được xác định là hóa đơn điện tử thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu hóa đơn, số thứ tự hóa đơn, thuế suất thuế giá trị gia tăng, mã số thuế, địa chỉ người mua, chữ ký số của người bán.​
Trường hợp tổ chức kinh doanh hoặc tổ chức không kinh doanh mua dịch vụ vận tải hàng không thì chứng từ điện tử dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website và hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế cho các cá nhân của tổ chức kinh doanh, cá nhân của tổ chức không kinh doanh thì không được xác định là hóa đơn điện tử. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không phải lập hóa đơn điện tử có đầy đủ các nội dung theo quy định giao cho tổ chức có cá nhân sử dụng dịch vụ vận tải hàng không.​
- Đối với hóa đơn của hoạt động xây dựng, lắp đặt; hoạt động xây nhà để bán có thu tiền theo tiến độ theo hợp đồng thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có đơn vị tính, số lượng, đơn giá.​
….​

Một số trường hợp được lập bảng kê :

1. Hóa đơn vận chuyển của đơn vị hàng không xuất cho đại lý. Hóa đơn doanh nghiệp vận chuyển hàng không xuất cho đại lý là hóa đơn xuất ra theo báo cáo đã đối chiếu giữa hai bên và theo bảng kê tổng hợp thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có đơn giá.​
2. Trường hợp cung cấp DV ngân hàng: Ngày lập hóa đơn được thực hiện định kỳ theo hợp đồng giữa bên cung cấp dịch vụ ngân hàng và khách hàng nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh hoạt động cung cấp dịch vụ. Các tài liệu kèm theo hóa đơn là Bảng kê hoặc chứng từ khác có xác nhận của hai bên. (Khoản 3 điều 6 TT78/2021/TT-BTC)
3. Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng hoặc khuyến mại theo quy định của pháp luật thì phải thể hiện rõ khoản chiết khấu thương mại, khuyến mại trên hóa đơn. Việc xác định giá tính thuế giá trị gia tăng (thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng) trong trường hợp áp dụng chiết khấu thương mại dành cho khách hàng hoặc khuyến mại thực hiện theo quy định của pháp luật thuế giá trị gia tăng. (Điểm d khoản 6 điều 10 ND 123/2020/TT-BTC)​
Tại khoản 22 điều 7 TT219/2013/TT-BTC:
  • Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng (nếu có) thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng. Trường hợp việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh thu mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.
4. Trường hợp xuất điều chuyển hàng cho các cơ sở hạch toán phụ thuộc khác tỉnh, đại lý bán đúng giá (Điểm d, khoản 3 Điều 13 NĐ 123/2020/NĐ-CP)
  • Tổ chức kinh doanh kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ xuất điều chuyển hàng hóa cho các cơ sở hạch toán phụ thuộc như các chi nhánh, cửa hàng ở khác địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) để bán hoặc xuất điều chuyển giữa các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc với nhau; xuất hàng hóa cho cơ sở nhận làm đại lý bán đúng giá, hưởng hoa hồng, căn cứ vào phương thức tổ chức kinh doanh và hạch toán kế toán, cơ sở có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn, chứng từ như sau:
  • Sử dụng hóa đơn điện tử giá trị gia tăng để làm căn cứ thanh toán và kê khai nộp thuế giá trị gia tăng ở từng đơn vị và từng khâu độc lập với nhau;
  • Sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ; sử dụng Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý theo quy định đối với hàng hóa xuất cho cơ sở làm đại lý.
  • Cơ sở hạch toán phụ thuộc, chi nhánh, cửa hàng, cơ sở nhận làm đại lý bán hàng khi bán hàng phải lập hóa đơn theo quy định giao cho người mua, đồng thời lập Bảng kê hàng hóa bán ra gửi về cơ sở có hàng hóa điều chuyển hoặc cơ sở có hàng hóa gửi bán (gọi chung là cơ sở giao hàng) để cơ sở giao hàng lập hóa đơn giá trị gia tăng cho hàng hóa thực tế tiêu thụ giao cho cơ sở hạch toán phụ thuộc, chi nhánh, cửa hàng, cơ sở nhận làm đại lý bán hàng.
  • Trường hợp cơ sở có số lượng và doanh số hàng hóa bán ra lớn, Bảng kê có thể lập cho 05 ngày hay 10 ngày một lần. Trường hợp hàng hóa bán ra có thuế suất thuế giá trị gia tăng khác nhau phải lập bảng kê riêng cho hàng hóa bán ra theo từng nhóm thuế suất.
  • Cơ sở hạch toán phụ thuộc, chi nhánh, cửa hàng, cơ sở nhận làm đại lý bán hàng thực hiện kê khai nộp thuế giá trị gia tăng đối với số hàng xuất bán cho người mua và được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo hóa đơn giá trị gia tăng của cơ sở giao hàng xuất cho.
  • Trường hợp các đơn vị phụ thuộc của cơ sở kinh doanh nông, lâm, thủy sản đã đăng ký, thực hiện kê khai nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, có thu mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản để điều chuyển, xuất bán về trụ sở chính của cơ sở kinh doanh thì khi điều chuyển, xuất bán, đơn vị phụ thuộc sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, không sử dụng hóa đơn điện tử giá trị gia tăng
5. Các loại hàng hóa, dịch vụ đặc thù như điện, nước, dịch vụ viễn thông, dịch vụ công nghệ thông tin, dịch vụ truyền hình, dịch vụ bưu chính chuyển phát, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm được bán theo kỳ nhất định thì trên hóa đơn phải ghi cụ thể kỳ cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Đối với các dịch vụ xuất theo kỳ phát sinh, được sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hóa, dịch vụ đã bán kèm theo hóa đơn;​
Bảng kê được lưu giữ cùng hóa đơn để phục vụ việc kiểm tra, đối chiếu của các cơ quan có thẩm quyền.
Hóa đơn phải ghi rõ “kèm theo bảng kê số…, ngày...tháng...năm”. Bảng kê phải có tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, tên hàng hóa, dịch vụ, số lượng, đơn giá, thành tiền hàng hóa, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê. Trường hợp người bán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”. Tổng cộng tiền thanh toán đúng với số tiền ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng. Hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên Bảng kê theo thứ tự bán hàng trong ngày. Bảng kê phải ghi rõ “kèm theo hóa đơn số ngày...tháng...năm”.​
(Điểm a, khoản 6, điều 10 NĐ123/2020/NĐ-CP)


XỬ LÝ HÓA ĐƠN KHI CÓ SAI SÓT:
- CHƯA GỬI CHO NGƯỜI MUA​
- ĐÃ GỬI CHO NGƯỜI MUA​
- SAI SÓT VỀ TÊN, ĐỊA CHỈ CỦA NGƯỜI MUA​

1. CHƯA GỬI CHO NGƯỜI MUA_TRƯỜNG HỢP HĐĐT ĐÃ ĐƯỢC CẤP MÃ:

B1. Lập mẫu 04/SS-HĐĐT gửi cho CQT thông báo về việc hủy hóa đơn điện tử đã cấp mã có sai sót.​
CQT sẽ tiến hành hủy HĐĐT đã được cấp mã có sai sót lưu trên hệ thống của CQT.​
B2. Lập hóa đơn điện tử mới, ký sổ gửi CQT để được cấp mã cho hóa đơn mới lập và gửi cho người mua (Lưu ý: do hóa đơn sai sót chưa gửi cho người mua nên trên hóa đơn xuất mới KHÔNG CÓ dòng hóa đơn thay thế cho hóa đơn mẫu số …ký hiệu… số… ngày…)​

2. ĐÃ GỬI CHO NGƯỜI MUA HOẶC KHÔNG CẤP MÃ CỦA CQT:

SAI SÓT NỘI DUNG VỀ TÊN, ĐỊA CHỈ:

1. Lập mẫu 04/SS-HĐĐT gửi đến cơ quan thuế bất kỳ thời gian nào nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng hạn nộp báo cáo thuế phát sinh của hóa đơn có sai sót.​
2. Được phép lập mẫu 04/SS-HĐĐT từng hay chung nhiều hóa đơn có sai sót.​

SAI CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN PHẦN NỘI DUNG:

Lựa chọn 1 trong 2 cách:​
- Lập hóa đơn điều chỉnh hóa đơn điện tử có sai sót.​
HĐĐT điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày…”​
- Lập hóa đơn điện tử mới thay thế​
HĐĐT thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày…”​
Điểm mới: chỉ lập văn bản thỏa thuận về việc lập hóa đơn điều chỉnh/thay thế khi người mua vào người bán có thỏa thuận về việc lập văn bản. Không cần có văn bản thỏa thuận vẫn lập hóa đơn điều chỉnh hay thay thế.​

Một số trường hợp đặc biệt:
Chỉ sử dụng hóa đơn điều chỉnh mà không được thực hiện hủy, thay thế hóa đơn điện tử:​
Trường hợp theo quy định HĐĐT được lập không có ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn khi có sai sót thì người bán chỉ được thực hiện điều chỉnh mà không được hủy hay thay thế (điểm d khoản 1 theo TT78). Ví dụ: xăng dầu bán lẻ, …​
Chỉ sử dụng hóa đơn điện tử mới thay thế mà không thực hiện điều chỉnh: (Điều 12 TT78/2021)​
Kể từ thời điểm doanh nghiệp áp dụng sử dụng hóa đơn điện tử theo nghị định 123 nhưng phát hiện hóa đơn theo quy định cũ theo thông tư 32/2014/TT-BTC hay TT 39/2014/TT-BTC. Ví dụ: trường hợp cho thuê tài sản thanh toán 1 lần nhưng thanh lý sớm hợp đồng thì phải thực hiện lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn đã lập theo thông tư cũ.​
Về kê khai: thực hiện kê khai theo hướng dẫn của pháp luật về Quản Lý Thuế, hóa đơn điều chỉnh, hóa đơn thay thế kê khai vào kỳ tính thuế gốc.​
Các loại hóa đơn:

1. Hóa đơn giá trị gia tăng:​
- Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ nội địa;​
- Hoạt động vận tải quốc tế;​
- Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;​
- Xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài (điểm mới). Trước đây chỉ lập hóa đơn thương mại​
2. Trường hợp xuất khẩu:​
- Xuất khẩu trực tiếp:​
Vận chuyển đến cửa khẩu hay đến nơi làm thủ tục xuất khẩu: dùng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.​
Thời điểm lập hóa đơn: Sau khi làm xong thủ tục cho hàng hóa XK: lập HĐĐT GTGT hoặc HĐĐT bán hàng cho hàng hóa xuất khẩu. Thời điểm thông quan.​
3. Xuất khẩu ủy thác:​
- Giao hàng hóa: dùng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.​
Thời điểm lập hóa đơn: thời điểm hàng hóa đã thực xuất khẩu (qua khu vực giám sát) có xác nhận của CQHQ, căn cứ vào các chứng từ đối chiếu, xác nhận về số lượng - giá trị hàng hóa thực tế xuất khẩu của đơn vị nhận UTXK. Công ty lập hóa đơn điện tử để kê khai thuế.​
Các câu hỏi thường gặp:

1. Trường hợp thời điểm lập hóa đơn và thời điểm ký hóa đơn khác nhau thì kê khai thuế vào ngày nào?

Trả lời: Tại Khoản 9 Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định nội dung của hóa đơn:
“…9. Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử là thời điểm người bán, người mua sử dụng chữ ký số để ký trên hóa đơn điện tử được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn khác thời điểm lập hóa đơn thì thời điểm khai thuế là thời điểm lập hóa đơn” => Vậy thời điểm kê khai là thời điểm lập hóa đơn

2. Hóa đơn theo quy định cũ bị sai sót thì bây giờ phải xử lý thế nào?

Theo hướng dẫn tại khoản 6 Điều 12 Thông tư 78/2021/TT-BTC:
“Người mua người bán phải lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và lập hóa đơn hóa đơn điện tử mới (hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã) thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót. Hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm”. Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn đã lập có sai sót
Công văn số 8875/CTHN-TTHT ngày 17/3/2022 của Cục Thuế TP. Hà Nội

3. Khi hóa đơn có sai sót nhưng đã thanh kiểm tra rồi doanh nghiệp phải thực hiện như thế nào?
Trả lời: cơ quan thuế đang dự thảo để bổ sung trường hợp này.

4. Không thực hiện thông báo phát hành hóa đơn, cách tra cứu hóa đơn của nhà cung cấp ?

Trả lời:
Nếu là ký hiệu hóa đơn có chữ C: phải có mã của CQT.
Nếu là ký hiệu hóa đơn có chữ K: Cơ quan thuế đang triển khai để doanh nghiệp có thể tra cứu được để người mua có thể biết được hóa đơn của NCC đã đăng ký sử dụng và đã gửi cho cơ quan thuế hay chưa?

5. Trường hợp trả lại hàng thì xử lý như thế nào?
Trả lời: lập hóa đơn điều chỉnh giá trị âm tương ứng với giá trị trả hàng.

6. Vào ngày nhận được thông báo chấp nhận mẫu 01/ĐKHĐĐT thì những hóa đơn xuất bán trong ngày đó có được chấp nhận không?
Trả lời: từ thời điểm (ngày, giờ) nhận được thông báo chấp nhận mẫu 01/ĐKHĐĐT thì sẽ không được xuất hóa đơn theo TT cũ.

7. Đơn vị xuất khuyến mãi (như vàng,...) sử dụng hóa đơn bán hàng hay sử dụng hóa đơn giá trị giá tăng đã đăng ký?
Trả lời: quy định chung sử dụng hóa đơn hiện hành để xuất hàng khuyến mãi.

8. Doanh nghiệp gia công trong khu chế xuất ( DN 100% vốn nước ngoài), trước đây chỉ sử dụng hóa đơn thương mại. Vậy nay có áp dụng hóa đơn điện tử theo TT 78/2021?
Trả lời: DN thuộc khu chế xuất không phải đối tượng nộp mẫu TK 01/GTGT nên áp dụng theo như quy định cũ.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top