À. Giờ thì tớ hiểu rồi.
Dường như các bạn chỉ cố làm sao làm cho được bài tập mà thôi.
Còn kỹ năng làm việc thực tế hình như các bạn không quan tâm.
Nếu làm bài tập thì mọi số liệu có thể chỉ nằm trên vài trang giấy và bạn có thể bày cả trên mặt bàn.
Do đó bạn tính toán cộng trừ lấy cái nào trước cũng được. Đằng nào thì rồi bạn cũng được ra trường.
Nếu làm thực tế mà cuối tháng bạn bày cả sổ sách chứng từ lên mặt bàn thì bàn làm việc của bạn sẽ hết sức bừa bộn.
Việc tính số dư cuối kỳ trước tương đương với việc mở sổ năm mới.
Nếu tính theo PP bình quân thì sổ năm mới chỉ cần 1 dòng là đủ, nhưng ở các PP khác thì số đầu kỳ gồm nhiều dòng cho riêng từng lô hàng.
Trong khi chưa làm xong báo cáo năm nay mà đã vội lo mở sổ năm mới? Bừa bộn là cái chắc.
Cứ làm đơn giản. Hàng ngày không tiện làm PX thì cuối kỳ viết PX 1 lần.
Có PX rồi thì cứ làm tiếp như bình thường. Tính ngược sẽ mệt hơn là tính xuôi.
Các PP tính LIFO, FIFO, BQ hay thực tế đích danh người ta đều dạy cách tính xuôi mà thôi. Cứ theo đó mà làm cho dễ nhớ.
Sau khi làm xong giá thành, kết quả kinh doanh, BCTC ... thì nghỉ xả hơi vài ngày. Rảnh rỗi ta mới mở sổ năm mới. Khi đó tính xem SD gồm những lô hàng nào ...
Hơn nữa, khi định khỏan còn chia ra bao nhiêu xuất vào 631, bao nhiêu nhập trở lại kho 152 ...
Khối lượng công việc không nhỏ, lại phải làm dồn vào cuối kỳ.,
Áp dụng KKĐK là tùy thuộc ngành nghề SXKD.
KKĐK thường thấy ở DN SX hàng mỹ thuật hoặc DN mà khi xuất sử dụng thì thường là lắt nhắt nhiều lần.
Ở DN làm hàng mỹ thuật thì do nghệ nhân chọn lựa NVL mang ra làm, có khi mang ra ngoài rồi lại không ưng ý mang trả lại kho và lấy cái khác ...
Ví dụ: làm hòn non bộ, nghệ nhân hứng chỗ nào thì lấy ngay hòn đá ấy mà làm...
Số lượng DN áp dụng KKĐK là rất ít và tình cờ người kế toán nơi đó tham gia Diễn đàn này càng có xác suất thấp hơn...
Vậy nên khi tôi nói về thực hành thực tế thì chẳng ai tin...
-------
Tồn kho cuối kỳ cả 2 phương pháp đều có SL và giá trị như nhau. Bạn xem kỹ lại sách.
Giá trị chỉ khác nhau tùy theo PP tính LIFO, FIFO, BQ hay thực tế đích danh mà thôi.