Ðề: Hàng mua có hóa đơn và bán cho khách không lấy hóa đơn hạch toán sao/
Tôi sẽ nói đúng nguyên tắc cho bạn trước:
1. Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hoá đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.
Riêng đối với các đơn vị bán lẻ xăng dầu, nếu người mua không yêu cầu lấy hoá đơn, cuối ngày đơn vị phải lập chung một hoá đơn cho tổng doanh thu người mua không lấy hoá đơn phát sinh trong ngày.
Nếu bán lẻ hàng hóa dưới 200.000 người mua yêu cầu xuất hóa đơn cũng phải xuất cho họ. Nếu bán lẻ hàng hóa dưới 200.000, người mua không yêu cầu xuất hóa đơn thì cuối ngày người bán xuất một tờ hóa đơn tổng hợp cho hàng hóa bán lẻ trong ngày mà người mua không yêu cầu xuất hóa đơn. Kèm theo bảng kê chi tiết các loại hàng hóa bán lẻ trong ngày. Không phải là tập hợp lại cuối tháng mới xuất hóa đơn, tư vấn cuối tháng mới xuất hóa đơn là sai.
Thực tế: Hóa đơn khách hàng không yêu cầu xuất nên không xuất và giữ hàng tồn kho suốt nhiều tháng, nhiều năm.
Rủi ro: Cơ quan thuế yêu cầu giải trình tồn kho có thể không giải trình được và có thể đưa vào tội không xuất hóa đơn để giấu doanh thu, Doanh nghiệp giải thể , lúc giải thể còn tồn kho quá lớn sẽ bị truy thu lại thuế GTGT đầu vào đựợc khấu trừ với hàng hóa tồn kho và tài sản cố định còn tồn lúc giải thể.
Đề xuất:
1. Tôi khuyến khích doanh nghiệp nên xuât hóa đơn thực tế, thì rủi ro là thấp nhất.
2. Doanh nghiệp lỡ không xuất hóa đơn, hàng tồn kho còn quá nhiều thì xem doanh nghiệp nào cần......... Xuất bớt ra cho đỡ đau đầu ( cân đối để tránh thuế GTGT và thuế TNDN).
3. Hàng hóa hư hỏng do hết hạn sử dụng, do quá trình sinh hóa tự nhiên cũng là cách giảm hàng tồn kho nhưng lưu ý mức độ 50/50 chắc chắc có rủi ro nên có phương án phòng trừ.
Thắc mắc nt tôi biết nhé!
Vì một tương lai doanh nghiệp làm đúng pháp luật thuế, kế toán! TVX!