hạch toán vốn góp của cty mới thành lập

hoabienxanh

Member
Hội viên mới
Các anh chị cho em hỏi trường hợp này với ạ : cty em mới thành lập, là cty TNHH, thành viên góp vốn chưa góp đủ số vốn góp theo đky ( vì theo Luật DN quy định thời hạn tối đa 36 tháng mới phải góp đủ số vốn cam kết ), anh giám đốc chỉ tạm ứng 1 số tiền chi tiêu lặt vặt của cty, vậy e định khoản số vốn góp này như thế nào ạ
Nợ 138 : số tiền thực tế góp đúng ko ạ
Có 411
Nhưng giám đốc mới ứng 10 tr để chi tiêu ban đầu thui ạ

Mong các anh chị hướng dẫn , vì em học kế toán nhưng giờ mới làm thực tế, lại kiêm nhiệm tất cả các công việc nên còn nhiều bỡ ngỡ ạ
 
Ðề: hạch toán vốn góp của cty mới thành lập

Bạn định khoản như thế này nhé
Khi giám đốc góp số vốn thực tế bạn hạch toán:
Nợ 111:
Có 411
Số vốn góp còn thiếu bạn ghi nhận
Nợ 138
Có 411
 
Ðề: hạch toán vốn góp của cty mới thành lập

như vậy tổng số dư có tk 411 vẫn thể hiện tổng vốn góp theo đăng ký KD của cty nhỉ, thanks bạn nhé
 
Ðề: hạch toán vốn góp của cty mới thành lập

Đúng rồi đó bạn ạ. Bạn hạch toán N111/c411 số tiền đã góp. số còn lai N138/c411. Ngoài ra bạn xem giám đốc góp vốn bằng hình thức nào nữa. Có khi đã góp vốn bằng tscđ, hàng hóa...
 
Ðề: hạch toán vốn góp của cty mới thành lập

Góp vốn bằng gì thì bạn hạch toán vào tk tương ứng
N111, 112, 211,156,...
C411
Còn phần thiếu thì bạn cứ cho vào
N138
C411
Sau này góp vốn bạn lại hạch toán tiếp thế thui.
 
Ðề: hạch toán vốn góp của cty mới thành lập

cho mình hỏi thêm, vì là cty thương mại, nên tscd cũng có ít : ví dụ góp vốn = máy tính, xe ô tô : thì để tính được chi phí khấu hao vào CP hợp lệ thì mình phải có các giấy tờ gì kèm theo vậy ?? và có phải chuyển sang tên cty giấy tờ xe ô tô ko ?
 
Ðề: hạch toán vốn góp của cty mới thành lập

Tất cả phải có HĐ.
Còn xe ôtô đã có thì phải sang tên công ty, mới hợp lệ.
 
Ðề: hạch toán vốn góp của cty mới thành lập

Góp vốn bằng gì thì bạn hạch toán vào tk tương ứng
N111, 112, 211,156,...
C411
Còn phần thiếu thì bạn cứ cho vào
N138
C411
Sau này góp vốn bạn lại hạch toán tiếp thế thui.

Như này có nghĩa là tại thời điểm lập BCTC cuối năm thì tổng tài sản và tổng nguồn vốn của mình đúng bằng vốn điều lệ hoặc lớn hơn nếu có lãi.
Mà Bảng cân đối kế toán là phản ánh tại thời điểm lập báo cáo. Như vậy, tại thời điểm lập báo cáo tổng nguồn vốn này đâu phản ánh đúng đâu, mình đã góp được từng ấy đâu.
Lúc đầu mình cũng định ghi như vậy nhưng thấy không ổn lắm nhưng k dám ghi nữa.
 
Ðề: hạch toán vốn góp của cty mới thành lập

ĐK như bạn trên nói là đúng rồi. Nguyên tắc là Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn. Khi lập bảng CĐ số vốn góp chưa đủ được treo ở tk 138, mặc dù vốn mình chưa góp đủ nhưng sẽ thu số vốn đó trong thời hạn quy định. Khi nhìn bảng BCTC người xem nhìn tổng thể để thấy được tình hình tài chính của DN chứ không chỉ nhìn vào nguồn không thôi. Và làm như thế nó vẫn phản ánh đúng.
 
Ðề: hạch toán vốn góp của cty mới thành lập

ĐK như bạn trên nói là đúng rồi. Nguyên tắc là Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn. Khi lập bảng CĐ số vốn góp chưa đủ được treo ở tk 138, mặc dù vốn mình chưa góp đủ nhưng sẽ thu số vốn đó trong thời hạn quy định. Khi nhìn bảng BCTC người xem nhìn tổng thể để thấy được tình hình tài chính của DN chứ không chỉ nhìn vào nguồn không thôi. Và làm như thế nó vẫn phản ánh đúng.

Vậy thì mình lại làm sai rồi. Thank bạn nha!
Bạn cho mình hỏi là: đối với công ty TNHH sau 36 tháng mà vẫn chưa góp đủ vốn thì mình phải hạch toán thế nào nếu họ không muốn đăng ký lại?
 
Ðề: hạch toán vốn góp của cty mới thành lập

mình cũng muốn hỏi công ty mình đang làm GĐ mình góp vốn bằng bàn, ghế, tủ, ... nhưng ko có hóa đơn mua những thứ đó thì mình phải làm như thế nào ?
 
Ðề: hạch toán vốn góp của cty mới thành lập

Hoạch toán vốn gớp có 2 cách
Cách 1: vốn góp kinh doanh khi lên sổ sách
Nợ 111,112
Có 411
Thường là Nợ 111/ có 411

-Vì vốn pháp định mang tính chất bắt buộc phải có để doanh nghiệp đi vào hoạt động: mua nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất, văn phòng, chi phí nhân công, máy móc khác …
-Với cách này thì ko phản ánh đúng vốn góp thực tế và kế toán sẽ theo dõi riêng và đôn đốc nhắc nhở các thành viên với hội đồng quản trị về việc nộp và thu khoản vốn góp riêng của các thành viên vào công ty nhanh trong thời gian ngắn nhất để có vốn làm ăn
-Đa số vốn kinh doanh của các công ty đăng ký là số liệu ảo, trên giấy đăng ký là số tiền vồn = hằng số, nhưng thực tế thì số vốn thực nhỏ hơn rất nhiều , sở kế hoạch đầu tư nói chính xác là cơ quan kinh tế nơi đăng ký vốn cũng không bắt buộc chứng minh khoản vốn này chỉ trừ các ngành nghề mang tính chất bắt buộc: ngân hàng, bảo hiểm, tài chính chứng khoán… thì phải có vốn chứng minh mới được đăng ký thành lập doanh nghiệp để đi vào hoạt động còn lại chỉ là tự đăng ký và tự chịu trách nhiệm với những thông tin mình đã đăng ký mà thôi (tức nếu vốn thực bạn 10 triệu nhưng khi đăng ký bạn hét lên 5 tỷ thì sau này trong quá trình làm ăn công ty thua lỗ và kiện cáo thì bạn phải chịu trách nhiệm 5 tỷ đã đăng ký trên, nếu bị phá sản tài sản của công ty khi thanh lý = 3 tỷ thì bạn phải bán nhà của của bạn bù vào = 2 tỷ vì theo giấy phép bạn đăng ký là 5 tỷ thì bạn phải chịu trách nhiệm với con số này ,còn nếu bạn thanh lý tài sản công ty lên tới 6 tỷ thì 1 tỷ còn lại kia là tài sản của bạn giả sử đã trả các khoản công nợ, lương, bảo hiểm, thuế = 5 tỷ thì khoản 1 tỷ bạn bỏ túi ngon lành
-Do đó thông thường sẽ định khoản Nợ 111/ có 411 và theo dõi nội bộ với nhau khoản vốn góp kia
-Với phương pháp này khi bạn làm sổ sách sẽ ko phải lo tiền mặt 1111 bị âm quỹ có thể kê cao gối ngủ ngon lành
-Theo luật 5 năm sau mới quyết toán thanh tra thuế thì 5 năm sau khoản tiền vốn trên = 5 tỷ lúc đó còn cao lắm 1 tỷ thấp thì hàng trăm
-Nhưng những năm đầu người ta sẽ hỏi tại sao 5 tỷ đồng lại để khoản tiền mặt tại quỹ lớn như vậy mà không được đưa và gửi vào ngân hàng để đảm bảo tính an toàn lúc đó bạn phải lựa lời để giải thích cho phù hợp lọt tai mấy anh thuế đó đây là nhược điểm của bút toán này
Cách 2: vốn góp kinh doanh khi lên sổ sách
-Phản án vốn góp có thể tương đương phần còn thiếu hoặc hạch toán đủ
Nợ TK 111/ Có TK 411
-Số vốn góp thực tế
Nợ 111,112
Có 411
-Phần còn thiếu: sẽ làm ảo cho sếp mượn lại
Nợ 138
Có 111
Và khi các thành viên góp vốn vào: hạch toán thu lại tiền cho mượn
Nợ 111,112
Có 138

Với cách này bạn sẽ theo dõi và phản ánh đúng giá trị thực của khoản vốn góp thực tế vào công ty , với các này sẽ theo dõi được chặt chẽ luồng tiền mặt và tiền gửi vào công ty nhưng khi áp dụng phương pháp này thì khi làm sổ sách bạn sẽ phải cân đối sổ sách sao cho họp lý nhất vì lượng tiền mặt 1111 ra vào thấp dẫn đến hay bị âm quỹ
Đây cũng là trường hợp thường gặp của rất nhiều các công ty và của kế toán mới vào nghề dẫn đến khi xem sổ sách nhận thấy một đặc điểm chung là tiền mặt hay bị âm, và hàng tháng kế toán thường làm 1 bút toán phụ chính xác là bút toán ảo không có thực đó là vay ngắn hạn Nợ 111/ Có 311 để cân đối dòng tiền mặt ko bị âm quỹ nếu đã vay ngắn hạn ko lãi như vậy mà tháng nào cũng vay thì khi xem thấy tính chất vô lý quá mức rồi, nếu là chủ đầu tư hay người cho vay khi xem hồ sơ của bạn chắc chắn tôi cũng ko cho bạn vay vốn để kinh doanh rồi, và khoản vay ngắn hạn này phải có các giấy tờ xác minh hợp lý khi cơ quan thuế kiểm tra giấy tờ sổ sách công ty bạn
Với bút toán này thì theo luật DOANH NGHIỆP QUY ĐỊNH NHƯ SAU:
1/ Công Ty TNHH
Theo Nghị định 102/2010/NĐ-CP, thời hạn thành viên hoàn thành nghĩa vụ góp đủ vốn điều lệ trong giấy Đkkd là 36 tháng kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.Trong thời hạn đó, TV góp vốn không đủ, có thể giảm vốn điều lệ, hoặc nếu đã góp đủ và muốn góp thêm, doanh nghiệp có thể đăng ký tăng vốn điều lệ. Đối với:
Công Ty TNHH một thành viên (Điều 76 Luật Doanh Nghiệp 2005)
1. Không được giảm vốn điều lệ.
2. Được tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Trường hợp huy động thêm vốn của người khác, công ty phải chuyển đổi thành Cty TNHH 2 TV trở lên trong 15 ngày, kể từ ngày thành viên mới cam kết góp vốn vào công ty.
Tham khảo Thủ tục thành lập công ty TNHH một thành viên
Công Ty TNHH hai thành viên (Điều 60 Luật Doanh Nghiệp 2005
Được tăng/giảm vốn điều lệ bằng cách tăng/hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ; tiếp nhận/ mua lại phần vốn góp; tăng/giảm vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng/giảm của Cty.
Tham khảo Thủ tục thành lập công ty TNHH hai thành viên
2/ Công Ty Cổ Phần
Theo Luật Doanh Nghiệp 2005 vốn điều lệ của công ty cổ phần do các cổ đông sáng lập tự thỏa thuận và ghi vào điều lệ của công ty. Nhưng các cổ đông sáng lập có thể mua hoặc không mua hết vốn điều lệ và chỉ cần góp 20% cổ phần phổ thông của mình tại thời điểm Đăng ký kinh doanh. 80% còn lại là cổ phần chào bán (phát hành) sẽ được dùng để huy động vốn thời hạn 03 năm. Đây là đặc trưng của công ty Cổ Phần trước giờ mà người ta còn hay gọi là công ty mở.
Còn theo Nghị định 102/2010/NĐ-CP quy định các cổ đông phải góp đủ theo vốn điều lệ đã đăng ký trong vòng 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Số cổ phần được quyền phát hành bao gồm số cổ phần đã đăng ký mua tại thời điểm đăng ký kinh doanh và số cổ phần sẽ phát hành thêm trong thời hạn 03 năm, kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và được ghi tại Điều lệ công ty.
Tham khảo Thủ tục thành lập công ty cổ phần
3/ Công Ty Hợp Danh và Doanh nghiệp Tư Nhân
Được tăng/giảm vốn điều lệ
Thời hạn góp vốn, tăng/giảm vốn điều lệ của các loại hình công ty cũng có nhiều điểm phức tạp và chưa thống nhất, không thể đưa ra tất cả trường hợp và giải thích các thuật ngữ tại đây. Vì thế nếu bạn chọn loại hình công ty Cổ Phần hay TNHH, hãy liên hệ với chúng tôi, chúng tôi sẽ tư vấn cặn kẽ về vấn đề này và giúp doanh nghiệp chọn được con đường tốt nhất.
Do đó bạn phải chọn cho mình một trong hai để thực hiện phù hợp với tình hình hiện tại của công ty bạn cho phù hợp qua đó bạn đóng góp ý kiến và phản ánh với giám đốc công ty bạn theo cách 1 và cách 2 lợi hại như thế nào và xin chỉ thị cấp trên rồi bạn cứ thế làm theo để sau này ko gây ảnh hưởng cũng như thiệt hại gì đáng tiếc
CHU ĐÌNH XINH: chudinhxinh@gmail.com
skype: xinh.chu1
 
Sửa lần cuối:
Ðề: hạch toán vốn góp của cty mới thành lập

Hoạch toán vốn gớp có 2 cách
Cách 1: vốn góp kinh doanh khi lên sổ sách
Nợ 111,112
Có 411
Thường là Nợ 111/ có 411
Vì vốn pháp định mang tính chất bắt buộc phải có để doanh nghiệp đi vào hoạt động: mua nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất, văn phòng, chi phí nhân công, máy móc khác …
Với cách này thì ko phản ánh đúng vốn góp thực tế và kế toán sẽ theo dõi riêng và đôn đốc nhắc nhở các thành viên với hội đồng quản trị về việc nộp và thu khoản vốn góp riêng của các thành viên vào công ty nhanh trong thời gian ngắn nhất để có vốn làm ăn
Đa số vốn kinh doanh của các công ty đăng ký là số liệu ảo, trên giấy đăng ký là số tiền vồn = hằng số, nhưng thực tế thì số vốn thực nhỏ hơn rất nhiều , sở kế hoạch đầu tư nói chính xác là cơ quan kinh tế nơi đăng ký vốn cũng không bắt buộc chứng minh khoản vốn này chỉ trừ các ngành nghề mang tính chất bắt buộc: ngân hàng, bảo hiểm, tài chính chứng khoán… thì phải có vốn chứng minh mới được đăng ký thành lập doanh nghiệp để đi vào hoạt động còn lại chỉ là tự đăng ký và tự chịu trách nhiệm với những thông tin mình đã đăng ký mà thôi (tức nếu vốn thực bạn 10 triệu nhưng khi đăng ký bạn hét lên 5 tỷ thì sau này trong quá trình làm ăn công ty thua lỗ và kiện cáo thì bạn phải chịu trách nhiệm 5 tỷ đã đăng ký trên, nếu bị phá sản tài sản của công ty khi thanh lý = 3 tỷ thì bạn phải bán nhà của của bạn bù vào = 2 tỷ vì theo giấy phép bạn đăng ký là 5 tỷ thì bạn phải chịu trách nhiệm với con số này ,còn nếu bạn thanh lý tài sản công ty lên tới 6 tỷ thì 1 tỷ còn lại kia là tài sản của bạn giả sử đã trả các khoản công nợ, lương, bảo hiểm, thuế = 5 tỷ thì khoản 1 tỷ bạn bỏ túi ngon lành
Do đó thông thường sẽ định khoản Nợ 111/ có 411 và theo dõi nội bộ với nhau khoản vốn góp kia
Với phương pháp này khi bạn làm sổ sách sẽ ko phải lo tiền mặt 1111 bị âm quỹ có thể kê cao gối ngủ ngon lành
Theo luật 5 năm sau mới quyết toán thanh tra thuế thì 5 năm sau khoản tiền vốn trên = 5 tỷ lúc đó còn cao lắm 1 tỷ thấp thì hàng trăm
Nhưng những năm đầu người ta sẽ hỏi tại sao 5 tỷ đồng lại để khoản tiền mặt tại quỹ lớn như vậy mà không được đưa và gửi vào ngân hàng để đảm bảo tính an toàn lúc đó bạn phải lựa lời để giải thích cho phù hợp lọt tai mấy anh thuế đó đây là nhược điểm của bút toán này
Cách 2: vốn góp kinh doanh khi lên sổ sách
Số vốn góp thực tế
Nợ 111,112
Có 411
Phần còn thiếu
Nợ 138
Có 411
Và khi các thành viên góp vốn vào
Nợ 111,112
Có 138
Với cách này bạn sẽ theo dõi và phản ánh đúng giá trị thực của khoản vốn góp thực tế vào công ty , với các này sẽ theo dõi được chặt chẽ luồng tiền mặt và tiền gửi vào công ty nhưng khi áp dụng phương pháp này thì khi làm sổ sách bạn sẽ phải cân đối sổ sách sao cho họp lý nhất vì lượng tiền mặt 1111 ra vào thấp dẫn đến hay bị âm quỹ
Đây cũng là trường hợp thường gặp của rất nhiều các công ty và của kế toán mới vào nghề dẫn đến khi xem sổ sách nhận thấy một đặc điểm chung là tiền mặt hay bị âm, và hàng tháng kế toán thường làm 1 bút toán phụ chính xác là bút toán ảo không có thực đó là vay ngắn hạn Nợ 111/ Có 311 để cân đối dòng tiền mặt ko bị âm quỹ nếu đã vay ngắn hạn ko lãi như vậy mà tháng nào cũng vay thì khi xem thấy tính chất vô lý quá mức rồi, nếu là chủ đầu tư hay người cho vay khi xem hồ sơ của bạn chắc chắn tôi cũng ko cho bạn vay vốn để kinh doanh rồi, và khoản vay ngắn hạn này phải có các giấy tờ xác minh hợp lý khi cơ quan thuế kiểm tra giấy tờ sổ sách công ty bạn

Anh phân tích khá chặt chẽ và logic rồi. Nhưng e có ý kiến thế này, a xem xét hộ e nhé. Em chỉ nói đến loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên nhé.
Nếu ghi nhận trên sổ sách toàn bộ vốn đăng ký: N111/C411 thì trong trường hợp DN hoạt động bình thường thì không sao nhưng đang hoạt động mà xảy ra tranh chấp giữa các chủ sở hữu thì cũng khá gay go đấy chứ ạ. Để ghi được bút toán N111/C411 thì phải có phiếu thu và thủ quỹ ký đã nhận tiền. Vậy xảy ra tranh chấp, có 1 chủ sở hữu nào đó muốn rút vốn vậy thì sao đây??? Trên sổ sách giấy tờ là tất cả đều đã góp đủ vốn, họ đòi lại vốn góp của họ thì lấy đâu ra tiền để trả đây ạ????
 
Ðề: hạch toán vốn góp của cty mới thành lập

Chào bạn
Còn nhiều bạn có viết là Ghi nhận vào TK 138 - Phải thu khác khoản vốn góp chưa đủ là chưa phù hợp mặc dù cách ghi nhận thì nhìn không có gì sai cả

Theo nguyên tắc ghi nhận của TK 411 theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 thì số vốn ghi nhận là "số vốn thực tế đã góp bằng tiền, bằng tài sản khi mới thành lập, hoặc huy động thêm vốn để mở rộng quy mô hoạt động của doanh nghiệp".
Do đó bạn chỉ ghi nhận trên TK 411 là 10 triệu.
Sau này khi tăng vốn thì bạn mới ghi tăng 411 - số vốn góp bổ sung

Thân chào

Cao Khắc Ba
Tel: 0976.942.453
Email: caokhacba0508@gmail.com
Nhận khai báo thuế, dịch vụ kế toán cho các doanh nghiệp khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận
 
Ðề: hạch toán vốn góp của cty mới thành lập

Sông có khúc người có lúc nên tranh chấp giữa các chủ sở hữu có thể xãy ra, nhưng bạn phải hiểu rõ với loại hình công ty TNHH 2 thì người nào góp vốn lớn hơn tức tỉ lệ vốp góp chiếm áp đảo thì có quyền quyết định tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bởi đơn giản mọi hoạt động của doanh nghiệp đều có tính chất quyết định sống còn đến tương lai của họ đến số tiền họ phải bỏ ra: do đó họ là người có quyền ký tá các văn bản có giá trị pháp lý: hợp đồng kinh tế, rút tiền ra.....nói tóm lại ai nhiều tiền người đó làm chủ
Vậy xảy ra tranh chấp, có 1 chủ sở hữu nào đó muốn rút vốn vậy thì sao đây??? Trên sổ sách giấy tờ là tất cả đều đã góp đủ vốn, họ đòi lại vốn góp của họ thì lấy đâu ra tiền để trả đây ạ???? BẠN NÓI VẬY CŨNG CÓ LÝ NHƯNG ĐÓ LÀ LÝ CỦA BẠN , CÁI CHỮ RÚT VỐN CHỈ DÀNH RIÊNG ƯU ÁI CHO LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THÔI BẠN
CÒN ĐỐI VỚI: “CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN
c) Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 43, 44 và 45 của Luật này.
Điều 42. Nghĩa vụ của thành viên

1. Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty; không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp quy định tại các điều 43, 44, 45 và 60 của Luật này.
Điều 43. Mua lại phần vốn góp

1. Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình, nếu thành viên đó bỏ phiếu không tán thành đối với quyết định của Hội đồng thành viên về các vấn đề sau đây:

a) Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên;

b) Tổ chức lại công ty;

c) Các trường hợp khác quy định tại Điều lệ công ty.

Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua quyết định vấn đề quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

2. Khi có yêu cầu của thành viên quy định tại khoản 1 Điều này, nếu không thoả thuận được về giá thì công ty phải mua lại phần vốn góp của thành viên đó theo giá thị trường hoặc giá được định theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Việc thanh toán chỉ được thực hiện nếu sau khi thanh toán đủ phần vốn góp được mua lại, công ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

3. Nếu công ty không mua lại phần vốn góp theo quy định tại khoản 2 Điều này thì thành viên đó có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người khác không phải là thành viên.

Điều 44. Chuyển nhượng phần vốn góp

Trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 45 của Luật này, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:

1. Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;

2. Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày chào bán.

Điều 45. Xử lý phần vốn góp trong các trường hợp khác

1. Trong trường hợp thành viên là cá nhân chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đó là thành viên của công ty.

2. Trong trường hợp có thành viên bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì quyền và nghĩa vụ của thành viên đó trong công ty được thực hiện thông qua người giám hộ.

3. Phần vốn góp của thành viên được công ty mua lại hoặc chuyển nhượng theo quy định tại Điều 43 và Điều 44 của Luật này trong các trường hợp sau đây:

a) Người thừa kế không muốn trở thành thành viên;

b) Người được tặng cho theo quy định tại khoản 5 Điều này không được Hội đồng thành viên chấp thuận làm thành viên;

c) Thành viên là tổ chức bị giải thể hoặc phá sản.

4. Trường hợp phần vốn góp của thành viên là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì phần vốn góp đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.

5. Thành viên có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác.

Trường hợp người được tặng cho là người có cùng huyết thống đến thế hệ thứ ba thì họ đương nhiên là thành viên của công ty. Trường hợp người được tặng cho là người khác thì họ chỉ trở thành thành viên của công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận.

6. Trường hợp thành viên sử dụng phần vốn góp để trả nợ thì người nhận thanh toán có quyền sử dụng phần vốn góp đó theo một trong hai cách sau đây:

a) Trở thành thành viên của công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận;

b) Chào bán và chuyển nhượng phần vốn góp đó theo quy định tại Điều 44 của Luật này.
Điều 60. Tăng, giảm vốn điều lệ

1. Theo quyết định của Hội đồng thành viên, công ty có thể tăng vốn điều lệ bằng các hình thức sau đây:

a) Tăng vốn góp của thành viên;

b) Điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của công ty;

c) Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.

2. Trường hợp tăng vốn góp của thành viên thì vốn góp thêm được phân chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty. Thành viên phản đối quyết định tăng thêm vốn điều lệ có thể không góp thêm vốn. Trong trường hợp này, số vốn góp thêm đó được chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty nếu các thành viên không có thoả thuận khác.

Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc tiếp nhận thêm thành viên phải được sự nhất trí của các thành viên, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.

3. Theo quyết định của Hội đồng thành viên, công ty có thể giảm vốn điều lệ bằng các hình thức sau đây:

a) Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn hai năm, kể từ ngày đăng ký kinh doanh; đồng thời vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;

b) Mua lại phần vốn góp theo quy định tại Điều 44 của Luật này;

c) Điều chỉnh giảm mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản giảm xuống của công ty.

4. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, công ty phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Thông báo phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký kinh doanh;

b) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với thành viên là tổ chức; phần vốn góp của mỗi thành viên;

c) Vốn điều lệ; số vốn dự định tăng hoặc giảm;

d) Thời điểm, hình thức tăng hoặc giảm vốn;

đ) Họ, tên, chữ ký của Chủ tịch Hội đồng thành viên, người đại diện theo pháp luật của công ty.

Đối với trường hợp tăng vốn điều lệ, kèm theo thông báo phải có quyết định của Hội đồng thành viên. Đối với trường hợp giảm vốn điều lệ, kèm theo thông báo phải có quyết định của Hội đồng thành viên và báo cáo tài chính gần nhất; đối với công ty có phần vốn sở hữu nước ngoài chiếm trên 50% thì báo cáo tài chính phải được xác nhận của kiểm toán độc lập.

Cơ quan đăng ký kinh doanh đăng ký việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo.
Anh phân tích khá chặt chẽ và logic rồi. Nhưng e có ý kiến thế này, a xem xét hộ e nhé. Em chỉ nói đến loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên nhé.
Nếu ghi nhận trên sổ sách toàn bộ vốn đăng ký: N111/C411 thì trong trường hợp DN hoạt động bình thường thì không sao nhưng đang hoạt động mà xảy ra tranh chấp giữa các chủ sở hữu thì cũng khá gay go đấy chứ ạ. Để ghi được bút toán N111/C411 thì phải có phiếu thu và thủ quỹ ký đã nhận tiền. Vậy xảy ra tranh chấp, có 1 chủ sở hữu nào đó muốn rút vốn vậy thì sao đây??? Trên sổ sách giấy tờ là tất cả đều đã góp đủ vốn, họ đòi lại vốn góp của họ thì lấy đâu ra tiền để trả đây ạ????
 
Ðề: hạch toán vốn góp của cty mới thành lập

Mấy cái quy định đó em cũng đọc đến toét nhoèn cả mắt mà chưa biết vận dụng.
Công ty TNHH là loại hình DN vừa đối nhân vừa đối vốn nhưng em nghĩ chủ yếu là đối nhân. Tuy nhiên, khi xung đột lột ích hoặc bất đồng quan điểm thì vẫn xảy ra trường hợp thành viên nào đó muốn rút vốn. Vậy, họ không muốn là thành viên công ty nữa, chào bán phần vốn góp không ai mua thì họ vẫn bắt buộc phải là thành viên của Công ty đó sao??? Nghe kỳ lạ vậy :-(
 
Ðề: hạch toán vốn góp của cty mới thành lập

neu sau 36 thang ko du von gop thi minh thay doi lai giay phep kinh doanh thui. ko thi di vay bo sung von gop mien sao tren giay to BCTC phai du phan von da dang ky von.

chuc ban thanh cong!!!!!!:luagian:
 
Ðề: hạch toán vốn góp của cty mới thành lập

Nếu hoạch toán đủ số vốn góp bằng tiền mặt (trong thưch tế là không có đồng nào)

Nợ 111
Co 411

Nhưng những năm đầu người ta sẽ hỏi tại sao 5 tỷ đồng lại để khoản tiền mặt tại quỹ lớn như vậy mà không được đưa và gửi vào ngân hàng để đảm bảo tính an toàn lúc đó bạn phải lựa lời để giải thích cho phù hợp lọt tai mấy anh thuế đó đây là nhược điểm của bút toán này.

Vậy giải thích với họ thế nào? có bạn nào biết chỉ mình với
 
Ðề: hạch toán vốn góp của cty mới thành lập

- mình cũng có thắc mắc về vấn đề này, nhưng cty của mình là cty cổ phần, vđl 5 tỷ, nhưng các cổ đông cũng chỉ chi ra 1 ít tiền mặt để chi trả lương thôi, mình cũng đk N1111/C411 để tăng tiền mặt, khoản còn thiếu đưa vào 138, thành lập vào giữa tháng 6/2013, có bắt buộc trong thời hạn nhát định phải thu hết các khoản vốn đó không?
- việc thứ 2, mình không hiểu rõ lắm về bảng Lưu chuyển tiền tệ (PPTT), số tiền cuối năm thể hiện số tiền mình đang có đúng không, hay là thể hiện cả số vốn góp mà cổ đông chưa nộp vào?
- Bảng CĐTK, do cty chỉ có chi phí tiền lương nên khi quyết toán thuế TNDN sẽ thể hiện lỗ, mình thắc mắc là bảng CĐKT tổng số cuối năm lại bằng đúng số vốn điều lê của cty là 5 tỷ, vậy là mình làm đúng hay sai?

Là 1 kế toán mới ra trường, còn nhiều điều chưa biết, mong mọi người giúp đỡ.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top