Giải thích giúp em bài này với. Em cảm ơn nhiều lắm.

NgocTaNT

New Member
Hội viên mới
Bài Tập 1: Doanh nghiệp trả hộ cán bộ công nhân viên số tiền điện là 33 triệu gồm có thuế GTGT 10%, trả bằng tiền mặt. Kế toán hạch toán như sau: Nợ 642: 30 triệu, Nợ 133: 3 triệu, Có 111: 33 triệu.
Yêu cầu: Nêu ảnh hưởng đến bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và đưa ra bút toán điều chỉnh nếu có.
Giải:
1. Kế toán hạch toán: Nợ 642: 30 triệu, Nợ 133: 3 triệu, Có 111: 33 triệu.
2. Quy định: Nợ 1388: 33 triệu, Có 111: 33 triệu.
3. Ảnh hưởng đến báo cáo tài chính:
TK 1388 (giảm): 3 triệu
TK 133 (tăng): 33 triệu
TK 421 (giảm): 30 x 75% = 22.5 triệu
TK 3334 (giảm): 7.5 triệu
Tổng tài sản và nguồn vốn (giảm): 30 triệu
4. Ảnh hưởng đến báo cáo kết quả kinh doanh:
Chi phí quản lí doanh nghiệp tăng 30 triệu
Lợi nhuận trước thuế giảm 30 triệu
Lợi nhuận sau thuế giảm 22.5 triệu
Thuế TNDN phải nộp giảm 7.5 triệu
5. Điều Chỉnh
Nợ 1388: 33 triệu
Có 133: 3 triệu
Có 421: 22.5 triệu
Có TK 3334: 7.5 triệu

Cái em muốn hỏi là:
1. Những TK nào thì được đưa qua phần "Ảnh hưởng đến Báo Cáo Tài Chính". Bởi vì lúc trước ở trên lớp cô giáo em cũng cho 1 ví dụ nhưng mà tất cả các TK ở kế toán hạch toán và quy định đều đưa qua ảnh hưởng báo cáo tài chính, mà cái này chỉ có đưa TK 1388, 133, 421, 3334.
2. Làm sao để biết những tài sản nào tăng tài sản nào giảm, nguồn vốn nào tăng nguồn vốn nào giảm. Cái mà em đã bôi đậm màu đỏ ý ạ.
3. Những cái gì thì được kết chuyển qua 3334 và 421.
4. Làm sao để biết chỗ tổng tài sản và nguồn vốn giảm ạ, và tính kiểu gì để ra được kết quả là 30 triệu.

Giúp em với. Thật sự thì bọn em học cao đẳng và cô giáo dạy chúng em rất qua loa, thậm chí có hỏi cô giáo cũng chỉ trả lời cho có thôi chứ ko chi tiết, em không muốn học lại đâu. Giúp em với em cảm ơn anh/chị nhiều lắm.

Chú pqhung091965 ơi, cháu xin chú chú giúp cháu cái này với, không phải cháu không có sự cố gắng mà vì kiến thức quá cao. Cháu cảm ơn chú.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Giải thích giúp em bài này với. Em cảm ơn nhiều lắm.

Chờ tôi tí đi, cái này phải suy nghĩ cái đã, không trả lời liền được đâu.

À mà xem lại đề cái coi nào :
Trích nguyên văn : "1. Kế toán hạch toán: Nợ 642: 30 triệu, Nợ 111: 3 triệu, Có 111: 33 triệu."
Có phải vậy không hay là như này :
1. Kế toán hạch toán: Nợ 642: 30 triệu, Nợ 133: 3 triệu, Có 111: 33 triệu.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Giải thích giúp em bài này với. Em cảm ơn nhiều lắm.

Dạ vâng không sao đâu chú ạ. Đến ngày thứ 4 cháu mới phải học tiếp môn này. Cháu cảm ơn chú.

---------- Post added at 10:13 ---------- Previous post was at 10:01 ----------

Dạ chú ơi như thế này đúng rồi ạ, cháu xin lỗi chú, cháu gõ nhanh quá nên sai.

Nợ 642: 30 triệu, Nợ 133: 3 triệu, Có 111: 33 triệu.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Giải thích giúp em bài này với. Em cảm ơn nhiều lắm.

Do nghiệp vụ hạch toán sai dẫn đến
3. Ảnh hưởng đến báo cáo tài chính:

TK 133 (tăng): 3 triệu
TK 421 (giảm): 30 x 75% = 22.5 triệu
TK 3334 (giảm): 7.5 triệu
Tổng tài sản và nguồn vốn (giảm): 30 triệu
4. Ảnh hưởng đến báo cáo kết quả kinh doanh:
Chi phí quản lí doanh nghiệp tăng 30 triệu
Lợi nhuận trước thuế giảm 30 triệu
Lợi nhuận sau thuế giảm 22.5 triệu
Thuế TNDN phải nộp giảm 7.5 triệu
5. Điều Chỉnh
Nợ 1388: 33 triệu
Có 642: 30
có 133: 3 triệu
No 911: 30
Có 421: 22.5 triệu
Có TK 3334: 7.5 triệu
 
Ðề: Giải thích giúp em bài này với. Em cảm ơn nhiều lắm.

....
5. Điều Chỉnh
Nợ 1388: 33 triệu
Có 642: 30
có 133: 3 triệu
No 911: 30
Có 421: 22.5 triệu
Có TK 3334: 7.5 triệu

Bằng cách điều chỉnh như trên, bạn đã vi phạm quy định của chuẩn mực số 29 : THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN, ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN VÀ CÁC SAI SÓT.
Tại đoạn 27 của chuẩn mực này có nêu :
27. Việc sửa chữa sai sót của kỳ trước không được thực hiện bằng cách điều chỉnh vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ phát hiện ra sai sót. Tất cả số liệu so sánh cần phải được điều chỉnh lại nếu có thể thực hiện được.

Khi sử dụng TK 642 cho việc điều chỉnh này, bạn đã thực hiện điều chỉnh vào BCKQHĐKD của năm hiện tại (kỳ phát hiện ra sai sót)
 
Ðề: Giải thích giúp em bài này với. Em cảm ơn nhiều lắm.

Bài tập trên là một ví dụ về sai sót và điều chỉnh sai sót , bạn hãy tham khảo thêm Chuẩn mực kế toán số 29.
Quy định chung về điều chỉnh sai sót của chuẩn mực này là điều chỉnh hồi tố và một số nguyên tắc điều chỉnh sai sót : (trích từ hướng dẫn chuẩn mực kế toán số 29)
1. Những sai sót của năm hiện tại được phát hiện trong năm đó phải được điều chỉnh trước khi công bố báo cáo tài chính
2. Sai sót trọng yếu của các năm trước phải được điều chỉnh bằng cách điều chỉnh hồi tố kể từ năm có sai sót phát sinh, trừ khi không thể xác định được ảnh hưởng của sai sót của từng năm hay ảnh hưởng lũy kế của sai sót
Khi phát hiện ra sai sót trọng yếu của các năm trước, doanh nghiệp phải xác định ảnh hưởng của sai sót này đến báo cáo tài chính của từng năm. Sau khi xác định được ảnh hưởng của sai sót cho từng năm, ảnh hưởng luỹ kế của các năm trước cho đến năm hiện tại, căn cứ vào số liệu xác định được doanh nghiệp phải điều chỉnh lại số dư đầu năm các tài khoản tài sản, nợ phải trả hoặc vốn chủ sở hữu bị ảnh hưởng của năm hiện tại, điều chỉnh lại số liệu so sánh của báo cáo tài chính mỗi năm trước bị ảnh hưởng và trình bày lại số liệu so sánh sau khi đã điều chỉnh của mỗi năm trước vào Bản thuyết minh báo cáo tài chính
3. Doanh nghiệp không được điều chỉnh vào cột "Năm nay" trên "Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh" của năm hiện tại khi điều chỉnh ảnh hưởng do sai sót trọng yếu trong các năm trước mà chỉ được thực hiện bằng cách trình bày lại số liệu trên cột thông tin so sánh (Cột "Năm trước") của "Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh" năm hiện tại
...
Từ nguyên tắc 2 , rõ ràng việc điều chỉnh sai sót sẽ chỉ được thực hiện trên các tài khoản được sử dụng trong bảng CĐKT (từ loại 1 đến loại 4)
Và từ nguyên tắc 3, các TK từ loại 5 đến loại 8 sẽ không được sử dụng trong việc điều chỉnh vì sẽ gây tác động đến BCKQKD của năm hiện tại .
Đây là trả lời cho câu hỏi 1 của bạn.
 
Ðề: Giải thích giúp em bài này với. Em cảm ơn nhiều lắm.

Cái em muốn hỏi là:
1. Những TK nào thì được đưa qua phần "Ảnh hưởng đến Báo Cáo Tài Chính". Bởi vì lúc trước ở trên lớp cô giáo em cũng cho 1 ví dụ nhưng mà tất cả các TK ở kế toán hạch toán và quy định đều đưa qua ảnh hưởng báo cáo tài chính, mà cái này chỉ có đưa TK 1388, 133, 421, 3334.

Khi đã hạch toán sai thì tất cả các tài khoản phản ánh sai đó đều ảnh hưởng đến các con số liên quan trong báo cáo tài chính cả. Trong chương trình học đã rút gọn “ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính” được hiểu là ảnh hưởng đến “Bảng cân đối kế toán” . Kết cấu của Bảng cân đối kế toán chỉ thể hiện các tài khoản loại 1, 2, 3 ,4. Do đó, những tài khoản kế toán đã hạch toán loại 1, 2, 3, 4 nếu hạch toán sai thì có thể liên hệ ngay đến Bảng cân đối kế toán, còn loại 5, 6, 7, 8, 9 liên quan trực tiếp đến bảng báo cáo kết quả kinh doanh, gián tiếp đến Bảng cân đối kế toán (thông qua các tài khoản 3334, 421)

3. Ảnh hưởng đến báo cáo tài chính:
TK 1388 (giảm): 3 triệu
TK 133 (tăng): 33 triệu
TK 421 (giảm): 30 x 75% = 22.5 triệu
TK 3334 (giảm): 7.5 triệu
Tổng tài sản và nguồn vốn (giảm): 30 triệu

2. Làm sao để biết những tài sản nào tăng tài sản nào giảm, nguồn vốn nào tăng nguồn vốn nào giảm. Cái mà em đã bôi đậm màu đỏ ý ạ.

So sánh, đối chiếu giữa kế toán đã hạch toán và quy định để rút ra được cái nào tăng, cái nào giảm. Theo mình hiểu lời giải khó hiểu là do không nói rõ cái gì giảm so với cái gì, cái gì tăng so với cái gì
Cụ thể:
3. Ảnh hưởng đến báo cáo tài chính:
Báo cáo tài chính sai so với báo cáo tài chính đúng:
TK 1388 bị giảm: 33 triệu (fix lại số liệu trong lời giải của bạn luôn này)
TK 133 bị tăng: 3 triệu
TK 421 bị giảm: 30 x 75% = 22.5 triệu
TK 3334 bị giảm: 7.5 triệu


3. Những cái gì thì được kết chuyển qua 3334 và 421.

Trả lời ở câu hỏi 1: Tài khoản loại 5, 6, 7 ,8, 9 liên quan đến báo cáo kết quả kinh doanh (giải trình trong ý 4 của lời giải). Trên cơ sở đó, Thuế TNDN phản ánh lại trên 3334, Lợi nhuận sau thuế phản ánh lại trên 421:
Lợi nhuận sau thuế giảm 22.5 triệu: TK 421 (giảm)=22.5
Thuế TNDN phải nộp giảm 7.5 triệu: TK 3334 (giảm): 7.5 triệu

4. Làm sao để biết chỗ tổng tài sản và nguồn vốn giảm ạ, và tính kiểu gì để ra được kết quả là 30 triệu.

Tài khoản loại 1, 2 thì liên quan đến phần tổng tài sản
Tài khoản loại 3, 4 thì liên quan đến tổng nguồn vốn
Ví dụ trong bài này:
+ Bên tài sản có: TK 1388 giảm 33 triệu, TK 133 tăng 3 triệu
=> Tổng tài sản giảm 30 triệu (-33+3)
+ Bên nguồn vốn có: TK 421 giảm 22.5 triệu, TK 3334 giảm 7.5 triệu
=> Tổng nguồn vốn giảm 30 triệu (-22.5+ (-7.5))

P/S: Dạng bài này hình như học lâu lẩu trong môn kiểm toán rồi :hochanh:
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Giải thích giúp em bài này với. Em cảm ơn nhiều lắm.

Về câu hỏi thứ 2 : Lưu ý : TK loại 1+2 : tăng ghi NỢ, giảm ghi CÓ ; TK loại 3+4 tăng ghi CÓ, giảm ghi NỢ
Hạch toán sai :
Nợ TK 642 (Sai) vì sai nên đã làm tăng CP(hay nói cách khác, nếu không hạch toán thì sẽ không có khoản phí này)
Nợ TK 133 (Sai) Vì sai nên đã làm tăng tài sản trên bảng CĐKT (TK loại 1)(tương tự như trên)
Có TK 111
Hạch toán đúng sẽ là :
Nợ TK 1388 (vì đúng mà kg được hạch toán nên làm thiếu (giảm) tài sản .
Có TK 111
Như vậy có thể hiểu như này : nếu không hạch toán Nợ 642 thì sẽ không có thêm (tăng) CP và không hạch toán Nợ 133 thì sẽ không có thêm (tăng) tài sản , vì hạch toán (sai) nên phát sinh các số này do đó phải được điều chỉnh giảm.
Đúng ra TK 1388 phải được hạch toán, ghi Nợ 1388 sẽ làm tăng tài sản, nhưng vì do không hạch toán nên không phát sinh tăng số này (tương đương với việc giảm Tài sản 33tr), vậy TK 1388 phải được điều chỉnh tăng.
Phần Tài sản trên Bảng CĐKT do hạch toán sai đã làm tăng 3tr ở TK 133giảm 33tr (ở 138) -> làm giảm TS đi 30tr

TK 642 phản ánh chi phí , do ghi sai đã làm tăng CP 30tr -> giảm LN trước thuế 30tr -> giảm LN sau thuế 421 (30*75%) và thuế TNDN 3334 (30*25%) -> phần nguồn vốn cũng giảm tương ứng 30tr
Ở đây cần lưu ý đến logic : tăng CP sẽ làm giảm LN (và ngược lại) và kết hợp với nguyên tắc 2, 3 ở trên
Đây là phần trả lời cho thắc mắc ở câu 2 và 4 của bạn.

---------- Post added at 12:38 ---------- Previous post was at 12:24 ----------

Trong thắc mắc thứ 3 : Những cái gì thì được kết chuyển qua 3334 và 421.
Không thể nói như thế, mà phải nói : khi nào thì việc điều chỉnh sai sót gây ảnh hưởng đến 3334 và 421, hay khi nào thì sử dụng 3334 và 421 trong điều chỉnh sai sót .
Đó là khi sai sót có liên quan đến doanh thu hoặc chi phí .
Vận dụng logic :
+ Tăng CP sẽ làm giảm LN (và ngược lại) .
+ Tăng doanh thu sẽ làm tăng LN (và ngược lại)
Nếu điều chỉnh làm tăng LN sẽ dẫn đến tăng thuế TNDN (và ngược lại) -> ảnh hưởng đến 421 và 3334

---------- Post added at 12:44 ---------- Previous post was at 12:38 ----------

Còn về các bút toán điều chỉnh trong câu 5 :
5. Điều Chỉnh
Nợ 1388: 33 triệu
Có 133: 3 triệu
Có 421: 22.5 triệu
Có TK 3334: 7.5 triệu


Các bút toán khác không vấn đề gì, chỉ bút toán ghi CÓ 133 là không đơn giản vậy đâu.
Cái này có liên quan đến việc khai bổ sung TK thuế GTGT .
 
Ðề: Giải thích giúp em bài này với. Em cảm ơn nhiều lắm.

Về câu hỏi thứ 2 : Lưu ý : TK loại 1+2 : tăng ghi NỢ, giảm ghi CÓ ; TK loại 3+4 tăng ghi CÓ, giảm ghi NỢ
Hạch toán sai :
Nợ TK 642 (Sai) vì sai nên đã làm tăng CP(hay nói cách khác, nếu không hạch toán thì sẽ không có khoản phí này)
Nợ TK 133 (Sai) Vì sai nên đã làm tăng tài sản trên bảng CĐKT (TK loại 1)(tương tự như trên)
Có TK 111
Hạch toán đúng sẽ là :
Nợ TK 1388 (vì đúng mà kg được hạch toán nên làm thiếu (giảm) tài sản .
Có TK 111
Như vậy có thể hiểu như này : nếu không hạch toán Nợ 642 thì sẽ không có thêm (tăng) CP và không hạch toán Nợ 133 thì sẽ không có thêm (tăng) tài sản , vì hạch toán (sai) nên phát sinh các số này do đó phải được điều chỉnh giảm.
Đúng ra TK 1388 phải được hạch toán, ghi Nợ 1388 sẽ làm tăng tài sản, nhưng vì do không hạch toán nên không phát sinh tăng số này (tương đương với việc giảm Tài sản 33tr), vậy TK 1388 phải được điều chỉnh tăng.
Phần Tài sản trên Bảng CĐKT do hạch toán sai đã làm tăng 3tr ở TK 133giảm 33tr (ở 138) -> làm giảm TS đi 30tr

TK 642 phản ánh chi phí , do ghi sai đã làm tăng CP 30tr -> giảm LN trước thuế 30tr -> giảm LN sau thuế 421 (30*75%) và thuế TNDN 3334 (30*25%) -> phần nguồn vốn cũng giảm tương ứng 30tr
Ở đây cần lưu ý đến logic : tăng CP sẽ làm giảm LN (và ngược lại) và kết hợp với nguyên tắc 2, 3 ở trên
Đây là phần trả lời cho thắc mắc ở câu 2 và 4 của bạn.

---------- Post added at 12:38 ---------- Previous post was at 12:24 ----------

Trong thắc mắc thứ 3 : Những cái gì thì được kết chuyển qua 3334 và 421.
Không thể nói như thế, mà phải nói : khi nào thì việc điều chỉnh sai sót gây ảnh hưởng đến 3334 và 421, hay khi nào thì sử dụng 3334 và 421 trong điều chỉnh sai sót .
Đó là khi sai sót có liên quan đến doanh thu hoặc chi phí .
Vận dụng logic :
+ Tăng CP sẽ làm giảm LN (và ngược lại) .
+ Tăng doanh thu sẽ làm tăng LN (và ngược lại)
Nếu điều chỉnh làm tăng LN sẽ dẫn đến tăng thuế TNDN (và ngược lại) -> ảnh hưởng đến 421 và 3334

---------- Post added at 12:44 ---------- Previous post was at 12:38 ----------

Còn về các bút toán điều chỉnh trong câu 5 :
5. Điều Chỉnh
Nợ 1388: 33 triệu
Có 133: 3 triệu
Có 421: 22.5 triệu
Có TK 3334: 7.5 triệu


Các bút toán khác không vấn đề gì, chỉ bút toán ghi CÓ 133 là không đơn giản vậy đâu.
Cái này có liên quan đến việc khai bổ sung TK thuế GTGT .

Trong khi người đặt câu hỏi đã ngủ say thì người được ủy thác vẫn cặm cụi nhiệt tình giải đáp. Phục chú pqhung091965 này quá.
 
Ðề: Giải thích giúp em bài này với. Em cảm ơn nhiều lắm.

Trong khi người đặt câu hỏi đã ngủ say thì người được ủy thác vẫn cặm cụi nhiệt tình giải đáp. Phục chú pqhung091965 này quá.

Không có gì, không có gì, mình cố gắng tí để các bạn ấy còn có lòng tin rằng vẫn có những người sẵn sàng giúp đỡ khi khó khăn vậy mà.
 
Ðề: Giải thích giúp em bài này với. Em cảm ơn nhiều lắm.

Bài Tập 1: Doanh nghiệp trả hộ cán bộ công nhân viên số tiền điện là 33 triệu gồm có thuế GTGT 10%, trả bằng tiền mặt. Kế toán hạch toán như sau: Nợ 642: 30 triệu, Nợ 133: 3 triệu, Có 111: 33 triệu.
Yêu cầu: Nêu ảnh hưởng đến bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và đưa ra bút toán điều chỉnh nếu có.
Giải:
1. Kế toán hạch toán: Nợ 642: 30 triệu, Nợ 133: 3 triệu, Có 111: 33 triệu.
2. Quy định: Nợ 1388: 33 triệu, Có 111: 33 triệu.
3. Ảnh hưởng đến báo cáo tài chính:
TK 1388 (giảm): 3 triệu
TK 133 (tăng): 33 triệu
TK 421 (giảm): 30 x 75% = 22.5 triệu
TK 3334 (giảm): 7.5 triệu
Tổng tài sản và nguồn vốn (giảm): 30 triệu
4. Ảnh hưởng đến báo cáo kết quả kinh doanh:
Chi phí quản lí doanh nghiệp tăng 30 triệu
Lợi nhuận trước thuế giảm 30 triệu
Lợi nhuận sau thuế giảm 22.5 triệu
Thuế TNDN phải nộp giảm 7.5 triệu
5. Điều Chỉnh
Nợ 1388: 33 triệu
Có 133: 3 triệu
Có 421: 22.5 triệu
Có TK 3334: 7.5 triệu

Cái em muốn hỏi là:
1. Những TK nào thì được đưa qua phần "Ảnh hưởng đến Báo Cáo Tài Chính". Bởi vì lúc trước ở trên lớp cô giáo em cũng cho 1 ví dụ nhưng mà tất cả các TK ở kế toán hạch toán và quy định đều đưa qua ảnh hưởng báo cáo tài chính, mà cái này chỉ có đưa TK 1388, 133, 421, 3334.
2. Làm sao để biết những tài sản nào tăng tài sản nào giảm, nguồn vốn nào tăng nguồn vốn nào giảm. Cái mà em đã bôi đậm màu đỏ ý ạ.
3. Những cái gì thì được kết chuyển qua 3334 và 421.
4. Làm sao để biết chỗ tổng tài sản và nguồn vốn giảm ạ, và tính kiểu gì để ra được kết quả là 30 triệu.

Giúp em với. Thật sự thì bọn em học cao đẳng và cô giáo dạy chúng em rất qua loa, thậm chí có hỏi cô giáo cũng chỉ trả lời cho có thôi chứ ko chi tiết, em không muốn học lại đâu. Giúp em với em cảm ơn anh/chị nhiều lắm.

Chú pqhung091965 ơi, cháu xin chú chú giúp cháu cái này với, không phải cháu không có sự cố gắng mà vì kiến thức quá cao. Cháu cảm ơn chú.

về phần ảnh hưởng đến báo cáo tài chính hình như bạn điền nhầm
2 cái này phải đổi cho nhau thì phải
TK 1388 (giảm): 33 triệu
TK 133 (tăng): 3 triệu

---------- Post added at 04:11 ---------- Previous post was at 04:07 ----------

Không có gì, không có gì, mình cố gắng tí để các bạn ấy còn có lòng tin rằng vẫn có những người sẵn sàng giúp đỡ khi khó khăn vậy mà.
cảm ơn bác
trc em có học qua nguyên lý kế toán thì có 1 phần về sửa chữa khi sai sót
nhưng mà chỉ nêu các nguyên tắc thui
và cũng k có ví dụ thực tế,không biết sau này em có được học kỹ về phần này không nữa
nhưng mà qua bài giải thích của bác thì em có thể hiểu sơ qua rồi

cảm ơn mấy bác đã nhiệt tình chỉ bảo chúng em

p/s:cái này em phải đọc đi đọc lại cm của mấy bác mới ngấm ngấm đấy ạ
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Giải thích giúp em bài này với. Em cảm ơn nhiều lắm.

Namduysinh, cnhaui: Em rất cảm ơn anh/chị đã dành thời gian giúp em.
pqhung091965: Cháu xin lỗi chú, chú vẫn thức để giải bài tập giúp cháu mà cháu lại đi ngủ. Lần sau cháu sẽ không như thế nữa. Chú rất giỏi và rất nhiệt tình giúp đỡ mọi người, cháu thần tượng chú.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Giải thích giúp em bài này với. Em cảm ơn nhiều lắm.

Bằng cách điều chỉnh như trên, bạn đã vi phạm quy định của chuẩn mực số 29 : THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN, ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN VÀ CÁC SAI SÓT.
Tại đoạn 27 của chuẩn mực này có nêu :
27. Việc sửa chữa sai sót của kỳ trước không được thực hiện bằng cách điều chỉnh vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ phát hiện ra sai sót. Tất cả số liệu so sánh cần phải được điều chỉnh lại nếu có thể thực hiện được.

Khi sử dụng TK 642 cho việc điều chỉnh này, bạn đã thực hiện điều chỉnh vào BCKQHĐKD của năm hiện tại (kỳ phát hiện ra sai sót)

Theo chuẩn mực là sai
Nhưng theo cô giáo kiểm toán bắt phải điều chỉnh cả từ loại 5 đến loại 9 mới đau!
Làm theo cô giáo mới đạt tối đa bác ak! em đi học bắt buộc phải làm như cô giáo nè!
Dạng như này làm đi làm lại liên tục ấy! gần như bài nào cũng phải điều chỉnh từ loại 5 - loại 9
Vì có câu hỏi là ảnh hưởng tới báo kết quả kinh doanh như thế nào!
Tăng giảm các khoản mục!
 
Ðề: Giải thích giúp em bài này với. Em cảm ơn nhiều lắm.

:hichic:
nghe nói bọn e thi cũng có cái phần này nên lại mò lại pic này để hỏi mng
họ sẽ cho 1 nghiệp vụ đk sẵn rồi kêu mình nhận xét
sau đó sửa chữa nếu có
về sửa chữa ấy ạ có 3 pp cải chính,số âm,và đảo :D
hoc từ nguyên lý nên e cũng k nhớ rõ nắm có phải k?
n mà mình cứ định khoản đúng theo cái cách của mình ấy ạ?còn sau đó mới xem của họ nếu mà họ sai thì mình chỉ cần dùng bút toán đảo ngược nó rồi viết bút toán đúng phải k ạ?
chẳng hạn như là vd trên ấy ạ
họ đk Nợ 642: 30 triệu, Nợ 133: 3 triệu, Có 111: 33 triệu.
mà đk đúng là Nợ 1388: 33 triệu, Có 111: 33 triệu.

vậy thì mình sẽ sửa chữa lại như sau:
nợ 111 33
có 642 30
có 133 3
và đk tiếp là
Nợ 1388: 33 triệu,
Có 111: 33 triệu.


:hichic: hok biết có phải vậy k nữa?
các bác coi giùm em với xem nó như nào
e cũng nghe cô e nói là chẳng dại gì mà dùng pp cải chính với pp số âm cứ dùng pp đảo ý
chỉ cần ghi bút toán ngược sau đó ghi lại bút toán đúng
như vậy thì quá tốt rồi n mà nhớ lại cái bài này thấy mng chữa tùm lum lên vậy nên e mới mạo muội hỏi mng :D
 
Ðề: Giải thích giúp em bài này với. Em cảm ơn nhiều lắm.

HT LyLy: Bạn cũng chuẩn bị pải thi phần này à, mình cũng phải thi, hic, môn này khó quá. Mình đăng tạm vài cái ví dụ mà cô giáo mình chữa lên cho bạn tham khảo, hi vọng sẽ giúp được bạn. Nếu có gì thắc mắc bạn cứ viết bài nha.
Ví dụ 1:
1. Doanh mua nguyên vật liệu nhập kho theo giá 66.000.000 (bao gồm thuế GTGT 10%) chưa thanh toán tiền cho người bán. Kế toán của đơn vị đã định khoản.
Nợ 152: 66.000.000
Có 331: 66.000.000
Giải:
1. Kế toán phản ánh:
Nợ 152: 66.000.000
Có 331: 66.000.000
Quy định:
Nợ 152: 60.000.000
Nợ 133: 6.000.000
Có 331: 66.000.000
Ảnh hưởng đến BCĐKT:
TK 152: tăng 6.000.000
TK 133: giảm 6.000.000
Tổng tài sản và nguồn vốn không thay đổi.
Ảnh hưởng đến BCKQKD:
Không ảnh hưởng
Điều chỉnh:
Nợ 133: 6.000.000
Có 152: 6.000.000
Ví dụ 2:
2. Do doanh nghiệp thanh toán sớm tiền hàng phải trả nhà cung cấp A nên được chiết khấu 1% trên tổng giá trị thanh toán (tổng số thanh toán là 50.000 và đã nhận bằng tiền gửi ngân hàng). Kế toán đã định khoản:
Nợ 112: 500
Có 642: 500
Giải:
1. Kế toán phản ánh:
Nợ 112: 500
Có 642: 500
Quy định:
Nợ 112: 500
Có 515: 500
Ảnh hưởng đến BCĐKT:
Không ảnh hưởng
Ảnh hưởng đến BCKQKD:
Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 500
Chiết khấu thanh toán giảm 500
Ví dụ 3:
3. Doanh nghiệp mua 100 kg vật tư của công ty H. Giá thị trường của vật tư này là : 900VND/kg (chưa có thuế GTGT 10%). Doanh nghiệp chưa thanh toán cho nhà cung cấp. Đến cuối kỳ, hàng đã về nhập kho nhưng hóa đơn chưa về, kế toán đã định khoản.
Nợ 151: 88.000
Có 331: 88.000
Giải:
1. Kế toán phản ánh:
Nợ 151: 88.000
Có 331: 88.000
Quy định:
Nợ TK 152: 90.000 (Giá tạm tính)
Có TK 331: 90.000
Ảnh hưởng đến BCĐKT:
TK 151 tăng: 88.000
TK 331 giảm: 90.000-88.000= 2.000
TK 152 giảm: 90.000
Tổng tài sản và nguồn vốn giảm 2000
Ảnh hưởng đến BCKQKD:
Không ảnh hưởng
Điều chỉnh:
Nợ TK 152: 90.000
Có TK 151: 88.000
Có TK 331: 2.000
Ví dụ 4
4. Tạm ứng cho nhân viên đi thu mua nguyên vật liệu trong kỳ là 600.000VND
Nợ 142: 600.000VND
Có 111: 600.000VND
Giải:
1. Kế toán phản ánh:
Nợ 142: 600.000VND
Có 111: 600.000VND
Quy định:
Nợ 141: 600.000VND
Có 111: 600.000VND
Ảnh hưởng đến BCĐKT:
TK 142 tăng: 600.000VND
TK 141 giảm: 600.000VND
Tổng tài sản và nguồn vốn không đổi
Ảnh hưởng đến BCKQKD:
Không ảnh hưởng
Điều chỉnh:
Nợ 141: 600.000VND
Có 142: 600.000VND
 
Ðề: Giải thích giúp em bài này với. Em cảm ơn nhiều lắm.

Môn kiểm toán căn bản à??? Cố lên nhé.
Trước chị đi test vị trí trợ lý kiểm toán của công ty kiểm toán đề cũng tương tự dạng này đấy nhưng họ bắt mình điều chỉnh luôn và nghiệp vụ thì phức tạp hơn và phải tự suy luận chứ họ k cho là kế toán đã định khoản ntn.
 
Ðề: Giải thích giúp em bài này với. Em cảm ơn nhiều lắm.

huongly0710: Dạ vâng. Môn này là kiểm toán căn bản, bọn em học mãi chả hiểu, cũng chẳng biết là do giáo viên dạy hay do chúng em ngu nữa. :-(
 
Ðề: Giải thích giúp em bài này với. Em cảm ơn nhiều lắm.

:hichic: t đã học cái môn kiểm toán căn bản ấy đâu
kỳ sau mới học
nhờ mng xem xét câu này giúp xem xử lý nó thế nào:
nhận xét phương pháp kế toán và sửa chữa sai xót nếu có:
nhượng bán 1 bất động sản đầu tư NG 5000,đã hao mòn 800
giá bán bđs chưa thuế 6200,thuế gtgt 10%
tiền bán bđs thu bằng TGNH (đã báo có).chi phí bđs chưa thuế 15,thuế gtgt 10% chi bằng tiền mặt
họ đkhoan như sau:
nợ 112:6200
nợ 214:800
có 217:5000
có 515:2000
và : nợ 635:15
nợ 133: 1,5
có 111:16,5

cái nhận xét phương pháp kế toán t k biết nxet nó thế nào :hichic:
còn về định khoản:
đúng sẽ là :
nợ 632:4200
nợ 214:800
có 217:5000


nợ 112:6820
có 511:6200
có 3331:620

nợ 632:15
nợ 133:1,5
có 111:16,5


vậy sửa sai sẽ là:
thứ nhất:
xoá sổ bút toán sai:
nợ 217 5000
nợ 515 2000
có 214 800
có 112 6200

và nợ 111 16,5
có 635 15
có 133 1,5

sau đó ghi lại bút toán đúng:
nợ 632:4200
nợ 214:800
có 217:5000


nợ 112:6820
có 511:6200
có 3331:620

nợ 632:15
nợ 133:1,5
có 111:16,5


:hichic: mng coi xem t làms đúng chưa ? :lasao:
 
Ðề: Giải thích giúp em bài này với. Em cảm ơn nhiều lắm.

HT LyLy: Bạn cũng chuẩn bị pải thi phần này à, mình cũng phải thi, hic, môn này khó quá. Mình đăng tạm vài cái ví dụ mà cô giáo mình chữa lên cho bạn tham khảo, hi vọng sẽ giúp được bạn. Nếu có gì thắc mắc bạn cứ viết bài nha.
Ví dụ 1:
1. Doanh mua nguyên vật liệu nhập kho theo giá 66.000.000 (bao gồm thuế GTGT 10%) chưa thanh toán tiền cho người bán. Kế toán của đơn vị đã định khoản.
Nợ 152: 66.000.000
Có 331: 66.000.000
Giải:
1. Kế toán phản ánh:
Nợ 152: 66.000.000
Có 331: 66.000.000
Quy định:
Nợ 152: 60.000.000
Nợ 133: 6.000.000
Có 331: 66.000.000
Ảnh hưởng đến BCĐKT:
TK 152: tăng 6.000.000
TK 133: giảm 6.000.000
Tổng tài sản và nguồn vốn không thay đổi.
Ảnh hưởng đến BCKQKD:
Không ảnh hưởng
Điều chỉnh:
Nợ 133: 6.000.000
Có 152: 6.000.000
Ví dụ 2:
2. Do doanh nghiệp thanh toán sớm tiền hàng phải trả nhà cung cấp A nên được chiết khấu 1% trên tổng giá trị thanh toán (tổng số thanh toán là 50.000 và đã nhận bằng tiền gửi ngân hàng). Kế toán đã định khoản:
Nợ 112: 500
Có 642: 500
Giải:
1. Kế toán phản ánh:
Nợ 112: 500
Có 642: 500
Quy định:
Nợ 112: 500
Có 515: 500
Ảnh hưởng đến BCĐKT:
Không ảnh hưởng
Ảnh hưởng đến BCKQKD:
Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 500
Chiết khấu thanh toán giảm 500
Ví dụ 3:
3. Doanh nghiệp mua 100 kg vật tư của công ty H. Giá thị trường của vật tư này là : 900VND/kg (chưa có thuế GTGT 10%). Doanh nghiệp chưa thanh toán cho nhà cung cấp. Đến cuối kỳ, hàng đã về nhập kho nhưng hóa đơn chưa về, kế toán đã định khoản.
Nợ 151: 88.000
Có 331: 88.000
Giải:
1. Kế toán phản ánh:
Nợ 151: 88.000
Có 331: 88.000
Quy định:
Nợ TK 152: 90.000 (Giá tạm tính)
Có TK 331: 90.000
Ảnh hưởng đến BCĐKT:
TK 151 tăng: 88.000
TK 331 giảm: 90.000-88.000= 2.000
TK 152 giảm: 90.000
Tổng tài sản và nguồn vốn giảm 2000
Ảnh hưởng đến BCKQKD:
Không ảnh hưởng
Điều chỉnh:
Nợ TK 152: 90.000
Có TK 151: 88.000
Có TK 331: 2.000
Ví dụ 4
4. Tạm ứng cho nhân viên đi thu mua nguyên vật liệu trong kỳ là 600.000VND
Nợ 142: 600.000VND
Có 111: 600.000VND
Giải:
1. Kế toán phản ánh:
Nợ 142: 600.000VND
Có 111: 600.000VND
Quy định:
Nợ 141: 600.000VND
Có 111: 600.000VND
Ảnh hưởng đến BCĐKT:
TK 142 tăng: 600.000VND
TK 141 giảm: 600.000VND
Tổng tài sản và nguồn vốn không đổi
Ảnh hưởng đến BCKQKD:
Không ảnh hưởng
Điều chỉnh:
Nợ 141: 600.000VND
Có 142: 600.000VND
Mình cũng đang thắc mắc vấn đề này ! cám ơn
 
Ðề: Giải thích giúp em bài này với. Em cảm ơn nhiều lắm.

Không có gì, không có gì, mình cố gắng tí để các bạn ấy còn có lòng tin rằng vẫn có những người sẵn sàng giúp đỡ khi khó khăn vậy mà.

May mà vẫn có người như chú, kể mà có chục nút thanks thì cũng nhấn hết :sohappy:
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top