File thuyết minh BCTC theo thông tư 200 + QĐ 48 bằng Excel

Son.Tran

Member
Hội viên mới
Nhiều bạn hỏi file thuyết minh BCTC, không có thời gian gửi cho từng bạn được, mình post lên đây mẫu TM BCTC theo QĐ 48 và TT200, mẫu trên cell và word, bạn nào cần thì tải về nhé. Chúc các bạn thành công.

FILE-THUYET-MINH-BCTC.jpg


Các bạn tải về trong file đính kèm nhé. Ngoài ra cũng có thể tham khảo thêm "15 lưu ý thuyết minh báo cáo tài chính theo thông tư 200" trong bài viết dưới đây nhé.

1. Đầu tư tài chính – Thông tư 200

Đối với chứng khoán kinh doanh thì trước đây theo QĐ 15 để giá trị ghi sổ là giá gốc chứ không phải là ghi theo giá trị hợp lý. Nhưng các bạn hãy thử tưởng tượng nếu các bạn nhìn vào chứng khoán kinh doanh các bạn chỉ biết giá gốc mà các bạn không biết giá trị hợp lý của nó như thế nào thì các bạn sẽ thấy nó có vẻ thiếu thông tin nên chính vì vậy nên thông tư 200 yêu cầu trình bày giá trị hợp lý mặc dù là chưa được ghi sổ kế toán.

Khi trình bày giá trị hợp lý của chứng khoán kinh doanh để trình bày trên thuyết minh BCTC theo thông tư 200, các bạn có thể căn cứ vào giá trị thị trường của các loại chứng khoán mà doanh nghiệp đang nắm giữ.

Đối với các khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị chưa niêm yết, giá trị hợp lý của các khoản đầu tư này được tính dựa trên các kỹ thuật định giá. Trường hợp nếu giá trị hợp lý của các khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác không xác định được một cách đáng tin cậy thì doanh nghiệp giải trình lý do tại mục 2c phần VI về thông tin bổ sung cho khoản mục đầu tư tài chính trên thuyết minh BCTC.

Ví dụ: Cổ phiếu của Vinamilk lúc đầu mua vào là 100.000đ/CP nhưng ngày hôm nay thì giá trị hợp lý của nó là 110.000 hoặc có thể là 200.000/CP. Thế đối với chứng khoán kinh doanh thì ta không yêu cầu chi tiết cho từng loại chứng khoán kinh doanh nhưng đối với những loại chiếm khối lượng lớn tức là chiếm từ 10% trở lên trên tổng vốn đầu tư thì các bạn phải thuyết minh. Như vậy tối đa các bạn cũng chỉ TM đến 10 dòng thôi.


2. Đầu tư trái phiếu đến ngày đáo hạn


Với đầu tư trái phiếu đến ngày đáo hạn thì các bạn có cột giá gốc và cột giá trị ghi sổ. Một điều các bạn lưu ý là đầu tư trái phiếu nắm giữ đến ngày đáo hạn và tiền gửi có kỳ hạn … do chưa có cơ chế dự phòng nên các bạn có thể ghi tụt giá trị ghi sổ xuống thành giá trị có thể thu hồi, bình thường nếu ta lập dự phòng như kiểu bản chất khó đòi thì giá gốc giữ nguyên tài khoản dự phòng riêng thế còn ở đây giá gốc chỉ là chi phí ban đầu còn giá trị ghi sổ bây giờ chính là giá trị có thể thu hồi các bạn thuyết minh thế như vậy lấy ở trên phần mềm thì có thể là có giá trị ghi sổ còn giá gốc thì các bạn phải nhặt bằng tay. Thế nhưng mà ít ra cũng có thể cho người ta nhìn thấy là giá gốc ban đầu và có thể cung cấp thêm thông tin cho người đọc BCTC.


3. Các khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác


Các bạn hiện nay ghi theo giá gốc và các bạn thuyết minh thêm cột giá trị hợp lý để cho người sử dụng biết trước tiên giá trị hợp lý của các khoản đầu tư vào đơn vị khác cũng không quá quan trọng bởi vì khi tôi đã đầu tư vào công ty con thì tôi sẽ không thoái vốn ở đó như là các khoản chứng khoán kinh doanh. Chính vì thế nên so với chứng khoán kinh doanh thì ta thấy chứng khoán kinh doanh cột giá gốc và giá trị hợp lý cạnh nhau thế còn ở đây là đầu tư vào công ty con hoặc công ty liên kết thì giá gốc dự phòng đã rồi các bạn mới thuyết minh thêm giá trị hợp lý thế nên không phải là chúng tôi trình bày cái cột dựa trên nguyên tắc cái nào cần trình bày trước thì trình bày trước để đảm bảo thông tin cần thiết người đọc sẽ đọc trước. Ngoài ra thì các bạn phải tóm tắt được hoạt động chính của các công ty con, công ty liên kết, các bạn phải mô tả một số giao dịch trọng yếu giữa công ty con với công ty mẹ, công ty liên kết. Trong trường hợp các bạn không xác định được giá trị hợp lý của các công ty con, công ty liên kết này thì các bạn phải thể hiện lý do.


4. Các khoản phải thu của khách hàng


Thông tư 200 yêu cầu phải chi tiết khoản phải thu của các khách hàng chiếm từ 10% trở lên trên tổng phải thu của khách hàng. Đối với trường hợp này gặp một số phản hồi từ phía DN là khi doanh nghiệp thuyết minh như thế thì sẽ bị lộ khách hàng nhưng mà những khách hàng lớn thì thực ra nó cũng là một yếu tố rất quan trọng nên các bạn cần chi tiết với những khách hàng chiếm số dư từ 10% trở lên. Đây là một yêu cầu mà Bộ tài chính cần phải yêu cầu thuyết minh xuất phát từ thực tế đó là trong năm vừa qua có một ví dụ: Công ty Cổ phần Việt An (mã CK ABS) có đặc điểm là nợ xấu của kỳ sau cao hơn kỳ trước, Bộ Tài chính cùng với UBCK tìm hiểu thì thấy là nó bán hàng và nó cứ chuyển qua phải thu khách hàng và khách hàng đó thì không chịu trả tiền mà tiếp tục cứ bán. Sau đó một số ông chủ của Công ty này chạy sang nước ngoài và hóa ra các khách hàng bên kia chính là của các ông chủ này. Tức là bán hàng cho một công ty sân sau của ông chủ Việt Nam và như vậy là các công ty bên kia không chịu trả tiền mà bên này vẫn cứ bán hàng dẫn đến bây giờ Công ty này đang nợ ngân hàng rất lớn. Nên Bộ tài chính đã yêu cầu thuyết minh thêm các khoản phải thu khách hàng có số dư lớn từ 10% trở lên để các bạn có thêm thông tin, tránh những trường hợp rủi ro. Đồng thời các doanh nghiệp phải thuyết minh phải thu khách hàng ở các bên liên quan và chi tiết cho từng đối tượng liên quan.

5. Tài sản thiếu chờ xử lý

Trước đây các thuyết minh BCTC chưa hề có chỉ tiêu riêng cho nó mà các bạn trình bày trong phần tài sản khác, nhưng rõ ràng rủi ro trong tài sản thiếu chờ xử lý thì nó khác hoàn toàn với tài sản thông thường vì khả năng không thu hồi được tài sản này là rất cao. Vì vậy Bộ tài chính yêu cầu phải thuyết minh riêng một chỉ tiêu về tài sản thiếu chờ xử lý. Thuyết minh về số lượng và giá trị của tài sản thiếu chờ xử lý là bao nhiêu.

6. Nợ xấu

Lần đầu tiên các BCTC có thuyết minh về nợ xấu, nợ xấu được hiểu là các khoản phải thu, cho vay, cho mượn, không những bao gồm những khoản quá hạn mà kể cả chưa quá hạn nhưng khó có khả năng thu hồi thì các bạn cũng phải thuyết minh. Doanh nghiệp có thể thuyết minh về giá gốc của nó là bao nhiêu và giá trị có thể thu hồi là bao nhiêu đối tượng nợ là như thế nào. Và nếu những đối tượng nợ xấu chiếm tỷ trọng nợ xấu từ 10% trên tổng số nợ xấu thì các doanh nghiệp phải thuyết minh riêng từng đối tượng. Nếu như có quá nhiều khoản nợ xấu thì thuyết minh theo số tổng mà không phải thuyết minh chi tiết.

Ngoài ra còn phải thuyết minh thêm thông tin về các khoản tiền phạt, lãi trả chậm phát sinh từ các khoản nợ xấu mà không ghi nhận được doanh thu.

Ví dụ: Trong kỳ này có những khoản nợ xấu ABC nếu điều khoản có ghi nhận trong kỳ được ghi nhận doanh thu là bao nhiêu, nhưng do nợ xấu nên không ghi nhận được thì phải thuyết minh các giá trị không được ghi nhận doanh thu này.

Thuyết minh thông tin phi tài chính đó là khả năng thu hồi nợ quá hạn, cái này hoàn toàn mang tính chủ quan. Các bạn thuyết minh dựa trên đánh giá của doanh nghiệp. Bởi vì nếu là đòi nợ thuê chẳng hạn thì có thể vẫn thu hồi được nhưng khi ra tòa thì chưa chắc bởi vì có những DN vừa rồi các bạn phản ánh là thực ra cơ quan thi hành án của chính quyền chẳng khác gì đòi nợ thuê, vì là tòa tuyên án rồi nếu không cho nó tiền thì còn lâu nó mới thi hành án hoặc là trên cơ sở 50 – 50 thì nó mới đi đòi chứ đừng bảo là có cái bản án của tòa ra mà nó đòi cho các bạn đâu thế nên việc thuyết minh về chỉ tiêu này hoàn toàn do cảm nhận của doanh nghiệp.

7. Đối với Hàng tồn kho

Trình bày về HTK ứ đọng, kém, mất phẩm chất không có khả năng ghi nhận doanh thu, rồi nguyên nhân và hướng xử lý hàng tồn kho. Lần này thuyết minh nó có nhiều vấn đề mang tính quản trị hơn là cái thuyết minh bằng số như là QĐ 15. Các bạn nhìn vào báo cáo của các công ty đa quốc gia thì cũng sẽ thấy thuyết minh bằng chữ rất nhiều bởi vì có những cái số nó không thể mô tả được cái tình hình thực tế nên phải diễn tả bằng lời. Có những thông tin phi tài chính như là HTK đã dự phòng rồi nhưng HTK vì sao phải lập dự phòng thì trước đây chưa thể hiện còn bây giờ các bạn phải thuyết minh để cho người sử dụng biết và đánh giá cái khả năng còn có thể thu hồi được là bao nhiêu. Các bạn cũng cần thuyết minh về hàng tồn kho, tài sản cầm cố thế chấp nói chung là tài sản đảm bảo.

8. Đối với tài sản dở dang

Đối với tài sản dở dang dài hạn thì lần này cũng có một chỉ tiêu mới phải thuyết minh về chi phí sản xuất kinh doanh dở dang dài hạn và chỉ tiêu này yêu cầu thuyết minh chi tiết cho từng loại chi phí sản xuất kinh doanh dở dang dài hạn nếu chi phí này xác định là chậm tiến độ mà các bạn lại thuyết minh là lý do bởi vì tôi tay không bắt giặc nên chậm tiến độ thì người ta lại không giải ngân cho. Thế nên chỉ tiêu này các DN bất động sản không thích tí nào nhưng việc không phải là có thích hay không mà vấn đề là ông phải công bố cho mọi người biết dự án của ông chậm tiến độ là lý do vì sao.


9. Tăng giảm bất động sản đầu tư


Có sự thay đổi là do trước đây bất động sản đầu tư đồng loạt khấu hao, nhưng nay thì không khấu hao đối với BĐS nắm giữ trong thời gian chờ bán, vì vậy bây giờ thuyết minh BĐS đầu tư cần chi tiết ra là BĐS đầu tư nào cho thuê thì chúng ta có chỉ tiêu “Hao mòn lũy kế” còn đối với BĐS đầu tư nắm giữ chờ tăng giá thì các bạn có chỉ tiêu tổn thất do suy giảm giá trị như vậy thì chỉ tiêu BĐS đầu tư là giá trị còn lại.


10. Đối với vay và nợ thuê tài chính


Thuyết minh về giá trị và số có khả năng trả nợ. Cái này thì dễ không đúng thực tế lắm bởi vì có khi không có khả năng nhưng mà vẫn cứ như là có khả năng. Nhưng cái này nếu có khả năng trả nợ thì nó phải tương thích với mục tiếp theo đó là mục “D – Số vay và nợ quá hạn chưa thanh toán”, cái này DN cũng không thích tý nào bởi vì bảo là lại vạch áo cho người xem lưng. Nhưng mà tôi là ngân hàng, tôi là chủ nợ thì tôi muốn cho anh vay hay không thì tôi phải biết là anh có nợ quá hạn chưa thanh toán hay không vì thế nên thuyết minh cái này phải lưu ý là số có khả năng trả nợ là bao nhiêu và vì sao mà các bạn lại có những khoản nợ quá hạn chưa thanh toán, lý do chưa thanh toán là gì, cái này hơi khó, chẳng nhẽ lại bảo tôi không thích trả

11. TM chi tiết về các khoản vay và nợ giữa các bên liên quan,

Đối với phải trả người bán cũng phải thuyết minh chi tiết về số có khả năng trả nợ ngoài ra các khoản phải trả người bán cũng phải chi tiết nếu nó chiếm từ trên 10% trở lên trên tổng số phải trả người bán. Cũng phải thuyết thêm 02 nội dung nữa đó là số nợ phải trả người bán quá hạn chưa thanh toán, trong số nợ quá hạn chưa thanh toán này thì chi tiết cho từng đối tượng nợ chiếm từ 10% trở lên trên tổng số nợ quá hạn. Và các bạn phải thuyết minh về phải trả người bán và các bên liên quan xem nó bằng bao nhiêu.

12. Đối với thuế và các khoản phải nộp nhà nước,

Các bạn thì phải đưa chỉ tiêu số phải nộp trong năm và số đã nộp trong năm vào đây. Phần này là do cơ quan tài chính ( Bộ Tài Chính) yêu cầu thuyết minh số phải nộp và số đã nộp.

13. Đối với chỉ tiêu phải trả khác

Báo cáo theo thông tư 200, chỉ tiêu phải trả khác này cũng yêu cầu thuyết minh về số nợ quá hạn chưa thanh toán. Thế thì số nợ quá hạn chưa thanh toán đối với các khoản phải trả khác thì bao gồm cả KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN nếu mà thuyết minh cái này ra thì cơ quan BHXH thích lắm, công đoàn thích lắm, người lao động cũng thích. Bởi vì ông chậm bảo hiểm cho tôi thì ảnh hưởng đến quyền lợi của tôi thì công bố ra cũng là cái để người lao động giám sát.


14. Đối với trái phiếu chuyển đổi


Thuyết minh về trái phiếu chuyển đổi thì có rất nhiều món như là điều khoản chuyển đổi, tỷ lệ chuyển đổi trái phiếu, lãi suất của trái phiếu chuyển đổi như thế nào.

Cổ phiếu ưu đãi: được phân loại là nợ phải trả. Chúng ta thuyết minh theo các điều khoản cơ bản của cổ phiếu ưu đãi.

Ngoài ra có TM về các khoản mục ngoài bảng CĐKT, những chỉ tiêu này thì chúng tự theo dõi và tự TM những thông tin.

15. Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố

Còn đối với BCKQKD thì việc nhặt chỉ tiêu “Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố” trong QĐ 15 chưa hướng dẫn rõ thì TT200 nói rõ luôn, cách thức lấy là lấy từ 621, 622, 623, 627, 641, 642. Trước đây phần này ở phần thuyết minh các chỉ tiêu trên P&L khiến người ta nghĩ rằng nó lấy từ 632, 641, 642 nhưng 632 là tài khoản tổng hợp không thể lấy được. Đồng thời, 632 bao gồm giá vốn của hàng sản xuất kỳ này, tiêu thụ kỳ này và sản xuất kỳ trước nhưng tiêu thụ kỳ này. Do đó, các chi phí sản xuất kỳ trước nhưng tiêu thụ kỳ này thì phải là chi phí sản xuất theo yếu tố kỳ trước vì vậy sử dụng 632 là không hợp lý.

Con đường duy nhất lựa chọn phải là 621, 622, 623, 627, 641, 642. Còn đối với thương mại thì chủ yếu từ 641, 642 thôi.

File do anh Vũ Đức Hùng chia sẻ - Bài viết tại Auditboy
 

Đính kèm

  • TMBCTC 48 va 200.rar
    123.9 KB · Lượt xem: 3,299

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top