Doanh thu kéo về của các năm trước do yêu cầu của cơ quan thuế

Ðề: Doanh thu kéo về của các năm trước do yêu cầu của cơ quan thuế

ui, trường hợp này khó thía, chưa gặp bao giờ.
 
Ðề: Doanh thu kéo về của các năm trước do yêu cầu của cơ quan thuế

Trong tất cả các Còm của tôi ở thớt này, tôi đã ghi rõ cách thức mà bạn - nếu phải làm - sẽ phải thực hiện trong tình huống này, bạn hãy cứ xem lại thật kỹ sẽ thấy cách thực hiện .

Chủ đề này dài dòng ghê, em chưa gặp cụ thể trường hợp này. nhưng theo em thế này có đúng không anh:
- Công trình đã quyết toán rồi, thanh toán hết tiền rồi những vấn treo Có 131 và Nợ 154, vậy thì năm nay hạch toán doanh thu, giá vốn, xuất hóa đơn bổ sung thui (còn phải hồi tố hay không thì em cũng không biết, nhưng em nghĩ nếu giá trị lớn chắc phải có vì ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC nhỉ).
Sau đó nộp thêm thuế GTGT, TNDN, tiền chậm nộp, tiền phạt thuế nữa.
- Trường hợp không có giá vốn do chưa thanh toán tiền cho bên làm, như vậy không có hóa đơn chứng từ hợp lý, vậy phải tính thuế TNDN trên toàn bộ phần doanh thu chứ làm sao được kiếm khoản chi phí nào vào nữa, trừ khi chứng minh được chi phí đó là giá vốn công trình. Vì bản chất không có hóa đơn đầu vào nghĩa là đang chiếm dụng vốn bên kia, nếu không thanh toán thì sẽ hình thành một khoản thu nhập khác trong tương lai mà (trường hợp k thanh toán nữa mà quịt luôn).

Anh cho em hỏi thêm trường hợp này với, nếu trường hợp đã được Thuế kiểm tra, quyết toán rồi mà phát hiện chi phí bỏ sót thì không biết có được giải trình bổ sung nữa không nhỉ?
 
Ðề: Doanh thu kéo về của các năm trước do yêu cầu của cơ quan thuế

Anh cho em hỏi thêm trường hợp này với, nếu trường hợp đã được Thuế kiểm tra, quyết toán rồi mà phát hiện chi phí bỏ sót thì không biết có được giải trình bổ sung nữa không nhỉ?

Trả lời cái này trước nhé.
Theo quan điểm của thuế thì CP hoạt động thuộc năm nào sẽ được tính hết khi xác định thuế TNDN của năm đó, ngoại trừ những khoản phải phân bổ hoặc phân bổ lại. Trường hợp như bạn nói thì cũng còn tùy vào việc CP đó là CP hoạt động hay CP còn phải phân bổ mà người ta sẽ có các cách xử lý như sau :
Nếu là CP hoạt động trong năm, nếu bạn bỏ sót thì người ta sẽ xem như bạn không sử dụng đoạn CP này để tính thuế TNDN mà dùng LN sau thuế để bù đắp và không được xem xét nữa .
Nếu là CP phân bổ, họ sẽ xem xét quá trình PB của những CP cùng loại trước đó mà quyết định tiếp tục để DN tiếp tục PB phần còn lại.
Nhưng tựu trung lại , CP nào đã bỏ qua trong năm quyết toán sẽ không được xem xét nữa.

Còn vấn đề mà chủ thớt này đưa ra, cái quan trọng mà tôi tham gia Còm nhiều và liên tục như thế này là do tính chất quan trọng và phức tạp của nó. Không phải khi cơ quan thuế kiểm tra quyết toán và ra biên bản kết luận là xong, mà việc giải quyết hậu quả theo biên bản này còn khó khăn hơn nhiều. Nếu chưa từng gặp nghiệp vụ này, và không khéo khi phân tích những vấn đề nảy sinh kèm theo biên bản đó thì đó thật sự là một thảm họa cho DN khi đến kỳ thực hiện QTT TNDN cho năm hiện tại .

Vấn đề tưởng chừng phức tạp nhưng thật ra lại vô cùng đơn giản , trong thực tế và xảy ra rất nhiều ở các cty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, lắp đặt.
Một ví dụ : Cty xây dựng A, nhận thầu xây dựng cho một công trình do nguồn vốn ngân sách đầu tư. Khi hoàn thành công trình và đã bàn giao đưa vào sử dụng nhưng nguồn vốn ngân sách chưa rót về cho chủ đầu tư nên chủ đầu tư chưa thanh toán được cho nhà thầu . Một, hai năm sau, khi có vốn, chủ đầu tư mới thanh toán được cho nhà thầu - Cty xây dựng A.
Vì Cty xây dựng A chưa nhận được tiền thanh toán từ chủ đầu tư nên họ sẽ không chịu xuất hóa đơn cho công trình đã hoàn thành (vì nếu xuất hóa đơn thì cũng không có tiền để nộp thuế). Một, hai năm sau, khi chủ đầu tư thanh toán thì họ mới chịu xuất hóa đơn cho công trình trên và do đó, đoạn DT này sẽ bị đưa về để tính thuế TNDN ở năm mà công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Nhưng khổ nỗi, có nhiều cty hoạt động không quy củ, họ nghĩ rằng khi không xuất hóa đơn báo DT thì cũng không cần phải lấy nhiều CP, chỉ khi xuất hóa đơn đầu ra họ mới lấy hóa đơn CP và như vậy, CP xây dựng của những năm trước lại được thể hiện trong năm này .
Kkhi cơ quan thuế đưa đoạn DT này về những năm trước để tính thuế thì lại không có CP nữa , vấn đề ở đây là như thế. Cơ quan thuế không thể tính thuế trên toàn bộ phần DT đưa về này vì như vậy sẽ vi phạm ngtắc phù hợp nên họ sẽ giải quyết bằng cách ứng chi phí của năm kề sau theo tỷ lệ doanh thu.
Và đây chỉ là một trong số rất nhiều trường hợp mà đơn vị phải đưa DT phản ánh ở năm này về lại những năm trước để tính thuế .

Bắt đầu sự việc khó khăn nảy sinh khi làm QTT TNDN cho năm hiện tại, năm mà đoạn DT này được phản ánh. Nếu không khéo thì kế toán lại tiếp tục đưa phần DT này vào tính thuế 1 lần nữa ở năm hiện tại (vì do nó vẫn được hạch toán trên TK 511) cũng như CP phát sinh của năm hiện tại lại cũng vẫn được đưa vào trừ thuế 1 lần nữa , trong khi một phần CP của năm này đã được đưa về để tính thuế cho những năm trước (cơ quan thuế ứng CP cho đoạn DT bị đưa về).

nhưng em nghĩ nếu giá trị lớn chắc phải có vì ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC nhỉ,
Vấn đề ở đây không phải là BCTC mà ta đang nói đến cách thức xử lý về mặt thuế nhằm tránh tổn thất cho DN mà ta đang phục vụ.
 
Ðề: Doanh thu kéo về của các năm trước do yêu cầu của cơ quan thuế

Cảm ơn anh pqhung.
Em trao đổi với anh thêm chút nữa.
Đối với công trình xây dựng, em nghĩ trường hợp chưa quyết toán thì mới nảy sinh việc chưa ghi nhận doanh thu - giá vốn, vì nếu công trình đã quyết toán thì phải có đầy đủ hóa đơn chứng từ rồi mới quyết toán được. Như vậy dù công trình đã xây xong, đã đưa vào sử dụng, chủ đầu tư đã thanh toán tiền, tuy nhiên do nhà thầu chưa có đủ hóa đơn chứng từ công trình nên chưa thể quyết toán và treo công nợ (đương nhiên bên kia cũng chưa thể hạch toán tăng tài sản công trình vì ko có hóa đơn). Và việc chưa đủ hóa đơn chứng từ có thể do nhà thầu chưa thanh toán cho nhà cung cấp, nên không có hóa đơn đầu vào.
Vậy thuế kiểm tra, phát hiện công trình đã hoàn thành, đã bàn giao nhưng chưa làm quyết toán => Bắt ghi nhận doanh thu, giá vốn, xuất hóa đơn, nộp thuế. Nguyên tắc phù hợp trong trường hợp này chỉ áp dụng với kế toán thôi chứ, em nghĩ Thuế họ cần gì quan tâm, việc công ty đã thu tiền, đủ đk ghi nhận doanh thu, nhưng ko có đầy đủ chứng từ giá vốn thì cứ tính lợi nhuận trên phần giá vốn đã có thôi. Trường hợp này cũng không được trích trước chi phí vì sự việc xảy ra lâu rồi, không có lí do để trích trước CP. Em nghĩ Thuế có thể cho công ty thời gian để thu thập đủ hóa đơn cho giá vốn đó, tuy nhiên phải chứng minh được đúng giá vốn công trình đó.
Còn việc hạch toán và tính thuế trong năm 2013 thì em nghĩ đơn giản vì chẳng ai lại để tính nhầm thuế 2 lần hay ghi nhận doanh thu 2 lần cả. Nhất là khi khoản này đã được lưu ý.

Còn đối với chi phí bỏ sót, bởi vì trong TT 28 hướng dẫn luật quản lý thuế thì khoản 5 điều 9 có quy định về những trường hợp sai sót làm ảnh hưởng đến số thuế phải nộp thì được kê khai bổ sung, tuy nhiên phải trước khi cơ quan thuế có quyết định kiểm tra, thanh tra thuế. Như vậy theo em hiểu thì sau khi có quyết định kiểm tra thì dù mình phát hiện sót chi phí (trường hợp này làm giảm thuế TNDN đã nộp) cũng không được khai bổ sung nữa đúng không ạ?
Tuy nhiên em đọc hướng dẫn của Bộ Tài chính:
Cổng thông tin Bộ Tài chính
Theo hướng dẫn này thì chẳng nhẵc gì đến việc có QĐ thanh tra, kiểm tra hay không.
Do em chưa làm về mảng thuế bao giờ, nhưng em vẫn nghĩ TT 28 đúng vì câu trả lời của Bộ Tài chính không có văn bản làm căn cứ. Anh gặp những trường hợp này rồi thì giúp em với.

---------- Post added at 08:13 ---------- Previous post was at 08:09 ----------

Ah em đính chính thêm là không phải thuế ko quan tâm đến nguyên tắc phù hợp, mà Thuế chỉ quan tâm khi chi phí công ty quá cao không phù hợp với doanh thu ghi nhận thôi.
Ví dụ công ty sử dụng 1 chiếc xe ô tô nhưng mỗi tháng hết 100tr tiền xăng chẳng hạn.
Còn trường hợp có lợi cho Thuế thì em nghĩ họ chẳng quan tâm làm gì. Coi như DN thiệt.
 
Ðề: Doanh thu kéo về của các năm trước do yêu cầu của cơ quan thuế

Trong Post trên của bạn, đã thể hiện cách suy nghĩ của chúng ta - người làm nghề kế toán - đều theo lẽ thường , đó là việc chúng ta suy diễn từ các quy định của pháp luật . Tuy nhiên, vẫn có những ngoại lệ trong thực tế kiểm tra của cơ quan thuế. Như tôi đã nói ở các Còm trên, việc cơ quan thuế kéo lùi doanh thu về để tính thuế cho những năm trước và việc PB lại CP cho đoạn DT ấy đều theo quy định của pháp luật cả.

Đối với công trình xây dựng, em nghĩ trường hợp chưa quyết toán thì mới nảy sinh việc chưa ghi nhận doanh thu - giá vốn, vì nếu công trình đã quyết toán thì phải có đầy đủ hóa đơn chứng từ rồi mới quyết toán được.Như vậy dù công trình đã xây xong, đã đưa vào sử dụng, chủ đầu tư đã thanh toán tiền, tuy nhiên do nhà thầu chưa có đủ hóa đơn chứng từ công trình nên chưa thể quyết toán và treo công nợ (đương nhiên bên kia cũng chưa thể hạch toán tăng tài sản công trình vì ko có hóa đơn). Và việc chưa đủ hóa đơn chứng từ có thể do nhà thầu chưa thanh toán cho nhà cung cấp, nên không có hóa đơn đầu vào.
Bạn đã có sự nhầm lẫn ở đây. Việc nhà thầu có hóa đơn đầu vào hay không , không ảnh hưởng gì đến việc quyết toán cả. Nếu công trình đã hoàn thành và chủ đầu tư đã thanh toán thì việc chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu xuất hóa đơn là chuyện đương nhiên, nhà thầu kg thể viện lý do chưa có hóa đơn đầu vào mà không xuất hóa đơn để quyết toán công trình cho chủ đầu tư được. Vấn đề của chủ thớt nêu ra không nằm trong trường hợp này.

Vậy thuế kiểm tra, phát hiện công trình đã hoàn thành, đã bàn giao nhưng chưa làm quyết toán => Bắt ghi nhận doanh thu, giá vốn, xuất hóa đơn, nộp thuế. Nguyên tắc phù hợp trong trường hợp này chỉ áp dụng với kế toán thôi chứ, em nghĩ Thuế họ cần gì quan tâm, việc công ty đã thu tiền, đủ đk ghi nhận doanh thu, nhưng ko có đầy đủ chứng từ giá vốn thì cứ tính lợi nhuận trên phần giá vốn đã có thôi. Trường hợp này cũng không được trích trước chi phí vì sự việc xảy ra lâu rồi, không có lí do để trích trước CP. Em nghĩ Thuế có thể cho công ty thời gian để thu thập đủ hóa đơn cho giá vốn đó, tuy nhiên phải chứng minh được đúng giá vốn công trình đó.
Lẽ thường là như thế, nhưng tính phù hợp ở đây còn thể hiện cái tình trong quá trình xử lý công việc . Một công trình xây dựng to như thế mà không có chi phí thì thử hỏi người ta sẽ đánh giá người kiểm tra như thế nào ?

Còn về CP bị bỏ sót :
Trên diễn đàn vẫn thường có người hỏi về điều chỉnh BCTC đấy thôi, các trường hợp bổ sung chi phí do bỏ sót thì cũng nằm trong trường hợp điều chỉnh này thôi, nhưng vấn đề là thời điểm điều chỉnh, bạn cần phải thực hiện nó trước khi cơ quan thuế kiểm tra, chứ còn đợi đến khi kiểm tra rồi mới giải trình , thì ngay cả bạn cũng kg thể chấp nhận chư nói gì đến cơ quan thuế .
CP bỏ sót thường là không được ghi nhận trên sổ kế toán, người kiểm tra chỉ kiểm tra những gì bạn ghi nhận trên sổ kế toán, còn nếu bạn bỏ ngoài sổ thì họ có biết gì đâu mà kiểm tra và lúc đó họ coi như là kg có đoạn CP này, thế thôi. Còn nếu như bỏ sót CP do hiểu sai, hiểu nhầm về bản chất của đoạn CP đó dẫn đến việc hạch toán sai TK thì lúc này mới có thể làm văn bản giải trình , bổ sung lại đoạn CP đó, nhưng như thế sẽ bị phạt hành chính về ghi sai sổ kế toán
Ví dụ : khi tất toán một khoản nợ vay, một số ngân hàng (điển hình là BIDV, NN) sẽ thu chung nợ và lãi vay , có thể vì lý do nào đó, kế toán ghi nhận toàn bộ khoản tiền này vào TK thu nợ mà không hạch toán phần lãi vay vào TK chi phí chẳng hạn .
 
Ðề: Doanh thu kéo về của các năm trước do yêu cầu của cơ quan thuế

Đúng là chỗ quyết toán em sai, em khá rõ rồi, em cảm ơn anh nhé.
 
Ðề: Doanh thu kéo về của các năm trước do yêu cầu của cơ quan thuế

chủ đề này hay nè, thường gặp trong cty xây dựng, đánh dấu cái, khi rảnh vo nghiên cứu thêm..........
 
Ðề: Doanh thu kéo về của các năm trước do yêu cầu của cơ quan thuế

Công ty mình cũng bị trường hợp giống như chủ thớt . Cho mình hỏi là trong tháng mà Thuế bắt xuất hóa đơn của những công trình năm trước thì mình cũng lấy chi phí giá vốn mà thuế đã lấy từng công trình luôn hay sao (Công ty mình vẫn treo 154 từng công trình đó). Tức là vẫn hạch toán DT và GV bình thường nhưng khi quyết toán năm thì bỏ đoạn DT và CP này ra hay sao vì bên Thuế họ hướng dẫn mình trừ CPDD 154 của từng năm (2011.2012) mà họ đã lấy để tính thuế khi xuất hóa đơn trong năm 2013 để tính thuế TNDN và nộp chậm nhưng mình không biết cách trừ như thế nào? Mong mọi người chỉ giáo. Cảm ơn rất nhiều. Mình tìm hoài mới thấy chủ đề này trên internet hichic :-(.
 
Ðề: Doanh thu kéo về của các năm trước do yêu cầu của cơ quan thuế

quá nhiều kiến thức và kinh nghiệm nhưng tiếc là em ( chắc cũng có thêm 1 số thành viên nữa ) chưa đủ level. Save để tìm hiểu thêm. Mong sao sớm có khả năng " cãi nhau" như các bác
 
Ðề: Doanh thu kéo về của các năm trước do yêu cầu của cơ quan thuế

Nghe các bác thảo luận mà em lo quá. Em cũng mới vào làm cho công ty xây dựng, mà tháng 4/2014 bên em quyết toán thuế, chị kế toán cũ nghỉ mất rồi, bây giờ mà có vấn đề gì thì em phải chịu tất. Em đang kiểm tra lại hồ sơ của các năm trước. Các bác cho em hỏi, khi kiểm tra về việc ghi nhận doanh thu thì em chỉ cần đối chiếu thời gian trên bảng đề nghị thanh toán cho từng giai đoạn hoàn thành công trình với hóa đơn xuất ra là được đúng không ạ? Hay em còn phải kiểm tra trên tài khoản 131 nữa ạ?
Bên em 131 chi tiết thành 1311: khách hàng thanh toán và 1312: khách hàng ứng trước .
Vậy thuế vào sẽ kiểm tra phần này như thế nào để kết luận là mình xuất hóa đơn sai kỳ ạ?
Các bác giúp em cách kiểm tra với, có sai sót gì em còn điều chỉnh trước khi thuế vào. Em đa tạ các bác nhiều lắm
 
Ðề: Doanh thu kéo về của các năm trước do yêu cầu của cơ quan thuế

"...nếu năm 2013 e có nhiều chi phí thì e cũng ko thể phân bổ vào các công trình đó được vì công trình đó đã kết thúc hoặc bị hủy bỏ rồi,...
Và tới cuối quý 2 này thì e quyết toán thuế thu nhập tạm tính e cũng ko phải kê khai phần doanh thu này đúng ko ạ "


Như đã nói ở các Còm trên, cán bộ kiểm tra thuế sẽ tiến hành ứng trước trước chi phí của các năm kề sau cho từng đoạn DT phát sinh theo từng năm chưa được phản ánh, và liên tục như thế cho đến năm hiện tại. Và như thế, mặc nhiên họ đã chấp nhận việc CP nhiều bất thường ở năm 2013. Nhưng bạn cần lưu ý rằng , CP phát sinh năm 2013 sẽ có một phần không được đưa vào để trừ khi tính thuế TNDN do nó là phần CP của đoạn DT điều chỉnh giảm (đã tính thuế) trên TK QTT TNDN năm 2013 ( phần CP này được ghi vào Chỉ tiêu B3: CP của phần DT điều chỉnh giảm trên TK QTT TNDN).

Do đoạn DT kéo về này đã bị truy thu thuế TNDN nên cuối quý 2 bạn không cần phải tính đoạn DT này trong TK tạm tính :
Nếu bạn làm trên 01A : tại phần CP phát sinh trong kỳ, bạn cũng không được tính phần CP tương ứng với phần DT đã truy thu thuế.
Anh pqphung091965 ơi cho em hỏi tý giờ mình vẫn hạch toán hoá đơn đầu ra xuất chậm (đã truy thu thuế GTGT) vào báo cáo TC năm thanh tra như bình thường là Nợ 131/Có 511,3331 để ghi nhận doanh thu vậy thì còn phần thuế cơ quan thuế GTGT 3331 truy thu thì làm thế nào? và nếu lại đưa vào 4211 thì nó sẽ trùng 2 lần 3331? Em có gọi điện cho cán bộ cục thuế thì bảo không phải kê khai hoá đơn đó và chỉ làm điều chỉnh vào 4211 nhưng khi em hỏi là thế còn 131 của thì làm sao thì họ bảo để xem lại. Hỏi tổng cục thuế thì họ bảo vẫn hạch toán hoá đơn đó như bình thường Nợ 131/có 511,3331 và khi nộp thuế bị truy thu chỉ ghi là Nợ 3331/có 111,112 thì nó sẽ tự triệt tiêu và không trùng./
 
Thuế GTGT khác với thuế TNDN ở điểm này. Ta chỉ phải nộp thuế GTGT khi xuất hóa đơn, còn thuế TNDN có thể phải nộp do xuất toán CP chứ không chỉ khi xuất hóa đơn . Do vậy khi nộp thuế GTGT (bị truy thu) ta không ghi qua 421 hay 1 TK khác (trong trường hợp này) mà chỉ ghi đơn thuần là 3331/111,112 . Khi bạn nộp số thuế này, trên sổ KT của bạn sẽ ghi Nợ TK 3331, còn trên lập bộ thuế thì bạn có 1 khoản nộp thừa thuế GTGT.

Bị truy thu thuế GTGT cho những công trình đã hoàn thành từ trước do chưa xuất hóa đơn đúng thời điểm , cũng có nghĩa là bạn phải xuất hóa đơn tại thời điểm có quyết định truy thu . Khi bạn kê khai tờ hóa đơn này trên tờ khai và hạch toán vào sổ kế toán, thì số này sẽ đồng thời bù trừ với số đã ghi Nợ trên 3331 và bù với khoản nộp thừa trên lập bộ thuế. Còn số trên 131 cũng sẽ bù trừ với số tiền mà khách hàng đã thanh toán trước đó.
 
Ðề: Doanh thu kéo về của các năm trước do yêu cầu của cơ quan thuế



Trong tất cả các Còm của tôi ở thớt này, tôi đã ghi rõ cách thức mà bạn - nếu phải làm - sẽ phải thực hiện trong tình huống này, bạn hãy cứ xem lại thật kỹ sẽ thấy cách thực hiện .
Cảm ơn vì những chia sẻ của bạn, những người đi trước.
 
Ðề: Doanh thu kéo về của các năm trước do yêu cầu của cơ quan thuế


Mình đồng ý với ý kiến của bạn macarog vì doanh thu ko ghi nhận cho năm 2013 nên ko cần phải lo tới khoản lãi của các hợp đồng này

---------- Post added at 12:30 ---------- Previous post was at 12:22 ----------


Nhưng e vẫn ko hiểu các khoản doanh thu này e ko ghi nhận vào doanh thu năm 2013 vậy sao e phải lo tới phần lãi của các công trình đó, e nghĩ là làm như thế này để giảm 154 của các công trình đó và dư có Tk 131, nếu nói như a có công trình chủ đầu tư đã trả tiền cho bọn e gần hết nhưng bên e lại thuê B' toàn bộ , mà tới thời điểm e xuất hóa đơn ko có hóa đơn đầu vào của B' ( vì bên e chưa trả đồng nào cho B' cả ) thì e phải tự lo hết chi phí cho công trình đó à . Và e nghĩ nếu e lo được chi phí cho năm 2013 thì khảon chi phí đó chỉ coi là chi phí quản lý để làm giảm khoản lợi nhuận năm 2013 chứ ko thể hạch toán vào các công trình được vì thực tế các công trình đó đã kết thúc hoặc bị kết thúc hợp đồng
 
Ðề: Doanh thu kéo về của các năm trước do yêu cầu của cơ quan thuế

Công ty mình cũng bị trường hợp giống như chủ thớt . Cho mình hỏi là trong tháng mà Thuế bắt xuất hóa đơn của những công trình năm trước thì mình cũng lấy chi phí giá vốn mà thuế đã lấy từng công trình luôn hay sao (Công ty mình vẫn treo 154 từng công trình đó). Tức là vẫn hạch toán DT và GV bình thường nhưng khi quyết toán năm thì bỏ đoạn DT và CP này ra hay sao vì bên Thuế họ hướng dẫn mình trừ CPDD 154 của từng năm (2011.2012) mà họ đã lấy để tính thuế khi xuất hóa đơn trong năm 2013 để tính thuế TNDN và nộp chậm nhưng mình không biết cách trừ như thế nào? Mong mọi người chỉ giáo. Cảm ơn rất nhiều. Mình tìm hoài mới thấy chủ đề này trên internet hichic :-(.
Anh pqphung091965 ơi cho em hỏi tý giờ mình vẫn hạch toán hoá đơn đầu ra xuất chậm (đã truy thu thuế GTGT) vào báo cáo TC năm thanh tra như bình thường là Nợ 131/Có 511,3331 để ghi nhận doanh thu vậy thì còn phần thuế cơ quan thuế GTGT 3331 truy thu thì làm thế nào? và nếu lại đưa vào 4211 thì nó sẽ trùng 2 lần 3331? Em có gọi điện cho cán bộ cục thuế thì bảo không phải kê khai hoá đơn đó và chỉ làm điều chỉnh vào 4211 nhưng khi em hỏi là thế còn 131 của thì làm sao thì họ bảo để xem lại. Hỏi tổng cục thuế thì họ bảo vẫn hạch toán hoá đơn đó như bình thường Nợ 131/có 511,3331 và khi nộp thuế bị truy thu chỉ ghi là Nợ 3331/có 111,112 thì nó sẽ tự triệt tiêu và không trùng./
 
Mình cũng đang bị như này bạn ạ tư vấn giúp mình với . hachjt oán DT kéo về năm trước nợ 131/có 511,3331 và diều chỉnh trên quyết toán thuế TNDN vào năm hiện taoi. Còn khoản truy thu thuế GTGT lại cũng hạch toán nợ 811/có 331 vậy có 3331 bị 2 lần thì phải làm sao mong mọi người chỉ giáo xin cảm ơn./.
 
Mình cũng đang bị như này bạn ạ tư vn giúp mình với . hach toán DT kéo về năm trước nợ 131/có 511,3331 và diu chỉnh trên quyt toán thuế TNDN vào năm hiện taị. Còn khoản truy thu thuế GTGT lại cũng hạch toán nợ 811/có 331 vậy có 3331 bị 2 lần thì phải làm sao mong mọi người chỉ giáo xin cảm ơn./.
 
Mình cũng đang bị như này bạn ạ tư vấn giúp mình với . hachjt oán DT kéo về năm trước nợ 131/có 511,3331 và diều chỉnh trên quyết toán thuế TNDN vào năm hiện taoi. Còn khoản truy thu thuế GTGT lại cũng hạch toán nợ 811/có 331 vậy có 3331 bị 2 lần thì phải làm sao mong mọi người chỉ giáo xin cảm ơn./.
Bạn có hướng xử lý chưa ạ? Năm nay e cũng gặp trường hợp này ạ
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top