Các quy định hoàn thuế gíá trị gia tăng
I. Đối tượng và trường hợp được hoàn thuế gíá trị gia tăng (GTGT)
Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được xét hoàn thuế trong các trường hợp sau:
Trường hợp 1:
Cơ sở kinh doanh trong 3 tháng liên tục trở lên (không phân biệt niên độ kế toán) có lũy kế số thuế đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế đầu ra. Số thuế được hoàn là số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết của thời gian xin hoàn thuế.
Ví dụ: Doanh nghiệp A kê khai thuế GTGT có số thuế GTGT đầu vào, đầu ra như sau:
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Tháng kê khai thuế
Thuế đầu vào được khấu trừ trong tháng
Thuế đầu ra phát sinh trong tháng
Thuế phải nộp
Lũy kế số thuế đầu vào chưa khấu trừ
Tháng 12/2000
Tháng 01/2001
Tháng 02/2001
200
300
300
100
350
200
-100
+50
-100
-100
-50
-150
Theo ví dụ trên, doanh nghiệp A lũy kế 3 tháng liên tục có số thuế đầu vào lớn hơn thuế đầu ra. Doanh nghiệp A thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT với số thuế là 150 triệu đồng.
Trường hợp 2:
Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hóa xuất khẩu nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 200 triệu trở lên thì được xét hoàn thuế theo tháng, hoặc chuyến hàng (nếu xác định được GTGT đầu vào riêng của chuyến hàng).
Đối với hàng hóa ủy thác xuất khẩu, gia công xuất khẩu qua một cơ sở khác ký hợp đồng gia công xuất khẩu, gia công chuyển tiếp xuất khẩu, đối tượng hoàn thuế là cơ sở có hàng hóa đi ủy thác xuất khẩu, cơ sở trực tiếp gia công hàng hóa xuất khẩu.
Trường hợp 3:
Đối với cơ sở mới thành lập, đầu tư tài sản mới đã đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế nhưng chưa có phát sinh doanh thu bán hàng để tính thuế GTGT đầu ra, nếu thời gian đầu tư từ một năm trở lên được xét hoàn thuế đầu vào theo từng năm. Số thuế GTGT đầu vào của tài sản đầu tư được hoàn có giá trị lớn từ 200 triệu đồng trở lên thì được xét hoàn thuế từng quý.
Ví dụ 1: Cơ sở kinh doanh mới được thành lập năm 1999, trong năm 1999 thực hiện đầu tư phần giá trị xây lắp là 6 tỷ đồng, giá trị máy móc,thiết bị là 2 tỷ.
Thuế GTGT đầu vào của vật tư dùng trong xây lắp là 400 triệu. Thuế GTGT của máy móc, thiết bị là 200 triệu.
Đến cuối năm 1999, công trình chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, chưa có doanh thu nên chưa phát sinh thuế GTGT phải nộp. Sau khi lập báo cáo quyết toán thuế GTGT, năm 1999 xác định số thuế đầu vào 600 triệu, thì cơ sở làm hồ sơ đề nghị cơ quan thuế giải quyết hoàn số tiền thuế GTGT là 600 triệu cho cơ sở.
Trường hợp thuế đầu vào doanh nghiệp tổng hợp từng quý lớn hơn 200 triệu đồng thì doanh nghiệp có thể đề nghị hoàn thuế từng quý.
Trường hợp cơ sở mới đầu tư nhưng chưa thành lập doanh nghiệp hoặc đã thành lập doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp chưa đăng ký nộp thuế thì không thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT theo quy định này.
Trường hợp 4:
Cơ sở kinh doanh quyết toán thuế khi sát nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản có thuế GTGT nộp thừa, cơ sở có quyền đề nghị cơ quan thuế hoàn lại số thuế GTGT nộp thừa.
Trường hợp 5:
Cơ sở kinh doanh được hoàn thuế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Trường hợp 6:
Việc hoàn thuế GTGT đã trả đối với các dự án sử dụng vốn ODA như sau:
- Chủ dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại mua hàng hóa, dịch vụ từ các nhà cung cấp trong nước có thuế GTGT để sử dụng cho dự án này;
- Nhà thầu chính thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trừ thuế sử dụng vốn ODA không hoàn lại cung cấp các hàng hóa, dịch vụ cho các dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại không phải tính thuế GTGT đầu ra nhưng được tính khấu trừ hoặc hoàn thuế GTGT đầu vào của hành hóa, dịch vụ mua trong trong nước có thuế GTGT.
Ví dụ: Công ty xây dựng A thực hiện xây dựng công trình của dự án B sử dụng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại theo giá thầu ký với chủ dự án, giá trị xây lắp không có thuế GTGT là 4 tỷ đồng. Chủ dự án B trực tiếp mua thiết bị trong nước để giao cho công ty A lắp đặt, giá mua thiết bị chưa có thuế GTGT là 1 tỷ đồng, thuế GTGT là 100 triệu đồng.
Nếu công ty A được thanh toán theo giá nhận thầu không có thuế GTGT là 4 tỷ đồng thì công ty A được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, vật tư mua vào phục vụ cho xây dựng dự án công trình B.
Chủ dự án B được hoàn thuế GTGT đầu vào của thiết bị mua trong nước là 100 triệu.
Các dự án sử dụng vốn ODA vay hoặc vốn ODA hỗn hợp thuộc đối tượng được ngân sách Nhà nước đầu tư không hoàn trả toàn bộ hoặc một phần được khấu trừ thuế GTGT đầu vào hoặc hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào từ các nhà cung cấp có thuế GTGT hoặc hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế GTGT.
Trường hợp chủ dự án giao thầu cho các nhà thầu chính thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ cung cấp các hàng hóa, dịch vụ theo giá không có thuế GTGT cho dự án này thì nhà thầu chính không tính thuế GTGT đầu ra nhưng được khấu trừ hoặc hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho dự án này.
Ví dụ: Công ty xây dựng M thực hiện xây dựng công trình của dự án C sử dụng nguồn vốn ODA vay, dự án thuộc đối tượng được Ngân hàng Nhà nước đầu tư không hoàn trả, giá trị xây lắp không có thuế GTGT là 5 tỷ đồng, thuế GTGT 5% là 250 triệu đồng. Chủ dự án B nhập khẩu thiết bị để giao cho Công ty M lắp đặt, giá nhập khẩu thiết bị chưa có thuế GTGT là 2 tỷ đồng, thuế GTGT là 200 triệu đồng. Chủ dự án B được hoàn thuế GTGT đầu vào là 450 triệu đồng.
Các chủ dự án sử dụng nguồn vốn ODA hỗn hợp được Ngân sách Nhà nước đầu tư không hoàn trả khi nhận được quyết định hoàn thuế của cơ quan thuế, cơ quan tài chính quản lý dự án tiến hành ghi tăng vốn cấp cho dự án. Khi tính kế hoạch vốn đối ứng hàng năm cho dự án không phải tính kế hoạch vốn đối ứng để nộp thuế GTGT.
Trường hợp 7:
Tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của tổ chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng hóa tại Việt Nam thì được hoàn lại tiền thuế GTGT đã ghi trên hóa đơn GTGT khi mua hàng.
Ví dụ: Hội chữ thập đỏ được Tổ chức quốc tế viện trợ tiền để mua hàng viện trợ nhân đạo cho nhân dân các tỉnh bị thiên tai là 200 triệu đồng. Giá trị hàng mua chưa có thuế là 200 triệu đồng, thuế GTGT là 10 triệu đồng. Hội chữ thập đỏ sẽ được hoàn thuế theo quy định là 10 triệu đồng.
Các cơ sở kinh doanh, tổ chức thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT theo các trường hợp nêu trên phải là đối tượng lưu giữ sổ sách, chứng từ kế toán và có tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng.
Các trường hợp cơ sở đã lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế thì không được tính bù trừ với số thuế đầu vào đã đề nghị hoàn thuế vào số thuế nộp thiếu của tháng trước hoặc số thuế phát sinh của tháng tiếp sau thời gian đã lập hồ sơ hoàn thuế.
Trường hợp tháng trước thời gian xin hoàn thuế cơ sở có số thuế GTGT nộp thừa thì cơ sở được tính cộng thuế GTGT nộp thừa vào số thuế GTGT được hoàn của thời gian xin hoàn thuế tiếp sau.
Trường hợp cơ sở kinh doanh phát sinh lũy kế số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra từ 03 tháng trở lên nhưng cơ sở không đề nghị hoàn thuế thì được tính khấu trừ vào các tháng tiếp sau, nếu số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết thì cơ sở lập hồ sơ hoàn thuế.
II. Hồ sơ hoàn thuế GTGT
1. Hồ sơ hoàn thuế GTGT đối với các trường hợp 1, 2 và 3
* Văn bản đề nghị hoàn thuế GTGT nêu rõ lý do hoàn thuế, số thuế đề nghị hoàn, thời gian hoàn theo mẫu số 10/GTGT. Để tiện việc đối chiếu và ký nhận số lượng hồ sơ trong bộ hồ sơ đề nghị hoàn giữa cơ sở và cơ quan thuế, cần lập riêng bảng liệt kê hồ sơ hoàn thay vì liệt kê trong văn bản đề nghị hoàn.
Trường hợp hoàn thuế do trong tháng có hàng hóa xuất khẩu và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ từ 200 triệu trở lên thì trong văn thư đề nghị hoàn thuế phải ghi rõ số tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu và số hợp đồng xuất khẩu (đối với trường hợp trực tiếp xuất khẩu) hoặc số hợp đồng ủy thác xuất khẩu (đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu).
* Bảng kê khai tổng hợp số thuế phát sinh đầu ra, số thuế đầu vào được khấu trừ, số thuế đã nộp (nếu có), số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra đề nghị hoàn lại.
* Bảng kê khai hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra trong kỳ liên quan đến việc xác định thuế GTGT đầu vào, đầu ra (theo mẫu số 02/GTGT, 03/GTGT, 04/GTGT).
Trường hợp việc kê khai thuế hàng tháng đã đầy đủ và chính xác, phù hợp với bảng kê khai tổng hợp, cơ sở không phải nộp bảng kê khai hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra các tháng đề nghị hoàn thuế.
Trường hợp có điều chỉnh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, thuế GTGT đầu ra của các tháng trong thời gian hoàn thuế thì cơ sở phải kê khai số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, thuế GTGT đầu ra phát sinh từng tháng trong thời gian hoàn thuế, số thuế điều chỉnh phải giải trình rõ lý do.
2. Hồ sơ hoàn thuế đối với trường hợp 6
Bao gồm các hồ sơ quy định tại điểm 1 ở trên (đối với các chủ dự án đầu tư được hoàn thuế thì bảng kê tổng hợp chỉ kê khai tổng hợp thuế đầu vào được hoàn và lập bảng kê chi tiết hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 03/GTGT). Ngoài ra gửi bổ sung cho cơ quan thuế các hồ sơ sau (gửi lần đầu):
* Quyết định đầu tư của cơ quan có thẩm quyền (bản sao có xác nhận của cơ sở).
* Xác nhận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về dự án sử dụng nguồn vốn ODA không hoàn lại (hoặc sử dụng nguồn vốn ODA vay thuộc diện được Ngân hàng Nhà nước đầu tư không hoàn trả) thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT (bản sao có xác nhận của cơ sở).
* Trường hợp hoàn thuế cho nhà thầu chính, nhà thầu chính phải gửi bổ sung thêm (lần đầu) văn bản xác định của chủ dự án do trong giá thanh toán theo kết quả thầu không có thuế GTGT đề nghị hoàn thuế cho nhà thầu chính.
3. Hồ sơ hoàn thuế đối với trường hợp 7
Bao gồm các hồ sơ quy định tại điểm 1 ở trên (trong đó bảng kê tổng hợp chỉ kê khai tổng hợp thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và lập bảng kê chi tiết hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 03/GTGT). Ngoài ra còn các hồ sơ sau:
* Bản sao quyết định phê duyệt các khoản viện trợ của cấp có thẩm quyền (Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ tịch UBND, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng các tổ chức Đoàn thể) theo quy định tại điều 5 Quyết định số 28/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (bản sao có xác nhận của cơ sở).
* Văn bản xác nhận của Ban quản lý tiếp nhận viện trợ Bộ Tài chính về khoản tiền viện trợ của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, trong đó nêu rõ tên của tổ chức viện trợ, giá trị khoản viện trợ, cơ quan tiếp nhận, quản lý tiền viện trợ (bản sao có xác nhận của cơ sở).
4. Hồ sơ hoàn thuế đối với các cơ sở kinh doanh khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản có thuế GTGT nộp thừa gồm
* Văn thư đề nghị hoàn thuế GTGT nộp thừa vào ngân sách Nhà nước.
* Quyết định sáp nhập, hợp nhất , chia tách, giải thể, phá sản của cấp có thẩm quyền.
* Quyết toán thuế GTGT đến thời điểm sáp nhập giải thể.
III. Trách nhiệm của đối tượng được hoàn thuế GTGT
1. Lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế gửi cơ quan thuế. Hồ sơ hoàn thuế được quy định đối với từng trường hợp nêu trên.
2. Trường hợp hồ sơ không rõ ràng hoặc không đầy đủ, cơ quan thuế yêu cầu bổ sung hồ sơ hoặc giải trình thì cơ sở đề nghị hoàn thuế phải cung cấp hồ sơ bổ sung hoặc giải trình theo yêu cầu của cơ quan thuế.
3. Ngoài các hồ sơ phải gửi đến cơ quan thuế quy định như trên, các hồ sơ khác liên quan đến hoàn thuế, khấu trừ thuế, các đối tượng được hoàn thuế phải lưu giữ đầy đủ tại cơ sở. khi cơ quan thuế tiến hành kiểm tra, thanh tra hoàn thuế tại cơ sở, cơ sở có trách nhiệm cung cấp đầy đủ hóa đơn, chứng từ và hồ sơ có liên quan làm cơ sở xác định số thuế GTGT phải nộp hoặc được hoàn.
4. Các đối tượng được hoàn thuế khi lập và gửi hồ sơ hoàn thuế đến cơ quan phải kê khai đúng, trung thực các số liệu kê khai và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các số liệu kê khai. Mọi trường hợp sai xót nếu kiểm tra, phát hiện đều bị xử lý truy thu về thuế. Tuỳ theo nguyên nhân và mức độ vi phạm còn bị phạt hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo Pháp luật.
IV. Thẩm quyền và trình tự giải quyết hoàn thuế GTGT
1. Thẩm quyền giải quyết hoàn thuế
* Cục trưởng Cục thuế xem xét, ra quyết định hoàn thuế cho các đối tượng được hoàn thuế GTGT trong các trường hợp nêu trên.
* Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế theo ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính ra quyết định hoàn thuế cho các đối tượng và trường hợp đặc biệt khác.
2. Trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc hoàn thuế
1. Thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế của các đối tượng nộp thuế. Bộ phận tiếp nhận ghi rõ ngày tiếp nhận và chuyển kịp thời tới bộ phận kiểm tra, xử lý.
2. Thực hiện việc kiểm tra hồ sơ, xác định số hoàn thuế:
3. Kiểm tra hồ sơ: Bảng kê khai tổng hợp số thuế đầu ra, số thuế đầu vào phát sinh được khấu trừ, đối chiếu với bảng kê khai chi tiết.
4. Xác định số thuế được hoàn.
Trường hợp kiểm tra hồ sơ nếu thiếu hoặc kê khai không đúng hoặc chưa rõ thì yêu cầu cơ sở giải trình hoặc bổ sung hồ sơ.
Cơ quan thuế có trách nhiệm xem xét hồ sơ và giải quyết hoàn thuế cho cơ sở trong thời gian 15 ngày làm việc (03 ngày đối với đề nghị hoàn thuế theo trường hợp 6 và trường 7), kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị hoàn thuế của cơ sở gửi đến. Trường hợp phải kiểm tra, xác minh hoặc cần bổ sung hồ sơ trước khi hoàn thuế thì thời gian tối đa là 30 ngày. Nếu cơ sở không lập đủ cơ sở, thủ tục hoàn thuế hoặc không đủ điều kiện được hoàn thuế phải trả lời bằng văn bản cho cơ sở biết trong thời gian 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ (02 ngày đối với đề nghị hoàn thuế theo trường hợp 6 và trường hợp 7).
5. Lập quyết định hoàn thuế: Sau khi kiểm tra hồ sơ hoàn thuế đúng đối tượng, đủ thủ tục, và xác định số thuế hoàn, Cục trưởng Cục thuế ra quyết định hoàn thuế cho đối tượng nộp thuế theo mẫu số 14/GTGT.
Sau khi hoàn thuế, trường hợp nghi vấn hoặc cần tổ chức kiểm tra, thanh tra tại cơ sở về việc hoàn thuế, cơ quan thuế ra quyết định kiểm tra hoặc thanh tra.Việc kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm về việc hoàn thuế thực hiện theo đúng chế độ và quy trình đã quy định.
3. Trách nhiệm của Kho bạc Nhà nước
Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc chi hoàn thuế GTGT cho các đối tượng trong thời gian tối đa là 03 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định hoàn thuế của cơ quan thuế; trường hợp hoàn thuế theo quy định tại điểm 1.b mục IV phần này thì căn cứ vào quyết định hoàn thuế của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Ủy nhiệm chi của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Kho bạc Nhà nước Trung ương thực hiện chi hoàn.
4. Tiền hoàn thuế GTGT
Tiền hoàn thuế GTGT được sử dụng từ Quỹ hoàn thuế GTGT.Việc quản lý, sử dụng Quỹ hoàn thuế GTGT theo quy định riêng của Bộ Tài chính.
Số ngày xem xét giải quyết hoàn thuế trong các trường hợp trên đây tính theo ngày làm việc.
theo www.hanam.gov.vn
-----------------------------------------------------------------------------------------
Mẫu đơn đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng
Mẫu số: 10/GTGT
Cơ sở:...................
Số:.........................
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng
Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Hà Nam
Tên cơ sở kinh doanh:....................Mã số thuế ................
Địa chỉ:...........................................................................
Ngành nghề kinh doanh chính là:........................................................................
Số tài khoản:.......................... tại Ngân hàng (Kho bạc):.....................................
Đề nghị Cục thuế xét giải quyết hoàn thuế GTGT cho cơ sở.................với số tiền là:.................. đồng, theo các trường hợp sau đây: (đơn vị giải trình cụ thể theo trường hợp đề nghị).
(Thí dụ:
1. Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế GTGT đầu ra của các tháng... năm...
(Giải trình cụ thể do hàng hoá xuất khẩu lớn hay do kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thuế suất thấp...)
2. Thuế GTGT đầu vào của các máy móc, thiết bị đầu tư lớn, cụ thể:
1. Giá trị máy móc, thiết bị đã đầu tư: ......................
2. Thuế GTGT đã trả: ......................
3. Thuế GTGT nộp bình quân tháng ...........của hàng hoá, dịch vụ bán ra: ......................
3. Trường hợp và lý do khác:
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
Chúng tôi xin gửi kèm theo công văn đề nghị này các hồ sơ sau đây:
-
-
-
(Kê các hồ sơ gửi kèm theo)
Nơi gửi:
Ngày... tháng... năm 200....
Giám đốc hoặc người đại diện
(Ký tên, đóng dấu)
I. Đối tượng và trường hợp được hoàn thuế gíá trị gia tăng (GTGT)
Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được xét hoàn thuế trong các trường hợp sau:
Trường hợp 1:
Cơ sở kinh doanh trong 3 tháng liên tục trở lên (không phân biệt niên độ kế toán) có lũy kế số thuế đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế đầu ra. Số thuế được hoàn là số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết của thời gian xin hoàn thuế.
Ví dụ: Doanh nghiệp A kê khai thuế GTGT có số thuế GTGT đầu vào, đầu ra như sau:
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Tháng kê khai thuế
Thuế đầu vào được khấu trừ trong tháng
Thuế đầu ra phát sinh trong tháng
Thuế phải nộp
Lũy kế số thuế đầu vào chưa khấu trừ
Tháng 12/2000
Tháng 01/2001
Tháng 02/2001
200
300
300
100
350
200
-100
+50
-100
-100
-50
-150
Theo ví dụ trên, doanh nghiệp A lũy kế 3 tháng liên tục có số thuế đầu vào lớn hơn thuế đầu ra. Doanh nghiệp A thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT với số thuế là 150 triệu đồng.
Trường hợp 2:
Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hóa xuất khẩu nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 200 triệu trở lên thì được xét hoàn thuế theo tháng, hoặc chuyến hàng (nếu xác định được GTGT đầu vào riêng của chuyến hàng).
Đối với hàng hóa ủy thác xuất khẩu, gia công xuất khẩu qua một cơ sở khác ký hợp đồng gia công xuất khẩu, gia công chuyển tiếp xuất khẩu, đối tượng hoàn thuế là cơ sở có hàng hóa đi ủy thác xuất khẩu, cơ sở trực tiếp gia công hàng hóa xuất khẩu.
Trường hợp 3:
Đối với cơ sở mới thành lập, đầu tư tài sản mới đã đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế nhưng chưa có phát sinh doanh thu bán hàng để tính thuế GTGT đầu ra, nếu thời gian đầu tư từ một năm trở lên được xét hoàn thuế đầu vào theo từng năm. Số thuế GTGT đầu vào của tài sản đầu tư được hoàn có giá trị lớn từ 200 triệu đồng trở lên thì được xét hoàn thuế từng quý.
Ví dụ 1: Cơ sở kinh doanh mới được thành lập năm 1999, trong năm 1999 thực hiện đầu tư phần giá trị xây lắp là 6 tỷ đồng, giá trị máy móc,thiết bị là 2 tỷ.
Thuế GTGT đầu vào của vật tư dùng trong xây lắp là 400 triệu. Thuế GTGT của máy móc, thiết bị là 200 triệu.
Đến cuối năm 1999, công trình chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, chưa có doanh thu nên chưa phát sinh thuế GTGT phải nộp. Sau khi lập báo cáo quyết toán thuế GTGT, năm 1999 xác định số thuế đầu vào 600 triệu, thì cơ sở làm hồ sơ đề nghị cơ quan thuế giải quyết hoàn số tiền thuế GTGT là 600 triệu cho cơ sở.
Trường hợp thuế đầu vào doanh nghiệp tổng hợp từng quý lớn hơn 200 triệu đồng thì doanh nghiệp có thể đề nghị hoàn thuế từng quý.
Trường hợp cơ sở mới đầu tư nhưng chưa thành lập doanh nghiệp hoặc đã thành lập doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp chưa đăng ký nộp thuế thì không thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT theo quy định này.
Trường hợp 4:
Cơ sở kinh doanh quyết toán thuế khi sát nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản có thuế GTGT nộp thừa, cơ sở có quyền đề nghị cơ quan thuế hoàn lại số thuế GTGT nộp thừa.
Trường hợp 5:
Cơ sở kinh doanh được hoàn thuế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Trường hợp 6:
Việc hoàn thuế GTGT đã trả đối với các dự án sử dụng vốn ODA như sau:
- Chủ dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại mua hàng hóa, dịch vụ từ các nhà cung cấp trong nước có thuế GTGT để sử dụng cho dự án này;
- Nhà thầu chính thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trừ thuế sử dụng vốn ODA không hoàn lại cung cấp các hàng hóa, dịch vụ cho các dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại không phải tính thuế GTGT đầu ra nhưng được tính khấu trừ hoặc hoàn thuế GTGT đầu vào của hành hóa, dịch vụ mua trong trong nước có thuế GTGT.
Ví dụ: Công ty xây dựng A thực hiện xây dựng công trình của dự án B sử dụng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại theo giá thầu ký với chủ dự án, giá trị xây lắp không có thuế GTGT là 4 tỷ đồng. Chủ dự án B trực tiếp mua thiết bị trong nước để giao cho công ty A lắp đặt, giá mua thiết bị chưa có thuế GTGT là 1 tỷ đồng, thuế GTGT là 100 triệu đồng.
Nếu công ty A được thanh toán theo giá nhận thầu không có thuế GTGT là 4 tỷ đồng thì công ty A được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, vật tư mua vào phục vụ cho xây dựng dự án công trình B.
Chủ dự án B được hoàn thuế GTGT đầu vào của thiết bị mua trong nước là 100 triệu.
Các dự án sử dụng vốn ODA vay hoặc vốn ODA hỗn hợp thuộc đối tượng được ngân sách Nhà nước đầu tư không hoàn trả toàn bộ hoặc một phần được khấu trừ thuế GTGT đầu vào hoặc hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào từ các nhà cung cấp có thuế GTGT hoặc hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế GTGT.
Trường hợp chủ dự án giao thầu cho các nhà thầu chính thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ cung cấp các hàng hóa, dịch vụ theo giá không có thuế GTGT cho dự án này thì nhà thầu chính không tính thuế GTGT đầu ra nhưng được khấu trừ hoặc hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho dự án này.
Ví dụ: Công ty xây dựng M thực hiện xây dựng công trình của dự án C sử dụng nguồn vốn ODA vay, dự án thuộc đối tượng được Ngân hàng Nhà nước đầu tư không hoàn trả, giá trị xây lắp không có thuế GTGT là 5 tỷ đồng, thuế GTGT 5% là 250 triệu đồng. Chủ dự án B nhập khẩu thiết bị để giao cho Công ty M lắp đặt, giá nhập khẩu thiết bị chưa có thuế GTGT là 2 tỷ đồng, thuế GTGT là 200 triệu đồng. Chủ dự án B được hoàn thuế GTGT đầu vào là 450 triệu đồng.
Các chủ dự án sử dụng nguồn vốn ODA hỗn hợp được Ngân sách Nhà nước đầu tư không hoàn trả khi nhận được quyết định hoàn thuế của cơ quan thuế, cơ quan tài chính quản lý dự án tiến hành ghi tăng vốn cấp cho dự án. Khi tính kế hoạch vốn đối ứng hàng năm cho dự án không phải tính kế hoạch vốn đối ứng để nộp thuế GTGT.
Trường hợp 7:
Tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của tổ chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng hóa tại Việt Nam thì được hoàn lại tiền thuế GTGT đã ghi trên hóa đơn GTGT khi mua hàng.
Ví dụ: Hội chữ thập đỏ được Tổ chức quốc tế viện trợ tiền để mua hàng viện trợ nhân đạo cho nhân dân các tỉnh bị thiên tai là 200 triệu đồng. Giá trị hàng mua chưa có thuế là 200 triệu đồng, thuế GTGT là 10 triệu đồng. Hội chữ thập đỏ sẽ được hoàn thuế theo quy định là 10 triệu đồng.
Các cơ sở kinh doanh, tổ chức thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT theo các trường hợp nêu trên phải là đối tượng lưu giữ sổ sách, chứng từ kế toán và có tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng.
Các trường hợp cơ sở đã lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế thì không được tính bù trừ với số thuế đầu vào đã đề nghị hoàn thuế vào số thuế nộp thiếu của tháng trước hoặc số thuế phát sinh của tháng tiếp sau thời gian đã lập hồ sơ hoàn thuế.
Trường hợp tháng trước thời gian xin hoàn thuế cơ sở có số thuế GTGT nộp thừa thì cơ sở được tính cộng thuế GTGT nộp thừa vào số thuế GTGT được hoàn của thời gian xin hoàn thuế tiếp sau.
Trường hợp cơ sở kinh doanh phát sinh lũy kế số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra từ 03 tháng trở lên nhưng cơ sở không đề nghị hoàn thuế thì được tính khấu trừ vào các tháng tiếp sau, nếu số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết thì cơ sở lập hồ sơ hoàn thuế.
II. Hồ sơ hoàn thuế GTGT
1. Hồ sơ hoàn thuế GTGT đối với các trường hợp 1, 2 và 3
* Văn bản đề nghị hoàn thuế GTGT nêu rõ lý do hoàn thuế, số thuế đề nghị hoàn, thời gian hoàn theo mẫu số 10/GTGT. Để tiện việc đối chiếu và ký nhận số lượng hồ sơ trong bộ hồ sơ đề nghị hoàn giữa cơ sở và cơ quan thuế, cần lập riêng bảng liệt kê hồ sơ hoàn thay vì liệt kê trong văn bản đề nghị hoàn.
Trường hợp hoàn thuế do trong tháng có hàng hóa xuất khẩu và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ từ 200 triệu trở lên thì trong văn thư đề nghị hoàn thuế phải ghi rõ số tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu và số hợp đồng xuất khẩu (đối với trường hợp trực tiếp xuất khẩu) hoặc số hợp đồng ủy thác xuất khẩu (đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu).
* Bảng kê khai tổng hợp số thuế phát sinh đầu ra, số thuế đầu vào được khấu trừ, số thuế đã nộp (nếu có), số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra đề nghị hoàn lại.
* Bảng kê khai hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra trong kỳ liên quan đến việc xác định thuế GTGT đầu vào, đầu ra (theo mẫu số 02/GTGT, 03/GTGT, 04/GTGT).
Trường hợp việc kê khai thuế hàng tháng đã đầy đủ và chính xác, phù hợp với bảng kê khai tổng hợp, cơ sở không phải nộp bảng kê khai hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra các tháng đề nghị hoàn thuế.
Trường hợp có điều chỉnh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, thuế GTGT đầu ra của các tháng trong thời gian hoàn thuế thì cơ sở phải kê khai số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, thuế GTGT đầu ra phát sinh từng tháng trong thời gian hoàn thuế, số thuế điều chỉnh phải giải trình rõ lý do.
2. Hồ sơ hoàn thuế đối với trường hợp 6
Bao gồm các hồ sơ quy định tại điểm 1 ở trên (đối với các chủ dự án đầu tư được hoàn thuế thì bảng kê tổng hợp chỉ kê khai tổng hợp thuế đầu vào được hoàn và lập bảng kê chi tiết hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 03/GTGT). Ngoài ra gửi bổ sung cho cơ quan thuế các hồ sơ sau (gửi lần đầu):
* Quyết định đầu tư của cơ quan có thẩm quyền (bản sao có xác nhận của cơ sở).
* Xác nhận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về dự án sử dụng nguồn vốn ODA không hoàn lại (hoặc sử dụng nguồn vốn ODA vay thuộc diện được Ngân hàng Nhà nước đầu tư không hoàn trả) thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT (bản sao có xác nhận của cơ sở).
* Trường hợp hoàn thuế cho nhà thầu chính, nhà thầu chính phải gửi bổ sung thêm (lần đầu) văn bản xác định của chủ dự án do trong giá thanh toán theo kết quả thầu không có thuế GTGT đề nghị hoàn thuế cho nhà thầu chính.
3. Hồ sơ hoàn thuế đối với trường hợp 7
Bao gồm các hồ sơ quy định tại điểm 1 ở trên (trong đó bảng kê tổng hợp chỉ kê khai tổng hợp thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và lập bảng kê chi tiết hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 03/GTGT). Ngoài ra còn các hồ sơ sau:
* Bản sao quyết định phê duyệt các khoản viện trợ của cấp có thẩm quyền (Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ tịch UBND, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng các tổ chức Đoàn thể) theo quy định tại điều 5 Quyết định số 28/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (bản sao có xác nhận của cơ sở).
* Văn bản xác nhận của Ban quản lý tiếp nhận viện trợ Bộ Tài chính về khoản tiền viện trợ của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, trong đó nêu rõ tên của tổ chức viện trợ, giá trị khoản viện trợ, cơ quan tiếp nhận, quản lý tiền viện trợ (bản sao có xác nhận của cơ sở).
4. Hồ sơ hoàn thuế đối với các cơ sở kinh doanh khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản có thuế GTGT nộp thừa gồm
* Văn thư đề nghị hoàn thuế GTGT nộp thừa vào ngân sách Nhà nước.
* Quyết định sáp nhập, hợp nhất , chia tách, giải thể, phá sản của cấp có thẩm quyền.
* Quyết toán thuế GTGT đến thời điểm sáp nhập giải thể.
III. Trách nhiệm của đối tượng được hoàn thuế GTGT
1. Lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế gửi cơ quan thuế. Hồ sơ hoàn thuế được quy định đối với từng trường hợp nêu trên.
2. Trường hợp hồ sơ không rõ ràng hoặc không đầy đủ, cơ quan thuế yêu cầu bổ sung hồ sơ hoặc giải trình thì cơ sở đề nghị hoàn thuế phải cung cấp hồ sơ bổ sung hoặc giải trình theo yêu cầu của cơ quan thuế.
3. Ngoài các hồ sơ phải gửi đến cơ quan thuế quy định như trên, các hồ sơ khác liên quan đến hoàn thuế, khấu trừ thuế, các đối tượng được hoàn thuế phải lưu giữ đầy đủ tại cơ sở. khi cơ quan thuế tiến hành kiểm tra, thanh tra hoàn thuế tại cơ sở, cơ sở có trách nhiệm cung cấp đầy đủ hóa đơn, chứng từ và hồ sơ có liên quan làm cơ sở xác định số thuế GTGT phải nộp hoặc được hoàn.
4. Các đối tượng được hoàn thuế khi lập và gửi hồ sơ hoàn thuế đến cơ quan phải kê khai đúng, trung thực các số liệu kê khai và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các số liệu kê khai. Mọi trường hợp sai xót nếu kiểm tra, phát hiện đều bị xử lý truy thu về thuế. Tuỳ theo nguyên nhân và mức độ vi phạm còn bị phạt hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo Pháp luật.
IV. Thẩm quyền và trình tự giải quyết hoàn thuế GTGT
1. Thẩm quyền giải quyết hoàn thuế
* Cục trưởng Cục thuế xem xét, ra quyết định hoàn thuế cho các đối tượng được hoàn thuế GTGT trong các trường hợp nêu trên.
* Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế theo ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính ra quyết định hoàn thuế cho các đối tượng và trường hợp đặc biệt khác.
2. Trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc hoàn thuế
1. Thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế của các đối tượng nộp thuế. Bộ phận tiếp nhận ghi rõ ngày tiếp nhận và chuyển kịp thời tới bộ phận kiểm tra, xử lý.
2. Thực hiện việc kiểm tra hồ sơ, xác định số hoàn thuế:
3. Kiểm tra hồ sơ: Bảng kê khai tổng hợp số thuế đầu ra, số thuế đầu vào phát sinh được khấu trừ, đối chiếu với bảng kê khai chi tiết.
4. Xác định số thuế được hoàn.
Trường hợp kiểm tra hồ sơ nếu thiếu hoặc kê khai không đúng hoặc chưa rõ thì yêu cầu cơ sở giải trình hoặc bổ sung hồ sơ.
Cơ quan thuế có trách nhiệm xem xét hồ sơ và giải quyết hoàn thuế cho cơ sở trong thời gian 15 ngày làm việc (03 ngày đối với đề nghị hoàn thuế theo trường hợp 6 và trường 7), kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị hoàn thuế của cơ sở gửi đến. Trường hợp phải kiểm tra, xác minh hoặc cần bổ sung hồ sơ trước khi hoàn thuế thì thời gian tối đa là 30 ngày. Nếu cơ sở không lập đủ cơ sở, thủ tục hoàn thuế hoặc không đủ điều kiện được hoàn thuế phải trả lời bằng văn bản cho cơ sở biết trong thời gian 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ (02 ngày đối với đề nghị hoàn thuế theo trường hợp 6 và trường hợp 7).
5. Lập quyết định hoàn thuế: Sau khi kiểm tra hồ sơ hoàn thuế đúng đối tượng, đủ thủ tục, và xác định số thuế hoàn, Cục trưởng Cục thuế ra quyết định hoàn thuế cho đối tượng nộp thuế theo mẫu số 14/GTGT.
Sau khi hoàn thuế, trường hợp nghi vấn hoặc cần tổ chức kiểm tra, thanh tra tại cơ sở về việc hoàn thuế, cơ quan thuế ra quyết định kiểm tra hoặc thanh tra.Việc kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm về việc hoàn thuế thực hiện theo đúng chế độ và quy trình đã quy định.
3. Trách nhiệm của Kho bạc Nhà nước
Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc chi hoàn thuế GTGT cho các đối tượng trong thời gian tối đa là 03 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định hoàn thuế của cơ quan thuế; trường hợp hoàn thuế theo quy định tại điểm 1.b mục IV phần này thì căn cứ vào quyết định hoàn thuế của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Ủy nhiệm chi của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Kho bạc Nhà nước Trung ương thực hiện chi hoàn.
4. Tiền hoàn thuế GTGT
Tiền hoàn thuế GTGT được sử dụng từ Quỹ hoàn thuế GTGT.Việc quản lý, sử dụng Quỹ hoàn thuế GTGT theo quy định riêng của Bộ Tài chính.
Số ngày xem xét giải quyết hoàn thuế trong các trường hợp trên đây tính theo ngày làm việc.
theo www.hanam.gov.vn
-----------------------------------------------------------------------------------------
Mẫu đơn đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng
Mẫu số: 10/GTGT
Cơ sở:...................
Số:.........................
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng
Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Hà Nam
Tên cơ sở kinh doanh:....................Mã số thuế ................
Địa chỉ:...........................................................................
Ngành nghề kinh doanh chính là:........................................................................
Số tài khoản:.......................... tại Ngân hàng (Kho bạc):.....................................
Đề nghị Cục thuế xét giải quyết hoàn thuế GTGT cho cơ sở.................với số tiền là:.................. đồng, theo các trường hợp sau đây: (đơn vị giải trình cụ thể theo trường hợp đề nghị).
(Thí dụ:
1. Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế GTGT đầu ra của các tháng... năm...
(Giải trình cụ thể do hàng hoá xuất khẩu lớn hay do kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thuế suất thấp...)
2. Thuế GTGT đầu vào của các máy móc, thiết bị đầu tư lớn, cụ thể:
1. Giá trị máy móc, thiết bị đã đầu tư: ......................
2. Thuế GTGT đã trả: ......................
3. Thuế GTGT nộp bình quân tháng ...........của hàng hoá, dịch vụ bán ra: ......................
3. Trường hợp và lý do khác:
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
Chúng tôi xin gửi kèm theo công văn đề nghị này các hồ sơ sau đây:
-
-
-
(Kê các hồ sơ gửi kèm theo)
Nơi gửi:
Ngày... tháng... năm 200....
Giám đốc hoặc người đại diện
(Ký tên, đóng dấu)
Sửa lần cuối: