Đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh

tanthanh14

New Member
Hội viên mới
Các bạn cho mình hỏi vấn đề này chút nhe!
Khi phân tích đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh ta dùng 2 chỉ tiêu

Vốn lưu động thường xuyên = NV dài hạn - Nợ dài hạn
Hoặc = TSLĐ - Nợ ngắn hạn

Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên = (Khoản phải thu và HTK) - nợ ngắn hạn

Nhưng khi Vốn LĐ thường xuyên > hơn (hoặc < hơn) Nhu cầu Vốn LĐ thường xuyên thì VỐN BẰNG TIỀN sẽ > 0(hoặc <0).Mình không hiểu vấn đề này các bạn giải thích giùm mình nhe
Cám ơn các bạn nhiều!!!
 
Ðề: Đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh

Bạn tanthanh14;
câu trả lời ở ngay trong các công thức tính đó:
tài sản lưu động (TSLĐ) = Tiền + Hàng tồn kho (HTK) + Nợ phải thu (PT)
Thay thế vào công thức so sánh Vốn lưu động thường xuyên (VLĐTX) và Nhu cầu VLĐTX (VLĐTX - NC VLĐTX) ta có: (Tiền + HTK + PT - Nợ ngắn hạn) - (PT + HTK - Nợ ngắn hạn); như vậy Tiền (Vốn bằng tiền) sẽ ảnh hưởng trực tiếp (tỷ lệ thuận) đến so sánh giữa Vốn lưu động thường xuyên và Nhu cầu Vốn lưu động thường xuyên.
Trong thực tế cũng vậy, khi chúng ta không có tiền mặt (vốn bằng tiền) toàn bộ hoạt động kinh doanh phụ thuộc vào việc thu hồi công nợ; bán hàng hoặc cần thiết phải vay từ bên ngoài (Tiền < 0).
Hy vọng có ích cho bạn!
 
Ðề: Đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh

Các bạn cho mình hỏi vấn đề này chút nhe!
Khi phân tích đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh ta dùng 2 chỉ tiêu

Vốn lưu động thường xuyên = NV dài hạn - Nợ dài hạn
Hoặc = TSLĐ - Nợ ngắn hạn

Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên = (Khoản phải thu và HTK) - nợ ngắn hạn

Nhưng khi Vốn LĐ thường xuyên > hơn (hoặc < hơn) Nhu cầu Vốn LĐ thường xuyên thì VỐN BẰNG TIỀN sẽ > 0(hoặc <0).Mình không hiểu vấn đề này các bạn giải thích giùm mình nhe
Cám ơn các bạn nhiều!!!

Theo công thức trên ta thấy nhu cầu vốn lưu động thường xuyên không thể > vốn lưu động thường xuyên (vì tiền và các khoản tương đương tiền không thể < 0) vì vậy trường hợp vốn bằng tiền <0(trong ngoặc đơn của bạn) không thể xảy ra.
 
Ðề: Đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh

Theo công thức trên ta thấy nhu cầu vốn lưu động thường xuyên không thể > vốn lưu động thường xuyên (vì tiền và các khoản tương đương tiền không thể < 0) vì vậy trường hợp vốn bằng tiền <0(trong ngoặc đơn của bạn) không thể xảy ra.
Trường hợp này vẫn xảy ra đó bạn, NC VLĐ > VLD lúc này dòng Tiền trên Bảng cân đối kế toán đó là tiền đi vay
 
Ðề: Đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh

Trường hợp này vẫn xảy ra đó bạn, NC VLĐ > VLD lúc này dòng Tiền trên Bảng cân đối kế toán đó là tiền đi vay

Tiền đi vay ngắn hạn đã được loại bỏ ra khỏi nhu cầu vốn LĐ thường xuyên và nguồn VLĐ thường xuyên nên nó không làm ảnh hưởng gì, bạn có vay bao nhiêu thì cũng vậy thôi. Còn nếu bạn vay dài hạn để đầu tư cho ngắn hạn (chưa xét đết chuyện bạn SD vốn vay không đúng mục đích) thì khi đó vốn LĐ bạn đã tăng lên đúng bằng số tiền vay. Bạn dùng toàn bộ tiền vay đó để đầu tư vào hàng tồn kho thì lúc đó NC VLĐ cũng tăng lên bằng số tiền vay. Với một bất phương trình mà cả 2 vế của nó đều tăng lên một giá trị bằng nhau thì bạn nghĩ bất phương trình đó có đổi chiều được không??
 
Ðề: Đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh

Tiền đi vay ngắn hạn đã được loại bỏ ra khỏi nhu cầu vốn LĐ thường xuyên và nguồn VLĐ thường xuyên nên nó không làm ảnh hưởng gì, bạn có vay bao nhiêu thì cũng vậy thôi. Còn nếu bạn vay dài hạn để đầu tư cho ngắn hạn (chưa xét đết chuyện bạn SD vốn vay không đúng mục đích) thì khi đó vốn LĐ bạn đã tăng lên đúng bằng số tiền vay. Bạn dùng toàn bộ tiền vay đó để đầu tư vào hàng tồn kho thì lúc đó NC VLĐ cũng tăng lên bằng số tiền vay. Với một bất phương trình mà cả 2 vế của nó đều tăng lên một giá trị bằng nhau thì bạn nghĩ bất phương trình đó có đổi chiều được không??
Chỉ tiêu nhu cầu vốn lưu động ròng được tính như sau:
NCVLĐR = Hàng tồn kho + Nợ phải thu - Nợ ngắn hạn (không kể vay ngắn hạn)
- NCVLĐR < 0: Tức là hàng tồn kho và các khoản phải thu nhỏ hơn nợ ngắn hạn. Đây là một tình trạng rất tốt đối với doanh nghiệp, với ý nghĩa là doanh nghiệp được các chủ nợ ngắn hạn cung cấp vốn cần thiết cho chu kỳ sản xuất kinh doanh. Vì vậy, đa số các doanh nghiệp đều muốn nhu cầu vốn lưu động ròng âm.
- NCVLĐR > 0: Điều này cho thấy nợ ngắn hạn không kể vay ngắn hạn không đủ để tài trợ cho hàng tồn kho và khoản phải thu. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải huy động các nguồn vay khác từ bên ngoài như ngân hàng, tổ chức tín dụng để tài trợ cho phần chênh lệch này. Trường hợp này xảy ra đối với các doanh nghiệp làm việc theo thời vụ hay các ngành có chu kỳ sản xuất dài.
Mục tiêu mà các nhà quản trị hướng tới là làm sao để giảm NCVLĐR đến mức tối thiểu. Muốn như vậy cần phải đạt được đồng thời : Duy trì một mức tồn kho tối thiểu mà không gây gián đoạn quá trình sản xuất, thu ngắn tối đa chu kỳ sản xuất, chính sách thương mại, công tác thu hồi nợ khách hàng phải được phát huy tốt nhất. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải cố gắng tìm kiếm các nguồn vốn tài trợ từ bên ngoài như nợ thuế nhà nước, nợ nhà cung cấp, yêu cầu khách hàng ứng tiền trước …
d. Phân tích mối quan hệ giữa VLĐ ròng và nhu cầu VLĐ ròng:
Việc so sánh giữa vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động ròng rất quan trọng cho việc đánh giá tình hình của doanh nghiệp. Bởi nếu chỉ nhìn vào hai chỉ tiêu này một cách riêng lẻ, nhiều khi ta không đánh giá hết được tình hình.
Ngân quỹ ròng (NQR) thể hiện mối quan hệ giữa vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động ròng.
NQR = VLĐR – NCVLĐR
- NQR > 0: (VLĐR > NCVLĐR) thể hiện một cân bằng tài chính rất an toàn vì doanh nghiệp không phải vay để bù đắp sự thiếu hụt về nhu cầu vốn lưu động ròng. Ở một góc độ khác, doanh nghiệp không gặp tình trạng khó khăn về thanh toán trong ngắn hạn và số tiền nhàn rỗi có thể đầu tư vào các chứng khoán có tính thanh khoản cao để sinh lời.
- NQR = 0: (VLĐR = NCVLĐR) toàn bộ các khoản vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn được hình thành từ các khoản vay ngắn hạn, đây là dấu hiệu về tình trạng mất cân bằng tài chính.
- NQR < 0: (VLĐR < NCVLĐR) điều này có nghĩa VLĐR không đủ để tài trợ NCVLĐR và doanh nghiệp phải huy động các khoản vay ngắn hạn để bù đắp sự thiếu hụt đó và tài trợ một phần TSDH khi VLĐR âm. Cân bằng tài chính được xem là kém an toàn và bất lợi đối với doanh nghiệp.
Xem xét mối quan hệ giữa VLĐR và NCVLĐR là cơ sở để doanh nghiệp huy động các khoản vốn vay tài trợ cho NCVLĐR với chi phí thấp nhất nhưng vẫn đạt được một trạng thái tài chính an toàn.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh

Khi để tính chính xác VLĐ thì ta tách khoản đi vay. Nhưng khi NCVLĐ lớn hơn thì ta cần phải dùng khoản vay để bù đắp vô cho đủ chứ ! Còn nói lý lẽ toán học như bạn thì làm sao đúng với bản chất kinh tế !

Bạn nói về vấn đề gì của kinh tế vậy nhỉ. Không có môn khoa học nào bác bỏ nhau cả. Bạn thử lấy 1 VD làm rõ cái nhận định của bạn đi.
Ở đây bạn đang nhầm lẫn cơ bản về kế toán, cái câu mà đỏ của bạn nó thật khó hiểu.
 
Ðề: Đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh

Các bạn cho mình hỏi vấn đề này chút nhe!
Khi phân tích đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh ta dùng 2 chỉ tiêu

Vốn lưu động thường xuyên = NV dài hạn - Nợ dài hạn
Hoặc = TSLĐ - Nợ ngắn hạn

Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên = (Khoản phải thu và HTK) - nợ ngắn hạn

Nhưng khi Vốn LĐ thường xuyên > hơn (hoặc < hơn) Nhu cầu Vốn LĐ thường xuyên thì VỐN BẰNG TIỀN sẽ > 0(hoặc <0).Mình không hiểu vấn đề này các bạn giải thích giùm mình nhe
Cám ơn các bạn nhiều!!!
Vốn lưu động ròng và cân bằng tài chính dài hạn
VLĐ ròng là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ TSNH và đầu tư ngắn hạn tại thời điểm lập Bảng cân đối kế toán. Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn tối thiểu, cần thiết đảm bảo cho doanh nghiệp dự trữ các loại TSNH nhằm đáp ứng mọi nhu cầu hoạt động cơ bản của doanh nghiệp.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vốn lưu động là một yếu tố không thể thiếu được và có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Bởi vậy để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được bình thường, mỗi doanh nghiệp cần phải xác định nhu cầu về vốn lưu động phù hợp tính chất và quy mô sản xuất kinh doanh.
a. Phương pháp tính VLĐ ròng :
* Phương pháp 1 : VLĐ ròng là phần chênh lệch giữa NVTX với giá trị TSDH
VLĐ ròng = NVTX – TSDH (1)
Chỉ tiêu này cho ta biết nguồn gốc hình thành của VLĐ ròng. Có nghĩa là NVTX sau khi tài trợ đủ cho TSCĐ và ĐTDH thì phần dôi ra đó chính là VLĐ ròng. Cách tính này thể hiện phương thức tài trợ TSCĐ và đồng thời phản ánh tác động của việc đầu tư lên cân bằng tài chính tổng thể. Cụ thể:
- VLĐ ròng > 0: Trong trường hợp này, việc tài trợ từ các nguồn vốn là tốt. Toàn bộ TSDH được tài trợ từ NVTX. Doanh nghiệp không những đủ vốn dài hạn tài trợ cho các TSDH của mình mà còn dư thừa để tài trợ cho các nhu cầu ngắn hạn.
- VLĐ ròng < 0: Trong trường hợp này, TSDH lớn hơn NVTX . Điều này có nghĩa là doanh nghiệp đã dùng nguồn vốn tạm thời để tài trợ cho tài sản dài hạn. Đây chỉ là một giải pháp tạm thời, nếu điều này xảy ra liên tục thì sự tồn tại của doanh nghiệp sẽ bị đe dọa, doanh nghiệp có thể bị đẩy tới giải pháp là bán hay thanh lý TSCĐ. Đồng thời, khi VLĐ ròng âm thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp là rất kém, bởi vì chỉ có TSNH mới có thể chuyển đổi thành tiền trong thời gian ngắn để trả nợ, trong khi đó TSNH lại nhỏ hơn nợ ngắn hạn. Trường hợp này, doanh nghiệp được đánh giá là mất cân bằng tài chính. Doanh nghiệp cần phải nhanh chóng tìm hiểu những nguyên nhân nào tác động đến NVTX, sự tăng giảm của TSDH để có những điều chỉnh kịp thời, tạo ra một trạng thái cân bằng mới mang tính an toàn và bền vững hơn.
- VLĐ ròng = 0 tương đương với NVTX = TSDH. Trong trường hợp này NVTX vừa đủ để tài trợ cho TSDH, NVTT vừa đủ để tài trợ cho TSNH. Doanh nghiệp đạt trạng thái CBTC trong dài hạn, tuy nhiên đây không phải là trạng thái tốt nhất. Khi có một nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm tăng nguồn vốn tạm thời sẽ làm cho doanh nghiệp rơi vào trạng thái mất CBTC.(Ví dụ như các khoản nợ dài hạn đến hạn trả).
* Phương pháp 2 : VLĐ ròng là phần chênh lệch giữa TSNH với Nợ ngắn hạn
VLĐ ròng = TS ngắn hạn – Nợ ngắn hạn (2)
Chỉ tiêu này cho biết cách thức sử dụng VLĐ ròng : VLĐ ròng được phân bổ vào các khoản nợ ngắn hạn như khoản phải thu, hàng tồn kho hay các khoản có tính thanh khoản cao. Phân tích mối quan hệ này thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Cụ thể:
- VLĐ ròng > 0 : cân bằng tài chính dài hạn được đánh giá là tốt, NVTX tài trợ cho TSNH. Trong trường hợp này NVTT ( Nợ ngắn hạn) < TSNH
- VLĐ ròng < 0 : trong trường hợp này TSNH < NVTT, do đó ngoài việc tài trợ đủ cho TSNH, một phần NVTT tài trợ cho TSDH, cân bằng tài chính dài hạn được đánh giá là không tốt.
- VLĐ ròng = 0 : TSNH = NVTT, toàn bộ NVTT được đảm bảo bằng TSNH tức là dùng toàn bộ TSNH để thanh toán nợ ngắn hạn, cân bằng tài chính dài hạn được đảm bảo nhưng không tốt.
 
Ðề: Đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh

Các bạn cho mình hỏi vấn đề này chút nhe!
Khi phân tích đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh ta dùng 2 chỉ tiêu

Vốn lưu động thường xuyên = NV dài hạn - Nợ dài hạn
Hoặc = TSLĐ - Nợ ngắn hạn

Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên = (Khoản phải thu và HTK) - nợ ngắn hạn

Nhưng khi Vốn LĐ thường xuyên > hơn (hoặc < hơn) Nhu cầu Vốn LĐ thường xuyên thì VỐN BẰNG TIỀN sẽ > 0(hoặc <0).Mình không hiểu vấn đề này các bạn giải thích giùm mình nhe
Cám ơn các bạn nhiều!!!

Chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn với TSCĐ và đầu tư dài hạn, hay TSLĐ với nguồn vốn ngắn hạn được gọi là vốn lưu động thường xuyên nên công thức tình là:
VLĐTX = NV dài hạn – TSCĐ và đầu tư dài hạn
Hoặc VLĐTX = Tài sản lưu động – nợ ngắn hạn.


Còn nhu cầu vốn LĐ thường xuyên là lượng vốn ngắn hạn mà DN cần đển bù đắp 1 phần TS lưu động đó là hàng tồn kho và các khoản phải thu. Vì vậy công thức tính như sau:
NCVLĐTX = Hàng tồn kho và các khoản phải thu – Nợ ngắn hạn

Vậy tôi khẳng định 2 trong số 3 công thức mà chủ topic đưa ra là chính xác. Ở đây có sự khác nhau giữa NCVLĐ và NCVLĐTX.

Câu hỏi mà chủ topic đưa ra là “Nhưng khi Vốn LĐ thường xuyên > hơn (hoặc < hơn) Nhu cầu Vốn LĐ thường xuyên thì VỐN BẰNG TIỀN sẽ > 0(hoặc <0).Mình không hiểu vấn đề này các bạn giải thích giùm mình nhe”

Các bạn trả lời cần xem người hỏi đang hỏi vấn đề gì.
Ở đây cả VLĐTX và nhu cầu VLĐTX đều có thể > 0, < 0 hoặc = 0 nhưng VLĐTX luôn luôn > hoặc = nhu cầu VLĐTX. dấu bằng chỉ xảy ra khi toàn bộ nguồn VLĐTX được dùng để tài trợ cho hàng tồn kho và các khoản phải thu.Khi đó tài khoản ngân hàng và két của doanh nghiệp đều không còn gì (điều này gần như không xảy ra). Vậy nên trường hợp vốn bằng tiền < 0 không thể xảy ra (NCVLĐTX không thể lớn hơn VLĐTX).
@ bạn Nguyen Dang.
Cả 2 bải viết khá dài của bạn mặc dù không liên quan đến câu hỏi của chủ topic nhưng cũng là một vấn đề hay để mọi người tham khảo.
 
Ðề: Đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh

Chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn với TSCĐ và đầu tư dài hạn, hay TSLĐ với nguồn vốn ngắn hạn được gọi là vốn lưu động thường xuyên nên công thức tình là:
VLĐTX = NV dài hạn – TSCĐ và đầu tư dài hạn
Hoặc VLĐTX = Tài sản lưu động – nợ ngắn hạn.


Còn nhu cầu vốn LĐ thường xuyên là lượng vốn ngắn hạn mà DN cần đển bù đắp 1 phần TS lưu động đó là hàng tồn kho và các khoản phải thu. Vì vậy công thức tính như sau:
NCVLĐTX = Hàng tồn kho và các khoản phải thu – Nợ ngắn hạn

Vậy tôi khẳng định 2 trong số 3 công thức mà chủ topic đưa ra là chính xác. Ở đây có sự khác nhau giữa NCVLĐ và NCVLĐTX.

Câu hỏi mà chủ topic đưa ra là “Nhưng khi Vốn LĐ thường xuyên > hơn (hoặc < hơn) Nhu cầu Vốn LĐ thường xuyên thì VỐN BẰNG TIỀN sẽ > 0(hoặc <0).Mình không hiểu vấn đề này các bạn giải thích giùm mình nhe”

Các bạn trả lời cần xem người hỏi đang hỏi vấn đề gì.
Ở đây cả VLĐTX và nhu cầu VLĐTX đều có thể > 0, < 0 hoặc = 0 nhưng VLĐTX luôn luôn > hoặc = nhu cầu VLĐTX. dấu bằng chỉ xảy ra khi toàn bộ nguồn VLĐTX được dùng để tài trợ cho hàng tồn kho và các khoản phải thu.Khi đó tài khoản ngân hàng và két của doanh nghiệp đều không còn gì (điều này gần như không xảy ra). Vậy nên trường hợp vốn bằng tiền < 0 không thể xảy ra (NCVLĐTX không thể lớn hơn VLĐTX).
@ bạn Nguyen Dang.
Cả 2 bải viết khá dài của bạn mặc dù không liên quan đến câu hỏi của chủ topic nhưng cũng là một vấn đề hay để mọi người tham khảo.

Chủ đề này khá hay, những bài viết phản hồi cũng rất thú vị.

@biennhohtx05 Vốn bằng tiền <0 có thể xảy ra đó bạn. Trong bài viết của mình, Nguyen Dang cũng có đề cập trường hợp này (NQR < 0) và ý nghĩa của nó. Như vậy, không thể nói các bài viết của Nguyen Dang không liên quan đến câu hỏi của chủ topic. Ngoài ra, vốn bằng tiền (còn lại) < 0 không có nghĩa là tài khoản NH hoặc két sắt rỗng không bạn à.

@mkcanthovn Câu trả lời của bạn là chính xác và rõ ràng. Tuy nhiên, để hiểu cặn kẽ vấn đề (chẳng hạn như khi nào thì vốn bằng tiền còn lại sẽ âm) thì có vẻ không đơn giản ^^

@Nguyen Dang Nội dung trình bày của bạn khá đầy đủ và chi tiết, nhưng còn lý thuyết nhiều. Bạn có thể dẫn chứng những điều kiện thực tế nào có thể dẫn đến những trường hợp bạn đã nêu để mọi người tham khảo thêm.

@ALL Lý thuyết nói chung có những giới hạn của nó, lĩnh vực kế toán cũng vậy. Những chỉ số nêu trên không tính tới một điểm quan trọng trong quản lý nguồn vốn hoạt động của doanh nghiệp: tính thanh khoản của từng loại "vốn". Các bạn góp ý thêm nhé!

Chúc vui.
 
Ðề: Đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh

Chủ đề này khá hay, những bài viết phản hồi cũng rất thú vị.

@biennhohtx05 Vốn bằng tiền <0 có thể xảy ra đó bạn. Trong bài viết của mình, Nguyen Dang cũng có đề cập trường hợp này (NQR < 0) và ý nghĩa của nó. Như vậy, không thể nói các bài viết của Nguyen Dang không liên quan đến câu hỏi của chủ topic. Ngoài ra, vốn bằng tiền (còn lại) < 0 không có nghĩa là tài khoản NH hoặc két sắt rỗng không bạn à.

Các bạn góp ý thêm nhé!

Chúc vui.
Cảm ơn nhưng hình như bạn hiểu nhầm ý tôi thì phải. Ý người hỏi ở đây vốn bằng tiền là tiền và các khoản tương đương tiền đó, cả bạn đó và tôi SD từ chưa đúng nhưng tôi hiểu ý bạn ấy muốn hỏi cái gì thông qua cái công thức mà bạn ấy đưa ra khi so sánh.

Bài trên tôi cũng khẳng định là nguồn vốn LĐTX và nhu cầu VLĐTX đều có thể < 0 (trường hợp NV dài hạn không đủ bù đắp cho TSCĐ và đầu tư dài hạn thì VLĐTX sẽ <0) ý nghĩa của các lý ở bài trên tôi cũng hiểu phần nào chứ.
 
Ðề: Đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh

Bạn tanthanh14 hỏi liên quan đến Ngân quỹ ròng của doanh nghiệp, nhưng mình nhận thấy một số thành viên của diễn đàn cũng còn đang hiểu mơ hồ về vấn đề này lắm. Mình sẽ trình bày một cách tổng quát nhằm giúp các bạn rõ hơn. Nếu có điều gì sai sót cũng mong các bạn thông cảm và góp ý thêm !
Ngân quỹ ròng (NQR) thể hiện mối quan hệ giữa Vốn lưu động ròng (VLĐR) và Nhu cầu vốn lưu động ròng (NCVLĐR).
NQR = VLĐR – NCVLĐR

Trong đó : VLĐR = NVTX – TSDH (1)
Hoặc : VLĐR = TS ngắn hạn – Nợ ngắn hạn (2)
NCVLĐR = Hàng tồn kho + Nợ phải thu - Nợ ngắn hạn (ko kể vay ngắn hạn) (3)

- NQR > 0: (VLĐR > NCVLĐR) phần chênh lệch là các khoản vốn bằng tiền còn lại sau khi đã bù đắp các khoản vốn ngắn hạn (bạn tanthanh14 gọi là Vốn bằng tiền > 0 đó), nó thể hiện một cân bằng tài chính rất an toàn vì doanh nghiệp không phải vay để bù đắp sự thiếu hụt về nhu cầu vốn lưu động ròng. Ở một góc độ khác, doanh nghiệp không gặp tình trạng khó khăn về thanh toán trong ngắn hạn và số tiền nhàn rỗi có thể đầu tư vào các chứng khoán có tính thanh khoản cao để sinh lời.
- NQR = 0: (VLĐR = NCVLĐR) toàn bộ các khoản vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn được hình thành từ các khoản vay ngắn hạn, đây là dấu hiệu về tình trạng mất cân bằng tài chính.
- NQR < 0: (VLĐR < NCVLĐR) điều này có nghĩa VLĐR không đủ để tài trợ NCVLĐR và doanh nghiệp phải huy động các khoản vay ngắn hạn để bù đắp sự thiếu hụt đó và tài trợ một phần TSDH.
Trường hợp này có thể giải thích rõ hơn bằng cách toán học như bạn biennhohtx05 yêu cầu như sau :
VLĐ ròng < NCVLĐ ròng ( 1 ) < (3 )
NVTX – TSDH < Hàng tồn kho + Nợ phải thu – Nợ ngắn hạn (Ko kể vay)
Nghĩa là doanh nghiệp dùng các khoản nợ ngắn hạn không kể vay ngắn hạn để tài trợ cho hàng tồn kho và nợ phải thu nhưng không đủ. Vì vậy doanh nghiệp đã huy động thêm khoản tiền còn dư ra của NVTX sau khi đầu tư TSDH. Nhưng vẫn không đủ_đồng nghĩa với tiền mặt của doanh nghiệp đã hết (Vốn bằng tiền thể hiện trên bảng Cân đối kế toán < 0 ); lúc này chỉ còn cách là dùng đến các khoản vay ngắn hạn để đáp ứng đủ nhu cầu về vốn lưu động.
Chúng ta cứ tạm hiểu một cách đơn thuần như vậy đi, chứ trong thực tế thì nhà quản trị doanh nghiệp có rất nhiều cách để hạn chế Ngân quỹ ròng âm lắm. Ví dụ như thúc đẩy công tác thu hồi nợ khách hàng, giảm thiểu tối đa hàng tồn kho nhưng không gây gián đoạn sản xuất, hay cố gắng tìm kiếm các nguồn vốn tài trợ từ bên ngoài như nợ thuế nhà nước, nợ nhà cung cấp, yêu cầu khách hàng ứng tiền trước …
 
Ðề: Đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh

Hoặc = TSLĐ - Nợ ngắn hạn (1)

Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên = (Khoản phải thu và HTK) - nợ ngắn hạn (2)

Bạn tanthanh14 hỏi liên quan đến Ngân quỹ ròng của doanh nghiệp, nhưng mình nhận thấy một số thành viên của diễn đàn cũng còn đang hiểu mơ hồ về vấn đề này lắm.
Hoặc : VLĐR = TS ngắn hạn – Nợ ngắn hạn (2)
NCVLĐR = Hàng tồn kho + Nợ phải thu - Nợ ngắn hạn (ko kể vay ngắn hạn) (3)
Theo mình thấy ngay từ điểm xuất phát thì bạn Nguyen Dang và bạn tanthanh14 đã khác nhau. Cái khác biệt cụ thể là chữ "Ròng" của bạn Nguyen Dang và chữ "Thường Xuyên" của bạn tanthanh14n dẫn đến cái khác nhau cơ bản là "vay ngắn hạn" được tính đến trong công thức của bạn tanthanh14 trong khi bạn Nguyen Dang lại loại bỏ nó ra. Bạn Nguyen Dang đã cố giải thích cụ thể nhận định của bạn và nó cũng khá rõ ràng nhưng nó là khía cạnh khác của phân tích tài chính, tôi nghĩ không phải điều bạn tanthanh14 muốn hỏi.

Còn tôi thì xuất phát từ công thức đúng mà bạn tanthanh14 đưa ra để khẳng định một điều là nhu cầu vốn lưu động thường xuyên không thể lớn hơn vốn lưu động thường xuyên. Ý nghĩa của việc so sánh 2 chỉ tiêu này không phải là ở chỗ vốn bằng tiền âm hay dương mà là doanh nghiệp đã tận dụng hết nguồn vốn lưu động thường xuyên hiện có hay chưa, cũng như việc vốn vay có được tài trợ cho hoạt động kinh doanh hay đạng bị ứ đọng tại quỹ. Nếu nhận định của tối về câu hỏi cảu bạn tanthanh14 là đúng thì tôi sẽ nói cụ thể hơn. Tôi đang cố gắng đơn giản hóa nó bằng chứng minh theo kiểu "toán học thông thường" nên các bị các bạn cho là không hiểu "bản chất của kinh tế" hăy chăng.
 
Ðề: Đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh

Tôi thấy các bạn trong topic sử dụng nhiều thuật ngữ Tài sản lưu động nhưng theo qui định mới nhất thì nó đã được đổi thành Tài sản ngắn hạn
các bạn chú ý nha nhất là các bạn sinh viên làm chuyên đề hay khoá luận thì chú ý nha!!!!
-----------------------------------------------------------------------------------------
để đảm bảo nguồn vốnkinh doanh của công ty !!!!đề tài hay đấy nhưng có nhiều vấn đề cần bàn
trước tiên phải xem xét đầu tiên xem loại hình kinh doanh của công ty là gi?
Cổ phần , TNHH...
Nếu là cp thi công ty huy động vốn từ 2 nguồn: góp vốn từ các cổ đông và huy động vốn từ bên ngoài bằng các khoản vay
tiếp đến phảo xem đến 2 nguồn vốn lưu động và vốn cố đinh
vốn lưu động gồm các khoản TS ngắn hạn và đầu tư TC ngắn hạn: rồi chia thành các khoản như tiền mặt, khoản phải thu, hàng tồn kho...
cố định gồm TS cố định và đầu tư TC dài hạn
khi đó ta xem đến các khoản mục và cần chú trọng quan tâm đến các chỉ tiêu nào
chỉ tiêu nào ảnh hưởng nhiều nhất cũng như chiểm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn của công ty, tốt nhất ta dựa vào bảng cân đối kế toán và so sánh qua các năm bằng các phương pháp như chêch lệch tuyệt đối và tương đối qua các năm

sử dụng và tính toán các chỉ tiêu như sức sinh lời của vốn lưu động, số vòng quay của vốn lưu động, sức sinh lời của TS C Đ, hiệu quả sử dụng VCD, Suất sinh lời của VCD...
chú ý là cũng phải dựa vào tình hình thực tế, kinh doanh cụ thể của công ty qua các năm chỉ có vậy mới đưa ra chính xác những nhận xét, xem chỉ tiêu nào còn xấu hạn chế hay tốt cần phát huy....

nếu là các bạn sinh viên thì nên đọc kỹ các báo cáo tài chính của công ty qua các năm rồi hãy phân tích cho chuyên đề báo cáo của mình
rất nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu đây chỉ là lời góp ý của bản thân tôi
vì trước đât tôi cũng từng nghiên cứu đề tài " một số giải pháp nhằm năng cao hiệu quả sử dụng vốn tai công ty CP Viễn thông FPT" để làm khoá luận tốt nghiệp
đề tài rất hay đó các bạn!!!chúc các bạn thành công
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh

thế các bạn cho mình hỏi:có khi nào VLĐTX < NCVLĐTX bằng một lượng A. mà trong bảng cân đối kế toán của công ty thì khoản vay ngắn hạn lại bằng B mà B chênh lệch với A rất lớn không.có khi chênh lệch cả 1 tỷ đồng?.Phải chăng công ty đã vay quá nhiều so với mức cần thiết
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top