Ðề: Cựu binh dân kế toán
* Ngày 13-8-1942, mang tên gọi là Hồ Chí Minh, đồng chí Nguyễn Ái Quốc rời Cao Bằng sang Trung Quốc, với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam Độc lập Đồng minh và Phân bộ Quốc tế phản xâm lược của Việt Nam để tranh thủ sự viện trợ quốc tế. Ngày 29-8, Người bị nhà cầm quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch bắt giữ tại thị trấn Túc Vinh (Tĩnh Tây, Quảng Tây, Trung Quốc). Người bị giam giữ, đối xử tàn tệ suốt 13 tháng, bị giải qua hơn 30 nhà tù thuộc 13 huyện tỉnh Quảng Tây. Chính trong thời gian bị cầm tù này, Người đã làm hơn 100 bài thơ chữ Hán, sau đó được tập hợp lại trong một cuốn sách nổi tiếng "Nhật ký trong tù".
* Ngày 29-8-1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dự hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng bàn về kế hoạch mở rộng thành phố Hà Nội. Người nêu rõ: "Mở rộng thành phố phải cǎn cứ vào thiên thời (mưa, gió, nắng...), địa lợi (địa chất, sông hồ... và nhân hoà (lợi ích của nhân dân, của Chính phủ). Công tác quy hoạch thành phố phải hợp lý, bảo đảm được cả về kinh tế, mỹ quan và quốc phòng, phải có kế hoạch vận động quần chúng tham gia, có ban phụ trách để chịu trách nhiệm, tránh lối làm đại khái, lãng phí".
* Đáp ứng nguyện vọng tha thiết của toàn dân, Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ ta đã quyết định giữ gìn lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh và xây dựng lǎng của Người tại Quảng trường Ba Đình lịch sử.
Ngày 2-9-1973 công trình xây dựng lǎng Chủ tịch Hồ Chí Minh được chính thức khởi công. Việc xây dựng lǎng được Liên Xô hết lòng giúp đỡ.
Ngày 29-8-1975, Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức trọng thể lễ khánh thành lǎng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội trường Ba Đình.
* Nhà thơ Xuân Quỳnh sinh nǎm 1942, quê ở huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây, lớn lên ở Hà Nội.
Từ nǎm 1963, chị làm báo, biên tập viên của nhà xuất bản
Trước đó Xuân Quỳnh đã làm thơ khi còn là diễn viên múa.
Tác phẩm chính của chị gồm các bài thơ: "Chồi biếc", "Hoa dọc chiến hào", "Gió Lào cát trắng", "Lời ru trên mặt đất", "Sân ga chiều em đi", "Hoa cỏ may".
Thơ Xuân Quỳnh thể hiện một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành, nhiều lo âu, và luôn da diết khát vọng hạnh phúc đời thường.
Xuân Quỳnh đột ngột vĩnh biệt cuộc đời vào ngày 29-8-1988 trong một tai nạn giao thông.
* Ngày 29-8-1994, Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước ta đã ban hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng".
Từ cuối nǎm 1994 đến tháng 4 nǎm 1997, Nhà nước đã phong tặng và truy tặng 38.805 "Bà mẹ Việt Nam anh hùng", trong đó có 11.048 bà mẹ còn sống. Riêng thủ đô Hà Nội có 637 bà mẹ được Nhà nước phong tặng và truy tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng", trong đó có 131 bà mẹ còn sống.
Nhằm bảo đảm cho các bà mẹ có cuộc sống ổn định về vật chất, thanh thản về tinh thần, cùng với chính sách của Nhà nước, trong cả nước đã dấy lên phong trào phụng dưỡng "Bà mẹ Việt Nam anh hùng", "Áo ấm tặng mẹ", "Áo lụa tặng bà", "Qùa tặng mẹ" ...
Một số sự kiện trong ngày 29 tháng 8:
Việt Nam
* Ngày 13-8-1942, mang tên gọi là Hồ Chí Minh, đồng chí Nguyễn Ái Quốc rời Cao Bằng sang Trung Quốc, với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam Độc lập Đồng minh và Phân bộ Quốc tế phản xâm lược của Việt Nam để tranh thủ sự viện trợ quốc tế. Ngày 29-8, Người bị nhà cầm quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch bắt giữ tại thị trấn Túc Vinh (Tĩnh Tây, Quảng Tây, Trung Quốc). Người bị giam giữ, đối xử tàn tệ suốt 13 tháng, bị giải qua hơn 30 nhà tù thuộc 13 huyện tỉnh Quảng Tây. Chính trong thời gian bị cầm tù này, Người đã làm hơn 100 bài thơ chữ Hán, sau đó được tập hợp lại trong một cuốn sách nổi tiếng "Nhật ký trong tù".
* Ngày 29-8-1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dự hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng bàn về kế hoạch mở rộng thành phố Hà Nội. Người nêu rõ: "Mở rộng thành phố phải cǎn cứ vào thiên thời (mưa, gió, nắng...), địa lợi (địa chất, sông hồ... và nhân hoà (lợi ích của nhân dân, của Chính phủ). Công tác quy hoạch thành phố phải hợp lý, bảo đảm được cả về kinh tế, mỹ quan và quốc phòng, phải có kế hoạch vận động quần chúng tham gia, có ban phụ trách để chịu trách nhiệm, tránh lối làm đại khái, lãng phí".
* Đáp ứng nguyện vọng tha thiết của toàn dân, Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ ta đã quyết định giữ gìn lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh và xây dựng lǎng của Người tại Quảng trường Ba Đình lịch sử.
Ngày 2-9-1973 công trình xây dựng lǎng Chủ tịch Hồ Chí Minh được chính thức khởi công. Việc xây dựng lǎng được Liên Xô hết lòng giúp đỡ.
Ngày 29-8-1975, Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức trọng thể lễ khánh thành lǎng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội trường Ba Đình.
* Nhà thơ Xuân Quỳnh sinh nǎm 1942, quê ở huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây, lớn lên ở Hà Nội.
Từ nǎm 1963, chị làm báo, biên tập viên của nhà xuất bản
Trước đó Xuân Quỳnh đã làm thơ khi còn là diễn viên múa.
Tác phẩm chính của chị gồm các bài thơ: "Chồi biếc", "Hoa dọc chiến hào", "Gió Lào cát trắng", "Lời ru trên mặt đất", "Sân ga chiều em đi", "Hoa cỏ may".
Thơ Xuân Quỳnh thể hiện một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành, nhiều lo âu, và luôn da diết khát vọng hạnh phúc đời thường.
Xuân Quỳnh đột ngột vĩnh biệt cuộc đời vào ngày 29-8-1988 trong một tai nạn giao thông.
* Ngày 29-8-1994, Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước ta đã ban hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng".
Từ cuối nǎm 1994 đến tháng 4 nǎm 1997, Nhà nước đã phong tặng và truy tặng 38.805 "Bà mẹ Việt Nam anh hùng", trong đó có 11.048 bà mẹ còn sống. Riêng thủ đô Hà Nội có 637 bà mẹ được Nhà nước phong tặng và truy tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng", trong đó có 131 bà mẹ còn sống.
Nhằm bảo đảm cho các bà mẹ có cuộc sống ổn định về vật chất, thanh thản về tinh thần, cùng với chính sách của Nhà nước, trong cả nước đã dấy lên phong trào phụng dưỡng "Bà mẹ Việt Nam anh hùng", "Áo ấm tặng mẹ", "Áo lụa tặng bà", "Qùa tặng mẹ" ...