Cùng một hàng hóa nhưng nhiều giá bán khác nhau

Cái này thì em hiểu rồi, em hỏi thêm chút đối với hàng hóa bị lỗi, hư hỏng thì khi bán với giá thấp hơn mình có cần chuẩn bị những hồ sơ gì để chứng minh cho việc đó hay không?
Vì chú Hùng có nói " giá mua bán hàng hóa phụ thuộc vào sự thỏa thuận của người mua và người bán" em đang hỏi là nó có kèm thêm điều kiện là phù hợp với giá thị trường tại thời điểm đó hay không? em thấy mình đã nhận định sai khi so giá bán với giá vốn, nhưng giờ em lại muốn biết mối liên hệ giữa giá bán với giá thị trường ạ.
vì hiện tạ công ty em, thỉnh thoảng cũng có bán qua bán lại 1 số nguyên liệu hàng hóa trong cùng hệ thống, và vì em hiểu sai ý nghĩa giá mua, giá ban, giá thị trường nên mặc định mỗi lần xuất bán như vậy em đều phải xuất hóa đơn cáo hơn giá mua vào 1 chút để ko bị chú ý. em cần hiểu rõ hơn để có thể áp dụng vô cv của mình.
e cứ nhìn nhận theo hướng Cocacola đi , giá vốn hay giá bán đều là nó quyết định ... ai làm gì đc nhau
cơ bản mà tìm đc hướng đi đúng thôi
 
dạ con cảm ơn chú Hùng , Anh malanh. em đã thông tư tưởng rồi ạ. trước giờ mặc định mình hiểu đúng ai ngờ đâu ko hiểu đúng bản chất của vấn đề. Chắc còn nhiều vấn đề như vậy nữa, cứ nghĩ mình hiểu đúng ko có gì để hỏi nhưng thật ra đều là hiểu chưa tới và chưa đúng. Chắc sẽ còn làm phiền mọi người nhiều ạ
 
e cứ nhìn nhận theo hướng Cocacola đi , giá vốn hay giá bán đều là nó quyết định ... ai làm gì đc nhau
cơ bản mà tìm đc hướng đi đúng thôi
cocacola việt nam giá bán tại VN thì do thị trường quyết định ( người mua có sắn xàng mua vs giá họ đưa ra k, đối thủ của họ tung ra giá thế nào) nó định 100k 1 chai bạn mua k?. còn giá vốn nó đẩy lên cao được là do nguyên vật liệu đầu vào nó quá độc quyền và cơ quan thuế k cơ sở định gí cho NVL đầu vào nên ms để 20 năm k đóng thuế. Nếu k mấy thằng FDI khác tha hồ mà chuyển gí như Cocacola.
 
1 thứ nhất sp Coca-Cola là duy nhất , vì chả có sp thứ 2 như thế. K thể nói pepsi giống Coca-Cola nên áp giá như nhau theo giá thị trường. Đây là sự cạnh tranh từ sp tương tự
2. Giá bán của họ là do giá ấn định theo phương án kinh doanh.
3.Chuyển giá là bài toán fdi đã và đang tha hồ làm chứ k phải là k
Luật là luật, làm k sai thì k sao. Sai phạt k sai phạt bằng cái j
 
Cho cháu hỏi thêm về trường hợp xuất hóa đơn ạ. Bên công ty e chủ yếu bán cho khách cá nhân không đăng kí kinh doanh, mà mức chiết khẩu so với giá công bố là giảm 45%, vậy khi bán hàng cho cá nhân đó, cháu vẫn xuất hóa đơn bình thường theo thông tin tên khách hàng với địa chỉ của khách hàng thôi ạ, khách hàng không lấy hóa đơn thì mình vẫn lưu lại công ty hả chú. Và khi cháu xuất hóa đơn chiết khấu 45% so với giá công bố đó có cần thêm chứng từ gì để sau này giải trình với thuế không chú
 
Cho cháu hỏi thêm về trường hợp xuất hóa đơn ạ. Bên công ty e chủ yếu bán cho khách cá nhân không đăng kí kinh doanh, mà mức chiết khẩu so với giá công bố là giảm 45%, vậy khi bán hàng cho cá nhân đó, cháu vẫn xuất hóa đơn bình thường theo thông tin tên khách hàng với địa chỉ của khách hàng thôi ạ, khách hàng không lấy hóa đơn thì mình vẫn lưu lại công ty hả chú. Và khi cháu xuất hóa đơn chiết khấu 45% so với giá công bố đó có cần thêm chứng từ gì để sau này giải trình với thuế không chú

Bạn cần gì quan tâm đến khách hàng là ai (cá nhân hay DN), đã bán hàng thì phải xuất hóa đơn và cứ theo chính sách bán hàng đã công bốđể thực hiện . Hồ sơ lưu giữ để sau này đối chiếu : Hồ sơ đăng ký chương trình chiết khấu giảm giá với cơ quan chức năng, danh sách khách hàng đã thực hiện chiết khấu, chi tiết số lượng hàng hóa ... hay đại loại thế.

P/S : khách hàng cá nhân có lấy hóa đơn hay không thì ai biết được, nếu mình không nói .
 
cho em hỏi khi mình theo dõi thành phẩm mà những thành phẩm cùng tên trên 1 tờ hoá đơn nhưng lại có giá bán khác nhau thì liệu có sao không và theo dõi như thế nào ạ.
 
Cho mình hỏi :
Theo Điều 37 Luật Quản lý thuế số 78 thì phải có hồ sơ chứng minh lý do giá bán thấp hơn thị trường hoặc giá niêm yết

Cty bán hàng không niêm yết giá, mặt hàng cũng không phổ biến trên thị trường. Bán hàng theo giá trên hợp đồng thoản thuận với từng khách hàng tùy theo quan hệ và khả năng của khách hàng. Mỗi khách hàng có giá khác nhau VD khách hàng A có thể có đơn giá là 1.3 triệu, thấp hơn 30% giá trung bình, khách hàng B cao hơn 50% giá trung bình.
Giá bán cao hơn giá vốn, không có trường hợp khuyến mãi, hết hạn, hư hỏng do sinh hóa..

Vậy hồ sơ chứng minh lý do có nhiều giá bán cho 1 mặt hàng cần có gì:
- trường hợp 1: giá bán cho khách hàng A không thay đổi qua các lần bán hàng (vẫn 1.3 triệu)
- trường hợp 2: giá bán cho khách hàng A thay đổi cho lần sau do được thỏa thuận lại (VD lên 1.5 triệu), có làm phụ lục hợp đồng
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top