Công nợ cá nhân phát sinh quá nhiều.

Ðề: Công nợ cá nhân phát sinh quá nhiều.

không được trừ vào lương người khác. chỉ được trừ lương người trực tiếp làm mất thôi, nếu lý do bị mất có lỗi gián tiếp của người khác thì mới trừ tiếp vào người đó.
ví dụ ktoán làm phiế xuất kho sai, thủ kho cũng xuất sai, người giao hàng giao sai. lỗi ai người đó chịu thôi.
vì đó là nghiệp vụ và cviệc của người đó, đâu bắt chịu trách nhiệm thay được.
Nếu mà làm vậy chắc trừ tới cả lương giám đốc luôn quá
 
Ðề: Công nợ cá nhân phát sinh quá nhiều.

Mình thấy cách 2 là hợp lý hơn. Tuy Nhiên phải phân biệt ai là người chịu trách nhiệm chính. Ở đây theo mình người chịu trách nhiệm chính là trưởng chi nhánh và phụ trách kế toán ở chi nhánh đó. 2 người này chịu phần bồi thường nhiều hơn, vì mọi nghiệp vụ phát sinh đều phải được 2 người này duyệt
 
Ðề: Công nợ cá nhân phát sinh quá nhiều.

theo mình:trước tiên phải xác định nguyên nhân chủ quan hay khách quan và người trực tiếp chịu trách nhiệm việc đó đã
 
Ðề: Công nợ cá nhân phát sinh quá nhiều.

Anh nghĩ là phải tìm ra một cách giải quyết hợp lý thôi

Cách giải quyết hiện tại của em khi post bài lên mạng mà không trao đổi trực tiếp với sếp là không đúng.

Em nên trao đổi trực tiếp với sếp của em

Tự đưa ra cách giải quyết và nêu rõ những người có liên quan có thể phải chịu trách nhiệm.

Quan trọng là phối hợp cùng giải quyết
 
Ðề: Công nợ cá nhân phát sinh quá nhiều.

Mình nghĩ là phải quy trách nhiệm những người trực tiếp quản lý, có việc gì thì phải báo kịp thời chứ. Bạn đâu quản lý sâu xác được, bạn vẫn bị động mà. Những người liên quan phải là những người ở chi nhánh đó.
 
Ðề: Công nợ cá nhân phát sinh quá nhiều.

Đúng gì mà đúng, người phải chịu trách nhiệm là kế toán và trưởng chi nhánh dưới đó chứ bộ. Nhân viên của họ họ hok quản lý được thì làm sao mình quản lý được. Với lại dưới đó ăn thiếu tiền + thiếu hàng wai` à( Nhưng trưởng chi nhánh dưới đó hok giải quyết được), giờ bắt người khác chịu chung.
Thấy vô lý hok [you]

mình cũng đồng ý cách t2. dù sao nhiều người cũng vui hơn 1 người bạn nhỉ! chấp nhận thôi:
 
Ðề: Công nợ cá nhân phát sinh quá nhiều.

Theo cách 1 vì ai làm mất thì phải chịu đền nếu ko bắt người ta đền lần sau nta lừa bảo cũng mất hàng hoá nữa thì sao tự nhiên mình mất tiền oan. còn sếp đưa ra cách 2 là để doạ nhân viên thôi. Chỗ tớ làm nhà hàng các cháu ra công nợ là bình thường nên cứ cho ra tiền cho các cháu nhớ
 
Ðề: Công nợ cá nhân phát sinh quá nhiều.

theo mình thì trừ lương người bị mất tiền, hàng, người quản lý trực tiếp cũng chịu chung, vì để sai sót đến giờ mới báo, còn mình trên này xa wa1 không chịu gì cả, hôm sau để ý kiểm tra chặt hơn.
 
Ðề: Công nợ cá nhân phát sinh quá nhiều.

Các anh chị ơi cho em ý kiến trường hợp này zới.

Em là kế toán công nợ, quản lý công nợ của 4 chi nhánh.hic
Vừa rồi có 1 chi nhánh phát sinh 1 khoản công nợ cá nhân khá nhiều( hơn 7.000.000) lý do dưới chi nhánh báo lên cho em là do mất tiền+ mất hàng.
Thường thì hàng ngày kế toán chi nhánh gửi báo cáo qua mail cho em kiểm tra( ngày 28.04 thì làm và gửi BC của ngày 27.04), Nói chung là em chỉ kiểm giám sát được mọi khoản công nợ trên BC của chi nhánh gửi thôi.Nên khoản công nợ cá nhân này phát sinh trước khi em nhận được BC, nên em hok thể quản lý dược.
Khi nhận được Bc em mới biết có khoản nợ cá nhân wa' lớn, em đã viết mail trình bày với sếp( kế toán trưởng - vừa mới bổ nhiệm) và sếp đã đưa ra 2 phương án :
- Thứ nhất : Vẫn cho nhân viên đó tiếp tục làm việc và trừ dần công nợ vào lương hàng tháng.
- Thứ hai : Trừ lương những người có liên quan ( trong đó có kế toán em...)hic
Nhưng anh chị ơi, việc này hok thể giải quyết như zậy được. Đúng hok ạ?
Vì trong khi đó ở chi nhánh vẫn có người quản lý ở đó mà, họ ở đó họ hok quản lý được làm sao em ở đây quản lý hết được( vì wa' xa).

Giờ em phải làm sao đây, cuối tháng này em có nguy cơ bị trừ lương, nhưng em thấy hok phục cách giải quyết của sếp em. Cứ nghỉ tới là hok muốn làm việc luôn á.

Anh chị cho em ý kiến vụ này với.:sohappy::sohappy::sohappy:



Theo mình thì cả 2 cách trên cũng vẫn chưa ổn lắm thì fải

C1: nếu trừ lương 1 nhân viên đó thui thì nếu người đó xin nghỉ việc lun hok trả thì khoản đó bít tình cho ai nè???????
C2: Nếu trừ lương tất cả mọi người có liên wan thì cũng hok đc, vì sẽ có nhìu người " vô tội " hok bit j như bạn anhthotamdan

Mình nghĩ nên bắt trưởng chi nhánh phải giải trình rõ lý do về vụ việc trên (vì đây hok fải là lần đầu tiên bị mất hàng như vậy) --> trưởng chi nhánh mà hok giải quyết đc thì đuổi việc cho ùi, làm ăn gì mà........pó tay. Đồng thời bạn cũng nên đề xuất công ty có kế hoạch quản lý tốt hơn.
 
Ðề: Công nợ cá nhân phát sinh quá nhiều.

Bộ phận nào quản lý trực tiếp thì bộ phận đó phải chịu trách nhiệm nếu mà trừ lương bạn thì phải trừ cả lương của sếp nữa vì ko quản lý bạn được
 
Ðề: Công nợ cá nhân phát sinh quá nhiều.

nếu người đó làm mất do lỗi cá nhân, ko có sự sơ ý hay thiếu trách nhiệm của người khác thì mình nghĩ chỉ trừ lương đc người đó thôi chứ.
Nếu lỗi do cả bộ máy ( hay 1 số người nữa liên quan) như là giấy tờ ko đầy đủ, để hàng ko cẩn thận.v.v thì cứ ai liên quan thì trừ lương hoặc có biện pháp cảnh cáo, chia sẻ rủi ro cũng như trách nhiệm..
bạn có làm j sai mà trừ nhỉ???
 
Ðề: Công nợ cá nhân phát sinh quá nhiều.

lập biên bản và quy trách nhiệm cho người làm mất, và trừ dần vào lương mình nghĩ không phải lỗi do bạn đâu, kế toán cty chỉ tập hợp và xử lý chứ.
 
Ðề: Công nợ cá nhân phát sinh quá nhiều.

Đúng gì mà đúng, người phải chịu trách nhiệm là kế toán và trưởng chi nhánh dưới đó chứ bộ. Nhân viên của họ họ hok quản lý được thì làm sao mình quản lý được. Với lại dưới đó ăn thiếu tiền + thiếu hàng wai` à( Nhưng trưởng chi nhánh dưới đó hok giải quyết được), giờ bắt người khác chịu chung.
Thấy vô lý hok [you]
nếu xếp của bạn chọn P/a thứ 2 thì xếp của bạn đã đúng. vì bạn là người đc giao nhiệm vụ quản lý công nợ của các chi nhánh mà bạn thì chỉ ở nhà nhận các báo cáo của chi nhánh qua mail thì bạn đã ko hoàn thành nhiệm vụ. nếu như việc mất tiền và mất hàng đó ko đc báo cáo cho bạn thì nhân viên đó và trưởng chi nhánh chịu trách nhiệm. nhưng mà việc mất tiền và hàng này chi nhánh đã báo cáo bằng văn bản cho cty của bạn chưa? nếu chưa thì nhân viên đó và một số người có liên quan ở chi nhánh đó chịu trách nhiệm( ko có bạn), nếu rồi thì bạn bị trừ lương là chắc. ở đời ko có công bằng đâu bạn à.:chetroi:
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Công nợ cá nhân phát sinh quá nhiều.

tớ thì nghĩ là phải trừ những người có liên quan của chi nhánh đó chứ sao lại trừ bạn. Cách thứ nhất là hợp lý mà
 
Ðề: Công nợ cá nhân phát sinh quá nhiều.

Đúng gì mà đúng, người phải chịu trách nhiệm là kế toán và trưởng chi nhánh dưới đó chứ bộ. Nhân viên của họ họ hok quản lý được thì làm sao mình quản lý được. Với lại dưới đó ăn thiếu tiền + thiếu hàng wai` à( Nhưng trưởng chi nhánh dưới đó hok giải quyết được), giờ bắt người khác chịu chung.
Thấy vô lý hok [you]
Em cũng thấy ý kiến này là đúng vì đây là do lỗi của người quản lý mà bắt mọi người chịu chung thì hơi vô lý.:imlanglun:
 
Ðề: Công nợ cá nhân phát sinh quá nhiều.

Nguyên văn bởi anhthotamdan
Đúng gì mà đúng, người phải chịu trách nhiệm là kế toán và trưởng chi nhánh dưới đó chứ bộ. Nhân viên của họ họ hok quản lý được thì làm sao mình quản lý được. Với lại dưới đó ăn thiếu tiền + thiếu hàng wai` à( Nhưng trưởng chi nhánh dưới đó hok giải quyết được), giờ bắt người khác chịu chung.
Thấy vô lý hok lenhuquynh

Mình cũng đồng ý với anhthotamdan, bộ phận KT dưới chi nhánh phải chịu trách nhiệm chuyện này chứ ko phải bạn. KTT mới vào làm mà đã giải quyết công việc như vậy là thấy ko ổn roài. Bạn phải lập luận để tự bảo vệ mình nhé.

TB: Tự nhiên thấy anhthotamdan nhắc đến quynh làm quynh giật mình. Sao anhthotamdan hỏi quynh vậy? bộ biết quynh hả? quynh bận nên ít ghé thăm diễn đàn lắm.
 
Ðề: Công nợ cá nhân phát sinh quá nhiều.

Mình làm kế toán cho công ty chuyên kinh doanh về siêu thị. Ở công ty mình, nếu xảy ra chuyện đó thì Giám đốc siêu thị và nhân viên siêu thị chịu hết . Trụ sở ở xa, nên mới cần thuê Giám đốc, có chuyện gì, GĐ chịu trách nhiệm hết
 
Ðề: Công nợ cá nhân phát sinh quá nhiều.

Theo mình bạn nên xem lại quy chế, quy định về thưởng phạt trong Cty! và tìm hiểu nguyên nhân gây thất thoái và mất mát. Nếu đi làm mà cư vi phạm noi quy quy chế ko kê lớn bế đều bị cho nghỉ việc hoặc bồi thường thì kể ra để làm dc tại đó lâu dài cũng khó dấy bạn. theo mình tuỳ từng trưởng hợp có thể bắt cá nhân bồi thường, có thể là 20%, 50%, 100% giá trí bị tổn thất. cần cân nhắc kỹ trong qđịnh vừa để răn đe và làm gương cho nhièu người khác, đúng đối tượng thì ko ai nói đc j!
 
Ðề: Công nợ cá nhân phát sinh quá nhiều.

Mình làm kế toán cho công ty chuyên kinh doanh về siêu thị. Ở công ty mình, nếu xảy ra chuyện đó thì Giám đốc siêu thị và nhân viên siêu thị chịu hết . Trụ sở ở xa, nên mới cần thuê Giám đốc, có chuyện gì, GĐ chịu trách nhiệm hết

Ừa..........giao cho GĐ chịu trách nhiệm hết...........ổng làm việc lương cao mà :xinloinhe:
 
Ðề: Công nợ cá nhân phát sinh quá nhiều.

bạn chỉ kiểm tra qua báo cáo của kế toán chi nhánh thôi, việc quản lý hàng hóa + tiền là nhiệm vụ của nhân viên chi nhánh , đâu có lý do gì mà trừ lương bạn. Ai là người làm mất phải chịu trách nhiệm .
Mình thấy cách này là hợp lý.
1 /. Chi nhánh của bạn cũng có 1 tổ chức đập lập. Việc 1 cá nhân nào đó để mất hàng và tiền thì sếp bạn phải xem ai quản lý dưới chi nhánh đó mà xử lý.
2 /. Bạn là kế toán cấp trên chỉ theo dõi, và quản lý thu chi tài chính, hạch toán xem chi nhánh bạn quản lý có hiệu qủa kinh doanh hay không.
Từ 2 lý do trên nếu sếp trừ lương bạn thì bạn cạo đầu sếp vì sếp xử không đứng người đúng tội.
Bạn sẽ đưa ra 2 hướng xử lý như sau:
1 /. Tiền mà nhân viên làm mất sẽ phải nộp lại cho công ty. Bằng cách trừ lương, thưởng, ... nhưng với lương không được trừ quá 30% giá trị tiền lương họ nhận còn phụ cấp, hỗ trợ tiền ăn thì bạn cứ trừ hết. Hãy nói sếp bạn có biên bản or quyết định xử phạt để thu nợ. Bạn căn cứ quyết định để hạch toán 1388, hàng tháng bạn sẽ HT 1388 và 334/111 theo bảng lương khi nào tất toán TK 1388 thì thôi.
2 /. Hàng hoá bị mất thì ai liên đới trong quả trình luân chuyển hàng hoá đó để mất ở khâu nào thì những người có liên quan phải chịu trách nhiệm, ăn đồng chia đủ.
Nếu khâu cuối cùng mà vẫn người này, thì cấp quản lý chi nhánh chịu 30% giá trị hàng hoá bị mất. Người đó, nhóm đó phải chịu 70%. Bạn đưa ra ý kiến như vậy, còn chi nhánh sẽ tự thoả thuận % ntn cho hợp lý khi bồi thường số hàng hoá bị mất.
3 /. Còn nếu người đó tự ý nghỉ việc ngang, thì trừ hết vào lương của họ, sau đó tính tỉ lệ lương các thành viên chi nhánh mà trừ tiền. Bạn cứ lấy lương của từng cá nhan / tổng lương của chi nhánh mà xác định số phải trừ của từng người trong chi nhánh.
Mình nghĩ đưa ra cách giải quyết này chắc sếp bạn ok thôi.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top