Chiết khấu thương mại được hưởng hạch toán như thế nào?

Ðề: Chiết khấu thương mại được hưởng hạch toán như thế nào?

CHo em hỏi, sao lại không được hạch toán Có TK 133 để giảm trừ số thuế được hưởng tương ứng với số CKTM được hưởng vậy? Anh giải thích giúp em với.
Còn Có TK 152,156,... để ghi nhận giá trị xuất kho là đúng , nhưng ở đây mình mua hàng được hưởng CKTM nên ghi giảm giá trị của hàng mua được hưởng.
Khi mua hàng mình đã phản ánh Nợ TK 152,153,156,... rồi, nên phần CKTM mình giảm trừ giá trị hàng mua. Em chưa hiểu rõ ý của pác. Pác nói rõ hơn giúp em nha.

VÍ dụ:
1/. Cty ký hợp đồng mua hàng A, đơn giá 1.000đ/cái với điều khoản chiết khấu thương mại 12% khi đạt mức 100 cái. Thuế GTGT 10%.
2/. Ngày 18/05/2009 mua 60 cái hàng A nhập kho.
3/. Ngày 08/06/2009 mua 40 cái hàng A nhập kho, đủ số lượng 100cái nên được chiết khấu thương mại.

Như vậy, ngày 18/05/2009 nhận hóa đơn như sau:

--------- --------- HÓA ĐƠN GTGT --------- Số: 0020879
--------- ---- Ngày 18 tháng 05 năm 2009

Nội dung | ĐVT | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền

Hàng A - - | cái | 60 | 1.000đ | 60.000đ


Cộng tiền hàng:------ --- 60.000đ
Thuế GTGT 10% : ---- -----6.000đ
Tổng cộng thanh toán: - ---66.000đ

Ngày 8/6/09 mua tiếp 40cái và nhận hóa đơn như sau

--------- --------- HÓA ĐƠN GTGT --------- Số: 0041424
-------- - Ngày 08 tháng 06 năm 2009

Nội dung | ĐVT | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền
Hàng A - - | cái | 40 | 1.000đ | 40.000đ

Chiết khấu thương mại 12%| | | | -12.000đ

(cho hóa đơn số 0020879

và hóa đơn số 0041424)


Cộng tiền hàng:--- - -- --- 28.000đ
Thuế GTGT 10% : ---- - ----2.800đ
Tổng cộng thanh toán: -- -30.800đ

Ngày 18/05/2009 ghi:
Nợ 156 : 52.800 (60 cái x 1.000đ x (100% - 12%))
Nợ 133 : 6.000
Nợ 138 : 7.200 (Chiết khấu 60 cái x 1.000 đ x 12%)
Có 331 : 66.000

Bạn có thể theo dõi Nợ 138 hoặc mở 1 chi tiết ở TK331 - "Cty X : chiết khấu thương mại chưa nhận" để theo dõi.

Giả sử mua hàng phải trả tiền ngay thì theo dõi trên 138 tiện hơn.

Ngoài ra, nếu đến cuối tháng ta quyết định không mua nữa (hàng ế quá, bán không nổi) và nhận khoản chiết khấu thương mại bằng tiền thì theo dõi ở 138 tiện hơn.

Khai thuế GTGT đầu vào tháng 5/09: doanh số mua 60.000đ, thuế GTGT đầu vào 6.000 (Theo hóa đơn mà ghi).

Ngày 8/6/09 ghi:
Nợ 156 : 35.200
Nợ 133 : 2.800
Có 331 : 30.800
Có 138 : 7.200

Khai thuế GTGT đầu vào tháng 6/09: doanh số mua 28.000đ, thuế GTGT đầu vào 2.800 (Theo hóa đơn mà ghi).

VÌ việc khai thuế GTGT là theo hóa đơn nên không ghi Có 133 phần thuế GTGT tương ứng với khoản chiết khấu.

Trường hợp ta không tiếp tục mua hàng mà nhận CKTM bằng tiền thì vẫn khấu trừ thuế đầu vào theo hóa đơn số 0020879 đã có.​
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Chiết khấu thương mại được hưởng hạch toán như thế nào?

mọi người làm khác quá. !
Theo mình khi mua hàng thì phân được hưởng sẽ ghi vào giảm trừ vào giá trị hàng mua:
Nợ 331,111,112..
Có 152,153,211..
Co133
 
Ðề: Chiết khấu thương mại được hưởng hạch toán như thế nào?

Các bác chỉ giúp với.

Cty em mua hàng và được hưởng 1 khoảng chiết khấu thương mại trị giá 1,2tr.Nhưng giờ em vẫn chưa biết nên hạch toán vào TK nào?

Vì nếu mà cty CK Thương mại cho khách hàng hạch toán vào tk 521.Nhưng giờ cty em lại được hưởng khoản này kia mà.Em bối rối quá.
Theo mình, bạn hạch toán thế này:

Nợ TK 1561 : 1.000.000
Có TK 131 : 900.000
Có TK 515 : 100.000 ( Vì 515 gồm cả chiết khấu thanh toán do mua hàng hoá dịch vụ)Đồng thời
Nợ TK 133 :90.000
Có TK 131 :90.000
Còn tnào hơn, em mong các bác chỉ giáo!
 
Ðề: Chiết khấu thương mại được hưởng hạch toán như thế nào?

mọi người làm khác quá. !
Theo mình khi mua hàng thì phân được hưởng sẽ ghi vào giảm trừ vào giá trị hàng mua:
Nợ 331,111,112..
Có 152,153,211..
Co133
Mình nghĩ đã có chiết khấu thì phải mở riêng để theo dõi chứ, còn trừ vào tiền hàng thì là do 2 bên thoả thuận thôi. Kể ra làm nthế cũng được nhưng khi tính giá lại k hay vì lại phải xem lại phần chiết khấu. Mong học hỏi thêm...???
 
Ðề: Chiết khấu thương mại được hưởng hạch toán như thế nào?

mọi người làm khác quá. !
Theo mình khi mua hàng thì phân được hưởng sẽ ghi vào giảm trừ vào giá trị hàng mua:
Nợ 331,111,112..
Có 152,153,211..
Co133

Nói chung định khoản như vầy là sai về ... cơ bẩm.
CKTM ghi giảm đơn giá nhập kho chứ không phải là ghi CÓ hàng tồn kho.

Nếu nhận bằng tiền mặt thì Phiếu thu sẽ ghi tên người nộp là Nhà cung cấp ABC..
Khi đó sẽ phải hạch toán: N111/C331(hoặc 138) - chi tiết Nhà cung cấp ABC..

Nếu ghi N111/C152,133 .. thì sẽ hiểu nội dung là gì? Xuất bán NVL thu tiền mặt à?
 
Ðề: Chiết khấu thương mại được hưởng hạch toán như thế nào?

Nói chung định khoản như vầy là sai về ... cơ bẩm.
CKTM ghi giảm đơn giá nhập kho chứ không phải là ghi CÓ hàng tồn kho.

Nếu nhận bằng tiền mặt thì Phiếu thu sẽ ghi tên người nộp là Nhà cung cấp ABC..
Khi đó sẽ phải hạch toán: N111/C331(hoặc 138) - chi tiết Nhà cung cấp ABC..

Nếu ghi N111/C152,133 .. thì sẽ hiểu nội dung là gì? Xuất bán NVL thu tiền mặt à?

Sao lại ghi C331 hả anh???
 
Ðề: Chiết khấu thương mại được hưởng hạch toán như thế nào?

Các bác chỉ giúp với.

Cty em mua hàng và được hưởng 1 khoảng chiết khấu thương mại trị giá 1,2tr.Nhưng giờ em vẫn chưa biết nên hạch toán vào TK nào?

Vì nếu mà cty CK Thương mại cho khách hàng hạch toán vào tk 521.Nhưng giờ cty em lại được hưởng khoản này kia mà.Em bối rối quá.

Dễ thôi ban ơi!
VD: giá trị hàng hoá 2tr, VAT 0,2tr (10%), chiết khấu 0,1tr thì mình hạch toán là N156 (2tr-0,1tr=1,9tr), N1331 (0,2tr) và C331 (2,1tr)
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Ðề: Chiết khấu thương mại được hưởng hạch toán như thế nào?

Dễ thôi ban ơi!
VD: giá trị hàng hoá 2tr, VAT 0,2tr (10%), chiết khấu 0,1tr thì mình hạch toán là N156 (2tr-0,1tr=1,9tr), N1331 (0,2tr) và C331 (2,1tr)

CKTM mà cũng phải đóng thuế GTGT sao bạn???
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Ðề: Chiết khấu thương mại được hưởng hạch toán như thế nào?

Sao lại ghi C331 hả anh???

Trường hợp nhận bằng tiền thì chứng từ gồm những gì? Trên các chứng từ đó số liệu ra sao? Theo bạn thì ghi CÓ TK nào?
 
Ðề: Chiết khấu thương mại được hưởng hạch toán như thế nào?

Ở Việt Nam việc hạch toán được coi là đúng khi thực hiện đúng chế độ và chuẩn mực kế toán Việt Nam.
Trong chế độ kế toán Việt Nam, phần hạch toán TK 152, 156 quy định:

2. Trường hợp mua nguyên, vật liệu được hưởng chiết khấu thương mại thì phải ghi giảm giá gốc nguyên liệu, vật liệu đã mua đối với khoản chiết khấu thương mại thực tế được hưởng, ghi: Nợ các TK 111, 112, 331,....
Có TK 152- Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có).

3. Chiết khấu thương mại hàng mua được hưởng, ghi:Nợ các TK 111, 112, 331,....
Có TK 156 - Hàng hóa (1561)
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có).

Tuy nhiên chỉ hạch toán như trên nếu khoản chiết khấu là thực hiện cho tổng các hợp đồng trong một thời gian nhất định. Nếu khoản chiết khấu thực hiện riêng biệt cho từng hoá đơn thì đơn giản chỉ ghi giá nhập theo giá đã trừ chiết khấu.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Chiết khấu thương mại được hưởng hạch toán như thế nào?

Ở Việt Nam việc hạch toán được coi là đúng khi thực hiện đúng chế độ và chuẩn mực kế toán Việt Nam.
Trong chế độ kế toán Việt Nam, phần hạch toán TK 152, 156 quy định:

"Chế độ kế toán" đã được thay thế bằng QĐ15 và QĐ48.
"Chuẩn mực kế toán" không có cái đoạn trích ở trên.

PS: cái câu màu đỏ đó là ở trong bộ Luật nào thế? Có thể trích dẫn ra không?
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Chiết khấu thương mại được hưởng hạch toán như thế nào?

Nguyên văn bởi Hientn
Ở Việt Nam việc hạch toán được coi là đúng khi thực hiện đúng chế độ và chuẩn mực kế toán Việt Nam.
Câu trên được coi là đúng vì nói đúng! :171:
PS: cái câu màu đỏ đó là ở trong bộ Luật nào thế? Có thể trích dẫn ra không?

Có cần thiết phải có Bộ luật nào đó quy định điều ấy không? :xinloinhe:
 
Ðề: Chiết khấu thương mại được hưởng hạch toán như thế nào?

PS: cái câu màu đỏ đó là ở trong bộ Luật nào thế? Có thể trích dẫn ra không?

Suy ra từ Luật Kế toán :daica:

"Chế độ kế toán" đã được thay thế bằng QĐ15 và QĐ48.

Không phải CĐKT được thay thế bằng QĐ 15 và QĐ 48 mà hiện nay CĐKT đang thực hiện theo QĐ 15 và QĐ 48
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Chiết khấu thương mại được hưởng hạch toán như thế nào?

Như vậy 2 đoạn trích của Hientn có được coi là "chế độ kế toán"?

Nguyên văn bởi Hientn
...Trong chế độ kế toán Việt Nam, phần hạch toán TK 152, 156 quy định: ....

Chế độ là chế độ nào ???

Không phải là tôi bắt bẻ từ ngữ Hientn đâu. Mà là tôi cố hiểu Hientn nói về cái gì.
 
Ðề: Chiết khấu thương mại được hưởng hạch toán như thế nào?

Như vậy 2 đoạn trích của Hientn có được coi là "chế độ kế toán"?

À, ý bác là hai đoạn trích về hạch toán tài khoản 152 và 156:

Ở Việt Nam việc hạch toán được coi là đúng khi thực hiện đúng chế độ và chuẩn mực kế toán Việt Nam.
Trong chế độ kế toán Việt Nam, phần hạch toán TK 152, 156 quy định:


2. Trường hợp mua nguyên, vật liệu được hưởng chiết khấu thương mại thì phải ghi giảm giá gốc nguyên liệu, vật liệu đã mua đối với khoản chiết khấu thương mại thực tế được hưởng, ghi: Nợ các TK 111, 112, 331,....
Có TK 152- Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có).
3. Chiết khấu thương mại hàng mua được hưởng, ghi:Nợ các TK 111, 112, 331,....
Có TK 156 - Hàng hóa (1561)
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có).
Chế độ kế toán theo QĐ 15 và 48 kể cả các chuẩn mực và thông tư hướng dẫn các chuẩn mực đang có hiệu lực cũng không có quy định cụ thể các nghiệp vụ phát sinh! Các nghiệp vụ phát sinh cụ thể thì vận dụng các văn bản trên và kiến thức giáo trình, giáo khoa cũng như công tác giảng dậy để thực hành thôi!
-----------------------------------------------------------------------------------------
Chế độ kế toán doanh nghiệp ấy bác.

Anh đố chú tìm được chế độ kế toán doanh nghiệp nào đang hiện hành mà lại hướng dẫn cụ thể nghiệp vụ kế toán phát sinh đó! Chú đừng có phán nhé, trích ra xem nào?
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Chiết khấu thương mại được hưởng hạch toán như thế nào?

Chế độ kế toán doanh nghiệp ấy bác.

Lật QĐ15 và QĐ48 ra thì thấy đúng là nó có ghi:
BỘ TÀI CHÍNH |
Số:15/2006/QĐ-BTC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

| Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà nội, ngày 20 tháng 03 năm 2006
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Chế độ Kế toán doanh nghiệp

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH​
- Căn cứ Luật kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003 và Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ Qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kế toán trong hoạt động kinh doanh;
- Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 1/7/2003 của Chính phủ Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán và Chánh Văn phòng Bộ Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:​
Điều 1. Ban hành “Chế độ Kế toán doanh nghiệp” áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước. Chế độ Kế toán doanh nghiệp, gồm 4 phần:
Phần thứ nhất - Hệ thống tài khoản kế toán;
Phần thứ hai - Hệ thống báo cáo tài chính;
Phần thứ ba - Chế độ chứng từ kế toán;
Phần thứ tư - Chế độ sổ kế toán.


Và 4 phần đó không có quy định cụ thể hạch toán từng tài khoản.
Chỉ có sách ở các trường mới có hướng dẫn cụ thể.
 
Ðề: Chiết khấu thương mại được hưởng hạch toán như thế nào?

Chú vlhanh muốn tìm chế độ kế tóan doanh nghiệp hành chính hay xây lắp.

Anh không phải tìm chế độ nào cả! Chú lại lảng tránh nội dung roài.
Anh bảo là:
Anh đố chú tìm được chế độ kế toán doanh nghiệp nào đang hiện hành mà lại hướng dẫn cụ thể nghiệp vụ kế toán phát sinh đó! Chú đừng có phán nhé, trích ra xem nào?
 
Ðề: Chiết khấu thương mại được hưởng hạch toán như thế nào?

Đúng là chế độ kế toán Việt Nam ban hành đưa lên Website hoặc in công báo đều không có hướng dẫn hạch toán Nợ - Có trên các tài khoản. Điều này tế nhị lắm (Có người cho rằng nếu đưa cả hướng dẫn lên Internet thì ai còn mua 2 cuốn chế độ kế toán doanh nghiệp do Vụ chế độ kế toán và kiểm toán soạn thảo và phát hành nữa).

Các đoạn về hạch toán TK 152, 156 em đều trích trong cuốn 1 của Chế độ kế toán DN do Vụ chế độ kế toán và kiểm toán soạn thảo (hay gọi là biên soạn cũng được).

Mặc dù không có văn bản nào nói rõ đó là văn bản mang tính pháp lý về chế độ (vì người ta lập luận là văn bản có tính pháp lý phải in công báo - lại gặp vấn đề tế nhị là ai mua sách). Nhưng trong thông tư 161 gần như Vụ chế độ kế toán và kiểm toán mặc định các hứơng dẫn trong 2 cuốn đó là các hứơng dẫn chính thống về chế độ kế toán Việt Nam.

Số: 161/2007/TT-BTC
THÔNG TƯ
Hướng dẫn thực hiện mười sáu (16) chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001, Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 và Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Thông tư này áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần kinh tế trong cả nước.
2. Thông tư này hướng dẫn thực hiện các chuẩn mực kế toán gồm: Chuẩn mực kế toán số 02 “Hàng tồn kho”, Chuẩn mực kế toán số 03 “Tài sản cố định hữu hình”, Chuẩn mực kế toán số 04 “Tài sản cố định vô hình”, Chuẩn mực kế toán số 05 “Bất động sản đầu tư”, Chuẩn mực kế toán số 06 “Thuê tài sản”, Chuẩn mực kế toán số 07 “Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết”, Chuẩn mực kế toán số 08 “Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh”, Chuẩn mực kế toán số 10 “Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái”, Chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”, Chuẩn mực kế toán số 15 “Hợp đồng xây dựng”, Chuẩn mực kế toán số 16 “Chi phí đi vay”, Chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính”, Chuẩn mực kế toán số 24 “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ”, Chuẩn mực kế toán số 25 “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con”, Chuẩn mực kế toán số 26 “Thông tin về các bên liên quan”.

II. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN MỰC KẾ TOÁN SỐ 02 "HÀNG TỒN KHO", CHUẨN MỰC KẾ TOÁN SỐ 03 "TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH", CHUẨN MỰC KẾ TOÁN SỐ 04 "TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH"

Nội dung kế toán hàng tồn kho, kế toán chi phí sản xuất chung cố định, kế toán hao hụt, mất mát hàng tồn kho và kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho được thực hiện theo Chế độ kế toán Doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 (dưới đây gọi chung là Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành) của Bộ trưởng Bộ Tài chính (Xem hướng dẫn các tài khoản thuộc nhóm 15 –Hàng tồn kho).

Như vậy thì thông tư này đã quy định là hạch toán hàng tồn kho là theo hướng dẫn hạch toán tại nhóm 15 trong cuốn 1 của Chế độ kế toán doanh nghiệp.
 
Ðề: Chiết khấu thương mại được hưởng hạch toán như thế nào?

Đúng là chế độ kế toán Việt Nam ban hành đưa lên Website hoặc in công báo đều không có hướng dẫn hạch toán Nợ - Có trên các tài khoản. Điều này tế nhị lắm (Có người cho rằng nếu đưa cả hướng dẫn lên Internet thì ai còn mua 2 cuốn chế độ kế toán doanh nghiệp do Vụ chế độ kế toán và kiểm toán soạn thảo và phát hành nữa).

Các đoạn về hạch toán TK 152, 156 em đều trích trong cuốn 1 của Chế độ kế toán DN do Vụ chế độ kế toán và kiểm toán soạn thảo (hay gọi là biên soạn cũng được).

Mặc dù không có văn bản nào nói rõ đó là văn bản mang tính pháp lý về chế độ (vì người ta lập luận là văn bản có tính pháp lý phải in công báo - lại gặp vấn đề tế nhị là ai mua sách). Nhưng trong thông tư 161 gần như Vụ chế độ kế toán và kiểm toán mặc định các hứơng dẫn trong 2 cuốn đó là các hứơng dẫn chính thống về chế độ kế toán Việt Nam.



Như vậy thì thông tư này đã quy định là hạch toán hàng tồn kho là theo hướng dẫn hạch toán tại nhóm 15 trong cuốn 1 của Chế độ kế toán doanh nghiệp.

Nói chung dù muốn hay không thì tất cả chúng ta đều mặc nhiên thừa nhận nó là "chính thống". Tuy nhiên chúng ta chỉ nên xem nó với tính chất hướng dẫn áp dụng chứ không phải là quy định bắt buộc. Vì nó mang tính chất hướng dẫn nên nội dung phải chung chung và không đi sâu vào lĩnh vực nào cả. Điều quan trọng là Kế toán phải biết vận dụng nó cho phù hợp với tính chất, đặc thù riêng của từng nghiệp vụ KT, từng DN trên cơ sở phù hợp với các quy định của các VB quy phạm PL về kế toán.
 
Ðề: Chiết khấu thương mại được hưởng hạch toán như thế nào?

Trường hợp nhận bằng tiền thì chứng từ gồm những gì? Trên các chứng từ đó số liệu ra sao? Theo bạn thì ghi CÓ TK nào?

Bản chất của CKTM là jì ? Bên bán giảm Doanh thu, bên mua giảm giá vốn.
Trong trường hợp nhận = tiền ghi C711 (vì lý do HĐ mua hàng cuối cùng ko đủ để chíêt khấu...)
Ghi C331 coi như = hều, giờ nhận dc tiền sau đó trả lại cũng như ko? trong khi bên bán vẫn hạch toán giảm Dthu. Phải thế ko anh???
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top