Chiết khấu thương mại được hưởng hạch toán như thế nào?

Ðề: Chiết khấu thương mại được hưởng hạch toán như thế nào?

tui đồng ý voi ý kiến của vansi, chiết khấu thương mại được hưởng không ghi trên hóa đơn thì đưa vào 711 chứ không phải 515. 515 chỉ ghi nhận chiết khấu thanh toán
 
Ðề: Chiết khấu thương mại được hưởng hạch toán như thế nào?

Nói chung dù muốn hay không thì tất cả chúng ta đều mặc nhiên thừa nhận nó là "chính thống". Tuy nhiên chúng ta chỉ nên xem nó với tính chất hướng dẫn áp dụng chứ không phải là quy định bắt buộc. Vì nó mang tính chất hướng dẫn nên nội dung phải chung chung và không đi sâu vào lĩnh vực nào cả. Điều quan trọng là Kế toán phải biết vận dụng nó cho phù hợp với tính chất, đặc thù riêng của từng nghiệp vụ KT, từng DN trên cơ sở phù hợp với các quy định của các VB quy phạm PL về kế toán.

Tôi không thừa nhận.
Nói chung, ở đây không có chuyện chính thống với tà đạo.
Chỉ có sự thật mà thôi, không có "chuyện tế nhị", (cãi nhau ì đùng hổm rày mà tế nhị gì nữa).
Nói chung là chuyển từ "chuẩn mực", "chế độ" sang "mặc nhiên", "xem như", "tế nhị"...
Hiển nhiên sách của Vụ thì cũng nên tham khảo, ngoài ra còn đọc sách khác nữa, cả sách kế toán quốc tế và thảo luận ở diễn đàn này.

Bản chất của CKTM là jì ? Bên bán giảm Doanh thu, bên mua giảm giá vốn.
Thống nhất ý kiến.
Trong trường hợp nhận = tiền ghi C711 (vì lý do HĐ mua hàng cuối cùng ko đủ để chíêt khấu...)
Hổng thống nhất. Mới câu trên nói bản chất là giảm giá vốn mà sao câu dưới lại thành tăng doanh thu.
Ghi C331 coi như = hều, giờ nhận dc tiền sau đó trả lại cũng như ko? trong khi bên bán vẫn hạch toán giảm Dthu. Phải thế ko anh???
Không huề. Bởi vì trước đó (trước khi qua đòi tiền người ta) phải ghi nhận 1 khoản nợ (chuẩn bị chứng từ đầy đủ trước khi qua đòi).
CKTM không phải là trên trời rơi xuống. Đùng 1 cái nhân viên mang tiền về nộp bảo là CKTM được hưởng sao?
Còn trả tiền hàng (có thể trước - trả ngay khi nhận hàng - hoặc sau khi nhận CKTM bằng tiền - tùy hợp đồng) là khoản khác.
Nếu bên bán chi trả bằng tiền (không có hóa đơn điều chỉnh) thì bên bán không được tính là CKTM, không ghi 521, mà phải tính là chi khuyến mại.

-------
CKTM: là khoản lãi dành cho những người tham gia vào quá trình phân phối lưu thông hàng hóa.

Do đó người mua lẻ được xem là người tiêu dùng trực tiếp nên không được hưởng CKTM.
Người mua sĩ được xem là người tham gia quá trình lưu thông hàng hóa và được mua theo giá sĩ.

Ngày xưa ở miền Nam trái cây thường được mua bán theo chục, đếm trái mà tính tiền, thậm chí những trái nhỏ như trái nhãn vẫn đếm thiên, đếm trăm, đếm chục.
Ngày nay thảy lên cân ráo: dưa hấu, đu đủ, ổi, mận, chuối ....
Ở chợ đầu mối trong thành phố bán theo chục 12 trái, ở chợ các tỉnh nhỏ chục 14 trái, tận trong vườn tính theo chục 16 trái.
Khi còn nhỏ tôi vẫn thường mua bánh chưng bán dạo ban đêm (loại nhỏ nhỏ ăn chơi) .
Mua ở lò 1 chục 40đ đuợc 12 cái, bán lẻ 4đ/cái. Bán hết 1 chục lãi được 8đ.
Nếu mua 40đ/12 cái thì giá vốn mỗi cái là bao nhiêu? Rẩt khó tính toán. Nên người ta áp dụng mức chiết khấu cho tiện.
(Dĩ nhiên, nếu chỉ mua 1 cái thì ở lò cũng vẫn bán 4đ/cái).

Túm lại, CKTM là khoản bạn đã biết trước khi quyết định mua hàng, chứ không phải là khoản tự nhiên nhà cung cấp cho thêm sau khi mua.
 
Ðề: Chiết khấu thương mại được hưởng hạch toán như thế nào?

Tôi không thừa nhận.
Nói chung, ở đây không có chuyện chính thống với tà đạo.
Chỉ có sự thật mà thôi, không có "chuyện tế nhị", (cãi nhau ì đùng hổm rày mà tế nhị gì nữa).
Nói chung là chuyển từ "chuẩn mực", "chế độ" sang "mặc nhiên", "xem như", "tế nhị"...
Hiển nhiên sách của Vụ thì cũng nên tham khảo, ngoài ra còn đọc sách khác nữa, cả sách kế toán quốc tế và thảo luận ở diễn đàn này.

Cái này không được đâu bác ơi. Ở VN thì cuốn chế độ kế toán do vụ chế độ kế toán và kiểm toán ban hành được coi là chế độ kế toán chính thống của Việt Nam. Bên hành nghề kế toán và kiểm toán đều thực hiện theo chế độ này.

161/2007/TT-BTC
THÔNG TƯ
Hướng dẫn thực hiện mười sáu (16) chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001, Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 và Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Thông tư này áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần kinh tế trong cả nước.
2. Thông tư này hướng dẫn thực hiện các chuẩn mực kế toán gồm: Chuẩn mực kế toán số 02 “Hàng tồn kho”, Chuẩn mực kế toán số 03 “Tài sản cố định hữu hình”, Chuẩn mực kế toán số 04 “Tài sản cố định vô hình”, Chuẩn mực kế toán số 05 “Bất động sản đầu tư”, Chuẩn mực kế toán số 06 “Thuê tài sản”, Chuẩn mực kế toán số 07 “Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết”, Chuẩn mực kế toán số 08 “Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh”, Chuẩn mực kế toán số 10 “Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái”, Chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”, Chuẩn mực kế toán số 15 “Hợp đồng xây dựng”, Chuẩn mực kế toán số 16 “Chi phí đi vay”, Chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính”, Chuẩn mực kế toán số 24 “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ”, Chuẩn mực kế toán số 25 “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con”, Chuẩn mực kế toán số 26 “Thông tin về các bên liên quan”.

II. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN MỰC KẾ TOÁN SỐ 02 "HÀNG TỒN KHO", CHUẨN MỰC KẾ TOÁN SỐ 03 "TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH", CHUẨN MỰC KẾ TOÁN SỐ 04 "TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH"

Nội dung kế toán hàng tồn kho, kế toán chi phí sản xuất chung cố định, kế toán hao hụt, mất mát hàng tồn kho và kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho được thực hiện theo Chế độ kế toán Doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 (dưới đây gọi chung là Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành) của Bộ trưởng Bộ Tài chính (Xem hướng dẫn các tài khoản thuộc nhóm 15 –Hàng tồn kho).

XV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo và thay thế các Thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 9/10/2002, Thông tư số 105/2003/TT-BTC ngày 4/11/2003 và thông tư số 23/2005/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2005. Những nội dung kế toán khác có liên quan nhưng không hướng dẫn trong Thông tư này thì thực hiện theo Chế độ kế toán Doanh nghiệp hiện hành.
2. Các qui định trong Chuẩn mực kế toán có khác biệt với chính sách tài chính do Bộ Tài chính ban hành trước khi ban hành Chuẩn mực kế toán thì thực hiện theo qui định trong Chuẩn mực kế toán và hướng dẫn trong Thông tư này.
3. Các Tổng công ty, Công ty có chế độ kế toán đặc thù đã được Bộ Tài chính chấp thuận, phải căn cứ vào Thông tư này để hướng dẫn, bổ sung phù hợp.
4. Các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân, Sở Tài chính, Cục thuế các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm triển khai hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện Thông tư này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.

Như vậy thông tư này mặc dù là hướng dẫn nhưng nó có giá trị pháp lý. Thêm nữa nó công nhận chế độ kế toán doanh nghiệp không chỉ là đoạn 59 trang A 4 có thể down trên mạng mà là cả 2 cuốn, bao gồm các hướng dẫn chi tiết về hạch toán trên từng tài khoản.

Mà theo em phần hướng dẫn CKTM ghi giảm giá gốc hàng tồn kho tương ứng cho số hàng được hưởng chiết khấu là lôgích chứ.

Theo http://en.wikipedia.org thì định nghĩa chiết khấu số lượng như sau:

These are price reductions given for large purchases. The rationale behind them is to obtain economies of scale and pass some (or all) of these savings on to the customer. In some industries, buyer groups and co-ops have formed to take advantage of these discounts. Generally there are two types:

Cumulative quantity discount (also called accumulation discounts)These are price reductions based on the quantity purchased over a set period of time. The expectation is that they will impose an implied switching cost and thereby bond the purchaser to the seller.


Non-cumulative quantity discountThese are price reductions based on the quantity of a single order. The expectation is that they will encourage larger orders, thus reducing billing, order filling, shipping, and sales personal expenses.

Còn theo các sách Kế toán tài chính của Mỹ thì trade discount bao gồm 3 loại:
- Giảm giá catalog nhưng không in lại catalog mà giảm cho giá đã in (giảm chi phí in lại catalog).
- Giảm giá do mua với số lượng lớn.
- Giảm giá cho các nhà bán buôn, các nhà bán lẻ.


Ở Việt Nam thì định nghĩa CKTM trong chế độ kế toán như sau:
Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.
Và cũng có 2 loại chiết khấu số lượng này:
- Loại 1: Chiết khấu được thực hiện nếu việc mua một hoá đơn đạt một mức nhất định.
Loại này bên bán không hạch toán vào TK 521 mà hạch toán doanh thu theo giá đã giảm, bên mua cũng hạch toán hàng mua theo giá đã giảm.

- Loại 2; Chiết khấu được thực hiện luỹ kế cho một thời kỳ nhất định nếu lượng mua đạt một mức nào đó.

Loại này thì bên bán hạch toán vào TK 521, bên mua hạch toán giảm giá gốc của số hàng được hửơng chiết khấu.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Chiết khấu thương mại được hưởng hạch toán như thế nào?

Thống nhất ý kiến.

Hổng thống nhất. Mới câu trên nói bản chất là giảm giá vốn mà sao câu dưới lại thành tăng doanh thu..

- Ghi tăng Thu nhập chứ ko ghi tăng Doanh thu, hai cái này khác nhau hòan tòan mà anh.


Không huề. Bởi vì trước đó (trước khi qua đòi tiền người ta) phải ghi nhận 1 khoản nợ (chuẩn bị chứng từ đầy đủ trước khi qua đòi).
CKTM không phải là trên trời rơi xuống. Đùng 1 cái nhân viên mang tiền về nộp bảo là CKTM được hưởng sao?

Còn trả tiền hàng (có thể trước - trả ngay khi nhận hàng - hoặc sau khi nhận CKTM bằng tiền - tùy hợp đồng) là khoản khác.
Nếu bên bán chi trả bằng tiền (không có hóa đơn điều chỉnh) thì bên bán không được tính là CKTM, không ghi 521, mà phải tính là chi khuyến mại.

-------
CKTM: là khoản lãi dành cho những người tham gia vào quá trình phân phối lưu thông hàng hóa.

Do đó người mua lẻ được xem là người tiêu dùng trực tiếp nên không được hưởng CKTM.
Người mua sĩ được xem là người tham gia quá trình lưu thông hàng hóa và được mua theo giá sĩ.
.........
Túm lại, CKTM là khoản bạn đã biết trước khi quyết định mua hàng, chứ không phải là khoản tự nhiên nhà cung cấp cho thêm sau khi mua.

- Nói như anh, vậy trong trường hợp Cty B giải thể và báo cho Cty A bíêt số tiền CKTM Cty A còn được hưởng 100tr sẽ được chuyển vào TK sau khi thanh lý Hợp đồng MB xong. Cty A sẽ hạch toán sao khi nhận được khỏan tiền trên? (Cty A ko bao giờ phải vác Ctừ sang Cty B đòi xiền và cũng ko bao giờ khi nhận khoản nợ trước.)
 
Ðề: Chiết khấu thương mại được hưởng hạch toán như thế nào?

Chiết khấu thanh toán là khoản được hưởng do thanh toán sớm hơn hạn định, được đưa vào 515. Chiết khấu thương mại: trừ thẳng vào giá trị hàng mua.
 
Ðề: Chiết khấu thương mại được hưởng hạch toán như thế nào?

ghi giảm giá trị lô hàng đó thôi
Nợ TK331,(111,112): nếu chưa trả tiền thì trừ vào(nếu được cty đó thanh toán luôn bằng TM hoặc CK)
Có TK156:Giá trị lô hàng chưa thuế
Có TK133:Thuế GTGT tương ứng
-----------------------------------------------------------------------------------------
Đây là mình mua hàng rồi được hưởng CK mà
từ đầu mình vẫn phải hạch toán bình thường cả giá trị lô hàng chứ
sau đó mình mới phản ánh phần CK được hưởng chứ
mà làm sao có thể hạch toán CKTM vào TK711 cơ chứ
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Chiết khấu thương mại được hưởng hạch toán như thế nào?

Đối với "người mua" được hưởng chiết khấu thương mại (CKTM), căn cứ chế độ kế toán theo quyết định số:15/2006/QĐ.BTC và quyết định số: 48/2006/QĐ.BTC,ta chia ra làm 2 trường hợp để hạch toán như sau:
Trường hợp 1: nếu bên bán cho hưởng CKTM trực tiếp trên hóa đơn, kế toán bên mua hạch toán nhập kho theo giá đã giảm trừ CKTM.
Trường hợp 2: nếu bên bán cho bên mua hưởng CKTM trong 1 bộ thủ tục riêng, kế toán bên mua hạch toán như sau:
2.1 Nhập kho NVL;CCDC;HH:
Nợ TK 152;153;1561 theo giá ghi trên hóa đơn chưa có thuế GTGT
Nợ TK 133: thuế GTGT đầu vào
có TK 331 phải trả người bán.
2.2 Khi được hưởng CKTM:
Nợ TK 331: giảm trừ nợ người bán
có 152;153;1561: theo khoản CKTM được hưởng (Không có VAT)
có 133: ghi giảm thuế GTGT đầu vào
(xem nội dung kết cấu tài khoản loại 1 nhóm 5 trong chế độ kế toán)
 
Ðề: Chiết khấu thương mại được hưởng hạch toán như thế nào?

Về phần chiết khấu thương mại được hưởng, theo mình nên hạch toán như sau
Nợ TK 131
Có TK 156
-----------------------------------------------------------------------------------------
Theo mình, phần chiết khấu thương mại được hưởng hạch toán như sau:
Nợ TK 131 11.000
Có TK 156 10.000
Có TK 133 1.000
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Chiết khấu thương mại được hưởng hạch toán như thế nào?

chiết khấu thanh toán được hưởng phải ghi giảm giá trị hang mua là phải rùi
mik hoàn toàn nhất trí với anh Sỹ (2 tay lun 2 chân lun) :giotay:
 
Ðề: Chiết khấu thương mại được hưởng hạch toán như thế nào?

đơn giản thôi ,vì mình là người mua hàng nên đó là khoản lời mà ct được hưởng nà...cứ cho vào doanh thu tài chính 515.cụ thể :
nợ tk 111,112,331,..
có tk 515
 
Ðề: Chiết khấu thương mại được hưởng hạch toán như thế nào?

Doanh nghiệp bạn được hưởng chiếc khấu thương mại cho vào TK 711 ...
-----------------------------------------------------------------------------------------
VD: cty bạn mua hàng hoá trị giá 200.000.000 thuế 10% thanh toán qua ngân hàng, được hưởng chiếc khấu thương mại 2% trên trị giá. kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 1562:200.000.000
Nợ TK 1331:20.000.000
Có TK 711:200.000.000*2%=4.000.000
Có TK 112:216.000.000
đó là ví dụ rỏ nhất cho bạn hiểu
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Chiết khấu thương mại được hưởng hạch toán như thế nào?

thật là buồn
vì hôm nay mình mới vào diễn đàn nêm mới đọc câu hỏi
mình chắc chắn rằng khi cty mình mua hàng được hưởng CKTM thì mình phải hạch toán như sau:
giả sử giá tri hàng hoá khi mua hàng như sau
Nợ TK 152, 156:10.000.000
Nợ TK 133: 1.000.000
Có TK 111, 112, 331...: 11.000.000
Khi mình được hưởng CKTM thì hạch toán như sau
Nợ TK 111, 112, 331(nếu trả TM, TGNH hoặc trừ vào số nợ phải trả):1.100.000
Có TK152, 156: 1.000.000
Có TK 133: 100.000
hạch toán như vậy mới đúng chứ
cô giáo mình dạy mình đấy
hồi mình thi cũng thi vào phần này
 
Ðề: Chiết khấu thương mại được hưởng hạch toán như thế nào?

Nghiệp vụ này bạn vansi200708 đã hạch toán chính xác rồi các bạn ơi. Mình nhận chiết khấu thương mại mà. 521 là khoản mà bên bán phải hạch toán là tài khoản làm giảm doanh thu.
 
Ðề: Chiết khấu thương mại được hưởng hạch toán như thế nào?

Chiết khấu thương mại bên mua được hưởng : ghi giảm giá trị hàng hóa
Nợ TK 331
Có 152,153,156,621,627
Có 133
Cho vào 515 khi được hưởng chiết khấu thanh toán.
 
Ðề: Chiết khấu thương mại được hưởng hạch toán như thế nào?

chiết khấu thương mại , chiết khấu thanh toán , giảm giá hàng bán : Có hai trường hợp
TH1 : DN mua hàng được hưởng
TH2 : DN bán hàng và cho KH hưởng
Hạch toán như sau :
TH1 :
a) Chiết khấu thương mại , giảm giá hàng bán : Ghi giảm giá trị hàng hóa , giảm thuế 133 nếu trên giá thanh toán . Giảm nợ của mình , thu tiền mặt , thu chuyển khỏan
Nợ 111,112,331
Có 152,153,156,211,212,213
Có 133 (nếu trên giá thanh toán )
b) Chiết khấu thanh toán : Tăng khoản doanh thu khác của DN mình , không giảm thuế ,Giảm nợ của mình , thu tiền mặt , thu chuyển khỏan
Nợ 111,112,331,
Có 711
TH2 :
a) Chiết khấu thương mại : Giảm doanh thu bằng tk 521 ,giảm thuế nếu trên giá thanh toán , giảm tiền , giảm tiền gửi , giảm phải thu KH
Nợ 521
Nợ 3331 :Nếu có
Có 111,112,131
b) Giảm giá hàng bán : Giảm doanh thu bằng tk 532 ,giảm thuế nếu trên giá thanh toán , giảm tiền , giảm tiền gửi , giảm phải thu KH
Nợ 532
Nợ 3331 :Nếu có
Có 111,112,131
c) Chiết khấu thanh toán : Tính vào chi phí bán hàng (vì CK thanh toán là mục đích để tiêu thụ hàng ) , không giảm thuế , giảm tiền , giảm tiền gửi , giảm phải thu KH
Nợ 641
Có 111,112,131
d) Hàng bán trả lại : dùng tk 531 giảm doanh thu, giảm giá vốn nhập lại kho hàng hóa . Giảm tiền mặt , tiền gửi , giảm thuế , giảm thu khách hàng
* Nợ 152,153,156,211,212,213
Có 632
* Nợ 531
Nợ 3331
Nợ 111,112,131
=> Cuối kỳ kết chuyển giảm trừ doanh thu :
Nợ 511 :
Có521 :
Có 531 :
Có 532 :
 
Ðề: Chiết khấu thương mại được hưởng hạch toán như thế nào?

Đúng vậy nếu bạn chiết khấu cho khách hàng thì hoạch toán vào tk 521

Nợ 131 Số tiền phải thu
Nợ 521 Số tiền chiết khấu
Có 511 Doanh thu sau khi trừ chiết khấu
Có 3331 Thuế tính trên giá hoá đơn
Còn khi bạn được chiết khấu ban ghi giảm
giá hàng mua
Nợ 331 ( nếu khấu trừ nợ )
Nợ 111,112 ( Nếu nhận chiết khấu bằng tiền)
Có 156 Phần đươc giảm giá
Có 133 Thuế trên phần được giảm
Như vậy 156 của bạn mua sẽ giảm gia trị đươc phần hoạch toán trên .
Chúc bạn thành công
 
Ðề: Chiết khấu thương mại được hưởng hạch toán như thế nào?

Chiết khấu thương mại cho vào TK 711
Chiết khấu thanh toán cho vào TK 515 nhé bé mập
Lấy đâu ra mà cho vào 711 hả bạn? Khi được hưởng chiết khấu thương mại thì ghi giảm trị giá hàng mua( cả khi được giảm giá cũng thế),còn khi nào được hưởng CTTT thì mói cho vào 515.
Hạch toán:
Nợ TK 331...
Co' TK 156
Co TK 133
 
Ðề: Chiết khấu thương mại được hưởng hạch toán như thế nào?

Các bác cho em hỏi chút ah. Em lại có suy nghĩ là chiết khấu thương mại hay là chiết khấu thanh toán nó giông nhau, vậy nếu nó khác nhau ở chỗ nào ah? Giải thích giúp em luôn nhé. còn như TH trên thì em nghĩ: Bác 0309 muốn hỏi là được hưởng chiết khấu thương mại thì em nghĩ là k 515 và định khoản là:
Khi mua hàng thì chúng ta phải định khoản nguyên giá trị thực của nó
Nợ TK 156, 152, 153..
Nợ Tk 133
Có TK 331
Khi được hưởng chiết khấu thanh toán"
Nợ Tk 331
Có Tk 515
Khong phải đâu
Trong các nghiệp vụ mua bán hàng hoá chỉ có chỉ có chiết khấu thanh toán mơi1 được hạch toánh vào tk 635 hoặc 515 đó là chi phí và thu nhập từ hoạt dộng tài chính còn chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán hoặc là hạch toán giảm doanh thu 511 nếu là mình bán hoặc hạch toán giảm giá hàng mua Có 152,156... và giảm luôn thuế có 133 nếu là mình mua hàng
 
Ðề: Chiết khấu thương mại được hưởng hạch toán như thế nào?

chiết khấu thương mại , chiết khấu thanh toán , giảm giá hàng bán : Có hai trường hợp
TH1 : DN mua hàng được hưởng
TH2 : DN bán hàng và cho KH hưởng
Hạch toán như sau :
TH1 :
a) Chiết khấu thương mại , giảm giá hàng bán : Ghi giảm giá trị hàng hóa , giảm thuế 133 nếu trên giá thanh toán . Giảm nợ của mình , thu tiền mặt , thu chuyển khỏan
Nợ 111,112,331
Có 152,153,156,211,212,213
Có 133 (nếu trên giá thanh toán )
b) Chiết khấu thanh toán : Tăng khoản doanh thu khác của DN mình , không giảm thuế ,Giảm nợ của mình , thu tiền mặt , thu chuyển khỏan
Nợ 111,112,331,
Có 711
TH2 :
a) Chiết khấu thương mại : Giảm doanh thu bằng tk 521 ,giảm thuế nếu trên giá thanh toán , giảm tiền , giảm tiền gửi , giảm phải thu KH
Nợ 521
Nợ 3331 :Nếu có
Có 111,112,131
b) Giảm giá hàng bán : Giảm doanh thu bằng tk 532 ,giảm thuế nếu trên giá thanh toán , giảm tiền , giảm tiền gửi , giảm phải thu KH
Nợ 532
Nợ 3331 :Nếu có
Có 111,112,131
c) Chiết khấu thanh toán : Tính vào chi phí bán hàng (vì CK thanh toán là mục đích để tiêu thụ hàng ) , không giảm thuế , giảm tiền , giảm tiền gửi , giảm phải thu KH
Nợ 641
Có 111,112,131
d) Hàng bán trả lại : dùng tk 531 giảm doanh thu, giảm giá vốn nhập lại kho hàng hóa . Giảm tiền mặt , tiền gửi , giảm thuế , giảm thu khách hàng
* Nợ 152,153,156,211,212,213
Có 632
* Nợ 531
Nợ 3331
Nợ 111,112,131
=> Cuối kỳ kết chuyển giảm trừ doanh thu :
Nợ 511 :
Có521 :
Có 531 :
Có 532 :
Mình đồng ý hết, nhưng riêng mục b( khi được hưởng CKTT) thì xem lại nha bạn. Theo Q đinh cũ thì mới hạch toán như thế, q định mới thay đổi rồi bạn ạ( tinh vao 515 nhé)
chúc all thành công!
 
Ðề: Chiết khấu thương mại được hưởng hạch toán như thế nào?

cứ hiểu như thế này : nếu dn đi mua hàng, cktm tức là mình đc thêm hàng mà không phải trả xiền. cktt là mình đc giảm xiền thanh toán.
ví dụ nhé :
Mua 200 sp của công ty A đơn giá mua chưa có thuế gtgt : 200.000đ/sp, VAT 10% . dn đã thanh toán một nửa bằng tiền gửi ngân hàng. Do mua vs số lượng lớn nên đc hưởng cktm 1.5% trừ vào số tiền còn nợ.
Hạch toán :
Nợ tk 156 : 40.000k
Nợ tk 133 : 4000 k
Có tk 112 : 22.000k
Có tk 331 : 22.000k
Nợ tk 331 : 660.k
Có tk 156 : 600k ( 1.5 % * 40000k )
Có tk 133 : 60k
Trong trường hợp dn đc hưởng cktt thì hạch toán :
Nợ tk 331 : 22000 * 1.5 %
Có tk 515 : 22.000 * 1.5 %
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top