Chia sẻ kiến thức cho người làm kế toán



chinh-sach-moi-thang-8-2018.jpg

Theo hướng dẫn tại Điều 15 Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điểm b, Khoản 2, Điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về khai thuế GTGT theo quý.

Cụ thể, đối tượng khai thuế GTGT theo quý áp dụng đối với: người nộp thuế GTGT có tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống.

Nếu người nộp thuế mới bắt đầu hoạt động SXKD, việc khai thuế GTGT được thực hiện theo quý. Ngay khi sản xuất kinh doanh vừa đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch tiếp theo, thực hiện khai thuế GTGT theo tháng hoặc theo quý sẽ dựa vào mức doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng).


Mặt khác, nếu người nộp thuế đủ điều kiện và thuộc đối tượng khai thuế GTGT theo quý muốn chuyển sang khai thuế theo tháng thì gửi thông báo (Mẫu số 07/GTGT ban hành kèm theo Thông tư 151/2014/TT-BTC) cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp, muộn nhất là cùng thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT của tháng đầu tiên năm bắt đầu khai thuế GTGT theo tháng.

Xét thời kỳ khai thuế theo quý, Tổng cục Thuế quy định việc thực hiện khai thuế theo quý hay theo tháng được ổn định trọn năm dương lịch và ổn định theo chu kỳ 3 năm. Chu kỳ ổn định đầu tiên sẽ được xác định tính từ ngày 01/10/2014 đến hết ngày 31/12/2016.

Bổ sung thêm, Tổng cục Thuế cho biết trong chu kỳ khai thuế ổn định theo quý, nếu người nộp thuế tự phát hiện hoặc qua thanh tra, kiểm tra, cơ quan thuế kết luận doanh thu của năm trước liền kề của chu kỳ khai thuế ổn định này trên 50 tỷ đồng, người nộp thuế không đủ điều kiện để khai thuế GTGT theo quý của chu kỳ ổn định đó thì từ năm tiếp theo liền kề của năm phát hiện cho đến hết chu kỳ ổn định, người nộp thuế phải thực hiện khai thuế GTGT theo tháng.

Thông tư số 151/2014/TT-BTC quy định, trong chu kỳ khai thuế ổn định theo tháng, nếu người nộp thuế tự phát hiện hoặc qua thanh tra, kiểm tra, cơ quan thuế kết luận doanh thu của năm trước liền kề của chu kỳ khai thuế ổn định này từ 50 tỷ đồng trở xuống, người nộp thuế đủ điều kiện để khai thuế GTGT theo quý của chu kỳ ổn định đó thì người nộp thuế được lựa chọn hình thức khai thuế theo tháng hoặc quý từ năm tiếp theo liền kề của năm phát hiện cho đến hết chu kỳ ổn định.

Trường hợp các DN áp dụng khai thuế theo quý trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành thì chu kỳ ổn định đầu tiên được tính đến hết ngày 31/12/2016.

Hướng dẫn của Tổng cục thuế về cách xác định doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ năm trước liền kề làm điều kiện xác định đối tượng khai thuế GTGT theo quý, cụ thể:

Trường hợp thứ nhất, doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ được xác định là Tổng doanh thu trên các Tờ khai thuế GTGT của các kỳ tính thuế trong năm dương lịch (bao gồm cả doanh thu chịu thuế GTGT và doanh thu không chịu thuế GTGT).

Trường hợp thứ hai, trường hợp người nộp thuế thực hiện khai thuế tại trụ sở chính cho đơn vị trực thuộc thì doanh thu bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ bao gồm cả doanh thu của đơn vị trực thuộc”.

>> Cách khấu trừ thuế TNCN của người lao động trong thời gian thử việc.

Theo Tạp chí tài chính
 
Tìm hiểu về chế độ kế toán cho các doanh nghiệp siêu nhỏ

Thông tư số 132/2018/TT-BTC được Bộ Tài chính ban hành ngày 28/12/2018 đã quy định và hướng dẫn cụ thể về chế độ kế toán cho các doanh nghiệp siêu nhỏ.

lap-ke-hoach-kpi.jpg

Theo đó, Thông tư số 132/2018/TT-BTC quy định về hướng dẫn việc ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính (BCTC) của doanh nghiệp siêu nhỏ (bao gồm các DN siêu nhỏ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN) theo phương pháp theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ và phương pháp tính trên thu nhập tính thuế). Như vậy, việc xác định thực hiện nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp này với ngân sách Nhà nước sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.

Những doanh nghiệp siêu nhỏ bắt buộc phải áp dụng chế độ kế toán nhất quán trong một năm tài chính, nếu có thay đổi chế độ kế toán áp dụng sẽ chỉ được tiến hành tại thời điểm của đầu năm tài chính kế tiếp.

Bản thân các doanh nghiệp này sẽ được tự xây dựng biểu mẫu chứng từ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của mình, đảm bảo minh bạch, rõ ràng, dễ kiểm tra, dễ kiểm soát (không áp dụng với hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ). Trường hợp không tự xây dựng được biểu mẫu chứng từ kế toán cho riêng đơn vị mình thì doanh nghiệp siêu nhỏ có thể áp dụng biểu mẫu và phương pháp lập chứng từ kế toán phù hợp cho từng loại hình.

Các doanh nghiệp siêu nhỏ được phép lưu trữ sổ kế toán, chứng từ kế toán và các tài liệu kế toán khác trên phương tiện điện tử theo quy định của Luật kế toán và được bố trí phụ trách kế toán mà không yêu cầu bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng. Các doanh nghiệp siêu nhỏ được nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ có thể tự tổ chức thực hiện công tác kế toán của riêng mình.

Bên cạnh đó, các DN siêu nhỏ được ký hợp đồng với những đơn vị cung ứng kinh doanh dịch vụ kế toán để thuê dịch vụ làm kế toán hoặc dịch vụ làm kế toán trưởng phù hợp với quy định của pháp luật. Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính sẽ cập nhật đầy đủ và công bố danh sách đơn vị đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán…

>> Nhiều chính sách mới có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2019.

Theo Tạp chí điện tử Tài chính
 
03 lưu ý cần thiết khi sử dụng hóa đơn điện tử

Việc sử dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, dịch vụ đã mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng cả về thời gian cũng như chi phí, ngoài ra còn giúp cơ quan thuế kiểm soát tốt hơn.

luu-y-khi-su-dung-hoa-don-dien-tu.jpg


Bạn đọc có thể lưu tâm đến những vấn đề sau khi dùng hóa đơn điện tử.

Thứ nhất, nếu như người nộp thuế đang sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Thông tư số 32/2011/TT-BTC hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hoá đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, mà người nộp thuế đã thông báo phát hành hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in, hoặc đã mua hóa đơn của cơ quan thuế để sử dụng trước ngày 01/11/2018 (là ngày Nghị định 119/2018/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực thi hành) thì được tiếp tục sử dụng hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in, hóa đơn đã mua tới hết ngày 31/10/2020.

Thứ hai, khi bán hàng hóa, mà người bán xuất hóa đơn điện tử cho khách hàng thì theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 32/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính, người bán phải lập đầy đủ danh mục hàng hóa bán ra tuân thủ theo nguyên tắc thông tin chứa trong hóa đơn điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết. Người bán hàng hóa không được phép lập hóa đơn điện tử không có danh mục hàng hóa mà lại đính kèm bảng kê hàng hóa bản giấy cho khách hàng.

Thứ ba, nội dung trên hóa đơn điện tử phải đầy đủ như theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 của Bộ Tài chính, bao gồm: Tên hóa đơn, số thứ tự hóa đơn, ký hiệu mẫu, ký hiệu hóa đơn; Thông tin người bán (địa chỉ, tên, mã số thuế); Thông tin người mua (địa chỉ, tên, mã số thuế); Tên hàng hóa, dịch vụ; số lượng, đơn vị tính, đơn giá hàng hoá, dịch vụ; thành tiền ghi rõ bằng số và bằng chữ; Chữ ký điện tử theo quy định pháp luật của người mua trong trường hợp người mua là đơn vị kế toán; Chữ ký điện tử theo quy định pháp luật của người bán; ngày, tháng năm lập và gửi hóa đơn.

Có thể bạn quan tâm:

Có thể bạn quan tâm: Phần mềm kế toán BRAVO
 
Từ ngày 1/8/2019, kết quả đóng BHXH sẽ được thông báo qua tin nhắn

Từ ngày 1/8/2019, kết quả đóng BHXH sẽ được thông báo qua tin nhắn, để nắm rõ thông tin này, bạn đọc có thể tham khảo bài viết sau đây:

gui-thong-bao-tin-nhan-bhxh.jpg


Công văn 774/CNTT-PM đề cập về việc tiếp tục triển khai Hệ thống tương tác đa phương tiện giữa người dân cũng như doanh nghiệp với cơ BHXH. Dựa vào công văn đó thì để thông tin đối với đơn vị tham gia BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN) được minh bạch hóa, được áp dụng bắt đầu từ ngày 1/8/2019, BHXH Việt Nam sẽ chính thức bổ sung hình thức gửi thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm TNLĐ-BNN của tháng trước liền kề và số tiền dự tính phải đóng của tháng hiện tại đối với đơn vị tham gia qua tin nhắn.

Do đó, ngày 01 hàng tháng, tin nhắn thông báo sẽ được gửi với nội dung như sau: “Kính gửi Công ty TNHH Hoya Glass Disk VN: Số tiền đã đóng tháng 05/2019 là 9.249.473.860 đồng; Số tiền còn phải đóng chuyển sang tháng 06/2019 là -214.541.737 đồng; Số tiền dự tính phải đóng tháng 6/2019 là 8.931.964.403 đồng. Chi tiết liên hệ BHXH TP. Hà Nội.”

Bên cạnh đó, ngày 06 hàng tháng, kết quả tiếp nhận dữ liệu điện tử cũng được gửi đến lãnh đạo cơ sở khám chữa bệnh BHYT qua tin nhắn với nội dung như ví dụ sau: “Tháng 4/2019, mã CSKCB 01909: Tổng số lượt đề nghị là 10.132 lượt, tổng số tiền đề nghị BHXH thanh toán là 11.967.526.000 đồng, tỷ lệ hồ sơ gửi đúng ngày là 72%. Trân trọng!”

Theo Công văn số 774/CNTT-PM, khi bắt đầu triển khai, tất cả tin nhắn thông báo trên sẽ được chuyển sang tin nhắn tiếng Việt không dấu. Ngoài ra, tin nhắn mà BHXH Việt Nam đã triển khai thì BHXH các tỉnh không thực hiện việc gửi tin nhắn trùng với các nội dung đó.

Có thể bạn quan tâm: Phần mềm kế toán BRAVO
 
Những lợi ích mà phần mềm kế toán mang lại cho doanh nghiệp

Dưới đây là những lợi ích mà phần mềm kế toán sẽ mang đến nếu doanh nghiệp sử dụng phần mềm

Hỗ trợ tác nghiệp và tiết kiệm thời gian

Một trong những khía cạnh tốt nhất khi sử dụng phần mềm kế toán là bạn sẽ không phải tốn quá nhiều thời gian như khi sử dụng hệ thống kế toán cũ. Kế toán là một quá trình liên quan đến chi tiết. Nó liên quan đến các quy định, luật lệ, thuế và nhiều tính toán phức tạp khác. Một phần mềm kế toán đã được thiết kế phù hợp với quy định, luật lệ, thuế… hiện hành sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện đúng chế độ kế toán hiện hành. Hơn nữa, nó giúp bạn giải quyết tất cả các phép tính phức tạp. Điều doanh nghiệp cần làm là nhập liệu và in ra kết quả.

Thông tin chính xác

Vì bạn không cần phải bỏ thời gian ra tính toán các số liệu rắc rối nên sự sai sót do con người được giảm thiểu. Các phần mềm kế toán được lập trình có độ chính xác cao và hiếm khi xảy ra lỗi. Việc sai sót do việc tính toán thủ cộng sẽ bị loại bỏ hoàn toàn bởi bạn sẽ không còn phải làm bằng tay nữa. Các phần mềm được lập trình sẽ giúp bạn tự động hóa trong việc lấy dữ liệu từ những chỉ tiêu khai báo. Do vậy, thường sai sót chỉ là do quá trình nhập liệu của doanh nghiệp hoặc do thông tin sai lệch của việc khai báo từ ban đầu.

Hầu hết các phần mềm kế toán đều có phần hỗ trợ hướng dẫn cách nhập liệu cũng như cách sử dụng phần mềm. Ngoài ra, đối với phần mềm của một số nhà cung cấp chất lượng, quá trình sử dụng còn luôn có sự hỗ trợ từ phía nhà cung cấp khi gặp sự cố đặc biệt là quá trình lên báo cáo. Việc luôn có sự đồng hành của đơn vị cung cấp phần mềm sẽ giúp cho quá trình làm việc giảm thiểu đáng kể sai sót cũng như cải thiện chất lượng sổ sách kế toán của doanh nghiệp.

Lên cáo cáo nhanh chóng

Một trong những điều khiến các doanh nghiệp ưu tiên sử dụng các phần mềm kế toán là khả năng lên nhiều báo cáo theo nhu cầu của từng doanh nghiệp trong thời gian nhanh nhất. Các báo cáo được thiết lập sẵn trên phần mềm, đến kỳ, doanh nghiệp chỉ cần chạy các báo cáo cần thiết. Nếu quá trình nhập liệu trong kỳ đúng, báo cáo cuối kỳ sẽ được lên đúng. Các báo cáo có thể xuất ra file Excel, Pdf hoặc Word hay các định khác để sử dụng. Đặc biệt, các phần mềm kế toán cho phép lập các báo cáo theo ý muốn và phần mềm sẽ tự động lên báo cáo hàng ngày, tuần hoặc tháng.

Tính lương đơn giản

Hiện này, hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng máy chấm công để quản lý giờ làm việc của nhân viên cũng là căn cứ để tính lương hàng tháng. Phần mềm kế toán hiện này được tích hợp để lấy dữ liệu từ máy chấm công cộng với những căn cứ khác như hệ số lương, kết quả của quá trình làm việc hay sản lượng sản phẩm,… tùy theo tính chất lương của doanh nghiệp để từ đó tính toánh và tổng hợp lên bảng lương hàng tháng. Thay vì việc tính bằng tay, phần mềm kế toán giải quyết nhanh gọn công việc tốn thời gian và thường xảy ra sai sót này. Hơn thế, phần mềm còn gửi chi tiết lương hàng tháng cho từng nhân viên qua email.

Hỗ trợ công tác thuế

Ngoài phần tuyệt khi sử dụng phần mềm kế toán tính toán số liệu liên quan đến lương nhân viên là mọi việc sẽ thuận tiện hơn quyết toán thuế TNCN hằng năm thì công tác hạch toán kê khai các khoản thuế khác cũng rất dễ dàng. Với việc kê khai thuế VAT, bạn chỉ cần kết xuất dữ liệu ra để cập nhật lên phần mềm của cơ quan thuế mà không cần phải sửa đổi gì thêm. Bên cạnh việc áp dụng quy định của các luật thuế, thông tư, nghị định hướng dẫn được nhà cung cấp phần mềm hỗ trợ cập nhật giúp bộ phận kế toán thường xuyên có phương án và kết quả làm việc phù hợp nhất theo từng thời điểm. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều thời gian liên quan đến quyết toán thuế.

Có thể bạn quan tâm: Phần mềm kế toán BRAVO
 
Các chính sách mới có hiệu lực kể từ tháng 10/2019

chinh-sach-moi-thang-10-2019.jpg


Quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Nghị định 68/2019/NĐ-CP ban hành ngày 14/08/2019 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng có hiệu lực từ ngày 1/10/2019, quy định chi tiết nội dung về: quản lý chi phí đầu tư xây dựng các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, tổng mức đầu tư, vốn nhà nước ngoài ngân sách và dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) về sơ bộ tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng, chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng, định mức và giá xây dựng, giá gói thầu xây dựng; thanh toán và quyết toán hợp đồng xây dựng, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu tư vấn trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng, người quyết định đầu tư.

Quy định về sử dụng tài sản công để thanh toán cho Nhà đầu tư BT
Việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho Nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (Dự án BT) quy định trong Nghị định 69/2019/NĐ-CP ngày 15/08/2019 của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 01/10/2019.

Thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân
Nội dung này có tại Nghị định 70/2019/NĐ-CP ngày 23/08/2019 của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 10/10/2019.

Theo đó, thời gian thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân là 24 tháng. Thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định kéo dài thêm nhưng không quá 6 tháng với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Công an nhân dân năm 2018.

Mức phạt tới 200 triệu đồng với vi phạm hành chính lĩnh vực hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp
Nghị định số 71/2019/NĐ-CP ngày 30/08/2019 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 15/10/2019, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp.

Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân trong lĩnh vực hóa chất là 50 triệu đồng, phạt 100 triệu đồng cho vi phạm lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Được vay 100% vốn ưu đãi với trường hợp người huyện nghèo đi xuất khẩu lao động
Ngày 9/9/2019, Quyết định 27/2019/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành về tín dụng đối với người lao động tại huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đến năm 2020.

Như vậy, mức vốn vay tối đa bằng 100% chi phí người lao động đóng theo hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã ký với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp theo quy định pháp luật. Người lao động được vay vốn theo quy định nêu trên mà không phải thực hiện bảo đảm tiền vay.

Mức lãi suất cho người lao động thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số được vay bằng 50% vay vốn đối với hộ nghèo do Chính phủ quy định. Trường hợp, người lao động khác tại huyện nghèo được vay bằng lãi suất vay vốn đối với hộ nghèo do Chính phủ quy định; nợ quá hạn tính lãi suất bằng 130% so với lãi suất vay vốn quy định nêu trên.

Miễn lệ phí cấp, đổi thẻ căn cước công dân cho một số đối tượng
Các trường hợp được miễn lệ phí cấp căn cước công dân, bao gồm:

Một là, đổi thẻ căn cước công dân khi Nhà nước quy định thay đổi địa giới hành chính.

Hai là, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân cho công dân thường trú tại các xã biên giới; công dân thường trú tại các huyện đảo; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật công dân là bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con dưới 18 tuổi của thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh.

Ba là, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân cho công dân dưới 18 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.

Nội dung trên có tại Thông tư số 59/2019/TT-BTC, có hiệu lực từ 16/10/2019.

Theo Thông tư 59/2019/TT-BTC, các trường hợp không phải nộp lệ phí gồm:

1. Công dân từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân lần đầu;

2. Đổi thẻ căn cước công dân theo quy định tại Điều 21 và điểm a khoản 3 Điều 32 Luật căn cước công dân;

3. Đổi thẻ căn cước công dân khi có sai sót về thông tin trên thẻ căn cước công dân do lỗi của cơ quan quản lý căn cước công dân.

Xem thêm: Phần mềm ERP của BRAVO
 
Cập nhật mới nhất hướng dẫn về các giao dịch Thuế điện tử


thue-dien-tu.jpg


Qua quá trình nhận định được những lợi ích to lớn đó, Bộ tài chính và các ban ngành liên quan đã đưa ra nhiều chính sách, quy định từ việc khuyến khích dần tới bắt buộc các doanh nghiệp sử dụng hình thức nộp thuế qua các giao dịch điện tử góp phần từng bước hiện đại hóa công tác thu thuế của Nhà nước.

Ngày 20/09/2019 Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 66/2019/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 110/2015/TT-BTC hướng dẫn về các giao dịch Thuế điện tử cho Doanh nghiệp.

Bài viết dưới đây, sẽ tổng hợp đầy đủ và chính xác nhất những điều khoản sửa đổi, bổ sung của Thông tư để bạn đọc có thể nắm rõ, cập nhật và áp dụng.

1. Những căn cứ pháp lý của Thông tư
  • Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH12 ngày 20/11/2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 106/2016/QH13 ngày 06/4/2016 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
  • Căn cứ Nghị định số 165/2018/NĐ-CP ngày 24/12/2018 của Chính phủ quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính;
  • Căn cứ Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số;
  • Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26/7/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Dựa trên những cơ sở căn cứ pháp lý trên cùng đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 66/2019/TT-BTC để sửa đổi bổ sung một số điều khoản hướng dẫn về các giao dịch thuế điện tử.

2. Các nội dung sửa đổi, bổ sung hướng dẫn về việc thực hiện các giao dịch thuế điện tử
Kể từ ngày 05/11/2019, những thay đổi trong Thông tư số 66/2019/TT-BTC sẽ chính thức có hiệu lực.

2.1. Thay đổi về thời gian nộp hồ sơ thuế

Chi tiết tại Khoản 4 Điều 1 Thông tư 66 quy định rõ về thời gian nộp đối với từng hồ sơ thuế điện tử như đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế. Thông tư cũng nêu rõ các căn cứ để cơ quan thuế tính thời gian nộp hồ sơ thuế điện tử của người nộp thuế (NNT).

2.2. Thay đổi nội dung xử phạt vi phạm hành chính về việc chậm nộp hồ sơ thuế điện tử.

Thông tư 66/2019, bãi bỏ nội dung quy định việc được miễn tiền nộp chậm cho các khoản nộp có thời hạn nằm trong khoảng thời gian hệ thống có sự cố theo thông báo của Tổng cục thuế (TCT); NNT nộp hồ sơ, chứng từ thuế điện tử trong ngày tiếp theo sau đó.

2.3. Hình thức nộp hồ sơ bản cứng tại Cơ quan thuế (CQT), nộp tiền thuế tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại trong thời gian Cổng Thông tin điện tử (TTĐT) của TCT bị lỗi là một lựa chọn được bổ sung thêm cho người nộp thuế.

2.4. Bổ sung thêm quy định về việc cấp tài khoản giao dịch

Kể từ ngày 05/11/2019, NNT được cung cấp một tài khoản chính để thực hiện đầy đủ các giao dịch điện tử (GDĐT) với CQT. Thông qua tài khoản này, NNT có thể đăng ký thêm một hoặc một số tài khoản phụ qua chức năng trên Cổng TTĐT của TCT.

2.5. Cá nhân muốn thực hiện GDĐT với CQT bằng mã xác thực GDĐT phải đáp ứng điều kiện là cá nhân đã có mã số thuế.

2.6. Thông tư mới quy định thời hạn TCT trả Thông báo 01-1/TB-TĐT cho NNT chậm nhất là 15 phút sau khi tiếp nhận hồ sơ ĐKT điện tử.

2.7. Sau khi nhận được hồ sơ ĐKT, CQT chỉ trả thông báo cho NNT đối với hồ sơ đăng ký thuế sau khi kiể tra có sai sót. Theo quy định trước đây thì tất cả các hồ sơ ĐKT đều được trả thông bảo, kể cả trường hợp hồ sơ hợp lệ.

2.8. Nếu hồ sơ bằng bản giấy có thông tin đầy đủ, chính xác, CQT giải quyết theo hồ sơ giấy, NNT không phải nộp lại hồ sơ điện tử.

2.9. Thay đổi về hiệu lực của hồ sơ đăng ký thuế điện tử

Sau thời hạn trả kết quả đăng ký thuế 30 ngày (kể từ ngày ghi trên thông báo tiếp nhận hồ sơ) mà NNT không đến CQT, hoặc đến nhưng không có văn bản nêu rõ lý do để thống nhất với quy định về đăng ký DN bằng điện tử và CQT không phải theo dõi kết quả xử lý hồ sơ ĐKT điện tử nhưng NNT không đến nhận kết quả.

Từ ngày 05/11/2019, trong trường hợp này hồ sơ đăng ký thuế điện tử đã nộp sẽ không còn hiệu lực.

2.10. Thay đổi mẫu thông báo không chấp nhận hồ sơ ĐKT điện tử trong trường hợp hồ sơ ĐKT điện tử không hợp lệ, có sai sót.

Từ ngày 05/11/2019 mẫu số 06/TB-TĐT ban hàng kèm theo thông tư 110/2015 sẽ được thay thế bằng mẫu 01-2/TB-TĐT ban hành kèm theo Thông tư 66/2019.

2.11. Quy định về việc đăng ký nhận kết quả giao dịch qua đường bưu chính

NNT đăng ký nhận kết quả giao dịch đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế qua đường bưu chính thì CQT gửi đến địa chỉ NNT đã đăng ký; NNT không phải đến nhận kết quả tại trụ sở của CQT.

2.12. Điều chỉnh thời hạn CQT kiểm tra hồ sơ và trả thông báo không chấp nhận trong trường hợp hồ sơ ĐK thay đổi thông tin ĐKT có sai sót từ 03 ngày làm việc xuống còn 02 ngày làm việc.

2.13. Thay đổi hình thức xử lý với trường hợp hồ sơ thuế điện tử đã gửi có sai sót: NNT nộp lại hồ sơ điện tử khác để thay thế.

2.14. Điều chỉnh thời gian TCT gửi thông tin xác nhận trường hợp NNT có điều chỉnh thông tin về nghĩa vụ nộp hồ sơ khai thuế từ 05 ngày làm việc xuống còn 02 ngày làm việc.

2.15. Thay đổi mẫu thông báo kết quả xử lý hồ sơ khai thuế điện tử.

Mẫu số 01/TB-TĐT ban hành tại Thông tư 110/2015 sẽ được thay thế bằng Mẫu số 01-1/TB-TĐT và Mẫu 01-2/TB-TĐT ban hành tại Thông tư 66/2019.

2.16. Trách nhiệm nộp lại hồ sơ nếu được CQT thông báo không chấp nhận

Từ 05/11/2019: Hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, NTT không nộp lại hồ sơ hoặc có nộp lại nhưng không được CQT chấp nhận thì được xác định là chưa hoàn thành việc nộp hồ sơ khai thuế.

>>> Cập nhật lịch nộp các loại báo cáo thuế năm 2019.

3. Danh mục các biểu mẫu trong các giao dịch Thuế điện tử được ban hành kèm theo Thông tư số 66/2019/TT-BTC ngày 20/9/2019 của Bộ Tài chính
3.1. Mẫu đăng ký sử dụng giao dịch Thuế điện tử

  • Mẫu 01/ĐK-TĐT: Tờ khai đăng ký giao dịch với cơ quan thuế bằng phương thức điện tử
  • Mẫu 02/ĐK-TĐT: Tờ khai đăng ký thay đổi, bổ sung thông tin giao dịch thuế điện tử
3.2. Thông báo Thuế điện tử

  • Mẫu 01-1/TB-TĐT: Thông báo về việc Tiếp nhận hồ sơ/chứng từ thuế điện tử
  • Mẫu 01-2/TB-TĐT: Thông báo về việc chấp nhận/không chấp nhận hồ sơ thuế điện tử
  • Mẫu 02/TB-TĐT: Thông báo về việc Sự cố kỹ thuật của Cổng thông tin điện tử Tổng cục Thuế
  • Mẫu 03/TB-TĐT: Thông báo về việc Tài khoản giao dịch thuế điện tử
  • Mẫu 05/TB-TĐT: Thông báo về việc Xác nhận nộp thuế điện tử
  • Mẫu 06/TB-TĐT: Thông báo điều chỉnh thông tin nộp thuế
3.3. Mẫu biểu xác nhận số thuế đã nộp Ngân sách nhà nước
  • Mẫu C1-10a/NS-TĐT: Giấy đề nghị xác nhận số thuế đã nộp Ngân sách Nhà nước
  • Mẫu C1-10b/NS-TĐT: Giấy xác nhận/không xác nhận số thuế đã nộp Ngân sách Nhà nước
Trên đây là tổng hợp toàn bộ nội dung sửa đổi, bổ sung trong Thông tư số 66/2019/TT-BTC ban hành ngày 20/9/2019 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Doanh nghiệp thực hiện các giao dịch Thuế điện tử. Các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, đặc biệt là cán bộ kế toán có thể tham khảo và cập nhật nhanh chóng; từ đó thực hiện đầy đủ các giao dịch, nghiệp vụ theo đúng quy định.

Với việc cập nhật và nắm bắt nhanh chóng xu hướng ứng dụng công nghệ số vào việc quản lý Thuế của nhà nước, Công ty Cổ phần phần mềm BRAVO đã kịp thời tích hợp tính năng Hóa đơn điện tử lên hệ thống giải pháp quản trị doanh nghiệp tổng thể mà doanh nghiệp triển khai (khi doanh nghiệp ứng dụng phần mềm BRAVO đã, đang sử dụng HĐĐT của nhà cung cấp HĐĐT). Đây là nền tảng cơ bản và vững chắc trợ giúp doanh nghiệp thực hiện các giao dịch Thuế điện tử một cách nhanh chóng, dễ dàng và thuận tiện hơn.

Có thể bạn quan tâm: Phần mềm ERP của BRAVO
 
Cập nhật mới nhất hướng dẫn về các giao dịch Thuế điện tử


thue-dien-tu.jpg


Qua quá trình nhận định được những lợi ích to lớn đó, Bộ tài chính và các ban ngành liên quan đã đưa ra nhiều chính sách, quy định từ việc khuyến khích dần tới bắt buộc các doanh nghiệp sử dụng hình thức nộp thuế qua các giao dịch điện tử góp phần từng bước hiện đại hóa công tác thu thuế của Nhà nước.

Ngày 20/09/2019 Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 66/2019/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 110/2015/TT-BTC hướng dẫn về các giao dịch Thuế điện tử cho Doanh nghiệp.

Bài viết dưới đây, sẽ tổng hợp đầy đủ và chính xác nhất những điều khoản sửa đổi, bổ sung của Thông tư để bạn đọc có thể nắm rõ, cập nhật và áp dụng.

1. Những căn cứ pháp lý của Thông tư
  • Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH12 ngày 20/11/2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 106/2016/QH13 ngày 06/4/2016 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
  • Căn cứ Nghị định số 165/2018/NĐ-CP ngày 24/12/2018 của Chính phủ quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính;
  • Căn cứ Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số;
  • Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26/7/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Dựa trên những cơ sở căn cứ pháp lý trên cùng đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 66/2019/TT-BTC để sửa đổi bổ sung một số điều khoản hướng dẫn về các giao dịch thuế điện tử.

2. Các nội dung sửa đổi, bổ sung hướng dẫn về việc thực hiện các giao dịch thuế điện tử
Kể từ ngày 05/11/2019, những thay đổi trong Thông tư số 66/2019/TT-BTC sẽ chính thức có hiệu lực.

2.1. Thay đổi về thời gian nộp hồ sơ thuế

Chi tiết tại Khoản 4 Điều 1 Thông tư 66 quy định rõ về thời gian nộp đối với từng hồ sơ thuế điện tử như đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế. Thông tư cũng nêu rõ các căn cứ để cơ quan thuế tính thời gian nộp hồ sơ thuế điện tử của người nộp thuế (NNT).

2.2. Thay đổi nội dung xử phạt vi phạm hành chính về việc chậm nộp hồ sơ thuế điện tử.

Thông tư 66/2019, bãi bỏ nội dung quy định việc được miễn tiền nộp chậm cho các khoản nộp có thời hạn nằm trong khoảng thời gian hệ thống có sự cố theo thông báo của Tổng cục thuế (TCT); NNT nộp hồ sơ, chứng từ thuế điện tử trong ngày tiếp theo sau đó.

2.3. Hình thức nộp hồ sơ bản cứng tại Cơ quan thuế (CQT), nộp tiền thuế tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại trong thời gian Cổng Thông tin điện tử (TTĐT) của TCT bị lỗi là một lựa chọn được bổ sung thêm cho người nộp thuế.

2.4. Bổ sung thêm quy định về việc cấp tài khoản giao dịch

Kể từ ngày 05/11/2019, NNT được cung cấp một tài khoản chính để thực hiện đầy đủ các giao dịch điện tử (GDĐT) với CQT. Thông qua tài khoản này, NNT có thể đăng ký thêm một hoặc một số tài khoản phụ qua chức năng trên Cổng TTĐT của TCT.

2.5. Cá nhân muốn thực hiện GDĐT với CQT bằng mã xác thực GDĐT phải đáp ứng điều kiện là cá nhân đã có mã số thuế.

2.6. Thông tư mới quy định thời hạn TCT trả Thông báo 01-1/TB-TĐT cho NNT chậm nhất là 15 phút sau khi tiếp nhận hồ sơ ĐKT điện tử.

2.7. Sau khi nhận được hồ sơ ĐKT, CQT chỉ trả thông báo cho NNT đối với hồ sơ đăng ký thuế sau khi kiể tra có sai sót. Theo quy định trước đây thì tất cả các hồ sơ ĐKT đều được trả thông bảo, kể cả trường hợp hồ sơ hợp lệ.

2.8. Nếu hồ sơ bằng bản giấy có thông tin đầy đủ, chính xác, CQT giải quyết theo hồ sơ giấy, NNT không phải nộp lại hồ sơ điện tử.

2.9. Thay đổi về hiệu lực của hồ sơ đăng ký thuế điện tử

Sau thời hạn trả kết quả đăng ký thuế 30 ngày (kể từ ngày ghi trên thông báo tiếp nhận hồ sơ) mà NNT không đến CQT, hoặc đến nhưng không có văn bản nêu rõ lý do để thống nhất với quy định về đăng ký DN bằng điện tử và CQT không phải theo dõi kết quả xử lý hồ sơ ĐKT điện tử nhưng NNT không đến nhận kết quả.

Từ ngày 05/11/2019, trong trường hợp này hồ sơ đăng ký thuế điện tử đã nộp sẽ không còn hiệu lực.

2.10. Thay đổi mẫu thông báo không chấp nhận hồ sơ ĐKT điện tử trong trường hợp hồ sơ ĐKT điện tử không hợp lệ, có sai sót.

Từ ngày 05/11/2019 mẫu số 06/TB-TĐT ban hàng kèm theo thông tư 110/2015 sẽ được thay thế bằng mẫu 01-2/TB-TĐT ban hành kèm theo Thông tư 66/2019.

2.11. Quy định về việc đăng ký nhận kết quả giao dịch qua đường bưu chính

NNT đăng ký nhận kết quả giao dịch đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế qua đường bưu chính thì CQT gửi đến địa chỉ NNT đã đăng ký; NNT không phải đến nhận kết quả tại trụ sở của CQT.

2.12. Điều chỉnh thời hạn CQT kiểm tra hồ sơ và trả thông báo không chấp nhận trong trường hợp hồ sơ ĐK thay đổi thông tin ĐKT có sai sót từ 03 ngày làm việc xuống còn 02 ngày làm việc.

2.13. Thay đổi hình thức xử lý với trường hợp hồ sơ thuế điện tử đã gửi có sai sót: NNT nộp lại hồ sơ điện tử khác để thay thế.

2.14. Điều chỉnh thời gian TCT gửi thông tin xác nhận trường hợp NNT có điều chỉnh thông tin về nghĩa vụ nộp hồ sơ khai thuế từ 05 ngày làm việc xuống còn 02 ngày làm việc.

2.15. Thay đổi mẫu thông báo kết quả xử lý hồ sơ khai thuế điện tử.

Mẫu số 01/TB-TĐT ban hành tại Thông tư 110/2015 sẽ được thay thế bằng Mẫu số 01-1/TB-TĐT và Mẫu 01-2/TB-TĐT ban hành tại Thông tư 66/2019.

2.16. Trách nhiệm nộp lại hồ sơ nếu được CQT thông báo không chấp nhận

Từ 05/11/2019: Hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, NTT không nộp lại hồ sơ hoặc có nộp lại nhưng không được CQT chấp nhận thì được xác định là chưa hoàn thành việc nộp hồ sơ khai thuế.

>>> Cập nhật lịch nộp các loại báo cáo thuế năm 2019.

3. Danh mục các biểu mẫu trong các giao dịch Thuế điện tử được ban hành kèm theo Thông tư số 66/2019/TT-BTC ngày 20/9/2019 của Bộ Tài chính
3.1. Mẫu đăng ký sử dụng giao dịch Thuế điện tử

  • Mẫu 01/ĐK-TĐT: Tờ khai đăng ký giao dịch với cơ quan thuế bằng phương thức điện tử
  • Mẫu 02/ĐK-TĐT: Tờ khai đăng ký thay đổi, bổ sung thông tin giao dịch thuế điện tử
3.2. Thông báo Thuế điện tử

  • Mẫu 01-1/TB-TĐT: Thông báo về việc Tiếp nhận hồ sơ/chứng từ thuế điện tử
  • Mẫu 01-2/TB-TĐT: Thông báo về việc chấp nhận/không chấp nhận hồ sơ thuế điện tử
  • Mẫu 02/TB-TĐT: Thông báo về việc Sự cố kỹ thuật của Cổng thông tin điện tử Tổng cục Thuế
  • Mẫu 03/TB-TĐT: Thông báo về việc Tài khoản giao dịch thuế điện tử
  • Mẫu 05/TB-TĐT: Thông báo về việc Xác nhận nộp thuế điện tử
  • Mẫu 06/TB-TĐT: Thông báo điều chỉnh thông tin nộp thuế
3.3. Mẫu biểu xác nhận số thuế đã nộp Ngân sách nhà nước
  • Mẫu C1-10a/NS-TĐT: Giấy đề nghị xác nhận số thuế đã nộp Ngân sách Nhà nước
  • Mẫu C1-10b/NS-TĐT: Giấy xác nhận/không xác nhận số thuế đã nộp Ngân sách Nhà nước
Trên đây là tổng hợp toàn bộ nội dung sửa đổi, bổ sung trong Thông tư số 66/2019/TT-BTC ban hành ngày 20/9/2019 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Doanh nghiệp thực hiện các giao dịch Thuế điện tử. Các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, đặc biệt là cán bộ kế toán có thể tham khảo và cập nhật nhanh chóng; từ đó thực hiện đầy đủ các giao dịch, nghiệp vụ theo đúng quy định.

Với việc cập nhật và nắm bắt nhanh chóng xu hướng ứng dụng công nghệ số vào việc quản lý Thuế của nhà nước, Công ty Cổ phần phần mềm BRAVO đã kịp thời tích hợp tính năng Hóa đơn điện tử lên hệ thống giải pháp quản trị doanh nghiệp tổng thể mà doanh nghiệp triển khai (khi doanh nghiệp ứng dụng phần mềm BRAVO đã, đang sử dụng HĐĐT của nhà cung cấp HĐĐT). Đây là nền tảng cơ bản và vững chắc trợ giúp doanh nghiệp thực hiện các giao dịch Thuế điện tử một cách nhanh chóng, dễ dàng và thuận tiện hơn.

Có thể bạn quan tâm: Phần mềm kế toán BRAVO
 
Các trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết có đầy đủ nội dung

luu-y-khi-su-dung-hoa-don-dien-tu.jpg


Theo đó, hóa đơn điện tử (HĐĐT) bao gồm các nội dung: tên hóa đơn, số hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn; địa chỉ, mã số thuế của người bán; địa chỉ, tên, mã số thuế của người mua (nếu người mua có mã số thuế); số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ, tên, đơn vị tính; thành tiền chưa có thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT, tổng số tiền thuế GTGT theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế GTGT, tổng tiền thanh toán đã có thuế GTGT; chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán và người mua; thời điểm lập HĐĐT; mã của cơ quan thuế đối với HĐĐT có mã của cơ quan thuế; phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, chiết khấu thương mại, khuyến mại (nếu có).

Bên cạnh đó, Thông tư số 68/2019/TT-BTC cũng đưa ra hướng dẫn có 08 trường hợp HĐĐT không nhất thiết có đầy đủ các nội dung, cụ thể như sau:

Trường hợp 1: Trên HĐĐT không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua (bao gồm cả trường hợp lập HĐĐT khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng ở nước ngoài). Trường hợp người mua là cơ sở kinh doanh và người mua, người bán có thỏa thuận về việc người mua đáp ứng các điều kiện kỹ thuật để ký số, ký điện tử trên HĐĐT do người bán lập thì HĐĐT có chữ ký số, ký điện tử của người bán và người mua theo thỏa thuận giữa hai bên.

Trường hợp 2: Đối với HĐĐT bán hàng tại siêu thị, trung tâm thương mại mà người mua là cá nhân không kinh doanh thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có tên, địa chỉ, mã số thuế người mua.

Trường hợp 3: Đối với HĐĐT bán xăng dầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh thì không nhất thiết phải có các chỉ tiêu tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn; tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua, chữ ký điện tử của người mua; chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng. Người bán phải đảm bảo lưu trữ đầy đủ HĐĐT đối với trường hợp bán xăng dầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh theo quy định và đảm bảo có thể tra cứu khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

Trường hợp 4: Đối với HĐĐT là tem, vé, thẻ thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký điện tử, chữ ký số của người bán (trừ trường hợp tem, vé, thẻ là HĐĐT do cơ quan thuế cấp mã), tiêu thức người mua (tên, địa chỉ, mã số thuế), tiền thuế, thuế suất thuế giá trị gia tăng. Trường hợp tem, vé, thẻ điện tử có sẵn mệnh giá thì không nhất thiết phải có tiêu thức đơn vị tính, số lượng, đơn giá.

Trường hợp 5: Đối với chứng từ điện tử dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website và hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế cho người mua là cá nhân không kinh doanh được xác định là HĐĐT thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu hóa đơn, số thứ tự hóa đơn, thuế suất thuế giá trị gia tăng, mã số thuế, địa chỉ người mua, chữ ký số, chữ ký điện tử người bán.

Trường hợp tổ chức kinh doanh hoặc tổ chức không kinh doanh mua dịch vụ vận tải hàng không thì chứng từ điện tử dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website và hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế cho các cá nhân của tổ chức kinh doanh, cá nhân của tổ chức không kinh doanh thì không được xác định là HĐĐT. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không hoặc đại lý phải lập HĐĐT có đầy đủ các nội dung theo quy định giao cho tổ chức có cá nhân sử dụng dịch vụ vận tải hàng không.

Trường hợp 6: Đối với hóa đơn của hoạt động xây dựng, lắp đặt; hoạt động xây nhà để bán có thu tiền theo tiến độ theo hợp đồng thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có đơn vị tính, số lượng, đơn giá.

Trường hợp 7: Đối với Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử thì trên Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử không thể hiện các tiêu thức người mua mà thể hiện tên người vận chuyển, phương tiện vận chuyển, địa chỉ kho xuất hàng, địa chỉ kho nhập hàng; không thể hiện tiền thuế, thuế suất, tổng số tiền thanh toán.

Trường hợp 8: Hóa đơn sử dụng cho thanh toán Interline giữa các hãng hàng không được lập theo quy định của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có các chỉ tiêu: ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu hóa đơn, tên địa chỉ, mã số thuế của người mua, chữ ký điện tử của người mua, đơn vị tính, số lượng, đơn giá.

Xem thêm: Phần mềm ERP của BRAVO
 
Doanh nghiệp được khấu hao nhanh tài sản cố định khi nào?

Hiện nay, trước thực trạng ngày càng nhiều doanh nghiệp có nhu cầu khấu hao nhanh tài sản cố định (TSCĐ) để đổi mới công nghệ, Cục Thuế TP. Hà Nội đã có hướng dẫn cụ thể về nội dung này.
khau-hao-nhanh-tai-san-co-dinh.jpg

Cục Thuế TP. Hà Nội hướng dẫn về Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài chính là các tiêu chuẩn và cách để nhận biết TSCĐ. Trong đó, tư liệu lao động bao gồm những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được.
Nếu như thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là TSCĐ:
  • Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
  • Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;
  • Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên.
Trường hợp một hệ thống có nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành lại có thời gian sử dụng khác nhau, đồng thời thiếu đi một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó; song do yêu cầu quản lý, sử dụng TSCĐ đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó mà cùng đồng thời thoả mãn cả ba tiêu chuẩn của TSCĐ sẽ được coi là một TSCĐ hữu hình độc lập...
Cục Thuế TP. Hà Nội cũng cho biết thêm, Điều 13 Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài chính đã có hướng dẫn cụ thể phương pháp trích khấu hao đường thẳng. Theo đó, phương pháp khấu hao đường thẳng là phương pháp trích khấu hao theo mức tính ổn định của từng năm vào chi phí SXKD của doanh nghiệp mà TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh.
Khi nào thì được khấu hao nhanh tài sản cố định?
Doanh nghiệp nào hoạt động có hiệu quả kinh tế cao sẽ được khấu hao nhanh, nhưng mức khấu hao tối đa không quá 2 lần được xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ. TSCĐ tham gia vào hoạt động SXKD được trích khấu hao nhanh là: máy móc, thiết bị; thiết bị và phương tiện vận tải; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm; súc vật, vườn cây lâu năm; dụng cụ quản lý.
Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp lưu ý cần phải đảm bảo kinh doanh có lãi. Trường hợp doanh nghiệp trích khấu hao nhanh vượt 2 lần mức quy định tại khung thời gian sử dụng TSCĐ thì phần trích vượt mức khấu hao nhanh (quá 2 lần) sẽ không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập trong kỳ...
Để cụ thể hơn, Cục Thuế TP. Hà Nội đã lấy ví dụ cho trường hợp này: Công ty A đầu tư mua xe máy để cho khách hàng thuê lại; thời gian thuê không quá 03 năm. Vậy Công ty A có được khấu hao nhanh (trong 03 năm) không?
Theo quy định nêu trên, Trường hợp Công ty A muốn đầu tư mua xe máy để cho thuê mà đáp ứng điều kiện là TSCĐ theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 45/2013/TT-BTC nêu trên và Công ty dự kiến trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng thì Công ty thực hiện thông báo phương pháp trích khấu hao TSCĐ mà Công ty lựa chọn áp dụng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi thực hiện trích khấu hao.
Khi hoạt động cho thuê xe máy của công ty A đem lại hiệu quả kinh tế cao thì công ty A được khấu hao nhanh theo quy định tại tiết a Điều 13 Thông tư số 45/2013/TT-BTC và Điều 4 Thông tư số 96/2016/TT-BTC (nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ). Lúc thực hiện trích khấu hao nhanh, Công ty phải đảm bảo kinh doanh có lãi. Trường hợp trong năm tài chính thực hiện trích khấu hao nhanh mà bị lỗ thì Công ty không được trích khấu hao nhanh mà phải trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng.

Xem thêm: Phần mềm ERP của BRAVO
 
Doanh thu từ 50 tỷ đồng trở xuống thì khai thuế GTGT theo tháng hay quý?

Vừa mới đây, Tổng cục Thuế đã ban hành văn bản để hướng dẫn Công ty TNHH Green Chemtech Vina về các vướng mắc liên quan đến việc khai thuế giá trị gia tăng (GTGT).
doanh-thu-tu-50-ty-tro-xuong-nop-thue-gtgt-theo-thang-hay-quy.jpg

Về việc hướng dẫn khai thuế GTGT theo quý, Tổng cục Thuế có dẫn chứng quy định tại Điều 15 Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 04/10/2014 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung điểm b, Khoản 2 Điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC.
Theo đó, khai thuế GTGT theo quý sẽ được áp dụng với những đối tượng là người nộp thuế GTGT có tổng doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống.
Trường hợp người nộp thuế mới bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) thì việc khai thuế GTGT được thực hiện theo quý. Khi đã SXKD đủ 12 tháng thì kể từ năm dương lịch tiếp theo sẽ căn cứ vào mức doanh thu bán hàng hóa và dịch vụ của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện việc khai thuế GTGT theo tháng hoặc theo quý.
Do vậy, trường hợp thắc mắc của Công ty TNHH Green Chemtech Vina về việc khai thuế GTGT, khi doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động SXKD từ tháng 02/2016 thì việc khai thuế GTGT được thực hiện theo quý. Sau khi đã SXKD đủ 12 tháng thì từ năm 2018 sẽ căn cứ trên mức doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ của năm 2017 mà việc khai thuế GTGT theo tháng hoặc theo quý được áp dụng.
Trong đó, nếu tổng doanh thu của việc bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ Công ty năm 2017 từ 50 tỷ đồng trở xuống thì thực hiện khai thuế GTGT theo quý.

Có thể bạn quan tâm: Phần mềm kế toán BRAVO
 
Những chính sách mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 1/2020

Lương tối thiểu vùng tăng lên, các công ty tài chính chỉ được nhắc nợ tối đa 5 lần/ngày, nhiều vi phạm về đất đai bị phạt đến 1 tỷ đồng… là những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 1/2020.
cac-quy-dinh-ve-thue-doanh-nghiep-can-luu-y-trong-nam-2019.jpg

1. Chính thức tăng lương tối thiểu vùng từ 1/1/2020
Quy định trên có tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ, ban hành ngày 15/11/2019 quy định về mức lương tối thiểu vùng với người lao động (NLĐ) làm việc theo hợp đồng lao động.
Như vậy, mức lương tối thiểu vùng mới được áp dụng cho NLĐ làm việc ở doanh nghiệp với 4 mức, tương ứng 4 vùng lương. Cụ thể:
  • Mức lương tối thiểu vùng I tăng 240.000đ, lên 4.420.000đ/tháng;
  • Mức lương tối thiểu vùng II tăng 210.000đ, lên 3.920.000đ/tháng;
  • Mức lương tối thiểu vùng III tăng 180.000đ, lên 3.430.000đ/tháng;
  • Mức lương tối thiểu vùng IV tăng 150.000đ, lên 3.070.000đ/tháng.
Nghị định 90/2019/NĐ-CP cũng nêu rõ, mức lương tối thiểu vùng mới này là mức thấp nhất làm cơ sở để DN và NLĐ thỏa thuận và trả lương. Với NLĐ làm công việc đòi hỏi lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề, mức lương phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng trên.
2. Công ty tài chính chỉ được nhắc nợ tối đa 5 lần/ngày
Thông tư 18/2019/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 4/11/2019, có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 43/2016/TT-NHNN quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính.
Theo đó, các biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ mà công ty tài chính thực hiện phải phù hợp với đặc thù của khách hàng cũng như quy định của pháp luật và không bao gồm biện pháp đe dọa với khách hàng. Cụ thể là: Số lần nhắc nợ tối đa 5 lần/ngày; Hình thức nhắc nợ và thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho vay tiêu dùng nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7g00 - 21g00.
Ngoài ra, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng giải ngân trực tiếp cho khách hàng tại một công ty tài chính so với tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng của công ty tài chính đó tại thời điểm cuối ngày làm việc liền kề trước ngày ký kết hợp đồng, giải ngân trực tiếp cho khách hàng phải tuân thủ tỷ lệ tối đa theo lộ trình sau:
Từ ngày 1/1/2021 đến hết ngày 31/12/2021 là 70%. Từ ngày 1/1/2022 đến hết ngày 31/12/2022 là 60%. Từ ngày 1/1/2023 đến hết ngày 31/12/2023 là 50%. Từ ngày 1/1/2024 trở đi là 30%.
3. Các trường hợp miễn kiểm tra ANTP trước thông quan
Từ 1/1/2020, Nghị định 85/2019/NĐ-CP quy định về thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu sẽ chính thức có hiệu lực.
Theo đó, ngoài các trường hợp miễn kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật, Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các trường hợp dưới đây được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm:
- Hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh có trị giá hải quan được miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
- Hàng hóa nhập khẩu trong danh mục và định lượng miễn thuế theo quy định của pháp luật phục vụ cho công tác và sinh hoạt của tổ chức nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao;
- Hành lý của người nhập cảnh trong định mức miễn thuế;
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ.
4. Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 chính thức có hiệu lực
Bắt đầu từ ngày 1/1/2020, một loạt hành vi dưới đây sẽ bị nghiêm cấm:
- Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn;
- Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia;
- Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia; bán, cung cấp rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi…
- Cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc và nghỉ giữa giờ làm việc;...
Ngoài ra, cũng theo Luật này, không được uống rượu, bia ở nơi công cộng, bệnh viện, trường học, nơi vui chơi của trẻ em… Đồng thời, không được mở mới điểm bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ như các nhà hàng, quán nhậu… trong bán kính 100m tính từ khuôn viên của cơ sở y tế, nhà trẻ, trường học...
5. Tăng mức phạt đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực về đất đai
Nội dung này có tại Nghị định số 91/2019/NĐ-CP thay thế Nghị định 102/2014/NĐ-CP hiện hành. Theo đó, Nghị định này tăng hàng loạt mức phạt đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực này, điển hình như:
- Phạt cá nhân đến 500 triệu đồng và 1 tỷ đồng với tổ chức nếu lấn, chiếm đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp (tăng 100 lần so với mức phạt trước đây);
- Phạt cá nhân đến 500 triệu đồng và 1 tỷ đồng với tổ chức nếu tự ý chuyển từ đất trồng lúa sang đất ở (tăng 10 lần mức phạt so với trước đây);
- Phạt cá nhân đến 20 triệu đồng và 40 triệu đồng với tổ chức nếu chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà không có Sổ đỏ (tăng 4 lần mức phạt so với trước đây);
- Phạt cá nhân đến 5 triệu đồng và 10 triệu đồng với tổ chức nếu không sang tên Sổ đỏ khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất (tăng 2 lần mức phạt so với trước đây);
- Phạt đến cá nhân đến 10 triệu đồng và 20 đồng với tổ chức nếu bỏ hoang đất mà không thuộc trường hợp bất khả kháng (mức phạt này trước đây chưa quy định).
Đồng thời, Nghị định bổ sung quy định mới, xử phạt với trường hợp tổ chức thực hiện dự án kinh doanh BĐS không nộp hồ sơ làm thủ tục cấp Sổ đỏ cho người mua, công trình xây dựng, thuê mua nhà, người nhận chuyển quyền sử dụng đất hoặc không cung cấp, cung cấp không đầy đủ giấy tờ cho người mua. Mức phạt tiền sẽ căn cứ vào thời gian và phạm vi căn hộ công trình xây dựng vi phạm. Cụ thể:
  • Vi phạm từ 50 ngày đến 6 tháng: mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng với trường hợp vi phạm dưới 30 căn hộ; tối đa 50 triệu đồng với phạm vi từ 30 đến 100 căn hộ, trên 100 căn hộ với mức phạt tối đa 100 triệu đồng.
  • Vi phạm thời gian từ 6 - 9 tháng: mức phạt cao nhất lên tới 300 triệu đồng với trường hợp từ 100 căn hộ. Đặc biệt, vi phạm từ 12 tháng trở lên với phạm vi từ 100 căn hộ sẽ bị phạt đến 1 tỷ đồng và buộc nộp hồ sơ hoặc cung cấp đầy đủ giấy tờ cho người mua.
Với cá nhân, Nghị định cũng quy định trường hợp Toà án nhân dân và cơ quan hành chính các cấp yêu cầu cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu liên quan đến đất đai để thanh tra, kiểm tra, thu thập chứng cứ giải quyết tranh chấp mà vượt quá thời hạn yêu cầu nhưng không cung cấp sẽ bị phạt tiền từ 2 – 3 triệu đồng.
Trường hợp cá nhân sử dụng giấy tờ giả trong thực hiện thủ tục hành chính và các công việc khác liên quan tới đất đai mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tiền từ 10 – 30 triệu đồng.

Xem thêm: Phần mềm kế toán BRAVO
 
11 khoản phụ cấp không tính vào thuế thu nhập cá nhân 2020

Căn cứ quy định tại Thông tư số 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính (BTC) thì có một số khoản phụ cấp, trợ cấp được tính vào thu nhập chịu thuế và được xác định là thu nhập từ tiền lương, tiền công. Song không phải phụ cấp nào cũng phải chịu thuế, dưới đây bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc toàn bộ phụ cấp không tính thuế TNCN năm 2020, người lao động cần biết để bảo vệ quyền lợi của bản thân.
bravo-20-nam-2.jpg

Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC, các khoản phụ cấp, trợ cấp dưới đây sẽ không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN:
Thứ nhất: khoản trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và khoản trợ cấp một lần theo quy định pháp luật về ưu đãi người có công.
Thứ hai: trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần dành cho các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, thanh niên xung phong, người làm nhiệm vụ quốc tế đã hoàn thành nhiệm vụ.
Thứ ba: phụ cấp an ninh, quốc phòng; các khoản trợ cấp với lực lượng vũ trang.
Thứ tư: phụ cấp nguy hiểm, độc hại đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại.
Thứ năm: phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực.
Thứ sáu: trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp khó khăn đột xuất, mức hưởng chế độ thai sản, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp hưu trí một lần, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật BHXH.
Thứ bảy: trợ cấp đối với các đối tượng được hưởng bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật.
Thứ tám: phụ cấp phục vụ dành cho đối tượng lãnh đạo cấp cao.
Thứ chín: hỗ trợ một lần đối với cán bộ công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật; trợ cấp một lần dành cho cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam hoặc người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, người Việt Nam cư trú dài hạn ở nước ngoài về Việt Nam làm việc (theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC).
Thứ mười: phụ cấp cho nhân viên y tế thôn, bản.
Mười một , phụ cấp đặc thù ngành nghề.
Ngoài ra, cũng tại điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC, các khoản phụ cấp, trợ cấp cũng như mức phụ cấp, trợ cấp sẽ không tính vào thu nhập chịu thuế phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.
Do vậy, trường hợp các văn bản hướng dẫn về các khoản phụ cấp, mức phụ cấp, trợ cấp, trợ cấp áp dụng đối với khu vực Nhà nước thì các thành phần kinh tế khác, các cơ sở KD khác được căn cứ vào danh mục và mức phụ cấp, trợ cấp hướng dẫn đối với khu vực Nhà nước để tính trừ; nếu trong trường hợp khoản phụ cấp, trợ cấp nhận được cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn nêu trên thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế; đặc biệt, với khoản trợ cấp chuyển vùng một lần dành cho người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài sẽ được trừ theo mức đã thỏa thuận và được ghi tại hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể.

Xem thêm: Phần mềm ERP của BRAVO
 
11 khoản phụ cấp không tính vào thuế thu nhập cá nhân 2020

Căn cứ quy định tại Thông tư số 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính (BTC) thì có một số khoản phụ cấp, trợ cấp được tính vào thu nhập chịu thuế và được xác định là thu nhập từ tiền lương, tiền công. Song không phải phụ cấp nào cũng phải chịu thuế, dưới đây bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc toàn bộ phụ cấp không tính thuế TNCN năm 2020, người lao động cần biết để bảo vệ quyền lợi của bản thân.
bravo-20-nam-2.jpg

Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC, các khoản phụ cấp, trợ cấp dưới đây sẽ không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN:
Thứ nhất: khoản trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và khoản trợ cấp một lần theo quy định pháp luật về ưu đãi người có công.
Thứ hai: trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần dành cho các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, thanh niên xung phong, người làm nhiệm vụ quốc tế đã hoàn thành nhiệm vụ.
Thứ ba: phụ cấp an ninh, quốc phòng; các khoản trợ cấp với lực lượng vũ trang.
Thứ tư: phụ cấp nguy hiểm, độc hại đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại.
Thứ năm: phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực.
Thứ sáu: trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp khó khăn đột xuất, mức hưởng chế độ thai sản, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp hưu trí một lần, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật BHXH.
Thứ bảy: trợ cấp đối với các đối tượng được hưởng bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật.
Thứ tám: phụ cấp phục vụ dành cho đối tượng lãnh đạo cấp cao.
Thứ chín: hỗ trợ một lần đối với cán bộ công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật; trợ cấp một lần dành cho cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam hoặc người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, người Việt Nam cư trú dài hạn ở nước ngoài về Việt Nam làm việc (theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC).
Thứ mười: phụ cấp cho nhân viên y tế thôn, bản.
Mười một , phụ cấp đặc thù ngành nghề.
Ngoài ra, cũng tại điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC, các khoản phụ cấp, trợ cấp cũng như mức phụ cấp, trợ cấp sẽ không tính vào thu nhập chịu thuế phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.
Do vậy, trường hợp các văn bản hướng dẫn về các khoản phụ cấp, mức phụ cấp, trợ cấp, trợ cấp áp dụng đối với khu vực Nhà nước thì các thành phần kinh tế khác, các cơ sở KD khác được căn cứ vào danh mục và mức phụ cấp, trợ cấp hướng dẫn đối với khu vực Nhà nước để tính trừ; nếu trong trường hợp khoản phụ cấp, trợ cấp nhận được cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn nêu trên thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế; đặc biệt, với khoản trợ cấp chuyển vùng một lần dành cho người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài sẽ được trừ theo mức đã thỏa thuận và được ghi tại hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể.

Xem thêm: Phần mềm kế toán BRAVO
 
Nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2019

Việc quyết toán thuế TNDN là công việc quan trọng của kế toán doanh nghiệp khi kết thúc một năm tài chính. Để làm tốt việc nộp tờ khai thuế TNDN năm 2019 ngoài việc nắm vững những quy định chung thì kế toán cần thường xuyên cập nhật những quy định mới của nhà nước. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu những vấn đề cơ bản xoay quanh việc này để doanh nghiệp có thể làm tốt việc nộp tờ khai thuế TNDN năm 2019.
1. Những hiểu biết cơ bản về về quyết toán thuế TNDN
Quyết toán thuế TNDN là công việc mà kế toán thuế bắt buộc phải làm khi kết thúc năm tài chính. Hàng quý doanh nghiệp phải tạm tính ra số tiền thuế TNDN tạm nộp rồi cuối năm thực hiện quyết toán lại xem cả năm đó doanh nghiệp có phải nộp thuế hay không?
  • Nếu số đã tạm nộp 4 quý mà nhiều hơn khi quyết toán => DN đã nộp thừa tiền thuế => Số thuế nộp thừa này có thể bù trừ sang kỳ sau hoặc làm thủ tục hoàn thuế.
  • Nếu số tạm nộp 4 quý mà ít hơn khi quyết toán => DN nộp thiếu tiền thuế TNDN => DN phải Nộp thêm phần tiền thuế thiếu đó (và có thể bị tính tiền chậm nộp nếu chênh từ 20% số quyết toán so với số tạm tính).
Các văn bản pháp luật về thuế TNDN mà các doanh nghiệp cần lưu ý khi tính và nộp tờ khai thuế TNDN năm 2019 là:
  • Luật số 32/2013/QH12 ngày 19/6/2013
  • Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 01/10/2014
  • Thông tư Số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014
  • Thông tư Số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014
  • Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014
  • Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015
2. Cách thức và những lưu ý khi lập và nộp tờ khai thuế TNDN
Lập tờ khai quyết toán thuế TNDN
Để lập tờ khai quyết toán thuế TNDN, doanh nghiệp cần phải cài đặt phần mềm HTKK. Hiện tại thì các doanh nghiệp cần khai theo tờ khai quyết toán thuế TNDN theo mẫu số 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư 151/2014/TT-BTC và có thể điền trực tiếp trên phần mềm HTKK một các chính xác và thuận tiện. Lưu ý rằng, khi vào phần mềm HTKK trước khai các thông tin bạn cần lựa chọn đúng các lựa chọn sau:
  • Năm quyết toán
  • Tờ khai lần đầu / Tờ khai bổ sung
  • Danh mục ngành nghề
  • Phụ lục kê khai: Lựa chọn 2 phụ lục cơ bản dành cho các ngành sản xuất và kinh doanh thông thường:
+) 03-1A/TNDN: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (Phụ lục bắt buộc kèm theo).
+) 03-2A/TNDN: Chuyển lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh (lựa chọn khi năm nay doanh nghiệp có lãi và có số lỗ các năm trước được chuyển).
Lập phụ lục 03-1A/TNDN
Để lập phụ lục 03-1A/TNDN, bạn cần sử dụng số liệu trong bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các chỉ tiêu trong phụ lục 03-1A-TNDN bao gồm:
  • Chỉ tiêu 01: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
  • Chỉ tiêu 02: Doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu
  • Chỉ tiêu 04: Chiết khấu thương mại
  • Chỉ tiêu 05: Giảm giá hàng bán
  • Chỉ tiêu 06: Giá trị hàng bán bị trả lại
  • Chỉ tiêu 07: Thuế TTĐB, thuế xuất khẩu, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
  • Chỉ tiêu 08: Doanh thu hoạt động tài chính
  • Chỉ tiêu 10: Giá vốn hàng bán
  • Chỉ tiêu 11: Chi phí bán hàng
  • Chỉ tiêu 12: Chi phí quản lý doanh nghiệp
  • Chỉ tiêu 13: Chi phí tài chính
  • Chỉ tiêu 14: Chi phí lãi tiền vay dùng cho sản xuất kinh doanh
  • Chỉ tiêu 16: Thu nhập khác
  • Chỉ tiêu 17: Chi phí khác
Ở phần này, người lập tờ khai thuế TNDN cần lưu ý một số điều:
  • Các khoản chi phí của các hoạt động ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh và hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Các chi phí khác có thể bao gồm cả các khoản chi phí đã bỏ sót từ những năm trước.
  • Các khoản thu nhập khác ngoài khoản thu nhập từ hoạt động kinh doanh chính của cơ sở kinh doanh và từ hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ tính thuế.
Lập tờ khai quyết toán 03/TNDN
Lập tờ khai quyết toán 03/TNDN theo các chỉ tiêu sau:
  • Chỉ tiêu A1: Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Các chỉ tiêu B: Từ B1 đến B14 là các chỉ tiêu điều chỉnh. Sở dĩ có các chỉ tiêu này là do có sự chênh lệnh giữa Luật kế toán và Luật Thuế:
- Về doanh thu: Doanh thu kế toán DT Thuế; Được ghi nhận theo chuẩn mực kế toán số 14 Được ghi nhận theo điều 5 của TT 78/2014/TT-BTC (sửa đổi bởi Điều 3 Thông tư 96/2015/TT-BTC).
- Về chi phí: Chi phí kế toán Chi phí thuế; Là toàn bộ chi phí mà DN các bạn đã bỏ ra để thực hiện hoạt động SXKD; Là chi phí được trừ - đáp ứng điều kiện của luật thuế TNDN (Tại điều 6 của TT 78 sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC)
  • Các chỉ tiêu C bao gồm:
+) Chỉ tiêu C1: Thu nhập chịu thuế
+) Chỉ tiêu C2: Thu nhập miễn thuế
+) Chỉ tiêu C3: Chuyển lỗ và bù trừ lỗ, lãi
+) Chỉ tiêu C4: Thu nhập tính thuế
+) Chỉ tiêu C5: Trích lập quỹ khoa học công nghệ
+) Chỉ tiêu C6: Thu nhập tính thuế sau khi đã trích lập quỹ khoa học
+) Chỉ tiêu C7: Thu nhập tính thuế theo thuế suất 22%
+) Chỉ tiêu C8: Thu nhập tính thuế theo thuế suất 20%
+) Chỉ tiêu C9: Thu nhập tính thuế theo thuế suất không ưu đãi
+) Chỉ tiêu C10: Thuế TNDN từ hoạt động sản xuất kinh doanh theo thuế suất không ưu đãi
+) Chỉ tiêu C11: Thuế TNDN chênh lệch do áp dụng mức thuế suất ưu đãi
+) Chỉ tiêu C12: Thuế TNDN được miễn giảm trong kỳ
+) Chỉ tiêu C13: Thuế TNDN được miễn giảm theo hiệp định
+) Chỉ tiêu C14: Số thuế được miễn giảm không theo Luật thuế TNDN
+) Chỉ tiêu C15: Số thuế đã nộp ở nước ngoài được trừ trong kỳ tính thuế
+) Chỉ tiêu C16: Thuế TNDN của hoạt động sản xuất kinh doanh
  • Chỉ tiêu E: (Số thuế TNDN đã tạm nộp trong năm): 1 năm có 4 quý và theo quy định doanh nghiệp phải tạm tính ra số tiền thuế TNDN tạm nộp hàng quý vào ngân sách nhà nước.
Cuối cùng, sau khi kê khai xong thì doanh nghiệp chỉ cần quan tâm đến 2 chỉ tiêu đó là: Chỉ tiêu G và Chỉ tiêu I. Trong đó
  • Chỉ tiêu G là Thuế TNDN còn phải nộp: là phần chênh lệch giữa tạm tính so với quyết toán (Phần mềm sẽ tự tính cho doanh nghiệp). Lưu ý rằng:
+) Nếu Chỉ tiêu G mà âm thì đây là số tiền thuế TNDN mà doanh nghiệp nộp thừa. G mà âm thì tờ khai quyết toán hoàn thành tại đây. Các bạn kết xuất tờ khai và gửi.
+) Nếu Chỉ tiêu G mà dương: Đây là số tiền thuế TNDN mà DN còn phải nộp.
  • Chỉ tiêu H và chỉ tiêu I: chênh lệch 20% những chỉ tiêu này cũng sẽ được phần mềm tự tính cho doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm: Những chính sách mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 1/2020
3. Những điều cần lưu ý khi doanh nghiệp lập tờ khai thuế TNDN
Doanh nghiệp cần lưu ý về doanh thu
Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
  • Đối với hoạt động bán hàng hóa, là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua.
  • Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc hoàn thành từng phần việc cung ứng dịch vụ cho người mua trừ trường hợp nêu tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư 78/2014/TT-BTC, Khoản 1 Điều 6 Thông tư 119/2014/TT-BTC.
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong một số trường hợp xác định như sau:
  • Đối với hàng hóa, dịch vụ bán theo phương thức trả góp, trả chậm là tiền bán hàng hóa, dịch vụ trả tiền 1 lần, không bao gồm tiền lãi trả góp, tiền lãi trả chậm.
  • Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ (không bao gồm hàng hóa, dịch vụ sử dụng để tiếp tục quá trình sản xuất, kinh doanh của DN) được xác định theo giá bán của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm trao đổi (Khoản 1 Điều 6 Thông tư 119/2014/TT-BTC).
  • Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp đồng thuê. Trường hợp bên thuê trả tiền trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc được xác định theo doanh thu trả tiền một lần.
  • Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, giá trị hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng công trình xây dựng, lắp đặt nghiệm thu.
Chi phí được trừ
Về nguyên tắc, trong doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện như:
  • Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN;
  • Khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
  • Khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của DN theo quy định của pháp luật.
  • Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
  • Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Điều chỉnh điều kiện xác định khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế về chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với khoản chi có hoá đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (Thông tư số 173/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung khổ thứ nhất khoản 3 Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC).
4. Thời hạn và những chú ý về việc nộp tờ khai thuế năm 2019
Hồ sơ quyết toán thuế 2019
Theo quy định thì hồ sơ quyết toán thuế các bạn cần chuẩn bị bao gồm:
  • Tờ khai quyết toán thuế TNDN theo mẫu số 03/TNDN (ban kèm với với Thông tư 151/2014/TT-BTC).
  • Báo cáo tài chính năm hoặc báo cáo tài chính tính đến thời điểm có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia cắt, hợp nhất, sát nhập hay chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chấm dứt hoặc giải thể.
  • Một số phụ lục kèm theo tờ khai như:
+) Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo mẫu 03-1A/TNDN (sản xuất, thương mại và dịch vụ)
+) Mẫu số 03-1B/TNDN (ngân hàng, tín dụng)
+) Mẫu số 03-1C/TNDN (công ty chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán)
Lưu ý rằng: Cả 3 mẫu số trên đều ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC.
Thời hạn nộp tờ khai thuế TNDN năm 2019
- Chậm nhất là ngày thứ 90, kể từ ngày kết thúc năm tài chính, như vậy chậm nhất vào ngày 30/3/2020 doanh nghiệp phải nộp tờ khai thuế TNDN năm 2019.
- Nếu doanh nghiệp chia, tách, hợp nhất, sát nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động: chậm nhất là ngày thứ 45, từ ngày có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, tách, hợp nhất, sát nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động.
- Trường hợp doanh nghiệp gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ:
+ Phải làm đề nghị xin gia hạn nộp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp (có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an xã, phường, thị trấn).
+ Thời gian gia hạn không quá 60 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế.

Xem thêm: Phần mềm ERP của BRAVO
 
Năm 2020: Những ngày không làm việc vẫn được hưởng nguyên lương

Khi nhắc đến những ngày không làm việc vẫn hưởng nguyên lương thì hầu hết người lao động chỉ nghĩ ngay tới các ngày lễ, Tết, ngày nghỉ phép năm. Tuy nhiên, theo quy định pháp luật, vẫn còn nhiều trường hợp khác người lao động cũng được hưởng đặc quyền này.
nhung-ngay-khong-lam-viec-van-duoc-huong-nguyen-luong.jpg

Cụ thể, có 22 trường hợp dưới đây người lao động không làm việc vẫn được hưởng nguyên lương năm 2020 như sau:
1. Nghỉ giữa giờ: người lao động (NLĐ) làm việc liên tục được nghỉ giữa giờ tối thiểu 30 phút, tính vào thời giờ làm việc. Trường hợp làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ tối thiểu 45 phút, tính vào thời giờ làm việc (theo điều 108 Bộ Luật Lao động 2012).
2. Nghỉ hàng tuần, mỗi tuần: NLĐ được nghỉ tối thiểu 24 giờ liên tục (1 ngày). Nếu trong trường hợp không thể nghỉ hàng tuần thì NLĐ được nghỉ bình quân tối thiểu 4 ngày/tháng (theo khoản 1, điều 110 Bộ Luật Lao động 2012).
3. Nghỉ hàng năm: Người có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động (NSDLĐ) thì được nghỉ hàng năm:
  • 12 ngày làm việc với NLĐ làm việc trong điều kiện bình thường;
  • 14 ngày làm việc với NLĐ làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc ở nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt; NLĐ chưa thành niên hoặc người khuyết tật;
  • 16 ngày làm việc với NLĐ làm việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc ở nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt.
NLĐ có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hàng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc (theo điều 111 Bộ Luật Lao động 2012).
4. Tết Dương lịch: Nghỉ 01 ngày (theo khoản 1, điều 115 Bộ Luật Lao động 2012).
5. Tết Âm lịch: Nghỉ 05 ngày (thời gian nghỉ Tết âm lịch do DN lựa chọn 1 ngày cuối năm và 4 ngày đầu năm âm lịch hoặc 2 ngày cuối năm và 3 ngày đầu năm âm lịch), căn cứ điều 8 Nghị định 45/2013/NĐ-CP.
6. Ngày Chiến thắng: Nghỉ 01 ngày (ngày 30/4 dương lịch), căn cứ khoản 1, điều 115 Bộ Luật Lao động 2012.
7. Ngày Quốc tế lao động: Nghỉ 01 ngày (ngày 1/5 dương lịch), căn cứ khoản 1, điều 115 Bộ Luật Lao động 2012.
8. Ngày Quốc khánh: Nghỉ 01 ngày (ngày 2/9 dương lịch), căn cứ khoản 1, điều 115 Bộ Luật Lao động 2012.
9. Ngày Giỗ tổ Hùng Vương: Nghỉ 01 ngày (ngày 10/3 âm lịch), căn cứ khoản 1, điều 115 Bộ Luật Lao động 2012.
10. Tết cổ truyền của người nước ngoài: Lao động là công dân nước ngoài được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc của nước mình (căn cứ khoản 2, điều 115 Bộ Luật Lao động 2012).
11. Ngày Quốc khánh của người nước ngoài: Lao động là công dân nước ngoài được nghỉ thêm 01 ngày Quốc khánh của nước mình (căn cứ khoản 2, điều 115 Bộ Luật Lao động 2012).
12. Kết hôn: Nghỉ 03 ngày (căn cứ khoản 1, điều 116 Bộ Luật Lao động 2012).
13. Con kết hôn: Nghỉ 01 ngày (căn cứ khoản 1, điều 116 Bộ Luật Lao động 2012).
14. Bố/mẹ đẻ chết; Bố/mẹ vợ hoặc bố/mẹ chồng chết; Con chết: Nghỉ 03 ngày (căn cứ khoản 1, điều 116 Bộ Luật Lao động 2012).
15. Ngừng việc: Trường hợp phải ngừng việc do lỗi của NSDLĐ thì lao động được trả đủ tiền lương (căn cứ khoản 1, điều 98 Bộ Luật Lao động 2012).
16. Tạm đình chỉ công việc: NSDLĐ tạm đình chỉ công việc của lao động để xác minh vụ việc không quá 15 ngày; trường hợp đặc biệt không quá 90 ngày. Hết thời hạn này, nếu người lao động không bị xử lý kỷ luật thì được trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ (điều 129 Bộ Luật Lao động 2012).
17. Nơi làm việc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động: người lao động có quyền từ chối làm việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật khi thấy rõ về nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có thể xảy ra, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng hoặc sức khỏe của mình (theo khoản 2, điều 140 Bộ Luật Lao động 2012).
18. Bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: NSDLĐ có trách nhiệm trả đủ tiền lương cho lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động (căn cứ khoản 3, điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015).
19. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật: Phải nhận lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) đã giao kết và phải trả tiền lương cùng các khoản trợ cấp BHXH, BHYT trong những ngày NLĐ không được làm việc (theo khoản 1, điều 42 Bộ Luật Lao động 2012).
20. Lao động nữ làm việc nặng nhọc mang thai từ tháng thứ 7: Giảm bớt 1 giờ làm việc hàng ngày (căn cứ khoản 2, điều 115 Bộ Luật Lao động 2012).
21. Lao động nữ trong thời gian hành kinh: Được nghỉ mỗi ngày 30 phút. Thời gian nghỉ vẫn hưởng đủ tiền lương theo HĐLĐ (căn cứ khoản 5, điều 155 Bộ Luật Lao động 2012).
22. Lao động nữ trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi: Được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương đã thỏa thuận trong HĐLĐ (căn cứ khoản 5, điều 155 Bộ Luật Lao động 2012).

Có thể bạn quan tâm: Phần mềm kế toán BRAVO
 
Những lưu ý về việc nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân 2020

Về cơ bản việc nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân năm 2020 sẽ tương tự như những năm trước. Tuy nhiên theo Luật Quản lý thuế 2019 có hiệu lực từ ngày 01/7/2020 có điều chỉnh thay đổi một số quy định về thời gian nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Cụ thể sẽ được làm rõ chi tiết trong bài viết dưới đây, bạn đọc nên theo dõi và cập nhật thông tin.
1. Kiến thức sơ bộ về thuế thu nhập cá nhân và tờ khai thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân là một phần tiền được trích ra từ thu nhập của người lao động theo những công thức tính riêng được quy định để nộp vào ngân sách nhà nước.
Mỗi doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đều phải thực hiện việc kê khai mức thu nhập, tính thuế TNCN phải nộp và thực hiện việc nộp thuế TNCN theo đúng quy định của Nhà nước. Và tờ khai thuế TNCN chính là một trong những hồ sơ quan trọng của thủ tục nộp thuế.
Các hình thức kê khai thuế:
Trước khi thực hiện việc kê khai thuế TNCN, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cần xác định và đăng ký hình thức kê khai Thuế TNCN của đơn vị mình với cơ quan Thuế (CQT) là theo tháng hay theo quý.
  • Doanh nghiệp kê khai thuế TNCN theo Quý trong trường hợp DN kê khai thuế Giá trị gia tăng (GTGT) theo Quý. Hoặc nếu doanh nghiệp sử dụng hình thức kê khai thuế GTGT theo tháng nhưng trong tháng số thuế TNCN phát sinh phải nộp dưới 50 triệu đồng thì Doanh nghiệp phải kê khai thuế tncn theo Quý.
  • Doanh nghiệp kê khai thuế TNCN theo tháng trong trường hợp DN đăng ký kê khai thuế GTGT theo tháng, và số thuế TNCN phát sinh trong tháng phải nộp từ 50 triệu đồng trở lên.
Lưu ý:
  • Việc xác định hình thức kê khai thuế theo tháng hay quý phải được doanh nghiệp xác định một lần và áp dụng cho cả năm tài chính, kể từ tháng đầu tiên có phát sinh khấu trừ thuế.
  • Nếu trong kỳ đăng ký, doanh nghiệp không có phát sinh khấu trừ thuế TNCN thì không phải thực hiện kê khai thuế.
Hồ sơ kê khai thuế
  • Trường hợp Doanh nghiệp, tổ chức kê khai và nộp thuế TNCN.
Dù có phát sinh hay không phát sinh khấu trừ thuế, chỉ cần có hoạt động chi trả thu nhập cho cán bộ nhân viên doanh nghiệp đều có trách nhiệm kê khai quyết toán thuế và quyết toán thay cho các cá nhân đủ điều kiện ủy quyền. Hồ sơ kê khai thuế TNCN của Doanh nghiệp là Tờ khai TNCN mẫu 05/KK-TNCN. Mẫu này được áp dụng theo bất kỳ hình thức kê khai nào (tháng hoặc quý). Mẫu 05/KK-TNCN được ban hành kèm theo tại thông tư 92/2015/TT-BTC.
Mau-to-khai-thue-tncn-danh-cho-doanh-nghiep.PNG

  • Trường hợp cá nhân tự kê khai và nộp thuế TNCN
Cá nhân phải tự thực hiện việc kê khai và nộp thuế TNCN trong các trường hợp sau:
+ Doanh nghiệp đã thực hiện việc kê khai nộp thuế. Tuy nhiên số tiền thuế TNCN phải nộp bị thiếu so với mức thu nhập thực tế của người lao động.
+ Muốn hoàn hoặc bù trừ tiền thuế thu nhập cá nhân bị thừa vào các kỳ khai thuế tiếp theo.
+ Cá nhân có thu nhập phát sinh do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo.
+ Cá nhân là người nước ngoài khai báo và quyết toán thuế với cơ quan thuế nhà nước sau khi kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam và trước khi xuất cảnh.
  • Theo tất cả các trường hợp trên thì cá nhân sẽ tự thực hiện kê khai và nộp thuế theo:
+ Tờ khai quyết toán thuế mẫu số 02/QTT-TNCN; nếu có đăng ký người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh thì đính kèm phụ lục mẫu số 02-1BK-QTT-TNCN. Các biểu mẫu được quy định tại Thông tư 92/2015/TT-BTC.
mau-to-khai-thue-tncn-danh-cho-ca-nhan.png

+ Các hóa đơn, chứng từ chứng minh các khoản theo kê khai.
2. Một số lưu ý khi nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân
  • Hình thức nộp:
Theo quy định mới nhất hiện nay về việc nộp thuế online, tờ khai thuế tncn sẽ được nộp trên phần mềm hỗ trợ kê khai (HTKK) thuế. Trên phần mềm đã quy định rất rõ ràng về vấn đề này. Người dùng chỉ cần lựa chọn kỳ kê khai theo tháng hay theo quý là được. Sau khi lập xong Tờ khai, các bạn nộp online qua cổng thông tin điện tử nhantokhai.gdt.gov.vn bằng chữ ký số của Doanh nghiệp.

Đối với cá nhân tự kê khai và nộp có thể nộp trực tiếp tờ kê khai thuế TNCN tại các cơ quan thuế nơi thường trú, tạm trú; hoặc cơ quan thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp, tổ chức chi trả thu nhập cho mình.
  • Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế TNCN
Là thời điểm người nộp thuế nhận được thu nhập được chi trả từ các tổ chức cá nhân khác. Nội dung được quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 8 Thông tư 111/2013/TT-BTC. Ví dụ vào thời điểm tháng 1/2020, tổ chức doanh nghiệp trả tiền lương trả tháng 12/2019 thì sẽ tính thu nhập chịu thuế vào tháng 1 năm 2020.
  • Cách kê khai các chỉ tiêu trên tờ khai thuế TNCN mẫu 05/KK-TNCN:
Chỉ tiêu [21] là chỉ số về tổng số cá nhân có thu nhập được trả trong kỳ.
Chỉ tiêu [22] là chỉ số về tổng số cá nhân cư trú có thu nhập trong kỳ và có hợp đồng từ 03 tháng trở lên.
Chỉ tiêu [24] là chỉ số về tổng số cá nhân cư trú có thu nhập trong kỳ đã khấu trừ thuế.
Chỉ tiêu [25] là chỉ số về tổng số cá nhân KHÔNG cư trú có thu nhập trong kỳ đã khấu trừ thuế.
Chỉ tiêu [27] là chỉ số về tổng thu nhập chịu thuế TNCN trả cho cá nhân cư trú.
Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn thuế
Chỉ tiêu [28] là chỉ số về tổng thu nhập chịu thuế TNCN trả cho cá nhân KHÔNG cư trú.
Chỉ tiêu [30] là chỉ số về Tổng thu nhập chịu thuế trả cho cá nhân cư trú thuộc diện phải nộp thuế.
Chỉ tiêu [31] là chỉ số về Tổng thu nhập chịu thuế trả cho cá nhân KHÔNG cư trú thuộc diện phải nộp thuế.
Chỉ tiêu [33] là chỉ số về tổng số tiền thuế TNCN đã khấu trừ của các nhân viên cư trú trong kỳ.
Chỉ tiêu [34] là chỉ số về tổng số tiền thuế TNCN đã khấu trừ của các nhân viên KHÔNG cư trú trong kỳ.
Chỉ tiêu [35] là chỉ số về tổng số tiền doanh nghiệp trả thu nhập bằng hình thức mua bảo hiểm nhân thọ và các bảo hiểm khồng bắt buộc khác thành lập tại Việt Nam.

3. Lưu ý về việc nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân 2020
Theo quy định hiện hành:
  • Đối với các doanh nghiệp nộp Tờ khai thuế TNCN theo tháng thời hạn nộp chậm nhất vào ngày 20 của tháng tiếp theo.
  • Đối với các DN nộp Tờ khai thuế TNCN theo quý thời hạn nộp chậm nhất và vào ngày thứ 30 của quý tiếp theo.
Căn cứ vào Luật Quản lý Thuế 2019 có hiệu lực từ ngày 01/07/2020, thời hạn nộp Tờ khai thuế TNCN có một số điều chỉnh. Quy định tại Điểm b khoản 1 Điều 44: thời hạn nộp Tờ khai thuế đối với trường hợp kê khai và nộp thuế theo quý là chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng đầu Quý tiếp theo.
Điều đó có nghĩa là, theo quy định mới nhất, đối với hình thức kê khai và nộp thuế theo Quý, thời hạn nộp hồ sơ kê khai sẽ kéo dài thêm 1 ngày.

Tại những đơn vị có quy mô lên tới hàng trăm, hàng nghìn hoặc hàng vạn cán bộ công nhân viên thì việc quản lý thuế TNCN thủ công sẽ vô cùng vất vả. Khi đó tìm đến sự trợ giúp của phân hệ Quản lý Nhân sự - Tiền lương của BRAVO là một giải pháp tối ưu hiệu quả. Với cấu trúc là 1 trong số 11 modules quan trọng của hệ thống phần mềm quản trị doanh nghiệp tổng thể BRAVO 8 (ERP-VN), phân hệ này được tích hợp và kế thừa nhiều tính năng vượt trội. Phân hệ Quản lý Nhân sự - Tiền lương BRAVO trợ giúp doanh nghiệp hiệu quả trong các công việc:
  • Tuyển dụng, đào tạo nhân sự.
  • Theo dõi chi tiết, đánh giá chính xác tình hình nhân sự định kỳ.
  • Quản lý chấm công đơn giản.
  • Tính toán chi tiết về các khoản lương, thưởng, thuế TNCN, BHXH…
  • Đưa ra bức tranh toàn cảnh về tình hình và chất lượng nhân sự cho nhà lãnh đạo bởi hệ thống Báo cáo linh hoạt, tùy chỉnh.
Có thể bạn quan tâm: Phần mềm kế toán BRAVO
 
Tiêu chuẩn trình độ đào tạo các ngạch công chức chuyên ngành kế toán

Kế toán là nghề rất phổ biến hiện nay không chỉ trong các doanh nghiệp mà với các đơn vị hành chính sự nghiệp thì các kế toán viên cũng đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu tổ chức. Với những kế toán viên thuộc các đơn vị hành chính sự nghiệp lại có những quy định, tiêu chuẩn riêng dành cho các ngạch công chức ngành kế toán. Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về các vấn đề đó.
1. Thông tin cơ bản về công chức chuyên ngành kế toán hiện nay
Theo quy định hiện hành thì ngạch công chức chuyên ngành kế toán có 04 ngạch, đó là:
  • Kế toán viên cao cấp (mã số ngạch 06.029),
  • Kế toán viên chính (mã số ngạch 06.030),
  • Kế toán viên (mã số ngạch 06.031),
  • Kế toán viên trung cấp (mã số ngạch 06.032).
So với các quy định trước đây thì số lượng ngạch công chức chuyên ngành kế toán giảm 02 ngạch. Nghĩa là quy định mới đã bỏ không còn Kế toán viên cao đẳng (mã số ngạch 06a.031) và Kế toán viên sơ cấp (mã số ngạch 06.033).
Lưu ý rằng, với công chức hiện đang giữ ngạch kế toán viên sơ cấp, tính đến trước ngày 01/01/2020, Bộ Tài chính đã có hướng dẫn cụ thể như sau:
  • Trường hợp có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên, nghĩa là người đó đã đáp ứng đủ tiêu chuẩn của ngạch kế toán viên trung cấp thì lúc này được xem xét, quyết định bổ nhiệm vào ngạch này;
  • Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học trở lên, nghĩa là người đó đáp ứng đủ tiêu chuẩn của ngạch kế toán viên thì sẽ được miễn điều kiện về thời gian giữ ngạch khi thi nâng ngạch lên kế toán viên;
  • Trường hợp chưa có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên thì lúc này phải tiếp tục hưởng theo hệ số lương hiện hưởng trong thời gian 06 năm kể từ ngày 01/01/2020. Lưu ý trong thời gian này, cơ quan sử dụng công chức phải bố trí công chức đi đào tạo thêm cho cán bộ để đáp ứng tiêu chuẩn của ngạch.
  • Trường hợp dưới 55 tuổi với nam, và 50 tuổi với nữ thì tổ chức cần bố trí đi đào tạo để đáp ứng tiêu chuẩn của ngạch công chức kế toán viên trung cấp trở lên; Song song với đó nếu được cử đi học nhưng không tham gia học hay kết quả không đạt yêu cầu thì sẽ bị tinh giản biên chế;
  • Trường hợp từ đủ 55 trở lên với nam, và 50 trở lên với nữ mà không có nhu cầu hay không được cử đi đào tạo thì lúc này cần được bảo lưu chế độ, chính sách của ngạch kế toán viên sơ cấp cho đến khi cá nhân này đủ tuổi nghỉ hưu.
Theo quy định hiện hành thì lương của công chức ngành kế toán hiện nay như sau:
  • Kế toán viên cao cấp được xếp lương theo công chức loại A3 - nhóm A3.2;
  • Kế toán viên chính được xếp lương theo công chức loại A2 - nhóm A2.2;
  • Kế toán viên được xếp lương theo công chức loại A1;
  • Kế toán viên trung cấp được xếp lương theo công chức loại A0.
2. Tiêu chuẩn của 1 kế toán viên thông thường
Đã làm kế toán thì dù ở bất cứ vị trí nào hay thuộc bất cứ cơ quan, tổ chức nào đều cần có những tiêu chuẩn, cụ thể như sau:
  • Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật. Đây là phẩm chất vô cùng quan trọng với những người nắm các thông tin tài chính quan trọng trong các cơ quan, tổ chức.
  • Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán. Tiêu chuẩn này giúp người làm nghề có khả năng đáp ứng được yêu cầu cao trong công việc.
Bên cạnh đó, người kế toán cũng cần nắm rõ quyền và nghĩa vụ của mình trong công việc để thực hiện tốt, cụ thể như sau:
  • Người làm kế toán có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.
  • Người làm kế toán có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán. Do đó việc cập nhật thường xuyên các quy định của nhà nước là vô cùng cần thiết.
  • Khi thay đổi người làm kế toán, người làm kế toán cũ có trách nhiệm bàn giao công việc kế toán cũng như tài liệu kế toán cho người làm kế toán mới.
  • Người làm kế toán cũ phải chịu trách nhiệm về công việc kế toán trong thời gian mình làm kế toán, khi cần hỗ trợ từ kế toán mới thì sẵn sàng giúp đỡ.
Nhà nước cũng quy định cụ thể về những người không đủ tiêu chuẩn làm kế toán, cụ thể như sau:
  • Người chưa thành niên; người bị Tòa án tuyên bố hạn chế hay đã bị mất năng lực hành vi dân sự; người đang phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
  • Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích.
  • Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp luật, của người đứng đầu, của giám đốc, tổng giám đốc cũng như của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc, phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính – kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định.
  • Người đang là người quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trong doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định.
3. Làm rõ Thông tư 77/2019/TT-BTC về Tiêu chuẩn trình độ đào tạo các ngạch công chức chuyên ngành kế toán
Ngày 11/11/2019, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 77/2019/TT-BTC quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ. Hiện nay đây là quy định mới nhất về các quy định liên quan đến ngạch công chức chuyên ngành kế toán.
So với trước đây là Thông tư số 09/2010/TT-BNV ngày 11/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ thì Thông tư số 77/2019/TT-BTC có nhiều nội dung mới, trong đó có tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ với công chức ngạch kế toán.
Dưới đây là những điểm mới về tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ với công chức ngạch kế toán theo Thông tư 77/2019/TT-BTC:
Kế toán viên cao cấp (mã số 06.029):
  • Thuộc chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính với bằng đại học trở lên.
  • Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hay cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc cử nhân chính trị hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền;
  • Kế toán viên cao cấp cũng cần có đầy đủ chứng chỉ chương trình bồi dưỡng ngạch kế toán viên cao cấp;
  • Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 4 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT.
  • Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT hoặc thay vào đó là các chứng chỉ tin học ứng dụng tương đương.
Kế toán viên chính (mã số 06.030):
  • Thuộc chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính với bằng đại học trở lên.
  • Có chứng chỉ chương trình bồi dưỡng ngạch kế toán viên chính;
  • Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT.
  • Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT hay thay vào đó là các chứng chỉ tin học ứng dụng tương đương.
Kế toán viên (mã số 06.031):
  • Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính;
  • Có chứng chỉ chương trình bồi dưỡng ngạch kế toán viên;
  • Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT hoặc có chứng chỉ bồi dưỡng tiếng dân tộc do cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có thẩm quyền cấp đối với công chức đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số;
  • Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT hoặc chứng chỉ tin học ứng dụng tương đương.
Kế toán viên trung cấp (mã số 06.032):
  • Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính; (Trước đó quy định có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành tài chính kế toán);
  • Có chứng chỉ chương trình bồi dưỡng ngạch kế toán viên trung cấp;
  • Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 1 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT hoặc có chứng chỉ bồi dưỡng tiếng dân tộc do cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có thẩm quyền cấp đối với công chức đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số;
  • Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT hoặc chứng chỉ tin học ứng dụng tương đương
Xem thêm: Phần mềm kế toán BRAVO
 
Thêm nhiều đối tượng được miễn lệ phí môn bài năm 2020

Căn cứ Nghị định số 22/2020/NĐ-CP ban hành ngày 24/2/2020 của Chính phủ, nhiều đối tượng sau đây đã được bổ sung thêm vào nhóm danh mục được miễn lệ phí môn bài từ ngày 25/2/2020.
mien-le-phi-mon-bai.jpg

Theo đó, trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động SXKD (từ ngày 01/01 đến ngày 31/12) sẽ miễn lệ phí môn bài với: Tổ chức thành lập mới (được cấp mã số doanh nghiệp mới, mã số thuế mới); Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân lần đầu ra hoạt động SXKD.
Trong thời gian được miễn lệ phí môn bài, tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời gian tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân được miễn lệ phí môn bài trong thời gian tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình được miễn lệ phí môn bài..

Doanh nghiệp nhỏ và vừa(DNNVV) chuyển từ hình thức hộ kinh doanh cũng được miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký DN lần đầu. Trong thời gian miễn lệ phí môn bài, DNNVV chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời gian DNNVV được miễn lệ phí môn bài.
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của DNNVV (thuộc diện miễn lệ phí môn bài theo quy định tại Điều 16 Luật Hỗ trợ DNNVV) được thành lập trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành thì thời gian miễn lệ phí môn bài của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được tính từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành đến hết thời gian DNNVV được miễn lệ phí môn bài.
Nghị định số 22/2020/NĐ-CP nêu rõ, DNNVV chuyển đổi từ hộ kinh doanh trước ngày 25/2/2020 thực hiện miễn lệ phí môn bài theo quy định tại Điều 16 và Điều 35 Luật Hỗ trợ DNNVV.

Bên cạnh đó, một đối tượng khác là cơ sở giáo dục phổ thông công lập và cơ sở giáo dục mầm non công lập cũng được miễn lệ phí môn bài theo Nghị định số 22/2020/NĐ-CP.

Xem thêm: Phần mềm ERP của BRAVO
 
Chính sách mới về thuế, phí, lệ phí có hiệu lực kể từ tháng 3/2020

Nhiều chính sách mới như việc sửa đổi quy định về thanh toán phí, lệ phí hàng hải; Lượng hạn ngạch thuế quan ô tô đã qua sử dụng… sẽ có hiệu lực kể từ tháng 3/2020.

1. Sửa đổi quy định về thanh toán phí, lệ phí hàng hải

Từ ngày 01/3/2020, Thông tư số 90/2019/TT-BTC sửa đổi Thông tư số 261/2016/TT-BTC quy định về phí, lệ phí hàng hải, biểu mức thu phí và lệ phí hàng hải, cùng Thông tư số 17/2017/TT-BTC hướng dẫn thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí hàng hải bắt đầu có hiệu lực.
Cụ thể, sửa đổi, bổ sung quy định về thanh toán phí, lệ phí hàng hải của quy định mới hiện tại như sau:
- Trước khi tàu thuyền được cảng vụ hàng hải cấp phép rời khu vực hàng hải, người nộp phí, lệ phí hàng hải phải nộp và thanh toán xong các khoản phí, lệ phí hàng hải. Việc nộp phí, lệ phí hàng hải được phép chậm nộp tối đa là 05 ngày làm việc kể từ ngày tàu thuyền được cấp phép rời cảng khi thuộc vào các trường hợp sau:
  • Người nộp phí, lệ phí có ký quỹ tại tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật dân sự để nộp phí, lệ phí cho tàu thuyền (khoản 1 Điều 3 Thông tư số 90/2019).
  • Người nộp phí, lệ phí có cam kết hoặc ký quỹ tại tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật dân sự để nộp phí, lệ phí tàu thuyền (khoản 2 Điều 3 Thông tư số 90/2019).
- Trường hợp phương tiện neo đậu từ 01 tháng trở lên tại khu vực hàng hải, phí sử dụng vị trí neo, đậu được tính như sau: Nộp phí sử dụng vị trí neo, đậu theo tháng. Thời hạn nộp trong ngày làm việc đầu tiên của tháng kể tiếp; tháng cuối cùng, thực hiện nộp phí (điểm a khoản 6 Điều 6 Thông tư 261/2016).
- Trường hợp phương tiện thủy nội địa theo quy định của pháp luật được làm thủ tục vào, rời cảng biển 01 lần lúc rời cảng nộp phí, lệ phí theo quy định tại Thông tư số 248/2016/TT-BTC (bao gồm phí, lệ phí lượt vào và phí, lệ phí lượt rời).
- Người nộp phí, lệ phí thực hiện nộp phí, lệ phí bằng tiền mặt cho tổ chức thu hoặc nộp bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt vào TK của tổ chức thu phí, lệ phí mở tại Kho bạc Nhà nước (hoặc Ngân hàng thương mại).
2. Lượng hạn ngạch thuế quan ô tô đã qua sử dụng NK hàng năm
Thông tư số 04/2020/TT-BCT do Bộ Công Thương ban hành quy định về đấu giá hạn ngạch thuế quan nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng theo Hiệp định CPTPP, chính thức có hiệu lực từ ngày 05/3/2020.
Cụ thể, lượng hạn ngạch thuế quan ô tô đã qua sử dụng NK hàng năm theo cam kết tại Hiệp định CPTPP như sau:

chinh-sach-moi-thang-3-2020-1.png

3. Khung giá tính thuế tài nguyên đối với một số loại khoáng sản có thay đổi
Thông tư số 05/2020/TT-BTC của Bộ tài chính ban hành sửa đổi, bổ sung Thông tư số 44/2017/TT-BTC quy định về khung giá tính thuế tài nguyên (TTN) đối với nhóm, loại tài nguyên có tính chất lý, hóa giống nhau.
Theo đó, thay đổi khung giá tính TTN đối với khoáng sản kim loại, khoáng sản không kim loại cụ thể như:
- Cát san lấp (gồm cả cát nhiễm mặn): mức giá tối đa tính TTN từ 80.000 đồng/m3 tăng lên 200.000 đồng/m3;
- Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình: mức giá tối thiểu tính TTN từ 49.000 đồng/m3 giảm còn 27.000 đồng/m3, giá tối đa vẫn giữ nguyên mức 70.000 đồng/m3;
- Đá vôi sản xuất vôi công nghiệp (khoáng sản khai thác): mức giá tối thiểu tính TTN từ 161.000 đồng/m3 giảm còn 63.000 đồng/m3 và mức giá tối đa từ 230.000 đồng/m3 giảm còn 90.000 đồng/m3;...
Thông tư số 05/2020/TT-BTC chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 05/3/2020,
4. Tăng mức thu phí thăm quan Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam với người lớn
Có hiệu lực từ 18/3/2020, Thông tư số 06/2020/TT-BTC sửa đổi Thông tư số 205/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thăm quan Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam như sau:
- Người lớn thu 40.000 đồng/người/lượt (Hiện nay là 30.000 đồng/người/lượt).
- Sinh viên, học sinh (học viên) trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề; hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thu 20.000 đồng/người/lượt (Hiện nay là 10.000 đồng/người/lượt).
- Trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông thu 10.000 đồng/người/lượt.
- Sinh viên, học sinh, học viên theo quy định nêu trên là người có thẻ sinh viên, học sinh, học viên do các nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam cấp.
Trẻ em là người từ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu gặp khó khăn khi xác định là người thuộc nhóm tuổi này, thì phải xuất trình giấy khai sinh, hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác chứng minh là người từ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi.

Có thể bạn quan tâm: Phần mềm kế toán BRAVO
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top