cầm cố cổ phiếu thì hạch toán sao đây???

Ðề: cầm cố cổ phiếu thì hạch toán sao đây???

Cho mình hỏi Phương 1 chút nhé: Nếu sách của trường KTQD nói rằng trong thời gian đi cầm cố thì cổ phiếu tạm thời thuộc quyền sở hữu của NH - đó là 1. Cái thừ 2 là: cũng trong thời gian đó, theo mình hiểu doanh nghiệp cũng không được quyền sử dụng số cổ phiếu đó, tức là không trao đổi, mua bán gì được. Vậy câu hỏi đặt ra là: doanh nghiệp có kiểm soát được số cổ phiếu đó không? khi mà cả quyền sở hữa lẫn quyền sử dụng đều không có.

Nếu câu trả lời là KHÔNG thì theo CM 01, đoạn 18a, số cổ phiếu đó không được coi là Tài sản của doanh nghiệp, tức là cả 2 trường phái bạn đưa ra đều không chính xác vì nó đều trình bày số cổ phiếu này là tài sản của doanh nghiệp.

Nếu câu trả lời là , :imlanglun: bạn giải thích rõ hơn cho mình hiểu nhé. :votay:

này bác cái gì cũng thích ơi! em trích dẫn một số đoạn trong sách nói nhé.
- về mặt pháp lý thì tài sản thế chấp thuộc quyền sở hữu của người cho vay tiền, trường hợp người đi vay ko có khả năng thanh toán thì người cho vay có quyền phát mãi tài sản để thu hồi tiền vay.
- tài sản thế chấp có thể là bất động sản, hoặc động sản, hoặc các chứng từ, tín phiếu có giá (thương phiếu, trái phiếu, cổ phiếu...)
- TH doanh nghiệp thế chấp bằng động sản, chứng từ, tín phiếu, thì ts thế chấp đc bảo quản riêng, và đc gọi là cầm cố tài sản, do vậy doanh nghiệp ko có quyền sử dụng ts trong thời gian thế chấp -> kế toán phải ghi giảm giá trị ts.
- TH dn thế chấp bằng bất động sản thì bên cho vay chỉ giữ các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp của doanh nghiệp với ts thế chấp, doanh nghiệp vẫn đc quyền sử dụng -> dn ko ghi giảm giá trị tài sản trên các sổ kế toán tổng hợp mà chỉ theo dõi ở sổ chi tiết.
đó đó. theo bác thì cổ phiếu mang đi cầm cố rồi thì dn có đc hưởng cổ tức hay ko?????????
 
Ðề: cầm cố cổ phiếu thì hạch toán sao đây???

này bác cái gì cũng thích ơi! em trích dẫn một số đoạn trong sách nói nhé.
1 - về mặt pháp lý thì tài sản thế chấp thuộc quyền sở hữu của người cho vay tiền, trường hợp người đi vay ko có khả năng thanh toán thì người cho vay có quyền phát mãi tài sản để thu hồi tiền vay.
2 - tài sản thế chấp có thể là bất động sản, hoặc động sản, hoặc các chứng từ, tín phiếu có giá (thương phiếu, trái phiếu, cổ phiếu...)
3 - TH doanh nghiệp thế chấp bằng động sản, chứng từ, tín phiếu, thì ts thế chấp đc bảo quản riêng, và đc gọi là cầm cố tài sản, do vậy doanh nghiệp ko có quyền sử dụng ts trong thời gian thế chấp -> kế toán phải ghi giảm giá trị ts.
4 - TH dn thế chấp bằng bất động sản thì bên cho vay chỉ giữ các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp của doanh nghiệp với ts thế chấp, doanh nghiệp vẫn đc quyền sử dụng -> dn ko ghi giảm giá trị tài sản trên các sổ kế toán tổng hợp mà chỉ theo dõi ở sổ chi tiết.
đó đó. theo bác thì cổ phiếu mang đi cầm cố rồi thì dn có đc hưởng cổ tức hay ko?????????

Bạn hãy xem lại sách khúcđiểm đỏ đoạn số 2.
Chứng từ có giá là các thương phiếu, tín phiếu, trái phiếu.
Đó là các loai giấy tờ chứng nhận rằng đến ngày xxx người sở hữu chứng từ ấy sẽ được nhận 1 khoản tiền cụ thể là yyy đồng.
Lưu ý người ta gọi "chứng từ có giá" nghĩa là nó phải có 1 giá trị cụ thể.
Trong khi đó cổ phiếu không có nghĩa này - trừ cổ phiếu ưu đãi lãi cố định.

Bạn cũng thấy ở đoạn số 3 không có ghi "cổ phiếu".

=====

Khúc màu xanh: theo nghĩa bình thường (dân sự) việc cầm cố thế chấp tài sản sẽ:
- Người thế chấp vẫn giữ quyền sở hữu.
- Người nhận thế chấp sẽ nắm quyền quản lý.
Nên nhớ là khi nắm quyền quản lý thì vẫn không có quyền sử dụng, chỉ được phép giữ nguyên trạng (gồm cả ngăn chận việc mua bán).
Ví dụ: Bạn mang xe gắn máy đi cầm thì tiệm cầm đồ giữ xe của bạn nhưng không có quyền sở hữu và cũng không được sử dụng xe của bạn cũng như không được cho phép người khác sử dụng xe của bạn (cho thuê, cho mượn..).

Vẫn có thể có thỏa thuận: người thế chấp vẫn được tiếp tục sử dụng tài sản ấy và phải đảm bảo giữ nguyên trạng.
Đó là khi thế chấp giấy tờ nhà, xe ...
 
Ðề: cầm cố cổ phiếu thì hạch toán sao đây???

Bạn hãy xem lại sách khúcđiểm đỏ đoạn số 2.
Chứng từ có giá là các thương phiếu, tín phiếu, trái phiếu.
Đó là các loai giấy tờ chứng nhận rằng đến ngày xxx người sở hữu chứng từ ấy sẽ được nhận 1 khoản tiền cụ thể là yyy đồng.
Lưu ý người ta gọi "chứng từ có giá" nghĩa là nó phải có 1 giá trị cụ thể.
Trong khi đó cổ phiếu không có nghĩa này - trừ cổ phiếu ưu đãi lãi cố định.

Bạn cũng thấy ở đoạn số 3 không có ghi "cổ phiếu".

=====

Khúc màu xanh: theo nghĩa bình thường (dân sự) việc cầm cố thế chấp tài sản sẽ:
- Người thế chấp vẫn giữ quyền sở hữu.
- Người nhận thế chấp sẽ nắm quyền quản lý.
Nên nhớ là khi nắm quyền quản lý thì vẫn không có quyền sử dụng, chỉ được phép giữ nguyên trạng (gồm cả ngăn chận việc mua bán).
Ví dụ: Bạn mang xe gắn máy đi cầm thì tiệm cầm đồ giữ xe của bạn nhưng không có quyền sở hữu và cũng không được sử dụng xe của bạn cũng như không được cho phép người khác sử dụng xe của bạn (cho thuê, cho mượn..).

Vẫn có thể có thỏa thuận: người thế chấp vẫn được tiếp tục sử dụng tài sản ấy và phải đảm bảo giữ nguyên trạng.
Đó là khi thế chấp giấy tờ nhà, xe ...

bác ơi, trong sách nó có nói là có cổ phiếu nữa (nhưng không nói là cổ phiếu ưu đãi).
vậy theo bác thì em nên hiểu đoạn 1 và đoạn 3 ra sao ạ?
nếu vẫn có quyền sở hữu thì dn vẫn được nhận được cổ tức phải không ạ?
-----------------------------------------------------------------------------------------
- về mặt pháp lý thì tài sản thế chấp thuộc quyền sở hữu của người cho vay tiền, trường hợp người đi vay ko có khả năng thanh toán thì người cho vay có quyền phát mãi tài sản để thu hồi tiền vay.
- tài sản thế chấp có thể là bất động sản, hoặc động sản, hoặc các chứng từ, tín phiếu có giá (thương phiếu, trái phiếu, cổ phiếu...)
- TH doanh nghiệp thế chấp bằng động sản, chứng từ, tín phiếu, thì ts thế chấp đc bảo quản riêng, và đc gọi là cầm cố tài sản, do vậy doanh nghiệp ko có quyền sử dụng ts trong thời gian thế chấp -> kế toán phải ghi giảm giá trị ts.
- TH dn thế chấp bằng bất động sản thì bên cho vay chỉ giữ các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp của doanh nghiệp với ts thế chấp, doanh nghiệp vẫn đc quyền sử dụng -> dn ko ghi giảm giá trị tài sản trên các sổ kế toán tổng hợp mà chỉ theo dõi ở sổ chi tiết.
bác vănsy đọc đoạn này đi...:nheo:
 
Sửa lần cuối:
Ðề: cầm cố cổ phiếu thì hạch toán sao đây???

Phongthu phân biệt được thế chấp và cầm cố không vậy.

bác này, nó bảo là thế chấp bằng động sản, cổ phiếu thì được gọi là cầm cố. tức là tài sản này không đc để ở doanh nghiệp mà ở chỗ người cho vay rùi.
 
Ðề: cầm cố cổ phiếu thì hạch toán sao đây???

hôm nay ở lớp em tranh luận một nghiệp vụ toé khói lửa, những người trong cuộc cứ gọi là đỏ mặt tía tai ý. và rùi cuối cùng đưa ra kết luận nhưng em không đồng ý lắm, pác [you] giải thích cho em với....
cty mua 100 cổ phiếu ngắn hạn của cty B, mỗi cổ phiếu bao gồm 100 cổ phần có mệnh giá là 10, giá mua là 24. cty đã thanh toán 25% bằng TGNH, phần còn lại vay ngắn hạn ngân hàng để thanh toán và cầm cố cho NH bằng chính số cổ phiếu đã mua. giá trị số cổ phần này chiếm 0.2% tổng vốn điều lệ của cty B.
có 2 trường phái.
trường phái 1 có ý kiến là cố phiếu mang đi cầm cố thì không phải phản ánh nên chỉ đk nghiệp vụ mua cổ phiếu
N121 - B: 240.000
C112: 240.000*25%=60.000
C331: 240.000*75%=180.000
trường phái 2 cho rằng phải theo dõi cổ phiếu cầm cố này ở 144
bút toán mua cp đk như trên
mang cp đi cầm cố thì đk
N144
C121 - B: 240.000

trong TH này thì trường phái nào mới đúng????
và em mún hỏi thêm là: trong thời gian cầm cố, nếu có phát sinh cổ tức của cp này thì ai là người được hưởng, cty hay là NH??
:chongmat::chongmat::chongmat:
1- Mua cổ phiếu là một hình thức đầu tư tài chính do đó kế toán hạch toán theo qui định tài chính của Nhà nước và tính chất và giá trị của cổ phiếu.
2- Khi thế chấp cổ phiếu đó cho tổ chức tín dụng để thanh toán phần đầu tư còn thiếu thì phải xét xem số vốn điều lệ còn hay hết để hạch toán lãi tiền vay cho phần vốn này.
3- Cỗ tức thu được từ cổ phiếu này thuộc sở hữu của người sở hữu cổ phiếu chứ không phải sở hữu của người cầm cố cổ phiếu.
 
Ðề: cầm cố cổ phiếu thì hạch toán sao đây???

Có lẽ ta nên đi từ từ.
Tôi xin đính chính, bổ sung thêm:
Chứng từ có giá là các thương phiếu, tín phiếu, trái phiếu.
Đó là các loai giấy tờ chứng nhận rằng đến ngày xxx người sở hữu chứng từ ấy sẽ được nhận 1 khoản tiền cụ thể là yyy đồng.
Lưu ý người ta gọi "chứng từ có giá" nghĩa là nó phải có 1 giá trị cụ thể.
Trong khi đó cổ phiếu không có nghĩa này - trừ cổ phiếu ưu đãi lãi cố định.

Bổ sung: chứng từ có giá: cam kết đến ngày xxx được nhận vô điều kiện yyy đồng .

Chứng từ có giá mà thời hạn <3 tháng có thể được ghi nhận vào Các khoản tương đương tiền.

theo nghĩa bình thường (dân sự) việc cầm cố thế chấp tài sản sẽ:
- Người thế chấp vẫn giữ quyền sở hữu.
- Người nhận thế chấp sẽ nắm quyền quản lý.
Nên nhớ là khi nắm quyền quản lý thì vẫn không có quyền sử dụng, chỉ được phép giữ nguyên trạng (gồm cả ngăn chận việc mua bán).
Ví dụ: Bạn mang xe gắn máy đi cầm thì tiệm cầm đồ giữ xe của bạn nhưng không có quyền sở hữu và cũng không được sử dụng xe của bạn cũng như không được cho phép người khác sử dụng xe của bạn (cho thuê, cho mượn..).

Vẫn có thể có thỏa thuận: người thế chấp vẫn được tiếp tục sử dụng tài sản ấy và phải đảm bảo giữ nguyên trạng.
Đó là khi thế chấp giấy tờ nhà, xe ...

Khi đó người ta gọi là thế chấp chứ không còn là cầm cố nữa.

Cầm cố là khi ta giao cho người cho vay cầm giữ tài sản có giá trị đảm bảo khoản vay.
Thế chấp là khi ta giao cho người cho vay cầm giữ tài sản không có giá trị tiền nhưng có giá trị tinh thần, tượng trưng nào đó.

Cổ phiếu là giấy chứng nhận sở hữu cổ phần. Khi mua là ta mua cổ phần chứ không phải là mua cổ phiếu.
Cũng như khi ta mua nhà, xe thì ngoài dạng vật chất là nhà, xe còn có giấy chứng nhận của nhà, xe kèm theo.


Thế chấp thì kế toán không ghi sổ vì sổ kế toán chỉ ghi chép (định khoản) tình hình tăng giảm của chính tài sản ấy chứ không ghi nhận tình hình (tăng, giảm, cũ, mới, rách ...) của giấy tờ chứng nhận tài sản.
 
Ðề: cầm cố cổ phiếu thì hạch toán sao đây???

Việc mang tài sản đi cầm cố còn tuỳ vào bạn: nếu bạn mang giấy tờ đi cầm cố thì tài sản đó vẫn tham gia vào sản xuất kinh doanh nên vẫn được tính khấu hao bình thường, còn nếu bạn mang hẳn tài sản đó đi cầm cố thì tài sản đó có tham gia vào sản xuất kinh doanh đâu mà trích khấu hao? Mình theo trường phái 2, nó thể hiện số cổ phiếu này đang được mang đi cầm cố đúng với thực tế, có trường hợp sẩy ra sau này công ty bạn thanh toán đủ cho ngân hàng để rút cổ phiếu về, lúc đó cổ phiếu đó tăng giá đương nhiên là công ty bạn được hưởng, còn nếu vì một lý do nào đó cty bạn không thanh toán được mà số cổ phiếu ấy thuộc về ngân hàng và cổ phiếu đó tăng giá thì ngân hàng đó sẽ được hưởng. Kết luận: Bạn cứ treo trên 144 sau này trả tiền cho ngân hàng rồi hạch toán tiếp.
 
Ðề: cầm cố cổ phiếu thì hạch toán sao đây???

Về vấn đề cầm cố và thế chấp, sở hữu, cổ tức em xin có ý kiến thế này:

1. Đối với vấn đề định nghĩa cầm cố và thế chấp:
- Theo điều 326 - Bộ Luật dân sự ngày 27/06/2005 quy đinh như sau: "Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự."
- Theo điều 342 - Bộ Luật dân sự cũng quy định như sau: "1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp."
Như vậy cầm cố và thế chấp khác nhau ở điểm có chuyển giao tài sản đó cho bên nhận kia hay không.

2. Đối với vấn đề sở hữu của cổ phiếu, theo định nghĩa đó thi dù là cầm cố hay thế chấp cũng không thể thuộc sở hữu của Ngân hàng được. Nếu giáo trình viết là thuộc sở hữu của NH thì không đúng.

3. Đối với vấn đề cổ tức được hưởng: thì cổ phiếu thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, Ngân hàng không thể được hưởng cổ tức đó nếu không có sự thoả thuận nào giữa hai bên.
Về mặt pháp lý, cũng Bộ Luật Dân sự, Tại điểm 3, điều 332 - Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố tài sản: "3. Không được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu không được bên cầm cố đồng ý;"
Tại điểm 1, điều 349 - "Điều 349. Quyền của bên thế chấp tài sản. Bên thế chấp tài sản có các quyền sau đây: 1. Được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng thuộc tài sản thế chấp theo thoả thuận;"
Như vậy dù là cầm cố hay thế chấp doanh nghiệp đều phải được hưởng cổ tức trừ phi có thoả thuận khác.

4. Về mặt hạch toán, theo quan điểm của em sẽ theo phương án 1, vì em nghĩ không nghĩ là ghi giảm khoản đầu tư trong khi cổ tức vẫn được nhận. Nếu vậy thì thuyết minh ở phần tàn sản cố định không cần thiết phải có dòng đi kèm này: "Giá trị còn lại cuối năm của TSCĐ hữu hình đã dùng để thế chấp, cầm cố đảm bảo các khoản vay."
----> Nhưng khi xem lại chế độ 15, quyển 1 tại phần TK 121,trang 46 Có 1 bút toán trong chế độ là: Nợ 121/Có 144. :sorrynha:
Chắc vấn đề này may ra [you] ra tay mới có thể có đáp án chuẩn cho mình được.
 
Ðề: cầm cố cổ phiếu thì hạch toán sao đây???

Việc mang tài sản đi cầm cố còn tuỳ vào bạn: nếu bạn mang giấy tờ đi cầm cố thì tài sản đó vẫn tham gia vào sản xuất kinh doanh nên vẫn được tính khấu hao bình thường, còn nếu bạn mang hẳn tài sản đó đi cầm cố thì tài sản đó có tham gia vào sản xuất kinh doanh đâu mà trích khấu hao? Mình theo trường phái 2, nó thể hiện số cổ phiếu này đang được mang đi cầm cố đúng với thực tế, có trường hợp sẩy ra sau này công ty bạn thanh toán đủ cho ngân hàng để rút cổ phiếu về, lúc đó cổ phiếu đó tăng giá đương nhiên là công ty bạn được hưởng, còn nếu vì một lý do nào đó cty bạn không thanh toán được mà số cổ phiếu ấy thuộc về ngân hàng và cổ phiếu đó tăng giá thì ngân hàng đó sẽ được hưởng. Kết luận: Bạn cứ treo trên 144 sau này trả tiền cho ngân hàng rồi hạch toán tiếp.

vậy chưa trả tiền mà có cổ tức đc hưởng thì sao
 
Ðề: cầm cố cổ phiếu thì hạch toán sao đây???

Mình xin có 1 vài ý kiến về vấn đề này :
1. Cổ phiếu, theo 1 vài bạn cho rằng không phải là tài sản, là không đúng. Cổ phiếu và các lọai giấy tờ có giá khác, và các công cụ phái sinh từ các giấy tờ có giá này được gọi chung là tài sản tài chính (Financial asset).
2. Hiện nay các NH vẫn chấp nhận thế chấp cổ phiếu để cho vay (mua CK), nhưng tỉ lệ giải ngân rất thấp so với mệnh giá (ở đây là 10k-chỉ được vay 5-6k là cùng, nhất là khi 1 lọat CP về dưới mệnh giá như hiện nay) chứ không phải thị giá hay giá mua (24k). Để rõ hơn, ta tách ra làm 2 trường hợp, CP này đã lên sàn GDCK (listed) và chưa lên sàn (OTC).

Nếu đã lên sàn, trong thời gian thế chấp này, ngân hàng đâu có nhận cái CP đó, vì CP thực chất chỉ là 1 hình thức chứng nhận góp vốn vào công ty, vào thời điểm bạn mua, công ty chứng khóan ghi nhận bạn là chủ sở hữu phần vốn góp của bạn vào công ty được đầu tư thôi, họ thậm chí còn không cấp cho bạn 1 tờ giấy lộn nào cả ! Và NH chỉ phong tỏa khỏan CP này trong tài khỏan của bạn tại công ty chứng khóan để bạn không thể sang nhượng phần CP này cho người khác (Cty CK và NH đã thỏa thuận trước khi cho bạn vay tiền).
Còn với các cổ phiếu chưa lên sàn, sẽ có 1 tờ giấy gọi là giấy chứng nhận cổ đông hay sổ cổ đông, trên đó ghi tên bạn, đã sỡ hữu bao nhiêu phần vốn góp của công ty. Và trong trường hợp này NH sẽ giữ tờ giấy đó, vì không có nó bạn sẽ không thể sang nhượng lại cho người khác.

3. Trong thời gian thế chấp, người đứng tên sở hữu CP (cty bạn) vẫn tòan quyền hưởng các quyền lợi và nghĩa vụ phát sinh từ CP đó, ví dụ ; được mời họp ĐH cổ đông, được quyền biểu quyết, được nhận cổ tức, được chia thưởng, được mua CP mới phát hành, …vì quyền sở hữu bạn đối với CP này chưa từng được chuyển từ bạn sang bất kỳ người nào khác.

Quay lại với cuộc tranh luận của bạn, theo mình CP vẫn thuộc quyền sở hữu của bạn, nhưng đã mang đi thế chấp ở ngân hàng, thì nó phải được thể hiện trên TK 121 mà không chuyển sang 144. Nhưng khi lên BCTC, bạn phải báo cáo khỏan thế chấp tài sản tài chính này trong phần thuyết minh BCTC.

Khi được chia cổ tức, vẫn phải ghi nhận doanh thu HĐ TChính như sau :
Có 515
Nợ 111,112 (nhận bằng tiền)
Nợ 138 (chưa nhận)
Nợ 121 (chia cổ tức bằng CP)
 
Ðề: cầm cố cổ phiếu thì hạch toán sao đây???

Mình xin có 1 vài ý kiến về vấn đề này :
1. Cổ phiếu, theo 1 vài bạn cho rằng không phải là tài sản, là không đúng. Cổ phiếu và các lọai giấy tờ có giá khác, và các công cụ phái sinh từ các giấy tờ có giá này được gọi chung là tài sản tài chính (Financial asset).
2. Hiện nay các NH vẫn chấp nhận thế chấp cổ phiếu để cho vay (mua CK), nhưng tỉ lệ giải ngân rất thấp so với mệnh giá (ở đây là 10k-chỉ được vay 5-6k là cùng, nhất là khi 1 lọat CP về dưới mệnh giá như hiện nay) chứ không phải thị giá hay giá mua (24k). Để rõ hơn, ta tách ra làm 2 trường hợp, CP này đã lên sàn GDCK (listed) và chưa lên sàn (OTC).

Nếu đã lên sàn, trong thời gian thế chấp này, ngân hàng đâu có nhận cái CP đó, vì CP thực chất chỉ là 1 hình thức chứng nhận góp vốn vào công ty, vào thời điểm bạn mua, công ty chứng khóan ghi nhận bạn là chủ sở hữu phần vốn góp của bạn vào công ty được đầu tư thôi, họ thậm chí còn không cấp cho bạn 1 tờ giấy lộn nào cả ! Và NH chỉ phong tỏa khỏan CP này trong tài khỏan của bạn tại công ty chứng khóan để bạn không thể sang nhượng phần CP này cho người khác (Cty CK và NH đã thỏa thuận trước khi cho bạn vay tiền).
Còn với các cổ phiếu chưa lên sàn, sẽ có 1 tờ giấy gọi là giấy chứng nhận cổ đông hay sổ cổ đông, trên đó ghi tên bạn, đã sỡ hữu bao nhiêu phần vốn góp của công ty. Và trong trường hợp này NH sẽ giữ tờ giấy đó, vì không có nó bạn sẽ không thể sang nhượng lại cho người khác.

3. Trong thời gian thế chấp, người đứng tên sở hữu CP (cty bạn) vẫn tòan quyền hưởng các quyền lợi và nghĩa vụ phát sinh từ CP đó, ví dụ ; được mời họp ĐH cổ đông, được quyền biểu quyết, được nhận cổ tức, được chia thưởng, được mua CP mới phát hành, …vì quyền sở hữu bạn đối với CP này chưa từng được chuyển từ bạn sang bất kỳ người nào khác.

Quay lại với cuộc tranh luận của bạn, theo mình CP vẫn thuộc quyền sở hữu của bạn, nhưng đã mang đi thế chấp ở ngân hàng, thì nó phải được thể hiện trên TK 121 mà không chuyển sang 144. Nhưng khi lên BCTC, bạn phải báo cáo khỏan thế chấp tài sản tài chính này trong phần thuyết minh BCTC.

Khi được chia cổ tức, vẫn phải ghi nhận doanh thu HĐ TChính như sau :
Có 515
Nợ 111,112 (nhận bằng tiền)
Nợ 138 (chưa nhận)
Nợ 121 (chia cổ tức bằng CP)

bạn ơi, tớ có đọc trong giáo trình ngân hàng thương mại của trường ĐHKTQD
đối với cầm cố chứng khoán đc niêm yết tại thị trường ck:
cách cầm cố: KH làm đơn vay và xin cầm cố ck, các ck này có thể sang tên NH hoặc đc NH lưu giữ vơi cam kết chuyển lại cho KH. NH chuyển đơn chuyển nhượng tới cty đăng ký chứng khoán để cty chuyển tên sang cho NH. các chứng khoán này thuộc sở hữu của NH. khi KH trả đủ nợ thì NH sẽ làm thủ tục chuyển nhượng lại. các chứng khoán vô danh thì không cần làm giấy chuyển nhượng....
theo bạn thì có thể hiểu sao đây????:chongmat:
 
Ðề: cầm cố cổ phiếu thì hạch toán sao đây???

bạn ơi, tớ có đọc trong giáo trình ngân hàng thương mại của trường ĐHKTQD
đối với cầm cố chứng khoán đc niêm yết tại thị trường ck:
cách cầm cố: KH làm đơn vay và xin cầm cố ck, các ck này có thể sang tên NH hoặc đc NH lưu giữ vơi cam kết chuyển lại cho KH. NH chuyển đơn chuyển nhượng tới cty đăng ký chứng khoán để cty chuyển tên sang cho NH. các chứng khoán này thuộc sở hữu của NH. khi KH trả đủ nợ thì NH sẽ làm thủ tục chuyển nhượng lại. các chứng khoán vô danh thì không cần làm giấy chuyển nhượng....
theo bạn thì có thể hiểu sao đây????:chongmat:

Cầm cố chứng khoán hiện nay gọi là REPO chứng khoán . bạn trả lời đúng đó . khi REPO chứng khoán thì phải chuyển tên cho NH, hết hạn thì NH trả lại cho bạn chứng khoán và bạn phải trả thêm NH khoản lãi
Tuy nhiên Công ty minh có VB hỏi Tổng cục thuế về lại vay phải tra trong quá trình RePO chứng khoán thì hạch toán thế nào , nhưng tiệc thay TCT trả lời đang nghiên cứu ( Trả lời Tháng 11/2008) do vậy có Công ty hạch toán là chi phí tài chính , có nơi hạch toán vào giá chứng khoán .
Ban nào có hướng dẫn rồi thì gửi lên mạng nhé
 
Ðề: cầm cố cổ phiếu thì hạch toán sao đây???

Cầm cố chứng khoán hiện nay gọi là REPO chứng khoán . bạn trả lời đúng đó . khi REPO chứng khoán thì phải chuyển tên cho NH, hết hạn thì NH trả lại cho bạn chứng khoán và bạn phải trả thêm NH khoản lãi
Tuy nhiên Công ty minh có VB hỏi Tổng cục thuế về lại vay phải tra trong quá trình RePO chứng khoán thì hạch toán thế nào , nhưng tiệc thay TCT trả lời đang nghiên cứu ( Trả lời Tháng 11/2008) do vậy có Công ty hạch toán là chi phí tài chính , có nơi hạch toán vào giá chứng khoán .
Ban nào có hướng dẫn rồi thì gửi lên mạng nhé

phần tiền lãi vay phải trả trong quá trình cầm cố ck thì vẫn coi là lãi vay bình thường, và hạch toán vào 635 là hợp lý rùi. nhưng cổ tức thì có phải doanh nghiệp vẫn đc hưởng không trong khi ck đã thuộc sở hữu của ngân hàng???
 
Ðề: cầm cố cổ phiếu thì hạch toán sao đây???

Cháu thì chẳn biết gì cái cổ phiếu ấy.Cháu chỉ biết nó được gọi là giấy tờ có giá chứng nhận phần vốn góp của các cổ đông.Người nào là chủ sở hữu của cổ phiếu đó thì được hưởng từ cổ phiếu ấy đem lại.Cty B có trach nhiệm chia lãi cho A khi có lãi khi thu nhập từ lãi thì Cty A hạch toán doanh thu tài chính các chi phí bỏ ra để mua cổ phiếu thì hạch toán vào 242 phân bổ dần váo chi phí trong kỳ.Còn nếu ngân hàng C được hưởng lợi từ cổ phiếu ấy phải có hợp đồng vối Cty A. Còn nếu không đưa ra toà án kinh tế giải quyết tranh chấp tuỳ từng trường hợp sẽ hạch toán tương ứng theo từng kết cấu của Tài khoản.Cty A bỏ tiền mua cổ phiếu tức là đầu tư tài chính giảm tiền tăng đầu tư.Đem khoản đầu tư đi ký quỹ mượn nợ thì giảm khoản đầu tư tăng nợ.Nói túm lại cháu chỉ biết nhiêu nói nhiêu có gì cô phươngthu chỉ cháu them nhé.Hi..hi..
 
Ðề: cầm cố cổ phiếu thì hạch toán sao đây???

Vẫn bài này, mình có thắc mắc thêm là định khoản nghiệp vụ tại công ty B, biết toàn bộ số tiền bán cổ phần cho công ty đều thu bằng chuyển khoản?
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top