cầm cố cổ phiếu thì hạch toán sao đây???

phuongthu

là TSCĐ...^_^
Hội viên mới
hôm nay ở lớp em tranh luận một nghiệp vụ toé khói lửa, những người trong cuộc cứ gọi là đỏ mặt tía tai ý. và rùi cuối cùng đưa ra kết luận nhưng em không đồng ý lắm, pác [you] giải thích cho em với....
cty mua 100 cổ phiếu ngắn hạn của cty B, mỗi cổ phiếu bao gồm 100 cổ phần có mệnh giá là 10, giá mua là 24. cty đã thanh toán 25% bằng TGNH, phần còn lại vay ngắn hạn ngân hàng để thanh toán và cầm cố cho NH bằng chính số cổ phiếu đã mua. giá trị số cổ phần này chiếm 0.2% tổng vốn điều lệ của cty B.
có 2 trường phái.
trường phái 1 có ý kiến là cố phiếu mang đi cầm cố thì không phải phản ánh nên chỉ đk nghiệp vụ mua cổ phiếu
N121 - B: 240.000
C112: 240.000*25%=60.000
C331: 240.000*75%=180.000
trường phái 2 cho rằng phải theo dõi cổ phiếu cầm cố này ở 144
bút toán mua cp đk như trên
mang cp đi cầm cố thì đk
N144
C121 - B: 240.000

trong TH này thì trường phái nào mới đúng????
và em mún hỏi thêm là: trong thời gian cầm cố, nếu có phát sinh cổ tức của cp này thì ai là người được hưởng, cty hay là NH??
:chongmat::chongmat::chongmat:
 
Ðề: cầm cố cổ phiếu thì hạch toán sao đây???

- Cổ phiếu chỉ là tờ giấy nó khác với tài sản, do đó không định khoản gì về việc mang mấy tờ giấy đó ra khỏi cty.

- Trong thời gian cầm cố thì cổ tức vẫn thuộc cty. Cho dù là cầm cố tài sản (xe, đồng hồ, vòng vàng...) thì nó vẫn chưa chuyển quyền sở hữu.
Việc cầm cố giấy tờ là nhằm giảm chi phí bảo quản thay vì trường hợp NH nhận cầm cố chính tài sản ấy.
Như vậy chỉ nhận cầm cố giấy chứng nhận quyền sở hữu của những tài sản mà luật pháp quy định khi chuyển quyền sở hữu (mua bán) phải trước bạ.
Không rõ hiện nay NH có chấp nhận cầm cố cổ phiếu hay không.
 
Ðề: cầm cố cổ phiếu thì hạch toán sao đây???

- Cổ phiếu chỉ là tờ giấy nó khác với tài sản, do đó không định khoản gì về việc mang mấy tờ giấy đó ra khỏi cty.

- Trong thời gian cầm cố thì cổ tức vẫn thuộc cty. Cho dù là cầm cố tài sản (xe, đồng hồ, vòng vàng...) thì nó vẫn chưa chuyển quyền sở hữu.
Việc cầm cố giấy tờ là nhằm giảm chi phí bảo quản thay vì trường hợp NH nhận cầm cố chính tài sản ấy.
Như vậy chỉ nhận cầm cố giấy chứng nhận quyền sở hữu của những tài sản mà luật pháp quy định khi chuyển quyền sở hữu (mua bán) phải trước bạ.
Không rõ hiện nay NH có chấp nhận cầm cố cổ phiếu hay không.

ối pác ới! vậy thì trường phái 1 mới đúng ạ?
em cũng nghĩ thế. nhưng mọi người phản biện nói là vẫn phải hạch toán (theo lý thuyết trong sách kế toán tài chính) theo trường phái 2, thế nên em mới không hỉu là cổ tức sẽ thuộc về bên nào vì cty trong thời gian đó không cầm số cổ phiếu đó.
vậy em nên theo bên nào đây? cô giáo cũng đồng ý với pọn kia rùi...:chongmat:
 
Ðề: cầm cố cổ phiếu thì hạch toán sao đây???

Định khoản theo trường phái 2 và cổ tức vẫn thuộc về công ty.
Vì: - cổ phiếu đã đưa đi cầm cố tại ngân hàng, không còn nằm trong két công ty nên phải đk: Nợ 144
Có 121
- Đặc điểm của cầm cố, ký quỹ, ký cược là các tài sản vẫn thuộc quyền sở hữu của công ty nên công ty vẫn được hưởng cổ tức trong thời gian cầm cố.
 
Ðề: cầm cố cổ phiếu thì hạch toán sao đây???

Định khoản theo trường phái 2 và cổ tức vẫn thuộc về công ty.
Vì: - cổ phiếu đã đưa đi cầm cố tại ngân hàng, không còn nằm trong két công ty nên phải đk: Nợ 144
Có 121
- Đặc điểm của cầm cố, ký quỹ, ký cược là các tài sản vẫn thuộc quyền sở hữu của công ty nên công ty vẫn được hưởng cổ tức trong thời gian cầm cố.

Như vậy tức là ghi giảm 1 khoản đầu tư mà vẫn được hưởng cổ tức? Thế thì khi đọc báo cáo, phải thuyết minh vấn đề này thế nào khi mà trên báo cáo ko thể hiện khoản đầu tư này nhưng vẫn có doanh thu tài chính ngoài lãi tiền gửi ngân hàng?
Hỏi ngoài chủ đề 1 chút, giả sử nếu cty mình mang 1 tài sản cố định đi cầm cố thì có được trích khấu hao không?
 
Ðề: cầm cố cổ phiếu thì hạch toán sao đây???

Hỏi ngoài chủ đề 1 chút, giả sử nếu cty mình mang 1 tài sản cố định đi cầm cố thì có được trích khấu hao không?

nếu mang tài sản cố định đi cầm cố thì không ghi giảm tài sản đó. và đương nhiên được trích khấu hao.
 
Ðề: cầm cố cổ phiếu thì hạch toán sao đây???

Không bao giờ NH nhận cầm cố đâu vì họ sợ mất giá trị và rủi ro từ của DN sang NH Và em nên nhớ 1 điều "Không ai nắm cái lưỡi bao giờ" .
Em có suy nghĩ zì cho ý kiến nha .THS
 
Ðề: cầm cố cổ phiếu thì hạch toán sao đây???

nếu mang tài sản cố định đi cầm cố thì không ghi giảm tài sản đó. và đương nhiên được trích khấu hao.

Làm gì có đương nhiên ở đây
Bạn dựa vào quy định nào mà nói vậy?

Tớ lấy tiền cầm cố về lại đi đầu tư vào kinh doanh, hàng tháng lại vẫn trích cp khấu hao .
Như vậy ở đây có 2 cp trên cùng 1 tsản?
 
Ðề: cầm cố cổ phiếu thì hạch toán sao đây???

Làm gì có đương nhiên ở đây
Bạn dựa vào quy định nào mà nói vậy?

Tớ lấy tiền cầm cố về lại đi đầu tư vào kinh doanh, hàng tháng lại vẫn trích cp khấu hao .
Như vậy ở đây có 2 cp trên cùng 1 tsản?

nếu tài sản cố định không mang đi đc thì chỉ cầm cố cái chứng chỉ chứng minh quyền sở hữu thôi, nó vẫn còn ở doanh nghiệp, doanh nghiệp vẫn được quyền sử dụng. nếu không trích khấu hao thì không đc ghi nhận là chi phí à?:chongmat:
 
Ðề: cầm cố cổ phiếu thì hạch toán sao đây???

Như vậy tức là ghi giảm 1 khoản đầu tư mà vẫn được hưởng cổ tức? Thế thì khi đọc báo cáo, phải thuyết minh vấn đề này thế nào khi mà trên báo cáo ko thể hiện khoản đầu tư này nhưng vẫn có doanh thu tài chính ngoài lãi tiền gửi ngân hàng?
Hỏi ngoài chủ đề 1 chút, giả sử nếu cty mình mang 1 tài sản cố định đi cầm cố thì có được trích khấu hao không?
Cái đoạn màu xanh thi tôi hoàn toàn đồng ý với hoà thượng "thích". Còn cái câu màu đỏ kia thích hoà thượng giải thích rõ hơn là TS đó có mang đi khỏi đơn vị không hay chỉ mang giấy tờ đi cầm cố thôi. Nó có giống TS thế chấp không nhỉ?
Nói ngoài chủ đề một tý, tôi nghi ngờ thân thế của "thích" lắm đó.
 
Ðề: cầm cố cổ phiếu thì hạch toán sao đây???

Hỏi ngoài chủ đề 1 chút, giả sử nếu cty mình mang 1 tài sản cố định đi cầm cố thì có được trích khấu hao không?

nếu tài sản cố định không mang đi đc thì chỉ cầm cố cái chứng chỉ chứng minh quyền sở hữu thôi, nó vẫn còn ở doanh nghiệp, doanh nghiệp vẫn được quyền sử dụng. nếu không trích khấu hao thì không đc ghi nhận là chi phí à?:chongmat:

Bạn xem lại vấn đề người hỏi nêu ra nhé.

Cái bạn nói kiểu cầm cố khác, mang giấy tờ đi chứ ko mang tài sản đi
cái này ở QĐ 15 và 206 nói ko rõ ràng lắm

Tính hợp lý của việc cầm cố giấy tờ và trích khấu hao ts đó phải tham khảo thêm ở nhiều luật khác nữa, ko chỉ có luật kế toán:udau:
 
Ðề: cầm cố cổ phiếu thì hạch toán sao đây???

Bạn xem lại vấn đề người hỏi nêu ra nhé.

Cái bạn nói kiểu cầm cố khác, mang giấy tờ đi chứ ko mang tài sản đi
cái này ở QĐ 15 và 206 nói ko rõ ràng lắm

Tính hợp lý của việc cầm cố giấy tờ và trích khấu hao ts đó phải tham khảo thêm ở nhiều luật khác nữa, ko chỉ có luật kế toán:udau:

đúng rùi, có cả loại cầm cố mang tài sản cố định đi cầm lun, không để ở doanh nghiệp. thank bác xích lô!:k5931592:
 
Ðề: cầm cố cổ phiếu thì hạch toán sao đây???

hôm nay ở lớp em tranh luận một nghiệp vụ toé khói lửa, những người trong cuộc cứ gọi là đỏ mặt tía tai ý. và rùi cuối cùng đưa ra kết luận nhưng em không đồng ý lắm, pác [you] giải thích cho em với....
cty mua 100 cổ phiếu ngắn hạn của cty B, mỗi cổ phiếu bao gồm 100 cổ phần có mệnh giá là 10, giá mua là 24. cty đã thanh toán 25% bằng TGNH, phần còn lại vay ngắn hạn ngân hàng để thanh toán và cầm cố cho NH bằng chính số cổ phiếu đã mua. giá trị số cổ phần này chiếm 0.2% tổng vốn điều lệ của cty B.
có 2 trường phái.
trường phái 1 có ý kiến là cố phiếu mang đi cầm cố thì không phải phản ánh nên chỉ đk nghiệp vụ mua cổ phiếu
N121 - B: 240.000
C112: 240.000*25%=60.000
C331: 240.000*75%=180.000
trường phái 2 cho rằng phải theo dõi cổ phiếu cầm cố này ở 144
bút toán mua cp đk như trên
mang cp đi cầm cố thì đk
N144
C121 - B: 240.000

trong TH này thì trường phái nào mới đúng????
và em mún hỏi thêm là: trong thời gian cầm cố, nếu có phát sinh cổ tức của cp này thì ai là người được hưởng, cty hay là NH??
:chongmat::chongmat::chongmat:

Theo ketoanqn99 , em trường phái thứ 2 là ok .
Time cầm cố là còn tùy thuộc vào sự phát triển kinh doanh của DN em .Nếu Dn có đủ tài chính thì có thể trả vay ngắn hạn và lãi vay và có thể giữ quyền cổ đông cho công ty B.
Còn phần phát sinh cổ tức ,DN sẽ được hưởng chọn số lợi tức từ cổ phiếu .Thân
 
Ðề: cầm cố cổ phiếu thì hạch toán sao đây???

ối pác ới! vậy thì trường phái 1 mới đúng ạ?
em cũng nghĩ thế. nhưng mọi người phản biện nói là vẫn phải hạch toán (theo lý thuyết trong sách kế toán tài chính) theo trường phái 2, thế nên em mới không hỉu là cổ tức sẽ thuộc về bên nào vì cty trong thời gian đó không cầm số cổ phiếu đó.
vậy em nên theo bên nào đây? cô giáo cũng đồng ý với pọn kia rùi...:chongmat:

Vậy bạn nên tranh luận trực tiếp với cô giáo của bạn.
Bạn có thể dẫn ra lý thuyết trong sách kế toán tài chính như thế nào mà bảo phải ghi C121?
 
Ðề: cầm cố cổ phiếu thì hạch toán sao đây???

Vậy bạn nên tranh luận trực tiếp với cô giáo của bạn.
Bạn có thể dẫn ra lý thuyết trong sách kế toán tài chính như thế nào mà bảo phải ghi C121?

trong sách nó có nói là nếu mang động sản đi cầm cố, tức là những cái gì mang đi để cầm cố mà để tại nơi khác không phải ở doanh nghiệp, thì đều phải ghi giảm chúng trên sổ sách. còn những bất động sản thì không dịch chuyển đc ý thì chỉ mang giấy tờ chứng nhận sở hữu đi cầm cố thui thì không hạch toán giảm, và trong thời gian cầm cố thì doanh nghiệp vẫn đc sử dụng nó.
 
Ðề: cầm cố cổ phiếu thì hạch toán sao đây???

Và trong sách không nói đến chuyện mang 1 khoản nợ, 1 khoản đầu tư đi cầm cố?
Như vậy chẳng qua là cách dùng từ không chuẩn của đề bài đánh đố sinh viên thôi.
Không thể mang 1 khoản nợ hay 1 khoản đầu tư đi cầm cố được.
Thực tế là mang "Giấy chứng nhận cổ phần" đi giao cho NH làm bằng chứng mà thôi, nó có nghĩa là chứng minh khoản tiền vay dùng đúng mục đích vay và để đảm bảo Cty không mang bán số CP ấy rồi dùng tiền vào việc khác mà không trả nợ NH.

Mà tôi vẫn chưa hiểu đề bài này có xét đến thực tế hay không? Có NH nào cho vay (mà lại là vay ngắn hạn) để phục vụ mục đích chơi cổ phiếu?

Một vài NH có "mua nợ". Nhưng nhận cầm cố CP thì thật sự tôi chưa hiểu lắm. Hãy hỏi cô kỹ hơn xem sao.
 
Ðề: cầm cố cổ phiếu thì hạch toán sao đây???

bọn em học lý thuyết mà bác. cái này em chỉ hỏi thêm chút ít về vấn đề sở hữu thôi. giả sử như khi cty B kia nó báo chia cổ tức thì số cổ tức ấy bên mình có ghi nhận là doanh thu tài chính không? vì trong sách cũng có nói là trong thời gian cầm cố thì cổ phiếu tạm thời thuộc sở hữu của ngân hàng.:chongmat:
 
Ðề: cầm cố cổ phiếu thì hạch toán sao đây???

bọn em học lý thuyết mà bác. cái này em chỉ hỏi thêm chút ít về vấn đề sở hữu thôi. giả sử như khi cty B kia nó báo chia cổ tức thì số cổ tức ấy bên mình có ghi nhận là doanh thu tài chính không? vì trong sách cũng có nói là trong thời gian cầm cố thì cổ phiếu tạm thời thuộc sở hữu của ngân hàng.:chongmat:

Sách nói thế à? Nghe lạ quá. Bạn có thể giới thiệu cuốn sách đó hay không?

Khi mua bán cổ phiếu bạn phải đăng ký với cty phát hành cổ phiếu ấy để ghi "sổ đăng ký cổ đông".
Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán xác nhận quyền sở hữu cổ phần của công ty đó.
Cổ phiếu có thể ghi tên hoặc không ghi tên. Cổ phiếu có thể được cấp lại nếu bị mất, rách, cháy.
Vậy sao có thể đem đi cầm cố cổ phiếu?
 
Ðề: cầm cố cổ phiếu thì hạch toán sao đây???

tại sao lại không? cổ phiếu đi mua cũng là tài sản vậy, mang đi cầm cố thì có sao đâu.
đó là sách giáo trình kế toán tài chính của trường đại học kinh tế quốc dân.
 
Ðề: cầm cố cổ phiếu thì hạch toán sao đây???

bọn em học lý thuyết mà bác. cái này em chỉ hỏi thêm chút ít về vấn đề sở hữu thôi. giả sử như khi cty B kia nó báo chia cổ tức thì số cổ tức ấy bên mình có ghi nhận là doanh thu tài chính không? vì trong sách cũng có nói là trong thời gian cầm cố thì cổ phiếu tạm thời thuộc sở hữu của ngân hàng.:chongmat:

Cho mình hỏi Phương 1 chút nhé: Nếu sách của trường KTQD nói rằng trong thời gian đi cầm cố thì cổ phiếu tạm thời thuộc quyền sở hữu của NH - đó là 1. Cái thừ 2 là: cũng trong thời gian đó, theo mình hiểu doanh nghiệp cũng không được quyền sử dụng số cổ phiếu đó, tức là không trao đổi, mua bán gì được. Vậy câu hỏi đặt ra là: doanh nghiệp có kiểm soát được số cổ phiếu đó không? khi mà cả quyền sở hữa lẫn quyền sử dụng đều không có.

Nếu câu trả lời là KHÔNG thì theo CM 01, đoạn 18a, số cổ phiếu đó không được coi là Tài sản của doanh nghiệp, tức là cả 2 trường phái bạn đưa ra đều không chính xác vì nó đều trình bày số cổ phiếu này là tài sản của doanh nghiệp.

Nếu câu trả lời là , :imlanglun: bạn giải thích rõ hơn cho mình hiểu nhé. :votay:
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top