Cách làm báo cáo tài chính!

Ðề: Cách làm báo cáo tài chính!

Nhan lam bao cao tai chinh ngoai gio hanh chinh
Xin chào các qúy công ty,
Sở dĩ các công ty muốn thuê kế toán làm báo cáo tài chính ngoài giờ hành chính bởi:
- Vì Quý khách chưa có nhân viên kế toán làm hành chính
- Tiết kiệm chi phí so với việc thuê kế toán làm việc trực tiếp tại doanh nghiệp.
- Không phải đầu tư thêm máy vi tính & không gian làm việc cho nhân viên kế toán
- Được tư vấn thuế và cập nhật các chính sách thuế mới nhất.
- Không mất thời gian và công sức vào công việc rắc rối của kế toán
Tôi chuyên nhận làm báo cáo tài chính ngoài giờ hành chính. Với các công việc sau:
1. Thực hiện kê khai, đăng ký thuế ban đầu, đặt in hóa đơn
2. Thực hiện thiết lập và xây dựng các loại sổ sách ban đầu
3. Làm các thủ tục đóng thuế
4. Đứng tên nhân viên làm kế toán, kế toán trưởng cho doanh nghiệp.
5. Kiểm tra các chứng từ đầu vào, đầu ra cho phù hợp với quy định của pháp luật.
6. Phân loại, sắp xếp, đóng chứng từ kế toán.
7. Thực hiện hạch toán và ghi sổ kế toán các chứng từ, các giao dịch theo quy định.
8. Lập các báo cáo thuế gửi cho cơ quan thuế hàng tháng, hàng quý và hàng năm theo quy định.
9. Lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế hàng năm.
10. Lập và in các lọai sổ sách kế toán theo quy định.
11. Thực hiện việc giao nhận chứng từ và sổ sách kế tóan với cơ quan thuế và quý
Mức lương: 1.500.000/năm hoặc thỏa thuận tùy theo khối lượng công việc

MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT VUI LÒNG LIÊN HỆ:
Đoàn Thu Hiền 0966. 821. 809
Nơi làm việc: Hà Nội
Email : hiendoan2012@gmail.com
Website : Nh?n lm k? ton ngoi gi? hnh chnh | Nh?n lm k? ton bn th?i gian
Hoặc : Nh?n lm bo co ti chnh ngoi gi? 0966.821.809
 
Ðề: Cách làm báo cáo tài chính!

Mình cần được hướng dẫn 1 cách cụ thể cách làm báo cáo tài chính. Cần phải làm những bảng j, và các sổ cũng như giấy tờ j kèm theo
 
Ðề: Cách làm báo cáo tài chính!

em cũng muốn làm báo cáo tài chính nhưng không biết bắt đầu từ đâu.a chị nào biết chỉ em với ak.
 
Ðề: Cách làm báo cáo tài chính!

xin được chia sẻ những nguyên tắc chung cũng như kiến thức cơ sở để kế toán có thể lập BCTC và bảng cân đối kế toán

Đến hẹn lại lên kế toán chúng ta lại phải căng mắt để lập BCTC.Đối với các Anh,chị dày dạn kinh nghiệm thì chẳng có gì khó chứ dân mới vào nghề thì tìm kiếm những hướng dẫn này rất khó khăn.

• Nguyên tắc chung để lập bảng cân đối kế toán :

+ Trước khi lập BCĐKT, nhân viên kế toán cần phải phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ kế toán tổng họp và chi tiết có liên quan, thực hiện việc kiểm kê tài sản và phản ánh kết quả kiểm kê vào sổ kế toán. Trước khi khoá sổ. Đối chiếu công nợ phải thu, phải trả, đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết, số liệu trên sổ kế toán và số thực kiểm kê, khoá sổ kế toán và tính số dư các tài khoản.
+ Khi lập BCĐKT, những chỉ tiêu liên quan đến những tài khoản phản ánh tài sản có số dư Nợ thì căn cứ vào số dư Nọ để ghi. Những chỉ tiêu liên quan đến những tài khoản phản ánh nguồn vốn, có số dư có thì căn cứ vào số dư có của tài khoản để ghi.
+ Những chỉ tiêu thuộc các khoản phải thu, phải trả ghi theo số dư chi tiết của các tài khoản phải thu, tài khoản phải trả. Nếu số dư chi tiết là dư Nợ thì qui ở phần "tài sản", nếu số dư chi tiết là số dư có thì ghi ở phần "nguồn vốn".
+ Một số chỉ tiêu liên quan đến các tài khoản điều chỉnh hoặc tài khoản dự phòng (như TK : 214, 129, 229, 139, 159) luôn có số dư có, nhưng khi lên BCĐKT thì ghi ở phần tài sản theo số âm; các tài khoản nguồn vốn như 412, 413, 421 nếu có số dư bên Nợ thì vẫn ghi ở phần "nguồn vốn", nhưng ghi theo số âm.


• Cơ sở số liệu và phương pháp lập BCĐKT :

Cơ sở để lập BCĐKT là số liệu của BCĐKT năm trước (cột số cuối kỳ) và số liệu kế toán tổng hợp, số liệu kế toán chi tiết tại thời điểm lập BCĐKT sau khi đã khoá sổ. Cụ thể :
* Đối với cột "đầu năm". Căn cứ số liệu cột "cuối kỳ" của BCĐKT ngày 31/12 năm trước để ghi.
* Cột cuối kỳ : phương pháp lập khai quát có thể biểu diễn qua sơ đồ sau (kết cấu theo 2 phần xếp dọc) :
2 Phương pháp lập BCĐKT cột số cuối kỳ cụ thể như sau :
BCĐKT là phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các mối quan hệ cân đối vốn có của đối tượng kế toán. Mối quan hệ cân đối đó gồm 2 loại :
1- Quan hệ cân đối tổng thể, cân đối chung như quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn :
Tổng số tài sản = Tổng số các nguồn vốn
Tổng số tài sản = Tài sản lưu động + TSCĐ và đầu tư tài chính
Tổng số nguồn vốn = Nợ phải trả + nguồn vốn của chủ sở hữu
Thông qua các quan hệ cân đối trên có thể thấy được kết cấu của từng loại tài sản, từng loại nguồn vốn từ đó mà xác định được thực trạng tài chính của doanh nghiệp, đưa ra các quyết định về việc đầu tư vốn theo hướng hợp lý, phù hợp với mục đích và điều kiện kinh doanh trong từng giai đoạn cụ thể, phù hợp với ngành nghề kinh doanh của từng đơn vị.
2- Quan hệ cân đối từng phần, cân đối bộ phận :
Thể hiện quan hệ cân đối giữa số hiện có và sự vận động của từng đối tượng kế toán : từng loại vốn, từng nguồn vốn. Cụ thể :
+ Nguồn vốn chủ sở hữu
B nguồn vốn = A tài sản (I+II+IV+V+VI) + B tài sản
Cân đối này chỉ mang tính lý thuyết điều đó có nghĩa là : Nguồn vốn của chủ sở hữu vừa đủ trang trải các loại tài sản cho các hoạt động chủ yếu mà không phải đi vay hoặc chiếm dụng.
Trong thực tế thường xảy ra 1 trong 2 trường hợp :
• Trường hợp 1 :
vế trái > vế phải
doanh nghiệp không sử dụng hết nguồn vốn hiện có của mình đã bị người khác chiếm dụng vốn. Thể hiện trên mục III (các khoản phải thu) loại A - phần tài sản.
• Trường hợp 2 :
vế trái < vế phải
doanh nghiệp thiếu nguồn vốn để trang trải cho các tài sản đang sử dụng nên phải vay mượn. Thể hiện trên loại B - phần nguồn vốn. Việc sử dụng vốn vay mượn trong kinh doanh nếu chưa quá thời hạn thanh toán là điều bình thường, hay xảy ra.
Do luôn tồn tại các mối quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với đối tượng khác nên luôn xảy ra hiện tượng chiếm dụng và bị chiếm dụng. Vấn đề cần quan tâm là tính chất hợp lý và hợp pháp của các khoản đi chiếm dụng và bị chiếm dụng.
B nguồn vốn + A (II) nguồn vốn = B tài sản
Điều này cho thấy cách tài trợ các loại tài sản ở doanh nghiệp mang lại sự ổn định và an toàn về mặt tài chính. Bởi lẽ doanh nghiệp dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho các sử dụng dài hạn vừa đủ. Tuy nhiên, trong thực tế có thể xảy ra 1 trong 2 trường hợp sau :
• Trường hợp 1 :
vế trái > vế phải
Điều đó cho thấy việc tài trợ từ các nguồn vốn là rất tốt. Nguồn vốn dài hạn thừa để tài trợ cho các sử dụng dài hạn, phần thừa này doanh nghiệp dành cho các sử dụng ngắn hạn. Điều đó cũng có nghĩa là tài sản lưu động lớn hơn nợ ngắn hạn thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là tốt.
• Trường hợp 2 :
vế trái < vế phải
Cho thấy nguồn vốn dài hạn nhỏ hơn tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn, doanh nghiệp đã sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho các sử dụng dài hạn. Tình hình tài chính của doanh nghiệp là không sáng sủa. Trường hợp này thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là yếu vì chỉ có tài sản lưu động và đầu tư tài chính ngắn hạn mới có thể chuyển đổi thành tiền trong thời gian ngắn để đảm bảo việc trả nợ.

Trên đây là sơ bộ về cách làm báo cáo tài chính. Nếu bạn đọc hết bài viết này mà vẫn chưa hình dung hay chưa đủ tự tin để thực hiện lập báo cáo tài chính thì có thể tham gia một Khóa học : DẠY LÀM BÁO CÁO TÀI CHÍNH trên chứng từ thực tế do những kế toán Trưởng nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy.
 
Ðề: Cách làm báo cáo tài chính!

Chào bạn !
bạn gửi mình tham khảo với nhé mình cũng đang học BCTC. cảm ơn b
Mail:tranhien.ht232gmail.com
 
Ðề: Cách làm báo cáo tài chính!

Cho em xin một flie với, em đang tìm cách làm báo cáo tài chính mà không biết làm như thế nào. Email của em là: kimlanh2012@gmail.com
Cái này giờ làm bằng phần mềm hoặc 1 file báo cáo tài chính mình có 1 file exel về báo cáo tài chính nhập số liệu nên bảng cần đối sẽ tự nhảy nên nhiều khi làm báo cáo gửi NH nó nhanh, gặp lỗi thì tịt ko biết nó ở đâu tại các hàm và công thức ko do mình làm và các đường link số liệu nó linh tinh chả hiểu nó nhay từ bảng nào nếu chuyển cho bạn sợ bỡ ngỡ cái này do mình lấy của 1 cty kiểm toán họ làm, so với báo cáo làm trên máy nó không khác gì nhau được cái dễ sửa các chỉ tiêu để tạo báo cáo cho phù hợp, nếu cần mình gửi cho
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top