Cách ghi hóa đơn cho chiết khấu thanh toán

Ðề: Cách ghi hóa đơn cho chiết khấu thanh toán

Khi bạn viết HD bán cho khách hàng thì vẫn viết như bán bình thường :
Số lượng: 10SP x 5.000 = 50.000
Hóa đơn thứ nhất:
  • Doanh thu chưa thuế 50.000
  • Thuế10%: 5000
  • Tổng giá TT: 55.000
Hóa đơn thứ 2: Phản ánh số hàng chiết khấu:vD 5%
  • Số lượng:10SP x (5.000 x5%) = 2.500
  • Thuế: 250
  • Tổng giá TT:2.750
Định khoản:
Bút toán thứ nhất:
  • Nợ 111.112.131: 55.000
  • Có 511: 50.000
  • Có 3331: 5.000
Bút toán hai: Chiết khấu cho khách hàng
  • Nợ: 521: 2.500
  • Nợ 331: 250
  • Có 111,131,112: 2.750
chúc bạn thành công

Cậu định khoản như thế rồi 521 k/c vào đâu về nguyên tắc 521 sẻ được k/c vào 511 chứ ko phải 911 mà làm như vậy tự nhiên doanh thu thuần mất đi 2.500 đồng , theo mình nếu xác định nó là CKTM thì cứ xem cách ĐK trong quyết định 15 mà làm, có ai có y 1kiến khác không nhỉ
 
Ðề: Cách ghi hóa đơn cho chiết khấu thanh toán

Bạn viết hóa đơn 2 tờ như vậy thành ra khách hàng chẳng những không được hưởng chiết khấu thương mại mà còn phải trả thêm 2.750 ???:confuse1::confuse1::confuse1:


* Theo mình thì định khoan như thế này:
- Đối với khách hàng mua:
Nợ 152.153.156: 50.000
No 1331: 5000
Co 331: 55.000

Số tiền chiết khấu:
Nơ 331:2.750
Có: 711: 2.750

- Đối với bên bán hàng:
No 131: 55.000
Co 511:50.000
Co 3331: 55.000

So tien chiết khâu

No 521:2.500
No 3331:250
Có 131:2.750

- Nếu viết trên 1 hóa đơn cũng được:
Bên bán
Nơ 131:52.250
No 641:2.750
co 521: 2750
Co 511:47.500
Co 3331:4.750
Bên mua:
No152.153.156:47.500
No1331:4.750
Co 331:52.250
Chiết khấu:
No 331:2.750
Co 711: 2.750
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Cách ghi hóa đơn cho chiết khấu thanh toán

Bên mua phản ảnh số tiền được CKTM vào TK711 là không đúng.
Chỉ phản ảnh vào TK711 khi được tặng quà khuyến mãi. Nó là 1 món hàng khác với món hàng đang mua.
Ở đây CKTM bên mua phải ghi giảm trực tiếp vào giá nhập kho của món hàng mua.

So sánh hai cách định khoản của bạn ta thấy là giá nhập kho của 2 cách đó là khác nhau -> sai rồi.
-----------------------------------------------------

Định khoản:
  • Khuyến mãi tặng quà: Bên bán ghi Nợ 521, bên mua ghi Có 711.
  • CKTM, Giảm giá: Bên bán ghi Có 511 giá đã trừ CKTM, bên mua ghi Nợ 152,156... giá đã trừ CKTM.
  • CK thanh toán: Bên bán ghi Nợ 635, bên mua ghi Có 515.
Viết hóa đơn:
  • Khuyến mãi tặng quà: Bên bán viết hóa đơn riêng như là bán món quà (nhưng không thu tiền).
  • CKTM, Giảm giá: Bên bán viết hóa đơn trừ thẳng vào giá chưa thuế -> giảm luôn thuế GTGT.
  • CK thanh toán: Viết hóa đơn với dòng tính số tiền CKTT như là 1 dòng ghi chú. Giảm trừ vào số tiền thanh toán (sau thuế GTGT).
Cũng có khi khoản CKTM được chi riêng bằng tiền. Khi đó CKTM bên bán không được giảm thuế GTGT. Vẫn được tính vào chi phí hợp lý. Nó trở thành giống như khuyến mãi tặng quà hoặc CK thanh toán.
 
Ðề: Cách ghi hóa đơn cho chiết khấu thanh toán

Đối với chiết khấu thanh toán , thì trị giá ghi trên hóa đơn là giá đã khấu trừ khoản chiết khấu .Bạn ghi tổng giá trị thanh toán là 94,5 tr là đúng rồi.
Chúc mọi việc tốt lành.

trời a!:banghead:
CK Thanh toán ko ghi trên hóa đơn, chí có CK Thương Mại mới ghi trên hoá đơn thôi bạn ơi.
Vì CK Thanh toán khuyến khích ngưòi mua trả tiền đúng hạn,và khi hạch toán thì đưa vào 635, ko dính dáng đến 511.
và CK Thương Mại là khi khách hàng mua số lượng lớn thì mới CK, việc này phải ghi rõ trên hoá đơn và khi hạch toán thì đưa vào 515 để giảm DT:thumbup:
 
Ðề: Cách ghi hóa đơn cho chiết khấu thanh toán

Đối với chiết khấu thanh toán , thì trị giá ghi trên hóa đơn là giá đã khấu trừ khoản chiết khấu .Bạn ghi tổng giá trị thanh toán là 94,5 tr là đúng rồi.
Chúc mọi việc tốt lành.

Chắc là bạn nhầm rồi, chiết khấu thanh toán thì ko ghi giảm giá trị trên hóa đơn mà chỉ ghi giảm khoản phải thi hoặc tiền thôi, hóa đơn vẫn viết bình thường
-----------------------------------------------------------------------------------------
trời a!:banghead:
CK Thanh toán ko ghi trên hóa đơn, chí có CK Thương Mại mới ghi trên hoá đơn thôi bạn ơi.
Vì CK Thanh toán khuyến khích ngưòi mua trả tiền đúng hạn,và khi hạch toán thì đưa vào 635, ko dính dáng đến 511.
và CK Thương Mại là khi khách hàng mua số lượng lớn thì mới CK, việc này phải ghi rõ trên hoá đơn và khi hạch toán thì đưa vào 515 để giảm DT:thumbup:

Sao lại đưa vào 515 giảm DT?
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Cách ghi hóa đơn cho chiết khấu thanh toán

em nghĩ nêus chiết khấu như vậy thì hóa đơn 1ootr tiền thuế chứ sao tính 90tr em thấy bác muontennguoi là hợp lý
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Cách ghi hóa đơn cho chiết khấu thanh toán

Bên mua phản ảnh số tiền được CKTM vào TK711 là không đúng.
Chỉ phản ảnh vào TK711 khi được tặng quà khuyến mãi. Nó là 1 món hàng khác với món hàng đang mua.
Ở đây CKTM bên mua phải ghi giảm trực tiếp vào giá nhập kho của món hàng mua.

So sánh hai cách định khoản của bạn ta thấy là giá nhập kho của 2 cách đó là khác nhau -> sai rồi.
-----------------------------------------------------

Định khoản:
  • Khuyến mãi tặng quà: Bên bán ghi Nợ 521, bên mua ghi Có 711.
  • CKTM, Giảm giá: Bên bán ghi Có 511 giá đã trừ CKTM, bên mua ghi Nợ 152,156... giá đã trừ CKTM.
  • CK thanh toán: Bên bán ghi Nợ 635, bên mua ghi Có 515.
Viết hóa đơn:
  • Khuyến mãi tặng quà: Bên bán viết hóa đơn riêng như là bán món quà (nhưng không thu tiền).
  • CKTM, Giảm giá: Bên bán viết hóa đơn trừ thẳng vào giá chưa thuế -> giảm luôn thuế GTGT.
  • CK thanh toán: Viết hóa đơn với dòng tính số tiền CKTT như là 1 dòng ghi chú. Giảm trừ vào số tiền thanh toán (sau thuế GTGT).
Cũng có khi khoản CKTM được chi riêng bằng tiền. Khi đó CKTM bên bán không được giảm thuế GTGT. Vẫn được tính vào chi phí hợp lý. Nó trở thành giống như khuyến mãi tặng quà hoặc CK thanh toán.

Tui thấy bạn nói vậy không ổn. Bạn có thể định khoản rõ cho mọi người cùng xem
 
Ðề: Cách ghi hóa đơn cho chiết khấu thanh toán

Các bạn tranh cãi chi cho mệt, Lấy Thông tư 32 ra đọc kỹ, sẽ thấy cơ quan Thuế hướng dẫn ghi hóa đơn giảm giá.(Không phân biệt Chiết khấu TM hay Thanh toán gì cả). Tóm lại thuế tính trên số tiền đã giảm trừ.Đừng suy diễn quá làm sự việc phức tạp.
 
Ðề: Cách ghi hóa đơn cho chiết khấu thanh toán

Các bạn tranh cãi chi cho mệt, Lấy Thông tư 32 ra đọc kỹ, sẽ thấy cơ quan Thuế hướng dẫn ghi hóa đơn giảm giá.(Không phân biệt Chiết khấu TM hay Thanh toán gì cả). Tóm lại thuế tính trên số tiền đã giảm trừ.Đừng suy diễn quá làm sự việc phức tạp.
Làm kế toán phải phân biệt.
Nếu không, khi bạn đọc TT32 bạn sẽ hiểu sai, khi đọc sách kế toán cũng sẽ hiểu sai, khi đi làm sẽ không tham mưu được cho GĐ

Tui thấy bạn nói vậy không ổn. Bạn có thể định khoản rõ cho mọi người cùng xem
Trước hết phân biệt các trường hợp:
  1. Chiết khấu thương mại.
  2. Bớt giá.
  3. Giảm giá (do hàng không đạt chất lượng).
  4. Chiết khấu thanh toán.
  5. Khuyến mãi, tặng quà không thu tiền.
Nội dung:
  1. Người mua nếu mua nhiều đạt đến mức quy định nào đó thì sẽ tính toán lại để bớt giá cho họ - tính theo dạng bán sỉ. Nếu như họ mua chưa đạt đến số lượng đã quy định trước đó mà tự nhiên quyết định không thèm mua nữa thì vẫn được tính toán hoàn lại tiền chiết khấu theo số đã mua. Chỉ là thay vì mỗi lần mua mỗi lần tính bớt giá, người ta tính gom nhiều lần vào một.
  2. Bớt giá thường thấy khi mua nhiều món hàng người bán tính tổng tiền rồi bớt giá lại - dạng tiền cà phê cho người đi mua. Cũng hay gặp khi giá bán thông thường là đã có niêm yết nhưng người bán bớt giá gọi là làm quen, thủ thuật của người bán (đa số là do giá niêm yết quá cao - để "chặt" khách không biết giá). Bớt giá trường hợp này chỉ tính cho lần mua đó. Xét cho cùng tình huống này là thủ thuật của người bán, thực chất cũng vẫn là bán đúng giá, kể cả hàng de mode, hàng chợ về chiều ...
  3. Giảm giá do hàng kém chất lượng mà khi bán đã không phát hiện ra, lúc đó đã lập hóa đơn. Về sau khách hàng khiếu nại và người bán đồng ý trả bớt lại tiền.
  4. Chiết khấu thanh toán là khi người bán muốn người mua trả tiền sớm (thời điểm hiện nay chắc nhiều DN đẩy mạnh vì Ngân Hàng đang gây khó không cho vay). Chiết khấu thanh toán là khoản giảm tiền phải trả sau khi đã đồng ý giá mua + thuế GTGT.
  5. Khuyến mãi, quảng cáo, hàng mẫu ... không thu tiền.
Viết hóa đơn:
CKTM: Mỗi lần mua người bán vẫn lập hóa đơn theo giá bình thường.
Đến lần mua nào đó mà cộng dồn đã đủ số lượng (theo quy định bên bán) thì bên bán lập hóa đơn cho lần mua này và tính trừ lại ngay trên hóa đơn phần chiết khấu thương mại (tính lũy kế cả các lần trước) ở trước khi tính thuế GTGT. Vậy thuế GTGT cũng là tính trên trị giá mua đã trừ chiết khấu thương mại.

Bớt giá: Ghi trên hóa đơn giá bình thường rồi ghi tiếp 1 dòng "Bớt giá" hoặc "chiết khấu (discount)" và tổng giá chưa thuế là đã trừ khoản bớt này. Vi vậy phần thuế GTGT cũng tính trên giá đã bớt.
Lưu ý: nhiều khi 2 vấn đề này đối với bên mua lại có tính chất giống nhau, chẳng hạn khi người mua mua 1 lần là đủ luôn số lượng để được chiết khấu thương mại. Khi đó dòng giảm trừ chiết khấu trên hóa đơn này lại chính là CKTM cho chính hóa đơn đó (trong khi đó quy định nói trong TT32 là nói tổng quát: khoản CKTM được giảm trên hóa đơn lần này có thể là khoản CKTM cho số hàng đã mua các lần trước, trên các hóa đơn đã lập trước đó). Tuy nhiên nếu đó thực sự là CKTM thì kế toán bên bán cần phân biệt và lập hóa đơn cũng như ghi sổ đúng để phục vụ công tác quản trị kinh doanh của CTy.​

Giảm giá do hàng kém chất lượng: đối với sách kế toán cũng như văn bản quy định về thuế thì từ "Giảm giá" là nói về trường hợp này. Do trước đó hàng đã được chấp nhận mua và đã lập hóa đơn nên để ghi nhận giảm doanh thu:
- Hoặc là viết lại hóa đơn mới ghi rõ "Điều chỉnh giảm giá cho hóa đơn số...ngày...".Giá trên hóa đơn này là giá đã giảm. Và dòng nội dung ghi như vậy có nghĩa là hủy hóa đơn cũ. Hai bên khai thuế sẽ khai lại tờ hóa đơn cũ và cột tiền hàng, cột thuế GTGT thì ghi số âm.​

- Hoặc là cũng ghi chú nội dung như vậy và ghi chung với tờ hóa đơn mua hàng lần sau (mua thêm món khác).​

Hiển nhiên ghi theo cách 1 thì tiện hơn​
Khuyến mãi tặng quà: Bên bán viết hóa đơn riêng như là bán món quà (nhưng không thu tiền).
CK thanh toán: Viết hóa đơn với dòng tính số tiền CKTT như là 1 dòng ghi chú. Giảm trừ vào số tiền thanh toán (sau thuế GTGT). Tuy nhiên thông thường khoản CK thanh toán không đi kèm với hóa đơn, thường thì hóa đơn được lập trước đó rồi. CK thanh toán được xác định khi người mua trả tiền. Chỉ một đôi khi mà hàng hóa dịch vụ được lập hóa đơn khi người mua trả tiền (ví dụ tiền cước điện thoại) thì CK thanh toán có thể được ghi thẳng trên hóa đơn - lẽ ra nó được ghi trên chứng từ thanh toán.

Định khoản:
CKTM:
Bên bán:
Với những hóa đơn trước đó khi bên mua mua chưa đủ số lượng để được hưởng CKTM thì lập hóa đơn và hạch toán bình thường như là không có CKTM.
Đến tờ hóa đơn cuối cùng khi bên mua mua đủ số lượng tích lũy để được hưởng CKTM thì tính số tích lũy CKTM mà bên mua được hưởng để ghi giảm trừ doanh thu.
Ví dụ: Chính sách của cty là nếu mua đủ 100kg thì CKTM 5%. Giá 10đ/kg, thuế GTGT 10%.
Lần đầu người mua mua 80kg. Lập hóa đơn bình thường và hạch toán bán 80kg bình thường:
  • Nợ 131: 880
    • Có 511: 800
    • Có 3331: 80
Lần sau người mua mua thêm 20kg. Lập hóa đơn và CKTM 5%x100kg:
  • Nợ 131: 165
  • Nợ 521: 50 (5% x 100kg x 10đ)
    • Có 511: 200
    • Có 3331: 15
Bên mua:
Khi mua hàng người mua sẽ được biết trước mình sẽ được hưởng CKTM nên khi hàng về nhập kho thì cần ghi theo giá đã CK. Tuy nhiên, khi mua lần đầu mà số lượng chưa đủ để được CKTM thì người mua tính toán và ghi nhận khoản CKTM sẽ được hưởng để tính giá hàng nhập kho:
Lấy lại ví dụ trước, mua lần đầu 80kg:
  • Nợ 1561: 80kg x (10đ x 95%) = 760 đ (đơn giá nhập là 9,5đ/kg)
  • Nợ 1562: 80kg x 10đ x 5% = 40 đ (Khoản này cũng có thể ghi Nợ 138)
  • Nợ 133: 80 đ
    • Có 331: 880 đ
Lần sau mua 20kg nhận hóa đơn được CKTM 5% x 100kg:
  • Nợ 1561: 20kg x (10đ x 95%) = 190 đ
  • Nợ 133: 15 đ
    • Có 331: 165 đ
    • Có 1562 (hoặc Có 138): 40 đ
Bớt giá: đây chỉ là thủ thuật dùng từ ngữ quảng cáo mà thôi. Hai bên cứ lấy theo giá cuối cùng mà hạch toán giá mua vào - bán ra.
Giảm giá do hàng kém chất lượng (đã bán và đã lập hóa đơn rồi):
Bên bán:
Ban đầu khi bán hàng không biết là hàng kém chất lượng nên vẫn bán đúng giá:
  • Nợ 131: 1100 đ
    • Có 511: 1000 đ
    • Có 3331: 100 đ
Sau đó giảm giá do hàng kém chất lượng:
  • Nợ 532: 100 đ
  • Nợ 3331: 10 đ
    • Có 131: 110 đ
Bên mua:
Ban đầu khi mua hàng không biết là hàng kém chất lượng nên vẫn nhập kho đúng giá:
  • Nợ 156: 1000 đ
  • Nợ 133: 100 đ
    • Có 331: 1100 đ
Sau đó được giảm giá do hàng kém chất lượng: Điều chỉnh lại giá nhập kho.
Có thể dùng cách xóa bút toán cũ (ghi đỏ), ghi lại bút toán đúng giá:
  • Nợ 156: (1000) đ
  • Nợ 133: (100) đ
    • Có 331: (1100) đ
  • Nợ 156: 900 đ
  • Nợ 133: 90 đ
    • Có 331: 990 đ
Khuyến mãi tặng quà: Bên bán ghi Nợ 512 (thay vì Nợ 131), bên mua ghi Có 711 (thay vì Có 331).
CK thanh toán: Bên bán ghi Nợ 635, bên mua ghi Có 515 (tách riêng phần bán hàng vẫn hạch toán bình thường).
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Cách ghi hóa đơn cho chiết khấu thanh toán

Câu hỏi về cách ghi hóa đơn, nghĩa là đang đang đặt vấn đề về phương diện thuế. Các khái niệm bạn trình bày khi học đại học người ta đã trình bày rồi. Không phải mình không phân biệt được những điều bạn nói, mà mình đang vận dụng pháp luật về thuế để áp dụng thuế tối ưu cho đơn vị. Thông tư 32 hướng dẫn việc ghi giảm giá không phân biệt là CK thương mại hay CK Thanh toán, hà cớ gì bạn lại máy móc tự hạn chế quyền của mình.
Bạn phân biệt như trên không sai và có thể nộp thuế nhiều hơn. Với căn cứ là TT 32 mình cho rằng mọi người có thể tự tin áp dụng ghi hóa đơn giảm giá cho trường hợp CK Thanh toán. Nếu đối chiếu với TT32 thì 100% từng chữ đúng. Kế toán quản trị và Kế toán thuế khác nhau mà đúng không!
 
Ðề: Cách ghi hóa đơn cho chiết khấu thanh toán

Câu hỏi về cách ghi hóa đơn, nghĩa là đang đang đặt vấn đề về phương diện thuế. Các khái niệm bạn trình bày khi học đại học người ta đã trình bày rồi. Không phải mình không phân biệt được những điều bạn nói, mà mình đang vận dụng pháp luật về thuế để áp dụng thuế tối ưu cho đơn vị. Thông tư 32 hướng dẫn việc ghi giảm giá không phân biệt là CK thương mại hay CK Thanh toán, hà cớ gì bạn lại máy móc tự hạn chế quyền của mình.
Bạn phân biệt như trên không sai và có thể nộp thuế nhiều hơn. Với căn cứ là TT 32 mình cho rằng mọi người có thể tự tin áp dụng ghi hóa đơn giảm giá cho trường hợp CK Thanh toán. Nếu đối chiếu với TT32 thì 100% từng chữ đúng. Kế toán quản trị và Kế toán thuế khác nhau mà đúng không!

Đối với kế toán chuyện tính thuế là chuyện nhỏ, kiểm soát tình hình SXKD mới là cái quan trọng, có ý nghĩa sâu xa. Kế toán phải phục vụ cho Tài chánh và Quản trị DN, phải phục vụ cho SXKD.
Chỉ biết gian lận luồn lách thuế thì chưa hiểu làm kế toán là gì đâu.

Hãy thử kiểm tra lại chỗ màu tím đi.
Tất cả những chỗ trong TT32 có chữ "giảm giá" đều là chỗ "giảm giá hàng bán" trong sách kế toán, và tất cả chúng đều nói về trường hợp: hàng đã bán, đã lập hóa đơn nhưng sau đó phát hiện hàng kém chất lượng nhưng khách hàng vẫn đồng ý mua với điều kiện giảm bớt giá.

Trong thực tế hóa đơn do bộ phận bán hàng lập và nhiều khi họ dùng ngôn ngữ kinh doanh, không phải ngôn ngữ kế toán hay ngôn ngữ trong các văn bản quy phạm pháp luật.
 
Ðề: Cách ghi hóa đơn cho chiết khấu thanh toán

Bạn không thể lấy giáo trình Đại học để viện dẫn như là cơ sở pháp lý. Giữa Kế toán quản trị và Kế toán thuế có đôi chỗ nhà nước điều chỉnh khác nhau đó là điều ai cũng hiểu.....! Pháp luật thuế đâu có chữ nào nói giảm giá bán do mua nhiều hay do thanh toán nhanh đâu (CK TM và CKTT). Nguyên văn:
"Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức giảm giá bán thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã giảm ghi trên hóa đơn." Áp dụng quy định này không phải là gian lận thuế.

Giảm giá hàng bán trong sáck kế toán mà bạn nêu là do kém phẩm chất, vậy giảm giá nào thì áp dụng Thông tư 32.?

Mình không nghĩ Kế toán thuế là chuyện nhỏ đâu. Có thể nói 80% đề tài trong diễn đàn này là phục vụ cho Kế toán thuế.
Song song với việc áp dụng pháp luật về thuế, bạn vẫn có thể áp dụng pháp luật kế toán khi làm kế toán cơ mà.

Mình nghĩ ngôn ngữ trong Thông tư 32 là ngôn ngữ trong các văn bản quy phạm pháp luật chứ!
 
Ðề: Cách ghi hóa đơn cho chiết khấu thanh toán

Vấn đề là văn bản pháp luật cũng dùng từ theo giả định: "người đọc phải có kiến thức nhất định".
Vì vậy khi văn bản đó dùng từ chuyên môn thì người đọc phải hiểu theo nghĩa nhất định của nó, không được suy diễn theo ý mình.
Tôi xin nhắc lại ý này: tất cả các chỗ "giảm giá" trong TT32 đều là "giảm giá hàng bán" - tương ứng với sách kế toán - và ta hiểu là "giảm giá hàng đã bán" chứ không phải là "giảm giá hàng đang bán" .
Còn lý do giảm giá là do hàng kém chất lượng hay vì nguyên nhân gì thì có Trời mới biết được.
Chỉ cần biết 2 bên thống nhất điều chỉnh giảm giá.

Ngoài ra, Chiết khấu thanh toán là 1 từ dùng cho 1 trường hợp khác.
CKTT không phải là "Giảm giá" do vậy không áp dụng chỗ quy định về "Giảm giá" được.
Nếu "CKTT" đồng nghĩa với "giảm giá" thì người ta đẻ ra 2 từ riêng biệt đó làm gì?

TT32 là quy định về thuế GTGT mà CKTT không liên can gì đến thúê GTGT nên bạn sẽ không thấy TT32 nói gì đến CKTT.

Đồng ý bạn không gian lận thuế. Nhưng nếu ghi sai thì bị phạt thôi.

=================
Còn Diễn Đàn này theo thống kê của bạn thì 80% đề tài nói về thuế là bởi vì có 80% người cho rằng kế toán gồm: kế toán tài chánh + kế toán quản trị + kế toán thuế.
Thật bất ngờ khi tôi hỏi vài người mà tôi quen biết: Nghề kế toán có 3 bộ phận lớn là những bộ phận nào?
Kết quả: 3 trong 4 người (có bằng Đại học) mà tôi hỏi đã trả lời như trên.

Chỉ giúp tôi chỗ nào khái niệm, định nghĩa về "Kế toán thuế"?

Tôi đi học chỉ nghe thầy nói kế toán là làm các việc sau:
- Kế toán tài chánh.
- Kế toán quản trị.
- Tài chánh.

Và các môn học phân chia rõ ràng như thế.
 
Ðề: Cách ghi hóa đơn cho chiết khấu thanh toán

Văn bản pháp luật dùng từ theo "giả định".... ? "Người đọc phải có kiến thức nhất định".....???
Trích văn bản của Tổng cục thuế:
CÔNG VĂN
CỦA TỔNG CỤC THUẾ SỐ 118/TCT-DTTT NGÀY 08 THÁNG 01 NĂM 2007
VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỤC LỤC NGÂN SÁCH TRÊN CÁC BÁO CÁO KẾ TOÁN THUẾ TỪ 1/1/2007



Kính gửi: Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Căn cứ vào Quyết định số 53/QĐ-BTC ngày 04/10/2006, Công văn số 12602/BTC-NSNN ngày 12/10/2006 và Quyết định số 74/QĐ-BTC ngày 20/12/2006 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung hệ thống mục lục ngân sách nhà nước có hiệu lực từ ngày 1/1/2007. Để phù hợp với hệ thống chỉ tiêu giao dự toán thu nội địa năm 2007, Tổng cục Thuế hướng dẫn các Cục Thuế thực hiện việc chuyển đổi và sửa đổi, bổ sung hệ thống chỉ tiêu trên các báo cáo kế toán thuế như sau:
 
Ðề: Cách ghi hóa đơn cho chiết khấu thanh toán

Văn bản pháp luật dùng từ theo "giả định".... ? "Người đọc phải có kiến thức nhất định".....???
Trích văn bản của Tổng cục thuế:
CÔNG VĂN
CỦA TỔNG CỤC THUẾ SỐ 118/TCT-DTTT NGÀY 08 THÁNG 01 NĂM 2007
VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỤC LỤC NGÂN SÁCH TRÊN CÁC BÁO CÁO KẾ TOÁN THUẾ TỪ 1/1/2007



Kính gửi: Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Căn cứ vào Quyết định số 53/QĐ-BTC ngày 04/10/2006, Công văn số 12602/BTC-NSNN ngày 12/10/2006 và Quyết định số 74/QĐ-BTC ngày 20/12/2006 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung hệ thống mục lục ngân sách nhà nước có hiệu lực từ ngày 1/1/2007. Để phù hợp với hệ thống chỉ tiêu giao dự toán thu nội địa năm 2007, Tổng cục Thuế hướng dẫn các Cục Thuế thực hiện việc chuyển đổi và sửa đổi, bổ sung hệ thống chỉ tiêu trên các báo cáo kế toán thuế như sau:
Bạn hiểu sao về chữ "kế toán thuế" đó ?
Đó là công việc của bạn ư?
Nếu đúng thế thì đó không phải là việc của 99,99% người trong Diễn Đàn này.
Đa số là kế toán DN.
Xem chỗ màu đỏ đó.
 
Ðề: Cách ghi hóa đơn cho chiết khấu thanh toán

Bạn chịu khó search trên mạng để biết thêm khái niệm này

Thông tư số 100/1998/TT-BTC ngày 15/07/1998 "Hướng dẫn kế toán thuế GTGT, thuế TNDN"; Thông tư số 180/1998/TT-BTC ngày 26/12/1998 "Hướng dẫn bổ sung kế toán thuế GTGT"; Thông tư số 186/1998/TT-BTC ngày 28/12/1998 "Hướng dẫn kế toán thuế xuất, nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt"; Thông tư số 107/1999/TT-BTC ngày 01/09/1999 "Hướng dẫn kế toán thuế GTGT đối với hoạt động thuê tài chính
-----------------------------------------------------------------------------------------
Có thể có văn bản mới hơn...bạn chịu khó search vậy! Mình tốn nhiều thời gian cho đề tài này quá rối. Bye
-----------------------------------------------------------------------------------------
À...có văn bản này mới hơn, bạn tìm đọc...
Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 17 - Kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp được Bộ Tài chính ban hành theo Quyết định 20/2006/TT-BTC ngày 15/02/2005 và thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 hướng dẫn chi tiết Chuẩn mực này là cơ sở để các doanh nghiệp hiểu và ứng xử phù hợp nhất đối với các chênh lệch phát sinh giữa số liệu ghi nhận theo chính sách kế toán do doanh nghiệp lựa chọn và số liệu theo quy định của các chính sách thuế hiện hành
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Cách ghi hóa đơn cho chiết khấu thanh toán

Làm gì có "kế toán thuế" mà sít cho tốn thời gian.
2 đoạn mà bạn trích ở trên khi đọc phải ngắt câu cho đúng mới được chớ.
Thông tư số 100/1998/TT-BTC ngày 15/07/1998 "Hướng dẫn kế-toán thuế-GTGT, thuế-TNDN";
Thông tư số 180/1998/TT-BTC ngày 26/12/1998 "Hướng dẫn bổ sung kế-toán thuế-GTGT";
Thông tư số 186/1998/TT-BTC ngày 28/12/1998 "Hướng dẫn kế-toán thuế-xuất- nhập-khẩu, thuế-tiêu-thụ-đặc-biệt";
Thông tư số 107/1999/TT-BTC ngày 01/09/1999 "Hướng dẫn kế-toán thuế-GTGT đối với hoạt động thuê tài chính"

Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 17 - Kế-toán Thuế-thu-nhập-doanh-nghiệp

Việc thực hiện công việc kế toán (gồm lập chứng từ, định khoản, ghi sổ kế toán) mà các văn bản đó gọi tắt là Kế-toán.
Như vậy việc thực hiện theo pháp luật về thuế cũng chỉ là phần nhỏ (chiếm ít thời gian công sức) trong công việc hàng ngày của lĩnh vực kế toán tài chánh mà thôi.

Riêng văn bản trước đó là của TCT hướng dẫn phòng Kế Toán của các Cục Thuế. Công việc được hướng dẫn cụ thể là gì thì tôi không biết vì tôi không làm trong phòng Kế toán của cơ quan Thuế. Trường hợp đó thì cũng là kế toán ngành Hành chánh - sự nghiệp. Không phải là lĩnh vực tác nghiệp riêng của nghề kế toán.

Tuy nhiên vấn đề chính của topic này là CKTT có được ghi trừ trước khi tính thuế GTGT hay không?

Nếu bạn vẫn cho là trừ vào giá hàng trước khi tính thuế GTGT thì khi đó bạn đã chuyển nó sang hình thức khác rồi. Không còn là CKTT nữa rồi.

Hiếm khi người ta ghi CKTT trên hóa đơn vì thường thì CKTT xảy ra sau khi hàng đã bán, hóa đơn đã lập.
Chỉ 1 vài Cty đặc biệt như Bưu Điện, Cty Điện Thoại mới ghi luôn lên hóa đơn (vì hóa đơn lập khi khách hàng trả tiền - tiện tay họ ghi luôn lên hóa đơn).
 
Ðề: Cách ghi hóa đơn cho chiết khấu thanh toán

Chiết khấu TT ko được trừ vào giá bán chưa có VAT,nó khác với CKTM, giảm giá hàng bán như muontennguoi da giải thích
Hạch toán:
-Hoặc Khi phản ánh doanh thu
Nợ 111/112/131
Nợ 635(CKM)
Có 511
Có 3331
-Hoặc Khi khách hàng trả tiền
Nợ 111.112
Nợ 635
Có 131
 
Ðề: Cách ghi hóa đơn cho chiết khấu thanh toán

Chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán được giảm thuế GTGT vì những công cụ đó xảy ra trước khi việc bán hàng hoàn tất.
Còn chiết khấu thanh toán là khoản tiền bớt đi cho khách hàng khi họ trả tiền sớm, nghĩa là việc chiết khấu đó xảy ra sau khi việc mua bán hoàn tất. Do đó chiết khấu thanh toán không được ghi giảm thuế GTGT.
Vì chiết khấu thanh toán được dùng với mục đích là tránh bị khách hàng chiếm dụng vốn của ta quá lâu nên nó được xem là 1 công cụ tài chánh và ghi vào tài khoản chi phi tài chánh 635.
Nếu khách hàng mua hàng và trả tiền ngay lập tức, ta cho họ hưởng khoản chiết khấu thanh toán và ghi thẳng trên hóa đơn, trừ vào số tiền phải thanh toán ở dòng dưới cùng của tờ hóa đơn:
Tiền hàng: 100tr
(chiết khấu thanh toán 105tr x 10% = 10 ,5tr ) <- ghi trên hóa đơn giống như là 1 mục ghi chú.
Thuế GTGT 5% = 5 tr
Tổng cộng thanh toán: 94,5tr. <- đã trừ CKTT

Như vậy thuế GTGT bạn phải nộp là 5tr
Định khoản:
  • N111: 94,5tr
  • N635: 10,5tr
  • C333: 5tr
  • C511: 100tr


chiết khấu thanh toán đâu có giảm trừ trên hóa đơn, bạn xem lại thử đi, chỉ có chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán là giảm trừ trên hóa đơn thôi.
 
Ðề: Cách ghi hóa đơn cho chiết khấu thanh toán

chiết khấu thanh toán đâu có giảm trừ trên hóa đơn, bạn xem lại thử đi, chỉ có chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán là giảm trừ trên hóa đơn thôi.

BẠN NÓI CHÍNH XÁC 100%
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top