Bút toán chuyển lỗ

  • Thread starter Khúc Thụy Du
  • Ngày gửi
Ðề: Bút toán chuyển lỗ

Mấy cô mấy chú mắng người ta khơi khơi như vậy mà cảm thấy được sao?
Mod mà gửi 1 bài chỉ có 1 câu , không đầu không đuôi như vậy sao?

Ơ ai nào to gan lớn mật mà mắng anh cơ chứ. Chẳng phải là anh em đang thảo luận với nhau và biết là anh đã hiểu sai vấn đề về TK 243 nên mới nói để anh xem lại đấy chứ. Sao lại bảo là mod gửi bài chỉ có một câu không đầu không đuôi? Đôi khi chỉ cần viết 1 câu hay nói một câu cũng đã đủ để nói lên tất cả rồi chứ không cần phải dài dòng là rõ vấn đề anh àh.
 
Ðề: Bút toán chuyển lỗ

Ơ ai nào to gan lớn mật mà mắng anh cơ chứ. Chẳng phải là anh em đang thảo luận với nhau và biết là anh đã hiểu sai vấn đề về TK 243 nên mới nói để anh xem lại đấy chứ. Sao lại bảo là mod gửi bài chỉ có một câu không đầu không đuôi? Đôi khi chỉ cần viết 1 câu hay nói một câu cũng đã đủ để nói lên tất cả rồi chứ không cần phải dài dòng là rõ vấn đề anh àh.

Đang thảo luận thì sao biết cái dòng màu đỏ?
Nếu tôi cũng phán 1 câu như Gã Sẹo thì chuyện sẽ đi đến đâu?

Nếu Let và Sẹo nghĩ rằng mình đúng thì cứ ôm cái đúng của Let và Sẹo đó đi.
Đã nói trang 18 TT20 mà không chịu ngó giùm cái.
 
Ðề: Bút toán chuyển lỗ

Đang thảo luận thì sao biết cái dòng màu đỏ?
Nếu tôi cũng phán 1 câu như Gã Sẹo thì chuyện sẽ đi đến đâu?

Nếu Let và Sẹo nghĩ rằng mình đúng thì cứ ôm cái đúng của Let và Sẹo đó đi.
Đã nói trang 18 TT20 mà không chịu ngó giùm cái.

Đã ngó rồi anh ạh, cả ngó cả mấy cái ví dụ trong đó nữa nhưng em thấy nó không có giống truờng hợp của topic này. Ở đây chủ topic hỏi:

Khúc Thụy Du nói:
Cho mình hỏi với: Năm 2007, cty mình lỗ, sang năm 2008 được kết chuyển lỗ, như vậy bút toán chuyển lỗ được định khoản thế nào vậy?
Thanks mọi người.

Câu hỏi này không dính dáng gì đến việc thuế thu nhập hoãn lại phải trả cả. Lỗ này là lỗ của DN do kế toán xác định cho cả về mặt kế toán và về mặt thuế.

Nghiệp vụ huế thu nhập hoãn lại phải trả chỉ phát sinh khi có sự chênh lệch giữa sự xác định chi phí được khấu trừ phát sinh trong năm giữa kế toán và thuế mà thôi.

ví dụ: với 1 tài sản cố định được kế toán xác định có thời gian sử dụng hữu ích là 5 năm và tiến hành tính khấu thao cho nó theo khung 5 năm. Nhưng theo thuế thì đến 6 năm. Vì thế, cuối năm tài chính (cho là tài sản này đưa vào sử dụng vào đầu năm) kế toán vào xác định lại và lập "Bảng xác định chênh lệch được khấu trừ" trong trường hợp này là phát sinh tăng nên phải ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại và ghi nhận vào TK Nợ 821/ Có 243.

Đến năm thứ 6, kế toán xác định chênh lệch tạm thời phát sinh giảm nên phải hoàn nhập nó bằng cách ghi tăng chi phí thuế TNDN, và hoàn nhập bằng cách ghi: Nợ 243/Có 821.
 
Ðề: Bút toán chuyển lỗ

Câu hỏi của chủ topic là hỏi chuyện năm nay (2008).
Nhưng nếu năm 2007 định khoản sai, thiếu ... thì có ảnh hưởng đến định khoản năm nay không?

---
Bài trước tôi kê ra cả các định khoản trong năm 2007 và từ đó số dư của các tài khoản là nằm ở đâu ...
Chủ topic tự rà lại, năm ngoái nếu còn thiếu chỗ nào thì điều chỉnh chỗ đó.
-----

Thời gian khấu hao không liên quan đến topic này, tuy nhiên vì Let đã đưa ví dụ thì tôi cũng tám theo:

QĐ206 là quyết định về kế toán chứ không phải là về Luật Thuế. Do đó không có chuyện chênh lệch thời gian như ví dụ của Let.
Khi đã xác định 5 năm đúng theo khung QĐ206 thì Thuế phải đồng ý, không có chuyện tự nhiên Thuế phán 6 năm trái với QĐ206 được.
------

Xem như CM17 và TT20 ai cũng đã đọc, đã có trong tay. Không trích dẫn ra đây các ví dụ trong dó nữa.

Bây giờ chỉ nói về nghĩa, không cầm tay chỉ việc. Thảo luận, hiểu và tự ứng dụng vào việc của mình.
-----------

Giả sử cty lỗ 100tr năm 2007.
Nếu tôi lập cty mới và năm 2008 lãi 300tr thì tôi nộp thuế 84tr.
Nhưng nếu tôi mua lại cty kia và năm 2008 cũng lãi 300tr thì tôi nộp thuế chỉ 56tr.
Như vậy 28tr có phải là 1 tài sản của cty kia không? Nếu tôi mua lại cty đó thì tôi có xem xét khoản lỗ được trừ hay không?

Tại sao 1 khoản nợ phải thu thì được xem là tài sản của cty mà khoản này lại không?
Là 1 tài sản của cty thì tại sao không thể hiện nó trên BCĐKT 2007?
 
Ðề: Bút toán chuyển lỗ

Câu hỏi của chủ topic là hỏi chuyện năm nay (2008).
Nhưng nếu năm 2007 định khoản sai, thiếu ... thì có ảnh hưởng đến định khoản năm nay không?
Nếu năm 2007 có định khoản sai thiế thì tất nhiên năm nay sẽ có ảnh hưởng. Nhưng trong topic không có đề cập đến vấn đề này.

Bài trước tôi kê ra cả các định khoản trong năm 2007 và từ đó số dư của các tài khoản là nằm ở đâu ...
Chủ topic tự rà lại, năm ngoái nếu còn thiếu chỗ nào thì điều chỉnh chỗ đó.
Cái ví dụ anh đã cho không thuộc nội dung đã hỏi. Vì thế... sẽ làm cho người hỏi hiểu sai vấn đề.

Thời gian khấu hao không liên quan đến topic này, tuy nhiên vì Let đã đưa ví dụ thì tôi cũng tám theo:
Bài của em là để thảo luận với anh cho TK 243 mà anh đã sử dụng trong bài ví dụ của anh.

QĐ206 là quyết định về kế toán chứ không phải là về Luật Thuế. Do đó không có chuyện chênh lệch thời gian như ví dụ của Let.
Khi đã xác định 5 năm đúng theo khung QĐ206 thì Thuế phải đồng ý, không có chuyện tự nhiên Thuế phán 6 năm trái với QĐ206 được.

Em đã nào có nói đến kế toán áp dụng chính sách khấu hao nhanh theo QĐ206 đâu. :k5516978: Nhưng nếu có áp dụng theo quyết định 206 rồi mà bị thuế tính giãn ra khi chi phí không tương xứng với doanh thu là chuyện thường xảy ra ở huyện chứ không phải là không có.

Và việc các doanh nghiệp sản xuất, vì muốn sớm thu hồi lại vốn để tái đầu tư sản xuất đã tiến hành khấu hao nhanh cho tài sản cố định khiến cho chi phí khấu hao tăng cao so với chi phí khấu hao theo QĐ206. Điều này dẫn đến số thuế TNDN phải nộp trong năm theo kế toán thấp hơn theo thuế ==> 1 khoản chênh lệch về thuế. Khoản chênh lệch này sẽ khiến cho doanh nghiệp nộp thuế ít hơn trong các kỳ tương lai ==> doanh nghiệp sẽ thu được lợi ích trong tương lai. Và ngược lại...

Xem như CM17 và TT20 ai cũng đã đọc, đã có trong tay. Không trích dẫn ra đây các ví dụ trong dó nữa.

Bây giờ chỉ nói về nghĩa, không cầm tay chỉ việc. Thảo luận, hiểu và tự ứng dụng vào việc của mình.

Chuẩn mực số 17 đưa ra cách thức xử lý đối với các khoản chênh lệch tạm thời và Thông tư 20 là hướng dẫn chuẩn mực số 17.

Các khoản chênh lệch tạm thời này sẽ tạo ra các khoản chênh lệch về thuế thu nhập phải nộp/ phải thu trong các kỳ tương lai. Thông qua 2 tài khoản: 243- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và 347- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả, ghi nhận trên bảng CĐKT theo thứ tự là tài sản (mã số 262) và nguồn vốn (công nợ) (mã số 335). Và khoản chênh lệch này kế toán phải tự xác định và lập "Bảng xác định chênh lệch được khấu trừ" kèm theo trong BCTC gửi cơ quan thuế. Từ đó, 2 bên có cơ sở để xác định và cấn trừ công nợ về thuế trong các kỳ tương lai.

Giả sử cty lỗ 100tr năm 2007.
Nếu tôi lập cty mới và năm 2008 lãi 300tr thì tôi nộp thuế 84tr.
Nhưng nếu tôi mua lại cty kia và năm 2008 cũng lãi 300tr thì tôi nộp thuế chỉ 56tr.
Như vậy 28tr có phải là 1 tài sản của cty kia không? Nếu tôi mua lại cty đó thì tôi có xem xét khoản lỗ được trừ hay không?

Tại sao 1 khoản nợ phải thu thì được xem là tài sản của cty mà khoản này lại không?
Là 1 tài sản của cty thì tại sao không thể hiện nó trên BCĐKT 2007?

Trường hợp anh mua lại cty này khi nó lỗ thì lại khác với vấn đề từ đầu đến giờ chúng ta đã thảo luận cũng như câu hỏi của chủ topic àh. Điều đó có nghĩa là lúc này trên Bảng CĐKT của cty anh về việc đầu tư vào cty con này sẽ có xuất hiện khoản mục "Tài sản thuế thu nhập hoãn lại" đối với khoản lỗ chưa sử dụng này.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Bút toán chuyển lỗ

Nếu năm 2007 có định khoản sai thiế thì tất nhiên năm nay sẽ có ảnh hưởng. Nhưng trong topic không có đề cập đến vấn đề này.

Chính vì chủ topic không đề cập là số dư năm 2007 có TK243 hay không mà sao Let lại khăng khăng bảo là không có ?

Nên nhớ hoàn toàn có thể có số dư 243 (nếu làm đúng - tôi khẳng định ghi nhận 243 là đúng) mà cũng có thể không có số dư 243 (nếu ghi sai sót).

Bài trước tôi kê ra cả các định khoản trong năm 2007 và từ đó số dư của các tài khoản là nằm ở đâu ...
Chủ topic tự rà lại, năm ngoái nếu còn thiếu chỗ nào thì điều chỉnh chỗ đó.
Cái ví dụ anh đã cho không thuộc nội dung đã hỏi. Vì thế... sẽ làm cho người hỏi hiểu sai vấn đề.

Có học về CM17 và TT20 thì tự khắc họ hiểu đúng thôi.
Trong CM17 và TT20 người ta ghi rõ thế mà không đọc thấy thì đúng là chuyện lạ.
Tôi không thể trích TT20 ra đây vì ở đó người ta hướng dẫn rất đầy đủ, trích ra đây thì rẩt dài.

Bài của em là để thảo luận với anh cho TK 243 mà anh đã sử dụng trong bài ví dụ của anh.


Em đã nào có nói đến kế toán áp dụng chính sách khấu hao nhanh theo QĐ206 đâu. :k5516978: Nhưng nếu có áp dụng theo quyết định 206 rồi mà bị thuế tính giãn ra khi chi phí không tương xứng với doanh thu là chuyện thường xảy ra ở huyện chứ không phải là không có

Và việc các doanh nghiệp sản xuất, vì muốn sớm thu hồi lại vốn để tái đầu tư sản xuất đã tiến hành khấu hao nhanh cho tài sản cố định khiến cho chi phí khấu hao tăng cao so với chi phí khấu hao theo QĐ206. Điều này dẫn đến số thuế TNDN phải nộp trong năm theo kế toán thấp hơn theo thuế ==> 1 khoản chênh lệch về thuế. Khoản chênh lệch này sẽ khiến cho doanh nghiệp nộp thuế ít hơn trong các kỳ tương lai ==> doanh nghiệp sẽ thu được lợi ích trong tương lai. Và ngược lại....

Chuyện khấu hao và chuyện cán bộ xử ép thế nào thì bỏ qua đi.
Trong nội dung ghi vào 243 và 347 có nhiều nội dung, chỉ lấy nội dung "lỗ năm trước và ưu đãi thuế chưa sử dụng" thôi.

Không nói về khấu hao nữa nhé. Được không?

Chuẩn mực số 17 đưa ra cách thức xử lý đối với các khoản chênh lệch tạm thời và Thông tư 20 là hướng dẫn chuẩn mực số 17.

Các khoản chênh lệch tạm thời này sẽ tạo ra các khoản chênh lệch về thuế thu nhập phải nộp/ phải thu trong các kỳ tương lai. Thông qua 2 tài khoản: 243- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và 347- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả, ghi nhận trên bảng CĐKT theo thứ tự là tài sản (mã số 262) và nguồn vốn (công nợ) (mã số 335). Và khoản chênh lệch này kế toán phải tự xác định và lập "Bảng xác định chênh lệch được khấu trừ" kèm theo trong BCTC gửi cơ quan thuế. Từ đó, 2 bên có cơ sở để xác định và cấn trừ công nợ về thuế trong các kỳ tương lai.

Đúng rồi.
Nhưng nhớ thêm là TT20 là về kế toán nên mục đích chính của nó là lập BCDKT thể hiện đúng giá trị của cty chứ không chỉ để tính thuế.

Trường hợp anh mua lại cty này khi nó lỗ thì lại khác với vấn đề từ đầu đến giờ chúng ta đã thảo luận cũng như câu hỏi của chủ topic àh. Điều đó có nghĩa là lúc này trên Bảng CĐKT của cty anh về việc đầu tư vào cty con này sẽ có xuất hiện khoản mục "Tài sản thuế thu nhập hoãn lại" đối với khoản lỗ chưa sử dụng này.

Tôi dự định mua lại cty ấy thôi chứ chưa mua.
Vì thế tôi cần đọc BCĐKT 2007 của cty ấy trước khi quyết định.
Và cty ấy phải thể hiện khoản tài sản ấy trên BCĐKT của họ thì mới đúng.

Chung quy nói như thế để Let thấy rằng cuối cùng ý nghĩa của TK243 và 347 là nhằm vào BCĐKT khi công khai ra cho cổ đông biết tình hình tài chánh của cty, càng chính xác càng tốt.
 
Ðề: Bút toán chuyển lỗ

Em sẽ tích phân bài của bác nhé:

Câu hỏi : Năm 2007, cty mình lỗ, sang năm 2008 được kết chuyển lỗ, như vậy bút toán chuyển lỗ được định khoản thế nào vậy?

và bác trả lời: như trên

Phân tích :
Thứ nhất bác nói : Đã tạm nộp thuế TNDN trong 4 quý là 100 tr theo em hiểu là người ta đã cầm tiền đi nộp và hạch toán Nợ 3334/Có 111,112 : 100 triệu, thế mà bác lại bảo người ta hạch toán : N333/C8211: 100 tr (nộp thừa) cuối năm 2007 là sao?

Tôi viết rõ ràng là "Cuối năm ghi N333/C8211: 100 tr ".
Hàng quý khi khai và tạm nộp đã ghi N8211/C3334 và N3334/C111 rồi.

Quy trình hạch toán ở đây bác phải viết rõ là như sau:

Năm 2007, xác định lỗ là 135.714.285 đ.
Trường hợp các quý 1,2,3 năm 2007 nếu đã hạch toán chi phí thuế TNDN hiện hành thì phải làm các bút toán điều chỉnh giảm bút toán đó đi để thuế TNDN phải nộp năm 2007 bằng 0, còn nếu các quý 1,2,3 không hạch toán chi phí thuế TNDN hiện hành thì quý 4 cũng không phải hạch toán chi cả bởi cả năm lỗ nên chi phí thuế TNDN năm hiện hành bằng 0.

Năm 2007 bị lỗ 135.714.285 đ. Doanh nghiệp cho bù hết vào năm 2008, thì khi đó khi xác định thuế TNDN hiện hành năm 2008 thì khi làm tờ khai tự quyết toán thuế TNDN đó, họ sẽ bù trừ cái lỗ của năm 2007 đi để xác định thuế TNDN phải nộp của năm 2008 là bao nhiêu. Cái đó thể hiện trên tờ khai quyết toán thuế TNDN, và chỉ cần lấy số đó hạch toán Nợ 821/Có 3334 là xong.

Còn không như bài viết của bác bác rắm rối vấn đề ra quá, rồi bác lại vác cả TK 243 vào không biết để làm gì nữa. (có khi bác vẫn bị lẩn quẩn vấn đề chuyển lỗ và vấn đề chi phí kế toán và chi phí thuế, lợi nhuận kế toán và lợi nhuận thuế, chênh lệch tạm thời vĩnh viễn rồi)

Bài của tác giả chỉ cần trả lời câu: không có bút toán kết chuyển lỗ mà khi mình tính toán thuế TNDN của năm sau mình đã tự trừ cái lỗ đó đi rồi. Chấm hết

Hỉ

Sẹo ta tự tin thấy ớn.
Rối rắm cũng phải làm. Dọc TT20 rồi mà bỏ qua không thực hiện sao?
 
Ðề: Bút toán chuyển lỗ

Thứ nhất, chủ topic không nói đến các khoản chênh lệch tạm thời nên chúng ta chỉ cần hướng dẫn theo câu hỏi là đủ. Nếu có mở rộng thì nên nói rõ, cho thêm ví dụ một cách rõ ràng. Còn ở đây, theo như bài ví dụ từ đầu của bác Mướn, bác chỉ nói đến khoản thuế tạm nộp đầu năm và khoản lỗ cuối năm mà bác đã vội kết luận và đưa nó sang thành 1 khoản chênh lệch tạm thời theo Let là chưa đúng vì lúc này chúng ta chưa có đủ dữ liệu, đủ cơ sở để làm bút toán này. Việc chúng ta thảo luận mở rộng mà không đưa ra dữ liệu mở rộng dễ làm cho người được tham vấn dễ hiểu lầm mà làm theo sai.

Mà vấn đề này... Let nghĩ đến đây đã thông hết rồi bác Mướn nhỉ! hihihi
 
Ðề: Bút toán chuyển lỗ

Thứ nhất, chủ topic không nói đến các khoản chênh lệch tạm thời nên chúng ta chỉ cần hướng dẫn theo câu hỏi là đủ. Nếu có mở rộng thì nên nói rõ, cho thêm ví dụ một cách rõ ràng. Còn ở đây, theo như bài ví dụ từ đầu của bác Mướn, bác chỉ nói đến khoản thuế tạm nộp đầu năm và khoản lỗ cuối năm mà bác đã vội kết luận và đưa nó sang thành 1 khoản chênh lệch tạm thời theo Let là chưa đúng vì lúc này chúng ta chưa có đủ dữ liệu, đủ cơ sở để làm bút toán này. Việc chúng ta thảo luận mở rộng mà không đưa ra dữ liệu mở rộng dễ làm cho người được tham vấn dễ hiểu lầm mà làm theo sai.

Mà vấn đề này... Let nghĩ đến đây đã thông hết rồi bác Mướn nhỉ! hihihi

Không đúng.
Đã đủ dữ liệu rồi. Chính quy định "được phép chuyển lỗ trong 5 năm" là cơ sở để ghi.

Khoản tạm nộp (nộp thừa) và khoản lỗ được phép chuyển năm sau là 2 khoản khác nhau.

- Nghĩa vụ thuế 2007 là 0đ mà đã tạm nộp 100tr -> nộp thừa 100tr > nó nằm ở số dư Nợ 333.
- Khoản lỗ được chuyển năm sau 100tr -> năm sau được giảm bớt nghĩa vụ 28tr -> nó nằm ở số dư Nợ 243.

Chủ topic không nói là năm 2007 đã có ghi 243 hay chưa, do đó Let cứ nghĩ là chưa ghi.

Nếu 2007 chưa ghi N243 28tr -> vẫn được giảm trừ thuế 2008 như thường.

Chính vì điều này mà "người-kế-toán-không-lo-làm-kế-toán-chỉ-lo-đối-phó-thuế" nghĩ rằng "biết ngay là Mượn sai mà".

Nếu 2007 đã ghi 243 thì dĩ nhiên năm 2008 khi sử dụng khoản mà chế độ cho phép ấy thì ta ghi giảm 243 đi.

Nếu chưa ghi thì xem như BCĐKT 2007 ghi sót 1 khoản tài sản. Vậy thì cuối năm 2008 nó cũng không còn -> xem như không có.
Và cách ghi này, trước bài của tôi đã có người nói đến rồi: không định khoản gì cả.

Nếu như sai mà biết mình sai chỗ nào thì khi Thuế xuống kiểm tra biết đường mà thuyết minh thì người ta cũng cho qua.
Hiểu là hiểu mà không hiểu là không hiểu, làm gì có chuyện hiểu lầm.

Nếu năm 2008 cty Let lỗ thì Let lập BCĐKT như thế nào? Nhớ là thuế 2009 chỉ còn 25% thôi.
Quy định của người ta từ 2006 lận đấy.
 
Ðề: Bút toán chuyển lỗ

Tiện đây các bác cho e hỏi luôn, nếu kết quả lỗ rồi thì có được tính thuế TNDN là âm rồi khấu trừ dần vào các năm sau hay o nhỉ ? Kê toán trước ở công ty em họ tính kết quả kinh doanh là lỗ và thuế TNDN phải nộp là : -38triệu. Cứ thế năm sau kinh doanh có lãi họ bù trừ số thuế này. Chả lẽ mình làm ăn bị lỗ rồi bắt nhà nước trả hộ à
khi e đi học là giáo viên dạy không được đó nha các bác:money:

Bác không được tính thuế âm kiểu đó,làm vậy sai rồi.chỉ được chuyển lỗ sang năm sau tron vòng 5 năm thôi:mocmui:
 
Ðề: Bút toán chuyển lỗ

Tôi viết rõ ràng là "Cuối năm ghi N333/C8211: 100 tr ".
Hàng quý khi khai và tạm nộp đã ghi N8211/C3334 và N3334/C111 rồi.



Sẹo ta tự tin thấy ớn.
Rối rắm cũng phải làm. Dọc TT20 rồi mà bỏ qua không thực hiện sao?

Dòng đỏ của bác kia là thuộc loại vụng chèo khéo chống.

Nhưng mà thú thực là chuyện từ một công ty mà bác vác sang thành 2 công ty thì thú thực là bác tài thực, rồi lại mua mua bán bán công ty. Thú thực là vụng chèo nhưng quả thực khéo chống.
Tiếp đến theo bác thì bài của em trả lời độc giả có đúng hay không, em đã đưa ra các trường hợp, cố định các khả năng có thể xảy ra. Còn thú thực bài của bác càng đọc càng khó hiểu.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Bút toán chuyển lỗ

Dòng đỏ của bác kia là thuộc loại vụng chèo khéo chống.

Nhưng mà thú thực là chuyện từ một công ty mà bác vác sang thành 2 công ty thì thú thực là bác tài thực, rồi lại mua mua bán bán công ty. Thú thực là vụng chèo nhưng quả thực khéo chống.
Tiếp đến theo bác thì bài của em trả lời độc giả có đúng hay không, em đã đưa ra các trường hợp, cố định các khả năng có thể xảy ra. Còn thú thực bài của bác càng đọc càng khó hiểu.

Mắc mớ gì mà phải chèo với chống?
Sẹo có đọc bài của tôi không vậy?
Làm ơn đọc từ trên xuống giùm nha ông Sẹo!
Khucthuydu chứ đâu phải Sẹo đâu mà chuyện khai và nộp thuế hàng quý cũng không biết định khoản.
Khucthuydu đã biết rồi thì tôi nhắc lại chi nữa? Cái căn bản đó ai cũng biết cả rồi.
Chỉ có Sẹo là không biết nên tôi phải tốn công nhắc lại đó thôi.


CM17 và TT20 ai làm theo thì làm, không thích thì thôi, đó không phải là nhiệm vụ của tôi.
Hiểu tôi hay không hiểu tôi thì tôi không quan tâm lắm.
Đó là chuyện nguyên lý căn bản của kế toán, có từ 2006. Nay không còn gì để nghi ngở có hiểu hay không hiểu.

Còn bài của Sẹo thì sai về lý thuyết.
Nhưng thực tế thì khoản tài sản thuế TNDN hoãn lại thường tồn tại rất ngắn.
Chẳng có cty nào lỗ triền miên năm này qua năm kia. Và số lỗ cũng không quá lớn.
Do đó nếu 2007 không ghi nhận 243 thì chỉ là sai sót nhỏ, ít có thể là trọng yếu.
Hóa ra cái sai của Sẹo lại rơi vào tình thế chữa cái sai cũ.
Thực thế, nếu cuối năm 2008 mà đi hạch toán điều chỉnh cái sót của 2007 trước rồi mới ghi tiếp theo đúng bài bản thì kết quả vẫn thế.
Điều chỉnh BCTC 2007 là rất phức tạp. Chẳng ai làm thế.

Vì thế hôm trước tôi cũng chẳng nói rằng Sẹo sai. Mặc dù nó vẫn là sai nhưng cũng là 1 giải pháp.

Thế mà, Sẹo lại nghĩ rằng ai cũng sai như mình, thấy người ta làm đúng và khác mình thì chỉ trích người ta sao?
Dân gian có câu: Đừng lấy cái dại của mình làm cái khôn của người.

Bài của tôi chỉ là đưa ra 1 hình mẫu trong 1 tình huống cụ thể. Chủ topic tự mình xem xét để dễ hình dung TT20 nói gì.
Ứng dụng vào tình huống của mình thì theo nguyên tắc kế toán mà mần thôi.
Tôi cũng chẳng dám nói là đã "đưa ra các trường hợp", đã "cố định các khả năng xảy ra".
Cứ mỗi bước là có vài khả năng khác nhau xảy ra, chỉ qua 3-4 bước là đã có đến hàng trăm tình huống rồi (cấp số nhân).

Tùy tình huống mà xử lý cho hợp lý. Quan trọng là nếu có sai sót thì biết rõ mà xử lý chứ đừng cãi chày cãi cối.
mad2.gif


========


Ít nhất qua topic này cũng biết rõ "Tài sản thuế TNDN hoãn lại" là:
- tài khoản Tài Sản, nó nằm ở nhóm 2xx;
- nó gọi "hoãn lại" nghĩa là không phải của năm nay (liên hệ 821 có 8211 "Thuế TNDN hiện hành" và 8212 "Thuế TNDN hoãn lại").

Từ đó cũng thấy tài khoản ngược lại với nó 347 có tên "Thuế TNDN hoãn lại phải trả" nghĩa là phần thuế của năm này kéo sang năm khác (hoãn lại) mà DN có thể "phải nộp" (đối nghĩa với "Tài Sản") và vì là khoản phải trả nên nó thuộc nhóm tài khoản 3xx. Như vậy chắc đọc TT20 cũng không khó. Cũng chẳng xa rời nguyên lý kế toán đâu.
 
Ðề: Bút toán chuyển lỗ

cho em hỏi khi làm sổ cái 911 để xác định kết quả kinh doanh cuối kỳ thì TK911 có số dư cuối kỳ không?Bên sổ Nhật Ký Chung có phản ánh kết chuyển Lã hoặc Lỗ chứ.Nếu sổ NKC có phản ánh lãi lỗ thì TK911 sẽ không có số dư.Em làm excel vê ké toán tổng hợp coo giáo đưa,nhưng em muốn hỏi về số dư của TK911
 
Ðề: Bút toán chuyển lỗ

cho em hỏi khi làm sổ cái 911 để xác định kết quả kinh doanh cuối kỳ thì TK911 có số dư cuối kỳ không?Bên sổ Nhật Ký Chung có phản ánh kết chuyển Lã hoặc Lỗ chứ.Nếu sổ NKC có phản ánh lãi lỗ thì TK911 sẽ không có số dư.Em làm excel vê ké toán tổng hợp coo giáo đưa,nhưng em muốn hỏi về số dư của TK911


TK 911 không dư, lãi lỗ wa TK421 nha bạn.
 
Ðề: Bút toán chuyển lỗ

cho em hỏi khi làm sổ cái 911 để xác định kết quả kinh doanh cuối kỳ thì TK911 có số dư cuối kỳ không?Bên sổ Nhật Ký Chung có phản ánh kết chuyển Lã hoặc Lỗ chứ.Nếu sổ NKC có phản ánh lãi lỗ thì TK911 sẽ không có số dư.Em làm excel vê ké toán tổng hợp coo giáo đưa,nhưng em muốn hỏi về số dư của TK911

Thông thường, tình huống bình thường, thì cuối năm sổ NKC có các dòng kết chuyển như sau:

ctừ số| ctừ ngày| Nội dung | TK NỢ | TK CÓ | Số tiền
.... | .... | .... | .... | .... | ....
.... | 31/12/xx| Kết chuyển doanh thu| 511| 911| A1 đ
.... | 31/12/xx| Kết chuyển giá vốn| 911| 632| A2 đ.
.... | 31/12/xx| Kết chuyển CP bán hàng| 911| 641| A3 đ
.... | 31/12/xx| Kết chuyển CP QLDN| 911| 642| A4 đ
.... | .... | .... | .... | .... | ....
.... | 31/12/xx| Kết chuyển thu nhập tài chánh| 515| 911| B1 đ
.... | 31/12/xx| Kết chuyển CP tài chánh| 911| 635| B2 đ
.... | 31/12/xx| Kết chuyển thu nhập khác| 711| 911| C1 đ
.... | 31/12/xx| Kết chuyển CP khác| 911| 811| C2 đ
.... | 31/12/xx| Kết chuyển CP thuế TNDN| 911| 821| D đ
.... | .... | .... | .... | .... | ....
.... | 31/12/xx| Kết chuyển nếu lãi| 911| 421| (A1-A2-A3-A4)+(B1-B2)+(C1-C2)-D >0
.... | 31/12/xx| Kết chyển nếu lỗ| 421| 911| (A1-A2-A3-A4)+(B1-B2)+(C1-C2)-D <0
| | | | |Khóa sổ ngày.....
| | | | |KTT ký​

Có thể có thêm các khoản giảm trừ doanh thu ...

Trên file Excel bạn cứ để sẵn các dòng trên, dòng nào không phát sinh hoặc chưa tính nổi thì cứ tạm để số tiền = 0đ.
Sau đó lập BCĐ SPS nháp, nếu các TK nhóm 5,6,7,8,9 vẫn còn số dư thì vào file NKC này sửa lại số tiền cho đến khi nào cân thì thôi.
 
Ðề: Bút toán chuyển lỗ

Mắc mớ gì mà phải chèo với chống?
Sẹo có đọc bài của tôi không vậy?
Làm ơn đọc từ trên xuống giùm nha ông Sẹo!
Khucthuydu chứ đâu phải Sẹo đâu mà chuyện khai và nộp thuế hàng quý cũng không biết định khoản.
Khucthuydu đã biết rồi thì tôi nhắc lại chi nữa? Cái căn bản đó ai cũng biết cả rồi.
Chỉ có Sẹo là không biết nên tôi phải tốn công nhắc lại đó thôi.


CM17 và TT20 ai làm theo thì làm, không thích thì thôi, đó không phải là nhiệm vụ của tôi.
Hiểu tôi hay không hiểu tôi thì tôi không quan tâm lắm.
Đó là chuyện nguyên lý căn bản của kế toán, có từ 2006. Nay không còn gì để nghi ngở có hiểu hay không hiểu.

Còn bài của Sẹo thì sai về lý thuyết.
Nhưng thực tế thì khoản tài sản thuế TNDN hoãn lại thường tồn tại rất ngắn.
Chẳng có cty nào lỗ triền miên năm này qua năm kia. Và số lỗ cũng không quá lớn.
Do đó nếu 2007 không ghi nhận 243 thì chỉ là sai sót nhỏ, ít có thể là trọng yếu.
Hóa ra cái sai của Sẹo lại rơi vào tình thế chữa cái sai cũ.
Thực thế, nếu cuối năm 2008 mà đi hạch toán điều chỉnh cái sót của 2007 trước rồi mới ghi tiếp theo đúng bài bản thì kết quả vẫn thế.
Điều chỉnh BCTC 2007 là rất phức tạp. Chẳng ai làm thế.

Vì thế hôm trước tôi cũng chẳng nói rằng Sẹo sai. Mặc dù nó vẫn là sai nhưng cũng là 1 giải pháp.

Thế mà, Sẹo lại nghĩ rằng ai cũng sai như mình, thấy người ta làm đúng và khác mình thì chỉ trích người ta sao?
Dân gian có câu: Đừng lấy cái dại của mình làm cái khôn của người.

Bài của tôi chỉ là đưa ra 1 hình mẫu trong 1 tình huống cụ thể. Chủ topic tự mình xem xét để dễ hình dung TT20 nói gì.
Ứng dụng vào tình huống của mình thì theo nguyên tắc kế toán mà mần thôi.
Tôi cũng chẳng dám nói là đã "đưa ra các trường hợp", đã "cố định các khả năng xảy ra".
Cứ mỗi bước là có vài khả năng khác nhau xảy ra, chỉ qua 3-4 bước là đã có đến hàng trăm tình huống rồi (cấp số nhân).

Tùy tình huống mà xử lý cho hợp lý. Quan trọng là nếu có sai sót thì biết rõ mà xử lý chứ đừng cãi chày cãi cối.
mad2.gif


========


Ít nhất qua topic này cũng biết rõ "Tài sản thuế TNDN hoãn lại" là:
- tài khoản Tài Sản, nó nằm ở nhóm 2xx;
- nó gọi "hoãn lại" nghĩa là không phải của năm nay (liên hệ 821 có 8211 "Thuế TNDN hiện hành" và 8212 "Thuế TNDN hoãn lại").

Từ đó cũng thấy tài khoản ngược lại với nó 347 có tên "Thuế TNDN hoãn lại phải trả" nghĩa là phần thuế của năm này kéo sang năm khác (hoãn lại) mà DN có thể "phải nộp" (đối nghĩa với "Tài Sản") và vì là khoản phải trả nên nó thuộc nhóm tài khoản 3xx. Như vậy chắc đọc TT20 cũng không khó. Cũng chẳng xa rời nguyên lý kế toán đâu.

Bác viết thực nhiều chữ nhưng em vẫn thú thực là em chả hiểu, khi trả lời thì người ta phải tập trung chính vào câu hỏi của chủ đề. Hic hic, bác làm em lại nhớ lại chuyện thằng đầy tớ và con tằm nhả ra tơ.

Nếu bác vẫn cố tình biện luận cái 243 ở đây thì em xin thưa bác là với câu hỏi của bạn đó em có thể cho toàn bộ cái bảng tài khoản theo 15 vào đây đó và kiểu gì nó cũng liên quan như kiểu một ông hói cứ nhắc tới bóng đèn thì nhảy ngược lên đó.
 
Ðề: Bút toán chuyển lỗ

Bác viết thực nhiều chữ nhưng em vẫn thú thực là em chả hiểu, khi trả lời thì người ta phải tập trung chính vào câu hỏi của chủ đề. Hic hic, bác làm em lại nhớ lại chuyện thằng đầy tớ và con tằm nhả ra tơ.

Nếu bác vẫn cố tình biện luận cái 243 ở đây thì em xin thưa bác là với câu hỏi của bạn đó em có thể cho toàn bộ cái bảng tài khoản theo 15 vào đây đó và kiểu gì nó cũng liên quan như kiểu một ông hói cứ nhắc tới bóng đèn thì nhảy ngược lên đó.

Vậy Sẹo cố gắng hiểu đoạn này :
Vì thế hôm trước tôi cũng chẳng nói rằng Sẹo sai. Mặc dù nó vẫn là sai nhưng cũng là 1 giải pháp.

Thế mà, Sẹo lại nghĩ rằng ai cũng sai như mình, thấy người ta làm đúng và khác mình thì chỉ trích người ta sao?
Dân gian có câu: Đừng lấy cái dại của mình làm cái khôn của người.

Chừng nào tiêu hóa được cái đó rồi ta sẽ nói tiếp.
Các bài trước tôi viết là để mọi người đọc. Không phải để cho riêng Sẹo đọc.
Mà DKT thì còn có nhiều người giỏi, nếu tôi nói sai thì họ có thể sẽ bảo cho tôi biết.
 
Ðề: Bút toán chuyển lỗ

kết chuyển lỗ tử năm này sang năm khác chỉ sd tài khoản 4211 và 4212, chứ có phải tính kết quả kinh doanh cuối kỳ đâu mà dùng 911 chứ, đây là quyết toán xong rùi, khoản lỗ chuyển sang năm sau mà
 
Ðề: Bút toán chuyển lỗ

Giả sử năm 2007 lỗ 135.714.285 đ.
Đã tạm nộp thuế TNDN trong 4 quý là 100 tr.
Khi tạm khóa sổ trước khi lập QT2007 thì số dư 911 là dư bên Nợ 135.714.285.
Khi đó xác định:
- Thuế TNDN 2007: 0đ.
- Được chuyển lỗ vào 2008 là 135.714.285, nghĩa là sẽ giảm được thuế TNDN 2008 là 135.714.285 x 28% = 38tr.

Định khoản cuối năm 2007:
N333/C8211: 100 tr (nộp thừa)
N243/C8212: 38 tr
N8212/C911: 38 tr
N421/C911: 135.714.285 - 38tr = 97.714.285.

Vậy cuối cùng số lỗ 135.714.285 sẽ nằm ở Nợ 421 là 97.714.285 và Nợ 243 là 38 tr.
Sổ chi tiết 243 nhớ ghi rõ : cơ sở chênh lệch tạm thời là Lỗ 2007 là 135.714.285 ...

Sang năm 2008, giả sử lãi 935.714.285.
Đã tạm nộp 4 quý 100tr.
Chú ý: số tạm nộp này không phải là dựa theo tạm nộp năm ngoái mà là do thực tế năm nay + số dư Nợ 333 đầu năm.
Khi tạm khóa sổ trước khi lập QT2008 thì:
- số dư 911 là dư bên Có 935.714.285
- số dư 8211 là dư bên Nợ 100 tr.
- số dư 243 năm trước mang sang là ben Nợ 38 tr.
- số dư 333 năm trước mang sang là ben Nợ 100 tr + Tạm nộp thêm năm nay 100 tr = 200 tr.
- số dư 421 năm trước mang sang là ben Nợ 97.714.285.
Khi lập QT2008 xác định:
- Lãi : 935.714.285
- Chuyển lỗ của 2007 sang: 135.714.285
- Thuế TNDN phải nộp năm nay: 800 tr x 28% = 224 tr.
- Đã tạm nộp : 200 tr.
- Số còn phải nộp : 24 tr.

Định khoản:
- N8211/C333 : 124 tr
- N8212/C243 : 38 tr
- N911/ C821 : 224 tr (Có 8211) + 38 tr (Có 8212) = 262 tr.
- N911/C421 : 935.714.285 - 262 tr = 673.714.285

Khi đó số dư Có 421 cuối năm 2008 là : 673.714.285 (PS bên Có) - 97.714.285 (SD đầu năm) = 576 tr.
Đó là kết quả tổng cộng sau 2 năm kinh doanh : Lãi 800tr - thuế TNDN 224 tr
Cho em hỏi bác chút về kê khai trên hệ thống kê khai thuế 2.0 (giả sử năm 2007 bác nói là năm 2008, năm 2008 là năm 2009 thì mới có V2.0) thì năm 2008, kê khai Chỉ tiêu số 16 (Mã số 52) trên báo cáo KQSXKD: -38tr có đúng không? Nếu đúng thì khi nhập vào phần mềm hệ thống kê khai, chỉ tiêu này không cho nhập số âm nên kết quả cuối cùng bị sai.

Ngoài ra 1 số chỉ tiêu ghi bằng số âm trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng không nhập được nên kết quả báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng sai nốt.

Việc đăng ký kế hoạch chuyển lỗ 135.714.285 theo phụ lục 03-2A tại thời điểm 31-12-08 (Tức là 31-12-07 như bác nói) như thế nào, tôi thấy tại mục I của phụ lục này phần mềm không cho nhập cột Năm (1) thì làm sao đăng ký kế hoạch chuyển lỗ? hay là tôi chưa biết cách sử dụng phần mềm?
 
Ðề: Bút toán chuyển lỗ

Nếu DN hoạt động lổ thì lảm ji có thu nhập đâu mà tính thuế bạn.đâu cần kết chuyển ji dau.DN chỉ thu thuế khi DN có lãi thuh bạn ah!
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top