Bài 1:
Xí nghiệp M sử dụng hệ thống giá chuẩn trong quản lý và lấy số giờ công lao động trực tiếp làm tiêu thức phân bổ Chi phí sản xuất chung.
1) Cho biết phiếu tính giá chuẩn của 1 sản phẩm như sau:
Nguyên liệu trực tiếp (4 kg * 3,5 đ) 14 đ
Công lao động trực tiếp (3 h * 8 đ ) 24 đ
Biến phí sản xuất chung (3 h * 2 đ ) 6 đ
Định phí sản xuất chung (3 h * 6 đ ) 18 đ
Đơn giá chuẩn 1 sp 62 đ
2) Biết rằng hoạt động bình thường của xí nghiệp ở mức 3.000 h .
3) Số liệu sản xuất thực tế của:
• Xí nghiệp sản xuất được 950 sản phẩm
• Nguyên liệu đã mua và sử dụng hết vào sản xuất 4.200 kg với giá 3,75 đ/kg.
• Số giờ công lao động trực tiếp lên tới là 2.900 h với đơn giá 7,50 đ/h
• Biến phí sản xuất chung thực tế 6.250 đ.
• Định phí sản xuất chung thực tế 17.000 đ.
Câu hỏi
a) Xác định Định phí sản xuất chung Ngân sách ? Lập ngân sách linh hoạt ở các mức độ hoạt động 2.600 h, 2.800 h, 3.000 h?
b) Tính chênh lệch trên Biến phí sản xuất chung?
c) Tính chênh lệch và phân tích chênh lệch trên Định phí sản xuất chung?
d) Nêu ý nghĩa của chênh lệch và phân tích Chênh lệch trong quản lý?
Bài 2:
Công ty Z có 2 bộ phận:
Bộ phận X sản xuất ra Sản phẩm dở dang (spdd ) P vẫn bán ra thị trường bên ngoài với giá 30 đ/sp; biến phí của mỗi spdd P là 18 đ/sp.
Bộ phận Y sử dụng spdd để sản xuất ra thành phẩm Q. Nếu bộ phận X sản xuất và bán spdd cho Y thì có thể bớt được biến phí 3 đ/sp. Có một nhà cung cấp bên ngoài cào bán spdd P cho bộ phận Y với gí 25 đ/sp.
Câu hỏi
Xác định giá mua bán nội bộ của bộ phận X cho bộ phận Y và đưa ra kết luận trong các trường hợp:
a) Bộ phận X vẫn còn đủ khả năng sản xuất spdd P cho Bộ phân Y mà không ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng ra bên ngoài.
b) Bộ phận X hiện tại đang hoạt động hết khả năng. Nếu bộ phận X sản xuất và bán hàng cho Y thì X phải từ bỏ phần sản phẩm vẫn bán ra thị trường.
Bài 3:
Một Doanh nghiệp đang xem xét việc có nên mua thêm một chiếc máy mới về sản xuất hay không. Chiếc máy mới này giá 75.000 đ, thời gian sử dụng 5 năm, giá trị còn lại sau thời gian sử dụng bằng 0, khấu hao tính theo kiểu đều. Thông tin về tình hình sản xuất của 2 phương án như sau:
Chưa mua máy Có mua máy
Đơn giá bán ra 50 đ/sp 50 đ/sp
Số sản phẩm sản xuất và bán (1 năm ) 10.000 sp 10.000 sp
Nguyên liệu trực tiếp (1 sp ) 20 đ 20 đ
Công lao động trực tiếp (1 sp ) 18 đ 15 đ
Biến phí sản xuất chung (1 sp ) 12 đ 12 đ
Định phí sản xuất chung(1 năm ) 90.000 đ 90.000 đ
Chi phí khấu hao máy mới( 1 năm ) - 15.000 đ (* )
(* ) Khấu hao đều 75.000 đ/ 5= 15.000 đ
Câu hỏi
Hãy dùng thông tin thích hợp để đưa ra quyết định có nên mua thêm một chiếc máy mới về sản xuất hay không?
Xí nghiệp M sử dụng hệ thống giá chuẩn trong quản lý và lấy số giờ công lao động trực tiếp làm tiêu thức phân bổ Chi phí sản xuất chung.
1) Cho biết phiếu tính giá chuẩn của 1 sản phẩm như sau:
Nguyên liệu trực tiếp (4 kg * 3,5 đ) 14 đ
Công lao động trực tiếp (3 h * 8 đ ) 24 đ
Biến phí sản xuất chung (3 h * 2 đ ) 6 đ
Định phí sản xuất chung (3 h * 6 đ ) 18 đ
Đơn giá chuẩn 1 sp 62 đ
2) Biết rằng hoạt động bình thường của xí nghiệp ở mức 3.000 h .
3) Số liệu sản xuất thực tế của:
• Xí nghiệp sản xuất được 950 sản phẩm
• Nguyên liệu đã mua và sử dụng hết vào sản xuất 4.200 kg với giá 3,75 đ/kg.
• Số giờ công lao động trực tiếp lên tới là 2.900 h với đơn giá 7,50 đ/h
• Biến phí sản xuất chung thực tế 6.250 đ.
• Định phí sản xuất chung thực tế 17.000 đ.
Câu hỏi
a) Xác định Định phí sản xuất chung Ngân sách ? Lập ngân sách linh hoạt ở các mức độ hoạt động 2.600 h, 2.800 h, 3.000 h?
b) Tính chênh lệch trên Biến phí sản xuất chung?
c) Tính chênh lệch và phân tích chênh lệch trên Định phí sản xuất chung?
d) Nêu ý nghĩa của chênh lệch và phân tích Chênh lệch trong quản lý?
Bài 2:
Công ty Z có 2 bộ phận:
Bộ phận X sản xuất ra Sản phẩm dở dang (spdd ) P vẫn bán ra thị trường bên ngoài với giá 30 đ/sp; biến phí của mỗi spdd P là 18 đ/sp.
Bộ phận Y sử dụng spdd để sản xuất ra thành phẩm Q. Nếu bộ phận X sản xuất và bán spdd cho Y thì có thể bớt được biến phí 3 đ/sp. Có một nhà cung cấp bên ngoài cào bán spdd P cho bộ phận Y với gí 25 đ/sp.
Câu hỏi
Xác định giá mua bán nội bộ của bộ phận X cho bộ phận Y và đưa ra kết luận trong các trường hợp:
a) Bộ phận X vẫn còn đủ khả năng sản xuất spdd P cho Bộ phân Y mà không ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng ra bên ngoài.
b) Bộ phận X hiện tại đang hoạt động hết khả năng. Nếu bộ phận X sản xuất và bán hàng cho Y thì X phải từ bỏ phần sản phẩm vẫn bán ra thị trường.
Bài 3:
Một Doanh nghiệp đang xem xét việc có nên mua thêm một chiếc máy mới về sản xuất hay không. Chiếc máy mới này giá 75.000 đ, thời gian sử dụng 5 năm, giá trị còn lại sau thời gian sử dụng bằng 0, khấu hao tính theo kiểu đều. Thông tin về tình hình sản xuất của 2 phương án như sau:
Chưa mua máy Có mua máy
Đơn giá bán ra 50 đ/sp 50 đ/sp
Số sản phẩm sản xuất và bán (1 năm ) 10.000 sp 10.000 sp
Nguyên liệu trực tiếp (1 sp ) 20 đ 20 đ
Công lao động trực tiếp (1 sp ) 18 đ 15 đ
Biến phí sản xuất chung (1 sp ) 12 đ 12 đ
Định phí sản xuất chung(1 năm ) 90.000 đ 90.000 đ
Chi phí khấu hao máy mới( 1 năm ) - 15.000 đ (* )
(* ) Khấu hao đều 75.000 đ/ 5= 15.000 đ
Câu hỏi
Hãy dùng thông tin thích hợp để đưa ra quyết định có nên mua thêm một chiếc máy mới về sản xuất hay không?