Bài tập kế toán quản trị

thanhxuanh

New Member
Hội viên mới
Bài 1:
Xí nghiệp M sử dụng hệ thống giá chuẩn trong quản lý và lấy số giờ công lao động trực tiếp làm tiêu thức phân bổ Chi phí sản xuất chung.

1) Cho biết phiếu tính giá chuẩn của 1 sản phẩm như sau:

Nguyên liệu trực tiếp (4 kg * 3,5 đ) 14 đ
Công lao động trực tiếp (3 h * 8 đ ) 24 đ
Biến phí sản xuất chung (3 h * 2 đ ) 6 đ
Định phí sản xuất chung (3 h * 6 đ ) 18 đ
Đơn giá chuẩn 1 sp 62 đ

2) Biết rằng hoạt động bình thường của xí nghiệp ở mức 3.000 h .

3) Số liệu sản xuất thực tế của:
• Xí nghiệp sản xuất được 950 sản phẩm
• Nguyên liệu đã mua và sử dụng hết vào sản xuất 4.200 kg với giá 3,75 đ/kg.
• Số giờ công lao động trực tiếp lên tới là 2.900 h với đơn giá 7,50 đ/h
• Biến phí sản xuất chung thực tế 6.250 đ.
• Định phí sản xuất chung thực tế 17.000 đ.

Câu hỏi
a) Xác định Định phí sản xuất chung Ngân sách ? Lập ngân sách linh hoạt ở các mức độ hoạt động 2.600 h, 2.800 h, 3.000 h?
b) Tính chênh lệch trên Biến phí sản xuất chung?
c) Tính chênh lệch và phân tích chênh lệch trên Định phí sản xuất chung?
d) Nêu ý nghĩa của chênh lệch và phân tích Chênh lệch trong quản lý?

Bài 2:
Công ty Z có 2 bộ phận:
Bộ phận X sản xuất ra Sản phẩm dở dang (spdd ) P vẫn bán ra thị trường bên ngoài với giá 30 đ/sp; biến phí của mỗi spdd P là 18 đ/sp.
Bộ phận Y sử dụng spdd để sản xuất ra thành phẩm Q. Nếu bộ phận X sản xuất và bán spdd cho Y thì có thể bớt được biến phí 3 đ/sp. Có một nhà cung cấp bên ngoài cào bán spdd P cho bộ phận Y với gí 25 đ/sp.
Câu hỏi

Xác định giá mua bán nội bộ của bộ phận X cho bộ phận Y và đưa ra kết luận trong các trường hợp:
a) Bộ phận X vẫn còn đủ khả năng sản xuất spdd P cho Bộ phân Y mà không ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng ra bên ngoài.
b) Bộ phận X hiện tại đang hoạt động hết khả năng. Nếu bộ phận X sản xuất và bán hàng cho Y thì X phải từ bỏ phần sản phẩm vẫn bán ra thị trường.

Bài 3:
Một Doanh nghiệp đang xem xét việc có nên mua thêm một chiếc máy mới về sản xuất hay không. Chiếc máy mới này giá 75.000 đ, thời gian sử dụng 5 năm, giá trị còn lại sau thời gian sử dụng bằng 0, khấu hao tính theo kiểu đều. Thông tin về tình hình sản xuất của 2 phương án như sau:

Chưa mua máy Có mua máy
Đơn giá bán ra 50 đ/sp 50 đ/sp
Số sản phẩm sản xuất và bán (1 năm ) 10.000 sp 10.000 sp
Nguyên liệu trực tiếp (1 sp ) 20 đ 20 đ
Công lao động trực tiếp (1 sp ) 18 đ 15 đ
Biến phí sản xuất chung (1 sp ) 12 đ 12 đ
Định phí sản xuất chung(1 năm ) 90.000 đ 90.000 đ
Chi phí khấu hao máy mới( 1 năm ) - 15.000 đ (* )

(* ) Khấu hao đều 75.000 đ/ 5= 15.000 đ

Câu hỏi

Hãy dùng thông tin thích hợp để đưa ra quyết định có nên mua thêm một chiếc máy mới về sản xuất hay không?
 
Bài 1:
Xí nghiệp C sản xuất và bán 1 sản phẩm duy nhất. Số liệu sau đây cung cấp để lập ngân sách cho năm N+1:
1) Số lượng bán dự đoán:
Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7
Số lượng 6000 sp 7000 sp 5000 sp 4000 sp 8000 sp
Đơn giá bán ra 50 đ/sp.
2) Chính sách của xí nghiệp là: Kho thành phẩm cuối mỗi tháng phải có mức bằng 10% số lượmg bán ra của tháng tiếp theo.
3) Mỗi sản phẩm tiêu thụ 2 kg nguyên liệu.
Xí nghiệp muốn kho nguyên liệu cuối mỗi tháng phải bằng 20% mức tiêu thụ của tháng tiếp theo. Riêng kho nguyên liệu đầu tháng 4 là 2.000 kg và kho nguyên liệu cuối tháng 6 là 1.500 kg.
Câu hỏi:
Hãy lập ngân sách bán (số lượng và tiền), sản xuất (số lượng), mua nguyên liệu (số lượng) của các tháng 4, 5, 6 và tổng của 3 tháng này

Bài 2:
Trong quản lý, xí nghiệp X sử dụng hệ thống giá chuẩn và đơn giá chi phí sản xuất chung tính trước dựa trên giờ công lao động trực tiếp.
1) Cho biết phiếu tính giá chuẩn của một sản phẩm như sau (năm 1980):
Nguyên liệu trực tiếp (4kg * 3,5đ) = 14đ
Công lao động trực tiếp (1,5 h * 8 đ) = 12đ
Biến phí sản xuất chung (1,5 h * 2 đ) = 3đ
Định phí sản xuất chung (1,5 h * 6 đ) = 9đ
——————————————————————
Đơn giá chuẩn 1 sản phẩm = 38đ
2) Số liệu sản xuất thực tế của năm 1980:
- Xí nghiệp sản xuất được 20.000 sản phẩm.
- Nguyên liệu mua trong năm 78.000 kg với giá 3,75 đ/kg. Tất cả số nguyên liệu này đã được sử dụng vào sản xuất.
- Số giờ công lao động trực tiếp lên tới 32.500 h với đơn giá 7,80 đ/h
- Biến phí sản xuất chung thực tế 68.250 đ.
- Định phí sản xuất chung thực tế 180.000 đ.
Câu hỏi:
a) Biết rằng hoạt động bình thường ở mức sản xuất 22.000 sản phẩm, hết 33.000 h công lao động. Tính định phí sản xuất chung ngân sách ?
b) Tính chênh lệch trên nguyên liệu tiêu thụ ?
c) Tính chênh lệch và phân tích chênh lệch trên biến phí sản xuất chung ?
d) Tính chênh lệch và phân tích chênh lệch trên định phí sản xuất chung ?
e) Nêu ý nghĩa của chênh lệch và phân tích chênh lệch ?

Bài 3:
Công ty W có 2 bộ phận:
Bộ phận X sản xuất 1000 bao bì M và vẫn bán ra thị trường bên ngoài với giá 50 đ/sp, biết rằng biến phí của mỗi bao bì M là 35 đ/chiếc.
Bộ phận Y lâu nay vẫn mua 600 bao bì N từ bên ngoài, vì kích thước có nhỏ hơn một ít nên đơn giá mua là 45 đ/chiếc. Lãnh đạo công ty muốn giữ sự ổn định nên yêu cầu bộ phận X sản xuất bao bì N và bán cho bộ phận Y.
Nếu bộ phận X sản xuất bao bì N và bán cho bộ phận Y thì biến phí của mỗi bao bì N là 25 đ/chiếc. Để sản xuất và bán cho Y thì bộ phận X phải từ bỏ sản xuất và bán 200 sản phẩm M ra thị trường.
Câu hỏi:
Hỏi bộ phận X sẽ định giá bán (tối thiểu) bao bì N cho Y là bao nhiêu?
 
bai tap ke toan quan tri

Câu 1:
Doanh nghiệp A sản xuất sản phẩm B. Giá thành đơn vị sản phẩm theo định mức là 6.200 đ, chia làm 3 công đoạn sản xuất như sau:
Công đoạn 1:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 2.000đ
- Chi phí chế biến công đoạn 1: 1.000đ
Cộng: 3.000đ
Công đoạn 2:
- Giá trị bán thành phẩm công đoạn 1 chuyển sang: 3.000đ
- Chi phí chế biến thuộc công đoạn 2: 1.200đ
Cộng: 4.200đ
Công đoạn 3:
- Giá trị bán thành phẩm công đoạn 2 chuyển sang: 4.200đ
- Chi phí chế biến thuộc công đoạn 3: 2.000đ
Cộng: 6.200đ
Trong tháng, chi phí sản xuất thực tế phát sinh là 117.660.000đ kiểm kê sản phẩm cuối kỳ:
- Sản phẩm hoàn thành: 15.000 SP
- Sản phẩm dở dang thuộc công đoạn 1: 1.200 SP
- Sản phẩm dở dang thuộc công đoạn 2: 1.100 SP
- Sản phẩm dở dang công đoạn 3: 1.300 SP
Yêu cầu:
+ Tính chi phí sản xuất dở dang cuối tháng.
+ Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm hoàn thành (không cần chi tiết theo khoản mục).
Câu 2:
Doanh nghiệp kinh doanh 3 loại sản phẩm X, Y, Z có tổng định phí hoạt động bình quân hàng năm là 1.200 triệu đồng. Kết quả doanh thu và biến phí bình quân của năm trước và kế hoạch dự kiến của năm tới như sau: (Đơn vị: triệu đồng)
X Y Z
TH KH TH KH TH KH
Doanh thu bán hàng
Biến phí tiêu thụ (%) 800
25% 1.200
25% 1.000
80% 500
80% 700
50% 800
50%
Yêu cầu:
+ Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo dạng lãi trên biến phí cho quá trình thực hiện năm trước và cho kế hoạch dự kiến năm nay
+ Xác định doanh thu hoà vốn của thực hiện và kế hoạch trong năm
+ Giải thích tại sao khi doanh thu như nhau mà điểm hoà vốn khác nhau giữa thực hiện với kế hoạch
Câu 3:
Doanh nghiệp sử dụng hệ thống xác định chi phí theo công việc. Bảng dưới đây cho biết các số liệu của tháng đầu tiên thực hiện từ 3 công việc như sau:
Công việc
A B C
Khối lượng sản xuất (cái)
Số giờ máy làm việc (giờ máy)
Chi phí nguyên liệu trực tiếp (1.000đ)
Chi phí lao động trực tiếp (1.000đ) 2.000
1.100
4.500
9.600 1.800
1.000
3.600
8.000 1.500
900
1.400
7.200
Chi phí sản xuất chung thực tế tổng cộng là 30.000.000 đ đã phát sinh trong tháng. Chi phí sản xuất chung được phân bổ căn cứ trên số giờ máy hoạt động. Hai công việc A và B đã hoàn thành trong tháng. Công việc C chưa hoàn thành.
Yêu cầu:
+ Xác định chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng công việc trong tháng,
+ Xác định giá thành đơn vị của công việc mã số A và B
+ Vẽ sơ đồ tài khoản chữ T để phản ánh sự vận động của chi phí của cả 3 công việc trong tháng và xác định số dư của tài khoản sản phẩm dở dang, chi phí sản xuất chung vào cuối tháng.
Câu 4:
Công ty X có một mạng lưới gồm 10 nhà hát, kinh doanh trên khắp đất nước. HĐ quản trị của công ty đang nghiên cứu việc đặt các máy rang bắp ở các nhà hát này. Những chiếc máy này sẽ trực tiếp rang bắp bán mỗi ngày thay vì các nhà hát phải mua các bịch bắp rang sẵn về bán.
Máy rang bắp có nhiều kích cỡ. Chi phí thuê máy và chi phí vận hành máy thay đổi theo kích cỡ của máy. Công suất máy và các khoản chi phí của từng kích cỡ được cho dưới đây:
Kiểu máy
Loại nhỏ Loại trung bình Loại lớn
Công suất hàng năm
Các khoản chi phí:
- Chi phí thuê máy/năm
- Chi phí bắp hạt/hộp
- Chi phí 1 hộp
- Các khoản phí khác/hộp 50.000 hộp

8.000.000đ
130đ
80đ
220đ 120.000 hộp

11.000.000đ
130đ
80đ
140đ 300.000 hộp

20.000.000đ
130đ
80đ
50đ
Yêu cầu:
+ Hãy tính mức tiêu thụ mà máy loại nhỏ và máy loại vừa đều tạo ra một mức lãi (lỗ) như nhau
+ HĐ QT công ty có thể dự kiến khối lượng hộp bắp phải tiêu thụ ở từng nhà hát. Hãy giới thiệu một nguyên tắc quyết định mà có thể giúp cho HĐQT công ty lựa chọn chiếc máy có lợi nhất cho từng nhà hát mà không phải thực hiện các quá trình tính toán riêng cho từng nhà hát.
Câu 5:
Công ty X kinh doanh 2 loại sản phẩm A và B có tài liệu như sau:
Đơn vị: Đồng
Sản phẩm A Sản phẩm B
Giá bán một sản phẩm
Biến phí một sản phẩm
Khối lượng tiêu thụ trong tháng 10.000
4.500
4.000 12.000
7.200
5.000
Tổng định phí hoạt động 35.880.000
Yêu cầu:
+ Tính doanh số hoà vốn của công ty
+ Giả sử trong tháng tới công ty dự kiến bán được tổng doanh thu 100.000.000đ, trong đó doanh số của sản phẩm A chiếm 70% còn lại là sản phẩm B. Hãy tính doanh số hoà vốn. Có nhận xét gì so với kết quả ở trên? Giải thích?
Câu 6:
Công ty A bán 100.000 sản phẩm X với đơn giá bán 25.000 đ/SP. Biến phí đơn vị là 15.000đ/sp (gồm biến phí sản xuất 11.000đ và biến phí tiêu thụ 4.000đ). Định phí là 792.000.000đ (gồm chi phí sản xuất 500.000.000đ và chi phí tiêu thụ 292.000.000đ). Không có hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ.
Yêu cầu:
1/ Xác định điểm hoà vốn.
2/ Xác định lượng sản phẩm X cần tiêu thụ được để đạt mức lợi nhuận thuần trước thuế là 40.000.000đ.
3/ Nếu thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25% thì lượng sản phẩm X cần tiêu thụ được để đạt mức lãi thuần sau thuế 75.000.000đ là bao nhiêu?
4/ Nếu chi phí nhân công chiếm 50% biến phí và 20% định phí, khi chi phí nhân công tăng thêm 10% thì sẽ làm cho điểm hoà vốn tăng lên bao nhiêu?
Câu 7:
Doanh nghiệp X chuyên bán lẻ sản phẩm A, bình quân giá bán lẻ mỗi SP 5 triệu đồng. Giá mua từ nơi sản xuất bình quân là 3 triệu đồng/SP. Doanh nghiệp luôn theo dõi và thống kê các khoản chi phí phát sinh trong tháng (căn cứ theo mức tiêu thụ 100 SP/tháng):

Khoản mục chi phí Mức chi phí
Chi phí bán hàng
- Giao hàng
- Quảng cáo
- Lương bán hàng
- Hoa hồng bán hàng
- Khấu hao thiết bị bán hàng 50.000đ/SP
10 triệu/tháng
6 triệu/tháng
5%doanh thu
5 triệu/tháng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
- Lương quản lý
- Khấu hao thiết bị văn phòng
- Thuế, lệ phí
- Chi phí quản lý văn phòng
- Chi phí bằng tiền khác 12 triệu/tháng
10 triệu/tháng
2 triệu/tháng +5% doanh thu
4 triệu/tháng + 10.000đ/SP
1,5 triệu/tháng
Yêu cầu:
1/ Lập báo cáo kết quả kinh doanh theo cách phân loại chi phí theo chức năng hoạt động.
2/ Lập báo cáo kết quả kinh doanh theo ứng xử của chi phí (sử dụng lãi trên biến phí), tính theo tổng số và theo từng đơn vị sản phẩm.
Câu 8:
Giám đốc tại một công ty thương mại cho rằng : “Muốn cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường, cần phải thiết kế hệ thông thông tin tốt hơn. Nghĩa là các thông tin có được về chi phí kinh doanh trước hết phải được phân chia thành định phí và biến phí, và chúng phải được sử dụng trong báo cáo thu nhập dạng "Lãi trên biến phí”. Trước yêu cầu của Giám đốc doanh nghiệp, phòng kế toán đã cung cấp các tài liệu sau :
Mục chi phí Loại chi phí Cách tính
1. Giá vốn hàng bán
2. Hoa hồng hàng bán
3. Chi phí quảng cáo và chi phí phải trả khác
4. Lương quản lý
5. Chi phí khấu hao TSCĐ
6. Chi phí dịch vụ mua ngoài Biến phí
Biến phí
Định phí
Định phí
Định phí
Hỗn hợp 14000đ/sản phẩm
15% Doanh thu
25.000.000đ/tháng
20.000.000đ/tháng
8.000.000đ/tháng
?
Phòng kế toán cho rằng chi phí dịch vụ mua ngoài như vận chuyển, điện nước, thuê TSCĐ… là chi phí hỗn hợp. Các số liệu thống kê qua 6 tháng về chi phí và khối lượng bán ở công ty như sau:
Tháng Khối lượng bán Chi phí dịch vụ mua ngoài
1
2
3
4
5
6 4.000
5.000
6.500
9.000
7.000
5.500 15.000.000đ
17.500.000đ
19.400.000đ
23.500.000đ
21.000.000đ
18.500.000đ
Yêu cầu:
- Sử dụng phương pháp cực đại, cực tiểu. Xác định công thức dự đoán chi phí dịch vụ mua ngoài của công ty
- Giả sử dự kiến trong tháng tới bán 8.000 sản phẩm với giá bán 32.000đ/sản phẩm. Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của kế hoạch dự kiến theo dạng định phí và biến phí.
Câu 9:
Có số liệu sau đây về tình hình sản xuất sản phẩm A của doanh nghiệp:
Đơn vị (triệu đồng)
Chi tiêu Giá trị
1.Biến phí sản xuất kinh doanh 3.500
2. Lãi trên biến phí 3.000
3. Định phí sản xuất kinh doanh cho từng bộ phận
- Lương quản lý bộ phận
- Khấu hao
- Thuê cửa hàng ngắn hạn
- Chi phí quảng cáo 2.400
750
1.000
300
350
4. Phân bổ định phí cấp trên 900
5. Sản lượng sản xuất 1.000
Yêu cầu:
1) Tính kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, xác định điểm hoà vốn của doanh nghiệp?
2) Doanh nghiệp nên tiếp tục duy trì hay huỷ bỏ công việc sản xuất kinh doanh sản phẩm A? (Lưu ý: Lương quản lý và phân bổ định phí cấp trên là chi phí thời kỳ)
Câu 10:
Có các số liệu dưới đây: (Đơn vị tính: ngàn đồng)
Đầu kỳ Cuối kỳ
Nguyên liệu
Sản phẩm dở dang
Thành phẩm 85.000
80.000
90.000 95.000
30.000
110.000
- Trong kỳ đã đưa vào sản xuất một lượng nguyên liệu trị giá 326.000 ngàn đồng
- Tổng chi phí sản xuất trong kỳ là 646.000.ngàn đồng.
- Chi phí sản xuất chung bằng 60% chi phí nhân công trực tiếp
Yêu cầu:
1) Tính giá trị nguyên liệu mua vào trong kỳ.
2) Tính chi phí nhân công trực tiếp của kỳ.
3) Tính giá vốn hàng bán trong kỳ.
 
Ðề: Bài tập kế toán quản trị

) Số liệu sản xuất thực tế của:
• Xí nghiệp sản xuất được 950 sản phẩm
• Nguyên liệu đã mua và sử dụng hết vào sản xuất 4.200 kg với giá 3,75 đ/kg.
• Số giờ công lao động trực tiếp lên tới là 2.900 h với đơn giá 7,50 đ/h
• Biến phí sản xuất chung thực tế 6.250 đ.
• Định phí sản xuất chung thực tế 17.000 đ.
 
Ðề: Bài tập kế toán quản trị

Sao bài này post lâu rùi mà không thấy ai trả lời vậy cà ! thui mình múa rìu qua mắt thợ tí nhá.
Trước tiên là bài 2, chuyển giá trong cty Z :
ta có sơ đồ sau :

X SX P (giảm 3 cho biến phí nếu mua P từ X) Y nhận P SX Q
Biến phí 18



KH bên ngòai Nhà CC bên ngòai
mua giá 30 bán giá 25

1. Trong trường hợp ko giới hạn năng lực SX, X sẽ bán P cho Y với giá bằng giá mua P từ nhà CC bên ngòai cộng thêm chi phí cơ hội (giảm biến phí 3d/sp) = 25 + 3 = 28

2. Trong trường hợp có giới hạn về năng lực SX, một SP P bán cho Y thì không thể bán cho KH bên ngòai, bị mất đi 30-18=12d trong lợi nhuận, nhưng có lợi là giảm biến phí được 3 đ, Vậy giá bán là 18+12-3 = 27đ, vẫn thấp hơn mua từ nhà CC bên ngòai (25 + 3đ mất khỏan giảm biến phí)
-----------------------------------------------------------------------------------------
BT 3 : DN mua máy mới hay không ?
ta thấy sau khi thay máy mới, chi phí NC TT giảm từ 18 xuống còn 15, trong khi các yếu tố khác không thay đổi, kể cả sản lượng.
Vậy lợi ích của việc thay máy (giảm chi phí, tăng tổng LN) = (18-15)*10.000 = 30.000 $/năm
Chi phí cho thay máy (giảm lợi nhuận): CP khấu hao : ($15.000)/năm
Vậy khi mua máy mới, mỗi năm DN có 1 khỏan tăng LN là 30.000-15.000 = 15.000

Vì con số này dương nên DN nên mua thêm máy mới (ở đây bỏ qua yếu tố lãi suất hay chi phí SD vốn để có 75.000$ mua máy mới - nếu chi phí này cao hơn 15.000$/năm thì DN không nên mua; và bỏ qua yếu tố giá trị tiền tệ theo thời gian - do không có lãi suất để chiết khấu dòng tiền, nếu đề bài cho lải suất để chiết khấu hay chi phí SD vốn thì ta phải tính hiện giá của chuỗi tiền tệ đều 15.000$ trong 5 năm so sánh với 75.000$ bỏ ra ban đầu ).
 
Sửa lần cuối:

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top